|
Luật sư tư vấn tranh chấp việc bán phần sở hữu chung nhà thừa kế |
Nếu căn nhà trên có nguồn gốc là di sản thừa kế do cha mẹ bạn để lại, đã được tiến hành khai nhận di sản thừa kế và hiện tại 7 anh chị em bạn cũng đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền để chứng nhận quyền sở hữu đối với căn nhà trên thì căn nhà trên thuộc sở hữu chung theo phần của 7 anh chị em bạn.
Theo Điều 223 Bộ luật dân sự 2005, mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp một chủ sở hữu chung bán phần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua. |
Luật sư bào chữa những trường hợp phải đóng thuế khi hưởng thừa kế |
Pháp luật quy định thu nhập từ thừa kế phải nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) theo Khoản 9 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC gồm các loại tài sản như sau:
- Nhận thừa kế là chứng khoán bao gồm: Cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác; cổ phần của cá nhân trong công ty cổ phần theo quy định.
- Nhận thừa kế là phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh.
- Nhận thừa kế là bất động sản gồm: Quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà…
- Nhận thừa kế là các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng với cơ quan quản lý Nhà nước như: Ô tô; xe gắn máy, xe mô tô
2. Trường hợp nào được miễn thuế khi nhận thừa kế
Theo Khoản 4 Điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định:
- Thu nhập từ nhận thừa kế là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi…là thu nhập được miễn thuế TNCN.
- Thu nhập thừa kế từ bất động sản, tài sản khác phải đăng ký, chứng khoán, nhận thừa kế là phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh mà người hưởng thừa kế có mối quan hệ: hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng như trên cũng được miễn thuế TNCN
Như vậy: Chúng ta đã giải quyết được thắc mắc thừa kế có phải đóng thuế không và không đóng thuế hay phải đóng thuế trong trường hợp nào.
Tiếp theo, chúng ta sẽ tiếp tục làm rõ vấn đề thuế TNCN được tính như thế nào khi nhận tài sản thừa kế. |
Luật sư bào chữa quyền được thế chấp tài sản của người thừa kế |
Khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng:
“Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng”.
Và khoản 1 Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản riêng của vợ, chồng:
“Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng”. |
Luật sư tranh tụng lập hợp đồng tặng cho khi nhường phần thừa kế |
Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại. |
Luật sư bào chữa chia di sản thừa kế khi người thừa kế chưa đủ 18 tuổi |
Theo quy định của pháp luật dân sự thì những người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
Thông thường thì khi thực hiện các giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện như là cha mẹ hoặc những giám hộ. Những người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
Khi những người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản như đất đai, nhà cửa, động sản là xe môtô và xe ôtô phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý theo quy định pháp luật.
+ Trường hợp người chết có để lại di chúc cho người chưa thành niên thì người chưa thành niên sẽ được hưởng di sản theo ý chí của người để lại di chúc. |
Luật sư tranh tụng quyền thừa kế đất đai mang tên Hộ gia đình |
Theo thông tin mà bạn cung cấp mảnh đất 4000m2 được cấp cho hộ gia đình mẹ chồng bạn, do mẹ bạn đứng tên chủ hộ. Tại Khoản 29 Điều 3 Luật đất đai 2013 quy định về Hộ gia đình sử dụng đất như sau:
“Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.” |
Luật sư tư vấn quy định về tranh chấp di chúc, di sản, thừa kế tài sản |
Người chết nếu không để lại di chúc, hoặc có di chúc nhưng không hợp lệ thì việc chia thừa kế được tiến hành theo quy định của pháp luật.
5. Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.
6. Nhận, từ chối nhận di sản
- Người thừa kế có quyền nhận phần di sản từ người chết nếu người chết đồng ý di tặng một phần tài sản cho mình, hoặc từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
- Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản; người từ chối phải báo cho những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản, cơ quan công chứng hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có địa điểm mở thừa kế về việc từ chối nhận di sản.
- Thời hạn từ chối nhận di sản là sáu tháng, kể từ ngày mở thừa kế. Sau sáu tháng kể từ ngày mở thừa kế nếu không có từ chối nhận di sản thì được coi là đồng ý nhận thừa kế. |
Luật sư tranh tụng phân chia di sản thừa kế là đất hương hỏa |
Điều 650 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
.................
Trong trường hợp này cha bạn không lập di chúc do đó di sản cha bạn để lại sẽ được chia thừa kế cho mẹ, anh chị em bạn. Bạn và các anh chị em bạn có thể thỏa thuận với nhau để lại một phần di sản để dùng vào việc thờ cúng.
* Trường hợp 2: Nếu mảnh đất này thuộc quyền sử dụng riêng của cha bạn thì sau khi cha bạn mất, toàn bộ mảnh đất sẽ được chia đều cho mẹ, anh chị em bạn tương tư như trường hợp 1. |
Luật sư tranh tụng hình thức giải quyết tranh chấp thừa kế nhà đất |
Phương thức giải quyết tranh chấp thừa kế
Thương lượng
Đây là phương thức giải quyết tranh chấp bằng việc hai bên tự gặp gỡ, trao đổi và thỏa thuận với nhau cùng đưa ra cách giải quyết mà không cần sự can thiệp của bên thứ ba (pháp luật không quy định thủ tục thực hiện).
Hòa giải
Đây là phương thức giải quyết tranh chấp bằng việc mời một bên thứ ba (cá nhân, tổ chức) làm trung gian để phân tích, nêu quan điểm, gợi mở những phương hướng giải quyết tranh chấp liên quan đến việc thừa kế của hai bên liên quan (pháp luật không quy định thủ tục thực hiện).
Hai phương thức thương lượng và hòa giải mang tính mềm dẻo, linh hoạt và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, kết quả giải quyết không mang tính bắt buộc cho các bên liên quan.
Khởi kiện
Đây là cách giải quyết tranh chấp tại Tòa án bằng việc gửi đơn khởi kiện (phải có đơn khởi kiện và theo đúng trình tự, thủ tục được quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).
Phương thức giải quyết có trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật; các bên phải thực hiện, nếu không sẽ phải chịu những hậu quả pháp lý bất lợi. Đặc biệt, chủ thể giải quyết sẽ đảm bảo sự công bằng và hợp lý trong việc giải quyết tranh chấp. |
Luật sư bào chữa quyền chối nhận di sản thừa kế người chưa thành niên |
Căn cứ theo Điều 676 bộ luật dân sự năm 2005 quy định về người thừa kế theo pháp luật:
“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết…”
Do vợ của bạn bạn mất không để lại di chúc nên di sản thừa kế của chị sẽ được chia theo quy định của pháp luật. Những người ở hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha mẹ, con của người chết. Bố mẹ vợ đều đã chết nên những người được quyền hưởng di sản thừa kế sẽ bao gồm: chồng và 4 người con. Mỗi người sẽ được hưởng một phần bằng nhau trong di sản thừa kế. Trong trường hợp 4 người con đồng ý từ chối nhận di sản là quyền sử dụng đất thì bố được nhận toàn bộ di sản thừa kế và được đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, người con út của năm nay mới được 13 tuổi_ là người chưa thành niên, người mẹ đã mất do đó bố sẽ là người đại diện theo pháp luật của cháu. |
Luật sư bào chữa quyền chia tài sản khi chồng mất |
ăn cứ theo quy định tại Điều 33, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về tài sản chung của vợ chồng như sau:
– Tài sản chung của vợ, chồng sẽ bao gồm toàn bộ khối tài sản được hình thành dựa trên công sức của vợ, chồng tạo ra, các nguồn thu nhập do lao động, thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh, tài sản có được từ hoa lợi, lợi tức mà được hình thành phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng và có kể đến một số nguồn thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân trừ một số trường hợp đó là vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc từ các tài sản đã được chia. Ngoài ra còn có tài sản mà vợ chồng được xác định đó là tài sản được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung hoặc một số khối tài sản khác mà vợ chồng có thỏa thuận là tài sản chung.
– Tài sản chung của vợ chồng được hình thành, sử dụng nhằm mục đích đảm bảo cho nhu cầu thiết yếu của gia đình cũng như nhằm mục đích thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng và được sở hữu hợp nhất trong gia đình, cuộc sống vợ chồng.
– Nếu trong trường hợp mà xét tất cả các yếu tố cũng không thể tìm được căn cứ xác minh rằng khối tài sản mà vợ, chồng đang có thuộc quyền sở hữu riêng của ai hay là thuộc sở hữu chung của hai vợ chồng thì khối tài sản này sẽ được xác định là tài sản chung của hai vợ chồng. |
Luật sư tư vấn bi bố mẹ từ mặt, có được hưởng quyền thừa kế nhà đất? |
“Từ mặt”, “từ con” chỉ là xung đột trong gia đình còn dưới góc độ pháp lý, hành vi này chưa được pháp luật công nhận. Vì vậy, dù có thông báo với họ hàng, làng xóm về việc đã từ con thì cũng không thể chấm dứt mối quan hệ cha mẹ với con, cũng như không thể chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con. Trừ trường hợp có Quyết định hoặc Bản án của Tòa án có thẩm quyền về việc xác định cha mẹ cho con, xác định con cho cha, mẹ.
Do đó, việc “từ con” không làm ảnh hưởng đến quyền thừa kế của người con đã bị bố mẹ mình từ mặt, mà thay vào đó sẽ phụ thuộc vào di chúc của bố mẹ.
+ Nếu không có di chúc, hoặc di chúc không hợp |
Luật sư tư vấn Có phải đóng thuế khi nhận thừa kế nhà đất không? |
Theo quy định tại Điểm c, Khoản 9 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính (tình trạng còn hiệu lực), thu nhập phải nộp thuế thu nhập cá nhân đối với nhận thừa kế là bất động sản bao gồm: quyền sử dụng đất; quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất; quyền sở hữu nhà, kể cả nhà ở hình thành trong tương lai; kết cấu hạ tầng và các công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả công trình xây dựng hình thành trong tương lai; quyền thuê đất; quyền thuê mặt nước; các khoản thu nhập khác nhận được từ thừa kế là bất động sản dưới mọi hình thức; trừ thu nhập từ thừa kế là bất động sản theo hướng dẫn tại Điểm d, Khoản 1, Điều 3 Thông tư này. |
Luật sư bào chữa di sản bị thế chấp thì có được lập di chúc? |
Nếu di sản đang là tài sản thế chấp vào thời điểm mở thừa kế, theo quy định tại khoản 1, Điều 615 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: "Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thoả thuận khác". Theo đó, người nhận thừa kế phải kế thừa nghĩa vụ của người để lại di sản, hoàn thành nghĩa vụ thế chấp.
Nếu tài sản thế chấp đã bị xử lý, tại khoản 3, Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: ‘Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.‘’.
Nếu bên thế chấp đã hoàn thành nghĩa vụ thế chấp trước thời điểm mở thừa kế, bên thế chấp được nhận lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản trên đất, khôi phục đầy đủ các quyền đối với tài sản của mình. |
Luật sư bào chữa tranh chấp thừa kế là nợ |
Người nhận thừa kế được sử dụng tài sản thừa kế của mình để kinh doanh, sản xuất, cho thuê, bán... tùy ý sử dụng khi đã thanh toán xong hết các nghĩa vụ tài sản cho người để lại di sản.
• Nghĩa vụ của người nhận thừa kế
Theo quy định tại Điều 615 Bộ luật dân sự 2015 thì người được nhận di sản thừa kế phải có những nghĩa vụ sau đây:
Điều 615. Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại
1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.
3. Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân. |