Luật sư gia đình
Với phương châm đặt chữ "Tâm" của nghề lên hàng đầu, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự công bằng và bảo vệ công lý cho xã hội. Là hãng luật uy tín thường xuyên tư vấn luật trên HTV, VTV, THVL, ANTV, VTC, SCTV, TH Cần Thơ, Đồng Nai và trên các tờ báo uy tín... Chúng tôi chuyên tư vấn, bào chữa cho khách hàng, thân chủ trên mọi lĩnh vực đất đai, thừa kế, hình sự, doanh nghiệp, ly hôn, công nợ, lao động, hợp đồng....
                                   LS TRẦN MINH HÙNG - Trưởng Hãng Luật Gia Đình
 
 
Luật Sư Chuyên Về Tranh Chấp Nhà Đất
Luật sư chuyên tư vấn pháp luật thừa kế tại quận bình tân
Một Việt kiều khởi kiện cháu trai ra Tòa vì không đòi được đất nhờ đứng tên
 Quy định chung khi lập di chúc thừa kế
Luật sư chuyên tư vấn pháp luật thừa kế tại quận bình tân
TRANH CHẤP THỪA KẾ CÓ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
Những rủi ro pháp lý doanh nghiệp thường gặp
Luật sư chuyên về kinh tế
Thừa kế là gì, di sản thừa kế là gì, cách xác định di sản thừa kế
Luật sư giỏi chuyên tranh tụng tại tòa án
Luật Sư Tư Vấn Thường Xuyên Cho Công Ty
Luật Sư Tư Vấn Hợp Đồng
Luật sư giỏi chuyên tranh tụng tại tòa án
Luật sư giỏi chuyên tranh tụng tại tòa án
Luật Sư Tư Vấn Thường Xuyên Cho Công Ty
Luật Sư Chuyên Về Tranh Chấp Nhà Đất
Luật Sư Chuyên Về Tranh Chấp Nhà Đất
Luật Sư Chuyên Về Tranh Chấp Nhà Đất
Luật Sư Tư Vấn Thường Xuyên Cho Công Ty
Luật Sư Chuyên Về Tranh Chấp Nhà Đất
Luật sư giỏi chuyên tranh tụng tại tòa án
Luật Sư Chuyên Về Tranh Chấp Nhà Đất
Luật Sư Chuyên Về Tranh Chấp Nhà Đất
Luật Sư Tranh Tụng Tại Tphcm
luật sư tư vấn nhà đất
Luật Sư Tư Vấn Thường Xuyên Cho Công Ty
Luật Sư Chuyên Về Tranh Chấp Nhà Đất
Tư Vấn Kỹ Năng Tranh Chấp Kinh Doanh Thương Mại
luật sư nhà đất
Luật Sư Chuyên Về Tranh Chấp Nhà Đất
Luật Sư Chuyên Về Tranh Chấp Nhà Đất
Luật Sư Chuyên Về Tranh Chấp Nhà Đất
Luật Sư Tư Vấn Thường Xuyên Cho Công Ty
luật sư chuyên nhà đất tại tphcm
Luật Sư Chuyên Về Tranh Chấp Nhà Đất
luật sư nhà đất
Luật Sư Chuyên Về Tranh Chấp Nhà Đất
Hãng Luật Uy Tín Về Nhà Đất Thừa Kế Tại Việt Nam
luật sư doanh nghiệp
Luật Sư Hôn Nhân Gia Đình
luật sư nhà đất
luật sư tư vấn
luật sư doanh nghiệp
Luật Sư Hôn Nhân Gia Đình
Luật Sư Hôn Nhân Gia Đình
luật sư doanh nghiệp
luật sư doanh nghiệp
luật sư thừa kế
luật sư doanh nghiệp
luat su nha dat
luật sư tư vấn chia tài sản khi ly hôn
luật sư thừa kế
luat su nha dat
luật sư chuyên tư vấn chia thừa kế
luật sư ly hôn
luật sư doanh nghiệp
luat su tu van ly hon
luật sư nhà đất
luat su nha dat
luật sư chuyên tư vấn chia thừa kế
luật sư trả lời báo chí
luật sư nhà đất
luật sư riêng cho công ty
luật sư tư vấn tại tphcm
luật sư bào chữa tại tòa về kinh tế
luật sư doanh nghiệp
luật sư nhà đất
luật sư riêng
hình báo
ls
kinh tế
tranh tụng
nhà đất
hình tu van tại nhà
luật sư nhà đất
hung1
hinh luat su
luat su
luat su
luat su
Hình 1
Hình 2
Hình 3

HOẠT ĐỘNG LUẬT SƯ

Luật sư tư vấn tranh chấp thừa kế tại tphcm
Luật Sư Chuyên Về Tranh Chấp Nhà Đất
Luật Sư Tư Vấn Thường Xuyên Cho Công Ty
luật sư thừa kế
Luật sư giỏi chuyên tranh tụng tại tòa án
Luật Sư Tư Vấn Ly Hôn
luật sư công ty
luật sư thừa kế nhà đất
Luật Sư Chuyên Tranh Chấp Hợp Đồng
luật sư chuyên tư vấn chia thừa kế
luật sư nhà đất thừa kế ly hôn doanh nghiệp
luật sư tư vấn ly hôn
luật sư nhà đất
luật sư thừa kế
ls
Luật sư chuyên bào chữa tư vấn luật hình sự tại tphcm
Luật sư chuyên bào chữa tư vấn luật hình sự tại tphcm

    VPLS GIA ĐÌNH cung cấp dịch vụ pháp lý trong suốt quy trình tố tụng của vụ án hình sự. Với nhiều năm kinh nghiệm giải quyết và tham gia tố tụng, luật sư tại Luật sư tư vấn toàn diện cho khách hàng hiểu quyền và lợi ích của mình theo quy định của pháp luật, đồng thời tham gia bào chữa cho bị can, bị cáo trong vụ án hình sự và các trường hợp khác liên quan đến tố tụng hình sự.

Luật sư Luật sư Gia Đình tham gia tố tụng nhằm bào chữa cho bị can, bị cáo trong vụ án hình sự và các trường hợp khác liên quan đến tố tụng hình sự. Nội dung dịch vụ luật sư tham gia bào chữa cho bị can, bị cáo thực hiện như sau:

Tư vấn việc ghi âm, ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can trên phạm vi toàn quốc.
Tư vấn việc ghi âm, ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can trên phạm vi toàn quốc.

Từ ngày 1/1/2020 thực hiện thống nhất ghi âm, ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can trên phạm vi toàn quốc.

Đó là nội dung tại Đề án về cơ sở vật chất, bộ máy, cán bộ và lộ trình cụ thể thực hiện việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Quyền gặp, làm việc của luật sư với người bị tạm giữ, tạm giam trong giai đoạn điều tra
Quyền gặp, làm việc của luật sư với người bị tạm giữ, tạm giam trong giai đoạn điều tra

Quyền gặp, làm việc của luật sư với người bị tạm giữ, tạm giam trong giai đoạn điều tra

 01/10/2019 8:04:42 |  Print


Khoản 4 Ðiều 31 Hiến pháp năm 2013 quy định người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa.

Ðiều 16 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định: “Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa. Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm cho người bị buộc tội, bị hại, đương sự thực hiện đầy đủ quyền bào chữa, quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của Bộ luật này”.

Luật sư tư vấn bào chữa tội cưỡng đoạt tài sản
Luật sư tư vấn bào chữa tội cưỡng đoạt tài sản

Cưỡng đoạt tài sản, được hiểu là hành vi đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản của họ.

1. Thế nào là tội cưỡng đoạt tài sản theo Bộ luật hình sự 2015?

Theo quy định tại Điều 170 – Bộ luật hình sự năm 2015 về  tội cưỡng đoạt tài sản như sau:

“1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Luật Sư Chuyên Bào Chữa Tội Mua Bán Trái Phép Chất Ma Túy
Luật Sư Chuyên Bào Chữa Tội Mua Bán Trái Phép Chất Ma Túy
1. Người nào mua bán trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Mua bán với 02 người trở lên;
Phân Biệt Tội Cướp Và Công Nhiên
Phân Biệt Tội Cướp Và Công Nhiên

Tội cướp giật tài sản đòi hỏi người cướp giật phải có hành vi chiếm đoạt. Tội công nhiên chiếm đoạt tài san là lợi dụng lúc chủ tài sản không có điều kiện ngăn cản ngang nhiên chiếm đoạt tài sản của họ.

 

Điều 137 Bộ luật Hình Sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản như sau: "1. Người nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm…5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng".

Điều 136 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy đinh về Tội cướp giật tài sản như sau: "1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm…4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân: a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người; b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng".

1. Về tội cướp giật tài sản

Tội cướp giật tài sản đòi hỏi người cướp giật phải có hành vi chiếm đoạt. Hành vi chiếm đoạt ở tội cướp giật tài sản có hai dấu hiệu để phân biệt với những hành vi chiếm đoạt ở các tội phạm khác:

Thứ nhất: Phải có dấu hiệu công khai, là hình thức thực hiện cho phép chủ tài sản có khả năng biết ngay khi hành vi này xảy ra. có nghĩa rằng người phạm tội có ý thức công khai và không có ý thức che đậy hành vi phạm tội đó.

Thứ hai: Phải có dấu hiệu nhanh chóng: Đó là lợi dụng sơ hở của chủ tài sản (sơ hở này có thể sẵn có hoặc do người phạm tội chủ động tạo ra) Nhanh chóng tiếp cận, nhanh chóng chiếm đoạt tài sản và nhanh chóng lẩn tránh.Thủ đoạn nhanh chóng chiếm đoạt tài sản có thể diễn ra ở nhiều hình thức khác nhau, phụ thuộc vào đặc điểm của tài sản chiếm đoạt, vị trí, cách thức giữ tài sản cũng như những hoàn cảnh bên ngoài khác, hình thức này có thể là nhanh chóng giật lấy giành lấy và tẩu thoát....Với thủ đoạn như vậy người phạm tội muốn chủ tài sản không thể kịp thời ngăn chặn hành vi phạm tội của mình và không có ý định dùng bất cứ thủ đoạn nào khác để đối phó với chủ tài sản.

2. Về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản

Tội công nhiên chiếm đoạt tài san là lợi dụng lúc chủ tài sản không có điều kiện ngăn cản ngang nhiên chiếm đoạt tài sản của họ.

Hành vi trong tội này phân biệt với hành vi chiếm đoạt của các tội khác qua dấu hiệu công nhiên.Ở tội công nhiên chiếm đoạt tài sản thì hành vi chiếm đoạt này có tính công khai như hành vi cướp giật nhưng hành vi này xảy ra trong hoàn cảnh chủ tài sản không có điều kiện ngăn cản, do vậy, người phạm tội không cần và không có ý định có bất cứ thủ đoạn nào khác để đối phó với chủ tài sản, người phạm tội không dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực hay uy hiếp tinh thần nhanh chóng hay nhanh chóng chiếm đoạt và lẩn tránh.

Luật Sư Bào Chữa Tư Vấn Tội Cướp Tài Sản
Luật Sư Bào Chữa Tư Vấn Tội Cướp Tài Sản

So với Bộ luật Hình sự cũ, tội cướp tài sản theo trong Bộ luật Hình sự năm 2015 đã có nhiều điểm chỉnh sửa, bổ sung theo hướng dễ hiểu hơn, giảm nhẹ khung hình phạt và đã bỏ hành phạt tử hình đối với tội danh này.

 

Điều 168 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về tội cướp tài sản như sau:

"1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;
d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
e) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
g) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
h) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;
c) Làm chết người;
d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản".

2. Cấu thành tội phạm

a. Khách thể mà tội phạm hướng tới

Đối với tội cướp tài sản, khách thể của tội phạm bao gồm cả quan hệ về tài sản và quan hệ nhân thân, hay nói cách khác, tội cướp tài sản là tội phạm cùng một lúc xâm phạm hai khách thể, nhưng khách thể bị xâm phạm trước là quan hệ nhân thân, thông qua việc xâm phạm đến nhân thân mà người phạm tội xâm phạm đến quan hệ tài sản ( dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản ), nếu không xâm phạm đến quan hệ nhân thân thì người phạm tội cướp tài sản không thể xâm phạm đến quan hệ tài sản được. Đây cũng là đặc trưng cơ bản của tội cướp tài sản, nếu chỉ xâm phạm đến một trong hai quan hệ xã hội thì chưa phản ảnh đầy đủ bản chất của tội cướp tài sản, đây cũng là dấu hiệu để phân biệt tội cướp tài sản với các tội khác xâm phạm sở hữu và các tội mà người phạm tội có hành vi dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc nhưng không nhằm chiếm đoạt tài sản.
Do tội cướp tài sản cùng một lúc xâm phạm đến hai khách thể, nên trong cùng một vụ án có thể có thể có một người bị hại, nhưng cũng có thể có nhiều người bị hại, có người bị hại chỉ bị xâm phạm đến tài sản; có người bị hại bị xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự; có người bị hại bị xâm phạm đến cả tài sản, tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự.

b.Chủ thể của tội phạm

Người phạm tội cướp tài sản phải là người đủ từ 14 tuổi trở lên và khi thực hiện hành vi phạm tội không mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình. Bởi vì, tội cướp tài sản quy định tại Điều 168 Bộ luật hình sự là tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng được thực hiện do lỗi cố ý và theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự thì có liệt kê đây là tội danh mà người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự.

c. Mặt khách quan của tội phạm

- Hành vi phạm tội
+ Hành vi dùng vũ lực
Hành vi dùng vũ lực là hành vi ( hành động) mà người phạm tội đã thực hiện, tác động vào cơ thể của nạn nhân như: Đấm, đá, bóp cổ, trói, bắn, đâm, chém… Hay có thể nói một cách khái quát là hành vi dùng sức mạnh vật chất nhằm chiếm đoạt tài sản. Hành vi dùng vũ lực có thể làm cho nạn nhân bị thương tích, bị tổn hại đến sức khoẻ hoặc bị chết, nhưng cũng có thể chưa gây ra thương tích đáng kể ( không có tỷ lệ thương tật).
+ Hành vi đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc
Hành vi đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc là hành vi dùng lời nói hoặc hành động nhằm đe doạ người bị hại nếu không đưa tài sản thì vũ lực sẽ được thực hiện ngay. Ví dụ: dí dao vào cổ, dí súng vào bụng yêu cầu người bị hại giao ngay tài sản nếu không sẽ bị đâm, bị bắn ngay lập tức.
+ Đe doạ dùng vũ lực là chưa dùng vũ lực, nếu người phạm tội vừa đe doạ, vừa dùng vũ lực, mặc dù việc dùng vũ lực không mạnh mẽ bằng vũ lực mà người phạm tội đe doạ người bị hại, nhưng vẫn bị coi là đã dùng vũ lực.
Việc xác định thế nào là đe doạ dùng vũ lực không khó bằng việc xác định thế nào là đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc. Đây là dấu hiệu rất quan trong để phân biệt tội cướp tài sản với tội cưỡng đoạt tài sản, nếu đe doạ dùng vũ lực nhưng không ngay tức khắc thì đó là là dấu hiệu của tội cưỡng đoạt tài sản. Ngay tức khắc là ngay lập tức không chần chừ, khả năng xảy ra là tất yếu nếu người bị hại không giao tài sản cho người phạm tội. Khả năng này không phụ thuộc vào lời nói hoặc hành động của người phạm tội mà nó tiềm ẩn ngay trong hành vi của người phạm tội. Đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc, cũng có nghĩa là nếu người bị hại không giao tài sản hoặc không để cho người phạm tội lấy tài sản thì vũ lực sẽ được thực hiện.
+ Hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được
Hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được , là hành vi không phải là dùng vũ lực, cũng không phải là đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc nhưng lại làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được. Để xác định hành vi này, trước hết phải xuất phát từ phía người bị hại phải là người bị tấn công, nhưng không phải bị tấn công bởi hành vi dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc mà bị trấn công bởi hành vi khác. Như vậy, hành vi khác mà nhà làm luật quy định trong cấu thành trước hết nó phải là hành vi tấn công người bị hại, mức độ tấn công tới mức người bị hại không thể chống cự được.

- Hậu quả và mối quan hệ nhân quả
Theo quan niệm truyền thống thì tội cướp tài sản là tội phạm có cấu thành hình thức, không cần có hậu quả xảy ra là tội phạm đã hoàn thành. Quan niệm này chỉ đúng đối với trường hợp tội cướp tài sản được thực hiện bằng hành vi dùng vũ lực hoặc bằng hành vi đe doạ dùng vũ lực nay tức khắc, nhưng đối với trường hợp bằng hành vi khác thì tội cướp tài sản không hẳn là tội phạm có cấu thành hình thức.
Đối với tội cướp tài sản, hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành. Hậu quả của tội phạm chỉ là dấu hiệu định khung hình phạt hoặc chỉ là tình tiết để xem xét khi quyết định hình phạt.
Do khách thể của tội cướp là hai quan hệ xã hội ( quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân) nên tội cướp tài sản được gọi là tội gép và do đó hậu quả của tội cướp tài sản có thể là thiệt hại về tài sản nhưng cũng có thể là những thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm.

d. Mặt chủ quan của tội phạm

Người phạm tội không chỉ cố ý thực hiện hành vi phạm tội mà còn phải có mục đích chiếm đoạt tài sản thì mới là tội cướp tài sản. Như vậy, ý thức chiếm đoạt của người phạm tội phải có trước khi thực hiện hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể tự vệ được. Nếu có hành vi tấn công nhưng vì động cơ và mục đích khác chứ không nhằm chiếm đoạt tài sản, nhưng sau đó người bị tấn công bỏ chạy, để lại tài sản và người có hành vi tấn công lấy tài sản đó thì không phải là tội cướp tài sản mà tuỳ vào trường hợp cụ thể mà truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi tấn công theo các tội tương ứng, riêng hành vi chiếm đoạt của người có hành vi tấn công có thể là hành vi phạm tội công nhiên chiếm đoạt hoặc chiếm giữ trái phép tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Thực tiễn xét xử cho thấy hầu hết những trường hợp khi tấn công người phạm tội không có ý định chiếm đoạt tài sản mà vì động cơ mục đích khác như để trả thù, nhưng sau khi đã thực hiện hành vi tấn công, người bị tấn công bỏ chạy để lại tài sản, người có hành vi tấn công lấy tài sản đó đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản.

2. Hình phạt

- Phạm tội theo cấu thành cơ bản, tức là thực hiện 1 trong 3 hành vi được mô tả trong cấu thành cơ bản của tội phạm thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: “Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản”
- Phạm tội rơi vào các trường hợp tại khoản 2 điều 168 BLHS thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. Đó là các trường hợp:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;
d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
e) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
g) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
h) Tái phạm nguy hiểm.
Phạm tội theo khoản 3 điều 168 BLHS thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm. Đây là các trường hợp tăng giá trị tài sản chiếm đoạt so với điểm đ khoản 2, tăng tỉ lệ thương tích so với điểm c khoản 1 và bổ sung thêm trường hợp lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để cướp tài sản,

Phạm tội theo khoản 4 điều 168 thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. Đây là các trường hợp nặng hơn so với điểm a và điểm b khoản 3. Bổ sung thêm trường hợp làm chết người và lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp để cướp tài sản. Như vậy so với hình phạt cao nhất của tội cướp tài sản trong BLHS 1999 thì hình phạt đã được giảm từ tử hình xuống cao nhất còn là chung thân, đây cũng là sự thể hiện tiến bộ trong tư duy lập pháp và hướng tới giá trị nhân đạo, giảm dần án tử hình.

Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Luật sư Gia Đình đang mở rộng và luôn nỗ lực hoàn thiện nhiều loại hình dịch vụ đa dạng trong khu vực, trong nước và trên thế giới nhằm mang lại cho khách hàng của mình những dịch vụ tư vấn hoàn hảo nhất.

     Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình được nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm kinh nghiệm là đối tác tư vấn pháp luật trên Đài tiếng nói Bình Dương, Đài truyền hình Bình Dương, Đài Truyền hình HTV, Đài truyền hình Vĩnh Long, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV Giao Thông, Đài phát thanh Kiên Giang, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư  bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý cho xã hội của luật sư chúng tôi.

Trân trọng cảm ơn.


ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VPLS GIA ĐÌNH (Luật sư Thành Phố)
Trụ sở: 402A Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, Tp.HCM (Bên cạnh Công chứng số 7)
5/1 Nguyễn Du, Biên Hòa, Đồng Nai (đối diện tòa án Biên Hòa)
68/147 Trần Quang Khải, Tân Định, quận 1, TP.HCM
Điện thoại: 08-38779958; Fax: 08-38779958
Luật sư Trần Minh Hùng: 0972 238006
Tại Sao Bạn Nên Thuê Luật Sư Bào Chữa
Tại Sao Bạn Nên Thuê Luật Sư Bào Chữa

Luật sư là một yếu tố không thể thiếu trong việc thi hành các vụ án hình sự. Luật sư hình sự đóng vai trò quan trọng trong quá trình xét xử, góp phần vào việc giải quyết các vụ án được khách quan, đúng pháp luật, giúp bảo vệ quyền công dân, quyền con người của thân chủ, thực hiện quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật, thực hiện dân chủ xã hội.

Luật sư hình sự tham gia vào vụ án với tư cách là người bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo, người bị tạm giữ tùy từng giai đoạn tố tụng.

Luật sư hình sự tham gia vào vụ án dưới các hình thức

- Luật sư được thân chủ, người nhà thân chủ mời.

- Luật sư tham gia trợ giúp pháp lý miễn phí khi bị can, bị cáo, người bị tạm giữ thuộc đối tượng trợ giúp pháp lý.

- Luật sư chỉ định trong trường hợp các cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu.

Luật sư hình sự trợ giúp những vấn đề gì?

- Tư vấn và giúp khách hàng tìm chứng cơ ngoại phạm hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự, các lỗi trong tố tụng hình sự giúp khách hàng minh oan hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

- Tư vấn và giúp khách hàng hiểu rõ quyền và trách nhiệm của mình, hướng dẫn khách hàng khai khi bị hỏi cung trước các cơ quan tiến hành tố tụng hoặc trước phiên Tòa tránh tình trạng bị ép cung, mớm cung, dụ cung.

- Tư vấn và hướng dẫn khách hàng lập thủ tục bồi thường thiệt hại tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm để khắc phục hậu quả do hành vi trái pháp luật của mình gây ra cho người khác trong trường hợp gia đình người bị hại đồng ý hoặc không đồng ý nhận bồi thường.

- Hướng dẫn khách hàng soạn thảo một số văn bản trong quá trình tiếp nhận vụ án như: Đơn xin bảo lãnh tại ngoại, đơn xin giảm nhẹ hình phạt, đơn xin miễn truy cứu trách nhiệm hình sự…

- Tư vấn cho khách hàng về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự, những trường hợp không áp dụng miễn truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Tư vấn về các hình phạt cụ thể và các nội dung khác liên quan đến hình phạt và các  quy định pháp luật hình sự về quyết định hình phạt và vấn đề liên quan.

- Tư vấn về thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời gian chấp hành hình phạt, tư vấn quy định pháp luật về xóa án tích và các quy định liên quan.

- Tư vấn về các quy định đối với trường hợp người chưa thành niên phạm tội.

Vai trò của luật sư hình sự trong các vụ án

Một luật sư hình sự giỏi không chỉ là người có kiến thức chuyên môn mà còn phải hiểu biết sâu sắc về pháp lý, có kinh nghiệm giải quyết những tranh chấp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Đó là người đại diện cho thân chủ khi tham gia các hoạt động tố tụng hình sự.

Có thể xem xét vai trò của luật sư hình sự qua các giai đoạn như sau:

1. Vai trò của luật sư hình sự trong giai đoạn điều tra, truy tố

- Giai đoạn điều tra: thực hiện quyền bào chữa cho bị can, bị cáo, người bị tạm giữ và bảo vệ quyền lợi cho các đối tượng trên, giúp họ tránh các hoạt động xâm phạm bởi các hoạt động sai trái, tiêu cực của cơ ban điều tra như tham gia hỏi cung bị can cùng cơ quan điều tra để tranh việc ép cung, mớm cung gây bất lợi cho bị can, bị cáo.

Bên cạnh đó, luật sư còn có thể tự mình thu thập chứng cứ, tiến hành xem xét và đánh giá chứng cứ  do cơ quan điều tra thu thập để làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án.

- Giai đoạn truy tố: Luật sư tiến hành nghiên cứu hồ sơ, xem xét và đánh giá chứng cứ nhằm đưa ra các nhận định, xây dựng các lập luận hướng giải quyết vụ án để chuẩn bị cho phiên tòa nhằm bảo vệ thân chủ.

2. Vai trò của luật sư trong phiên tòa:

Phiên tòa sơ thẩm: Luật sư đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo, thay mặt bị cáo biện luận trước tòa, tham gia tranh luận với đại diện Viện kiểm soát, với đại diện bị hại nhằm làm sáng tỏ sự thật khách quan.

Trong giai đoạn này, tiếng nói và những lập luận sắc bén của luật sư là một trong những căn cứ để HĐXX căn nhắc khi định tội danh và quyết định hình phạt cho bị cáo.

Phiên tòa phúc thẩm: Luật sư đại diện cho thân chủ đưa ra các quan điểm và yêu cầu Tòa xem xét lại một phần hay toàn bộ bản án. Luật sư cũng có thể bổ sung thêm chứng cứ nhằm chứng minh các yêu cầu của bị cáo là có cơ sở và đề nghị HĐXX phúc thẩm chấp nhận.

Có thể nhận thấy vai trò quan trọng của luật sư hình sự trong các vụ án hình sự. Để thực hiện tốt vai trò và chức năng của mình đòi hỏi đội ngũ luật sư giỏi cần thường xuyên trau dồi kinh nghiệm và tiếp xúc với nhiều vụ án khác nhau để có thể đưa ra những hướng giải quyết tối ưu nhất cho thân chủ. Đó là những yêu cầu mà một luật sư kinh nghiệm cần đáp ứng.

Chỉ định luật sư bào chữa trong các vụ án hình sự
Chỉ định luật sư bào chữa trong các vụ án hình sự

1. Chỉ định luật sư bào chữa

Trong các trường hợp sau đây nếu người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa cho họ:
a) Bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình;
b) Người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi.
Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải yêu cầu hoặc đề nghị các tổ chức sau đây cử người bào chữa cho các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này:
a) Đoàn luật sư phân công tổ chức hành nghề luật sư cử người bào chữa;
b) Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cử Trợ giúp viên pháp lý, luật sư bào chữa cho người thuộc diện được trợ giúp pháp lý;
c) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận cử bào chữa viên nhân dân bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình.

 


2. Thay đổi hoặc từ chối luật sư bào chữa

Những người sau đây có quyền từ chối hoặc đề nghị thay đổi người bào chữa:
a) Người bị buộc tội;
b) Người đại diện của người bị buộc tội;
c) Người thân thích của người bị buộc tội.

 

Mọi trường hợp thay đổi hoặc từ chối người bào chữa đều phải có sự đồng ý của người bị buộc tội và được lập biên bản đưa vào hồ sơ vụ án, trừ trường hợp Người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 (điểm b khoản 1 Điều 76 Luật Tố tụng Hình sự).

Trường hợp người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong giai đoạn điều tra có đề nghị từ chối người bào chữa do người thân thích của họ nhờ thì Điều tra viên phải cùng người bào chữa đó trực tiếp gặp người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam để xác nhận việc từ chối.

Trường hợp chỉ định người bào chữa quy định tại khoản 1 Điều 76 của Luật Tố tụng Hình sự, người bị buộc tội và người đại diện hoặc người thân thích của họ vẫn có quyền yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa.
Trường hợp thay đổi người bào chữa thì việc chỉ định người bào chữa khác được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 76 của Bộ luật này.

 

Trường hợp từ chối người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng lập biên bản về việc từ chối người bào chữa của người bị buộc tội hoặc người đại diện, người thân thích của người bị buộc tội quy định tại điểm b khoản 1 Điều 76 của Luật Tố tụng Hình sự và chấm dứt việc chỉ định người bào chữa.


Luật Sư Tư Vấn Về Tội Buôn Lậu?
Luật Sư Tư Vấn Về Tội Buôn Lậu?


Thế nào là tội buôn lậu?

Tội buôn lậu được quy định tại Điều 188 Bộ Luật hình sự 2015

“1. Người nào buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái quy định của pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 248, 249, 250, 251, 252, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này;

b) Di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

d) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

đ) Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

h) Phạm tội 02 lần trở lên;

i) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 7 năm đến 15 năm:

a) Vật phạm pháp trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

b) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;

c) Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

6. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Pháp nhân thương mại thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa mà đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thì bị phạt tiền từ 7.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

đ) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

e) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”

Theo đó,

Buôn lậu được hiểu là hành vi buôn bán trái phép hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý, vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá, hàng cấm qua biên giới Việt Nam.

2. Tư vấn và bình luận về tội buôn lậu theo quy định của Bộ luật hình sự 2015.

Các yếu tố cấu thành tội buôn lậu

–  Mặt khách quan

Mặt khách quan của tội buôn lậu có các dấu hiệu sau:

+ Về hành vi. Có hành vi buôn bán trái phép từ nước ngoài vào Việt Nam hoặc từ Việt Nam ra nước ngoài các đối tượng sau đây:

–   Hàng hoá;

–  Tiền đồng Việt Nam, ngoại tệ (như USD, Yên…);

–  Kim khí quý, đá quý (vàng, bạc, kim cương…)

–  Vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá;

–  Hàng cấm (bị Nhà nước cấm lưu thông).

Việc buôn bán trái phép được thể hiện ở chỗ mua hoặc bán không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép xuất, nhập khẩu và các quy định khác của Nhà nước về hải quan (ví dụ: Giấy phép nhập khẩu là máy móc, thiết bị dùng cho sản xuất nông nghiệp nhưng thực tế lại mua bán máy móc sử dụng cho tiêu dùng như tủ lạnh, xe gắn máy, ti vi…)

Trường hợp kinh doanh xuất nhập khẩu đúng giấy phép nhưng khai không đúng số lượng (khai ít hơn số lượng thực nhập) hoặc nhập vượt quá mức mà giấy phép xuất, nhập khẩu cho phép thì cũng bị coi là buôn lậu nhưng chỉ truy cứu trách nhiệm đối với phần chưa khai hoặc xuất nhập khẩu vượt mức cho phép.

–  Thủ đoạn được thể hiện qua việc khai báo gian dối (nhiều hay ít, mặt hàng này lại khai là mặt hàng khác..), giả mạo giấy tờ, giấu giếm hàng, tiền… hoặc đi vòng tránh khỏi khu vực cửa khẩu để trôn tránh sự kiểm soát của cơ quan có thẩm quyền.

–  Thời điểm hoàn thành tội phạm này tính từ thời điểm đưa hàng, tiền qua biên giới một cách trái phép vào Việt Nam. Tuy nhiên nếu là đưa hàng, tiền từ Việt Nam ra nước ngoài (theo chúng tôi) thì không nhất thiết tính từ thời điểm qua biên giới Việt Nam. (Chẳng hạn hàng hoá được tập kết gần biên giới chuẩn bị đưa trái phép qua biên giới thì bị phát hiện).

+ Về giá trị hàng phạm pháp làm căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đối với hàng hoá, tiền tệ Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý phải có giá trị từ một trăm triệu đồng trở lên.

Trường hợp dưới một trăm triệu đồng thì phải thuộc trường hợp đã bị xử phạt hành chính về hành vi buôn lậu hoặc một trong các hành vi sau: vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới; sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm; sản xuất, buôn bán hàng giả; sản xuất, buốn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, sản xuất buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giông cây trồng, kinh doanh trái phép; đầu cơ; trôn thuế hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại các điều sau đây của Bộ luật Hình sự.

–  Tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới;

–  Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm;

–  Tội sản xuất, buôn bán hàng giả;

–  Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh;

–  Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thửc ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi;

–  Tội kinh doanh trái phép;

–  Tội trốn thuế.

Đồng thời cho đến thời điểm có hành vi buôn lậu bị phát hiện thì vẫn chưa được xoá án tích đối với việc phạm các tội nêu trên mà còn vi phạm về hành vi buôn lậu và không phải thuộc các trường hợp quy định tại các điều sau đây:

–  Tội sản xuất trái phép chất ma tuý;

–  Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý;

–  Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma tuý;

–  Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma tuý;

–  Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí vận dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự;

–  Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ;

–  Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trỢ;

–  Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ;

–  Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc.

Đối với hàng cấm thì phải có số lượng lớn (theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền) hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi buôn lậu và một trong các hành vi quy định tại các điều trên hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại các điều luật này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm về hành vi buôn lậu nhưng không thuộc các trường hợp quy định tại các điều như nêu cụ thể ở trên.

Đối với vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá thì điều luật không quy định cụ thể mức tối thiểu giá trị vật phạm pháp, vì những vật phẩm loại này chứa đựng những giá trị tinh thần (vô giá) mà không thể tính được bằng tiền.

Tuy nhiên cầu lưu ý: Di tích lịch sử, văn hoá phải là những di tích đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyết định công nhận và xếp hạng. 

–  Khách thể

Hành vi phạm tội buôn lậu xâm phạm đến hoạt động quản lý kinh tế nhà nước về xuất khẩu, nhập khẩu.

–  Mặt chủ quan

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

Tuy nhiên trong một số trường hợp cần phân biệt: nếu phát hiện vận chuyển hàng hoá, tiền tệ… với mục đích buôn bán thì truy cứu trách nhiệm hình sự về tội buôn lậu, còn vận chuyển chỉ lấy tiền công (chở thuê) thì truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới.

– Chủ thể

Chủ thể của tội buôn lậu là bất kỳ người, pháp nhân nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

– Về hình phạt

Theo điều luật quy định thì mức hình phạt của tội này được chia thành bốn khung, cụ thể như sau:

+ Khung một (khoản 1)

Có mức hình phạt là phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Được áp dụng đối với trường hợp phạm tội có dấu hiệu cấu thành cơ bản nêu ở mặt khách quan.

+ Khung hai (khoản 2)

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

d) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

đ) Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

h) Phạm tội 02 lần trở lên;

i) Tái phạm nguy hiểm.

+ Khung ba (khoản 3)

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 7 năm đến 15 năm

a) Vật phạm pháp trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

b) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

+ Khung bốn (khoản 4)

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;

c) Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác.

+ Hình phạt bổ sung (khoản 5)

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

+ Hình phạt đối với pháp nhân (khoản 6)

Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Pháp nhân thương mại thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa mà đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thì bị phạt tiền từ 7.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

đ) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

e) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Trân trọng


Quyền Bào Chữa Của Bị Can, Bị Cáo...Tại Tòa
Quyền Bào Chữa Của Bị Can, Bị Cáo...Tại Tòa

Bảo đảm quyền bào chữa của Bị can, Bị cáo tại phiên tòa hình sự sơ thẩm

Quyền bào chữa là một trong những nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự ( TTHS) Việt Nam. Việc thực hiện tốt các nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, tạm giam, bị can, bị cáo giúp cho cơ quan tiến hành tố tụng xác định được sự thật khách quan của vụ án, giúp hoạt động tố tụng được tiến hành đúng trình tự, đảm bảo việc xét xử công minh, kịp thời, không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội.

Trong TTHS, giai đoạn xét xử được coi là giai đoạn trung tâm, nơi mà mọi tình tiết của vụ án được đưa ra đánh giá, xem xét một cách toàn diện và trên cơ sở kết quả tranh tụng giữa luật sư bào chữa và đại diện viện kiểm soát giữ quyền công tố tại phiên tòa, tòa án ra bản án, quyết định tuyên 1 người có tội hay không.

Giai đoạn xét xử sơ thẩm là giai đoạn quan trong trong thủ tục tố tụng tại tòa án. Đối với vụ án hình sự tại phiên tòa sơ thẩm , viện kiểm sát là cơ quan giữ quyền công tố sẽ thực hiện việc buộc tội bị cáo, hội đồng xét xử dựa trên chưng cứ đã được điều tả tiến hành quá trình xét hỏi,tranh luận tại phiên tòa để đưa ra bản án, quyết định cuối cùng, còn luật sư bào chữa cho bị cáo sẽ được thực hiện việc tranh luận đối với cáo buộc của VKS cũng như với phía bị hại.

Theo báo cáo của Bộ Tư pháp thì hiện nay dù 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã thành lập được đoàn luật sư với gần 9.500 luật sư nhưng chỉ có 20% các vụ án hình sự trong cả nước có luật sư tham gia. Đây là một con số rất hạn chế, thể hiện sự bất cập trong việc thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân:

Trước tiên là hoạt động cấp giấy chứng nhận bào chữa của cơ quan tiến hành tố tụng theo quy định tại Điều 56, Đ 57 của bộ luật TTHS và điều 27 Bộ luật Luật sư. Khoản 4  Đ 56  Bộ luật TTHS quy định : “ Trong thời hạn 3 ngày , kể từ ngày nhận được đề nghi của người bào chữa , cơ quan điều tra, viện kiếm sát, tòa án phải xem xét cấp GCNBC để họ thực hiện việc bào chữa. Nếu từ chối cấp giấy chứng nhận thì phải nêu rõ lý do. Đối với trường hợp tạm giữ người thì trong thời hạn 24h , kể từ khi nhận được đề nghị của người bào chữa kèm theo giấy tờ liên quan đến việc bào chữa. Nếu từ chối cấp GCN thì phải nêu rõ lý do. Quy định là như vậy nhưng việc thực hiện gặp rất nhiều khó khăn, phiền  hà cho luật sư bào chữa bởi các thủ tục giao và nhận GCNBC được thực hiện không thống nhất giữa các cơ quan tiến hành tố tụng.

Ngoài ra Luật Luật sư cũng quy định là GCNBC có giá trị trong giai đoạn tố tụng , tuy nhiên hiện nay nhiều nơi , khi kết thúc giai đoạn tố tụng , hồ sơ vụ án chuyển sang cơ quan tiến hành tố tụng khác thì luật sư lại phải làm thủ tục xin cấp GCNBC

Thứ hai là việc luât sư tiếp xúc với thân chủ của mình.

Điểm a, b và e khoản 2 Điều 58 Bộ luật TTHS quy định “Luật sư có quyền có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu Điều tra viên đồng ý thì được hỏi người bị tạm giữ, bị can và có mặt trong những hoạt động điều tra khác; xem các biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình và các quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa.

Đề nghị Cơ quan điều tra báo trước về thời gian và địa điểm hỏi cung bị can để có mặt khi hỏi cung bị can. Gặp người bị tạm giữ; gặp bị can, bị cáo đang bị tạm giam”

Thông tư 70/2011/TT- BCA cũng quy định: “ Điều tra viên phải giao các quyết định tố tụng liên quan đến người được bào chữa cho người bào chữa và thông báo cách thức liên lạc của Cơ quan điều tra, Điều tra viên với họ khi cần thông báo về thời gian, địa điểm lấy lời khai người bị tạm giữ, hỏi cung bị can. Cơ quan điều tra phải xem xét, cấp giấy chứng nhận người bào chữa để họ thực hiện việc bào chữa, nếu từ chối cấp giấy chứng nhận người bào chữa thì phải có văn bản, trong đó nêu rõ lý do từ chối cấp giấy chứng nhận người bào chữa”

Quy định như vậy nhưng trên thực tế, việc luật sư được gặp bị can đang bị tam giam còn gặp nhiều khó khăn, nhiều trường hợp bị từ chối do điều tra viên đi vắng mặt hoặc thông báo thời gian quá gấp khiến luật sư không thể thu xếp được.

Thứ 3, Điều 64, 65 và 66 Bộ luật TTHS chỉ quy định về quyền điều tra, thu thập và đánh giá chứng cứ thuộc về cơ quan tố tụng mà không quy định quyền này của các luật sư cũng không đề cập đến cơ quan nhà nước tiến hành tố tụng cung cấp chứng cứ theo yêu cầu của luật sư. Trong nhiều trường hợp, cơ quan điều tra đã không mời luật sư tham gia hoạt động khám nghiệm hiện trường, thực nghiệm điều tra.

Thứ 4, một trong những hoạt động quan trong nhất tại phiên tòa là hoạt động tranh luận giữa luật sư và kiểm sát viên. Bộ luật TTHS có nhiều quy định đảm bảo cho việc buộc tội và gỡ tội được tranh tụng  bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ dù TTHS Việt Nam không phải là kiểu tố tụng tranh tụng. Điều 210 Bộ luật TTHS cho phép các bên buộc tội và gỡ tội có quyền bình đẳng đưa ra các chứng cứ, tài liệu trước tòa. Điều 218 của BLTTHS quy định rõ nguyên tắc tranh tụng ở việc quy định thủ tục đối đáp, trong đó có việc bị cáo có quyền trình bày ý kiến của bản luận tội và đưa ra đề nghị của mình. Điều luật cũng bắt buộc viện kiếm sát phải đưa ra lập luận với từng ý kiến. Đây là trách nhiệm của bên buộc tội tại phiên tòa, phải tranh luận toàn diện, đầy đủ, bình đẳng với bên gỡ tội, không được tránh hoặc trả lời một cách áp đặt và  thiếu trách nhiệm kiểu như “ giữ nguyên quan điểm truy tố” mà không đưa ra lập luận để bảo vệ quan điểm ý kiến của mình. Tuy nhiên trên thực tế tại nhiều phiên tòa, việc tranh luận còn nhiều hạn chế, có trường hợp khi đối đáp, viện kiểm sát chỉ cho rằng tranh luận của luật sư là không có căn cứ nên đề nghị hội đồng xét xử không chấp nhận.

Những bất cập nói trên ảnh hưởng tiêu cực đến quyền bào chữa của người bị tạm giam, tạm giữ, bị can, bị cáo. Vì vậy phải bổ sung các quy định trong Bộ luật TTHS là vô cùng cần thiết và phù hợp với chiến lược cải cách tư pháp chiến lược phát triển nghề luật sư, trong đó cải cách tư pháp hình sự đang là một trong những nội dung quan trọng của cải cách tư pháp nhằm mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Sau hơn 15 năm thi hành luật TTHS đã bộc lộ nhiều hạn chế và thiếu sót của các quy định liên quan đến chuyện bào chữa trong xử sơ thẩm hình sự, do vậy cần được sửa đổi và bổ sung theo hướng:

Bỏ thủ tục xin cấp giấy chứng nhận bào chữa

Quyền bào chữa là một quyền đã được hiến pháp Việt Nam ghi nhận, chủ thể thực hiện quyền gồm có người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và luật sư. Luật sư muốn tham gia bào chữa phải được cơ quan tiến hành tố tụng cấp GCNBC là vô lý, vì đã là quyền thì không thể bị lệ thuộc vào sự đồng ý của chủ thể khác.

Không được giới hạn số lần  gặp cũng như thời gian gặp của luật sư với  người bị tạm giam, bị can , bị cáo

Đây là một trong những cản trở lớn nhất trong giai đoạn điều tra, khi luật sư bào chữa không được tiếp xúc riêng tư để trao đổi với thân chủ hay bị hạn chế số lần gặp và thời gian gặp. Bộ luật TTHS cần sửa đổi bổ sung theo hướng: Cơ quan điều tra không được gây ra bất kì trở ngại nào trong việc gặp gỡ và tiếp xúc với thân chủ trong trại giam và không được giới hạn số lần gặp cũng như thời gian gặp của Luật sư với người bị tạm giam bị can, bị cáo.

Hoàn thiện quy định về chứng cứ tại khoản 1 Điều 64 Bộ luật TTHS

Bộ luật TTHS quy định về quyền được đưa ra chứng cứ của bị can, bị cáo thể hiện sự bất bình đẳng giữa bên gỡ tội và bên buộc tội và hạn chế quyền được chứng minh vô tội của người bị buộc tội. Các điều 48,49,50,58 quy định về quyền của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bào chữa cho thấy luật chỉ cho phép người này đưa ra , thu thập tài liệu đồ vật mà không khẳng định những đồ vật, tài liệu này có phải là chứng cứ hay không? Việc  không khẳng định và không cho phép bị can, bị cáo đưa ra chứng cứ do bị hạn chế bới Điều 64 Bộ luật TTHS về chứng cứ.

Theo đó : “ Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án”. Như vậy việc thu thập chứng cứ, quyền được thu thập chứng cứ và đánh giá một tài liệu, một đò vật nào đó có phải là chứng cứ hay không phụ thuộc vào ý chí của bên buộc tội gồm cơ quan điều tra, VKS, tòa án. Việc xếp tòa án vào bên buộc tội chứ không phải chứ không phải bên trọng tài với chức năng đánh giá một tài liệu do các bên buộc tội và gỡ tội đưa ra có phải là chứng cứ hay không sẽ dẫn đến tình trạng thiếu khách quan trong việc thu thập, đánh giá chứng cứ của cơ quan tiến hành tố tụng khi vì lý do nào đó mà họ bỏ qua, không ghi nhận và xem xét những tài liệu và đồ vật mà người bị buộc tội và người bào chữa cung cấp.

Mặt khác, luật cho phép luật sư bào chữa được thu thập chứng cứ nhưng thiếu hẳn cơ chế, thủ tục để họ thực hiện quyền này. Vấn đề đặt ra ở đây là bên gỡ tội có bị giàng buộc buộc bởi tính hợp pháp của chứng cứ hay không? Để đảm bảo quyền bào chữa, cần quy định tính hợp pháp của chứng cứ có giá trị giằng buộc đối với bên buộc tội với tư cách đại diện cho Nhà nước mà không giằng buộc với bên gỡ tội. Bị can, bị cáo và luật sư có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để thu thập chứng cứ, tài liệu.  Những vật này vẫn được coi là chứng cứ nếu có giá trị chứng minh, đặc biệt là có giá trị chứng minh cho sự vô tội của bị can, bị cáo. Do đó cần sửa đổi về chứng cứ như sau: Chứng cứ là những gì có thật, do các bên buộc tội và gỡ tội đưa ra có giá trị chứng minh có hay không phạm tội, người phạm tội và các vấn đề khác của vụ án hình sự.

Bỏ quy định xử vắng mặt bị cáo tại khoản 2 Điều 187 Bộ luật TTHS

Tòa án chỉ có thể xử vắng mặt bị cáo trong những trường hợp sau đây:

a) Bị cáo trốn tránh và việc truy nã không có kết quả;

b) Bị cáo đang ởnước ngoài và không thể triệu tập đến phiên tòa;

c) Nếu sự vắng mặt của bị cáo không trở ngại cho việc xét xử và họ đã được giao giấy triệu tập hợp lệ.

Quy định này là chưa hợp lý, bởi lẽ bị cáo là người bị buộc tội và lời khai của bị cáo đề cập đến những vấn đề phải chứng minh trong vụ án, cũng như các tình tiết khác cần cho việc giải quyết đúng đắn vụ án, cho nên đây là nguồn chứng cứ quan trọng giúp các cơ quan tiến hành tố tụng làm sáng tỏ vụ án. Do vậy, sự vắng mặt của bị cáo đương nhiên gây cản trở cho việc xét xử. Mặt khác nếu xét xử vắng mặt bị cáo đồng nghĩa với việc tước đi quyền tự bào chữa của họ trong trường hợp bị cáo tự bà chữa mà không nhờ tới sự bào chữa của luật sư.

Bỏ quy định “ Nếu người bào chữa vắng mặt tòa án vẫn mở phiên tòa xét xử” tại Điều 190 Bộ luật TTHS

Điều 190 Bộ luật TTHS quy định về sụ có mặt của người bào chữa như sau : “Người bào chữa có nghĩa vụ tham gia phiên tòa. Người bào chữa có thể gửi trước bản bào chữa cho Tòa án. Nếu người bào chữa vắng mặt Tòa án vẫn mở phiên tòa xét xử.

Trong trường hợp bắt buộc phải có luật sư bào chữa theo quy định tại khoản 2 Điều 57 của Bộ luật này mà người bào chữa vắng mặt, thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa”.

Quy định như vậy là không hợp lý, vì bản án của tòa án là kết quả của việc xem xét đầy đủ, khách quan và toàn diện các chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, những chứng cứ và tình tiết mới phát sinh tại phiên tòa cũng như kết quả tranh luận giữa luật sư và kiểm sát viên. Nếu xét xử mà không có người bào chữa thì bị cáo sẽ mất chỗ dựa, không thể tự mình tranh luận với kiểm sát viên cũng như chứng minh sự vô tội hay giảm nhẹ trách nhiệm của mình. Do đó cần phải quy định rõ sự có mặt của luật sư bào chữa là bắt buộc, nếu luật sư vắng mặt thì hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa.

Quy định nguyên tắc tranh tụng và hoàn thiện quy định về đối đáp tại Điều 218 Bộ luật TTHS

Bộ luật TTHS được xây dựng trên nền tảng mô hình tố tụng thẩm vấn, tuy chưa quy định tranh tụng là một nguyên tắc, nhưng tinh thần của nguyên tắc này đã được thể hiện trong nhiều quy định của Bộ luật. Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị “Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” đặc biệt nhấn mạnh đến yếu tố tranh tụng và nâng cao chất lượng tranh tụng. Đến Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 “Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” cũng nhấn mạnh vấn đề này. Do đó, cần đưa tranh tụng thành một nguyên tắc cơ bản trong Bộ luật TTHS, đồng thời làm tư tưởng chủ đạo để sửa đôi,bổ sung các thủ tục, quy định tương ứng trong Bộ luật, nhất là các thủ tục tại phiên tòa xét xử các vụ án hình sự phù hợp với Điều 103 Hiến pháp 2013 “Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm”.

Nguyên tắc tranh tụng được quy định sẽ giúp quá trình tố tụng diễn ra dân chủ hơn, các quyền con người của cá nhân người phạm tội được bảo đảm; việc buộc tội, gỡ tội rõ ràng, minh bạch. Nguyên tắc này đòi hỏi chức năng buộc tội, chức năng gỡ tội và chức năng xét xử phải có sự phân định rạch ròi; góp phần hỗ trợ thực hiện quyền bào chữa.

Đồng thời với việc quy định nguyên tắc tranh tụng, cần hoàn thiện quy định về đối đáp đối đáp tại Điều 218 Bộ luật TTHS. Đoạn thứ 3 của điều 218 của Bộ luật TTHS quy định: “ chủ tọa phiên tòa có quyền đề nghị kiểm sát viên phải đáp lại những ý kiến có liên quan đến vụ án của người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác mà những ý kiến đó chưa được kiểm sát viên tranh luận”. Quy định này chưa đáp ứng nguyên tắc tranh tụng trong TTHS cũng như chưa quán triệt Nghị quyết số 08-NQ/TW và nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ chính trị, trong đó nhấn mạnh đến yếu tố tranh tụng và nâng cao chất lượng tranh tụng. Do vậy, cần sửa đổi đoạn thứ ba của Điều 218 thành: “ Hội đồng xét xử có quyền yêu cầu kiểm sát vên và những người tham gia tố tụng phải đối đáp, tranh luận về tất cả các vấn đề mà tòa án phải xem xét và giải quyết trong bản án”.

Nguồn tạp chí luật sư số 8/2015

Tamnhin.net.vn Trong BLTTHS này có quy định về quyền bào chữa của luật sư tham gia tố tụng, nhưng quyền của luật sư thực hiện nhiệm vụ bào chữa cũng rất hạn chế.



1. Trước năm 1988, nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chưa có Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) mà chỉ có một vài văn bản quy phạm pháp luật quy định về luật sư. Do vậy, việc luật sư thực hiện nhiệm vụ bào chữa trong tố tụng hình sự rất mang tính hình thức. Mặt khác, tại Việt Nam không có Trường Luật để đào tạo Cử nhân Luật. Những Luật sư làm việc trong thời gian này chủ yếu được đào tạo tại Trường Luật của chế độ Việt Nam Cộng hòa trước đây. BLTTHS đầu tiên được Quốc hội thông qua năm 1988.

Trong BLTTHS này có quy định về quyền bào chữa của luật sư tham gia tố tụng, nhưng quyền của luật sư thực hiện nhiệm vụ bào chữa cũng rất hạn chế. Do vậy, tố tụng hình sự Việt Nam đã bộc lộ nhiều tồn tại liên quan đến bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội; hoạt động tố tụng vi phạm các quyền tự do, dân chủ của công dân. Điều này đã đặt ra yêu cầu cần thiết phải sửa đổi, bổ sung BLTTHS năm 1988.

BLTTHS 2003 được Quốc hội thông qua thay thế BLTTHS 1988. Trong quá trình thực thi BLTTHS 2003 đến 2015 cũng đã bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế liên quan đến quyền của Luật sư thực hiện nhiệm vụ bào chữa; hoạt động của Luật sư bị cản trở xảy ra nhiều tại giai đoạn điều tra, truy tố (như không cấp giấy chứng nhận người bào chữa cho Luật sự; không thông báo cho Luật sư thời gian, địa điểm hỏi cung bị can; không cho luật sư có mặt trong một số hoạt động điều tra; xúi giục bị can từ chối luật sư bào chữa; không thừa nhận những tài liệu, đồ vật mà Luật sư giao nộp cho Cơ quan điều tra, truy tố là chứng cứ; không cho gặp bị can đang bị tạm giam v.v…).

Vì vậy, những vấn đề liên quan đến quyền con người, quyền công dân, quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi tham gia tố tụng hình sự bị bó hẹp; tình trạng gây oan, sai trong điều tra, bắt, giam, giữ, truy tố, xét xử vẫn tiếp tục diễn ra ngày một nghiêm trọng.

Hiến pháp năm 2013 của Nhà nước Việt Nam đặt ra yêu cầu phải tôn trọng và bảo vệ các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội. Điều này đặt ra sự cần thiết phải cải cách mạnh mẽ thủ tục tố tụng tư pháp theo hướng dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch, chặt chẽ nhưng thuận tiện; đảm bảo chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, lấy kết quả tranh tụng tại tòa làm căn cứ quan trọng để phán quyết bản án, coi đây là khâu đột phá để nâng cao chất lượng hoạt động tư pháp. Điều này đặt ra sự cấp bách phải có BLTTHS mới thay thế BLTTHS 2003. Do vậy năm 2015, Quốc hội Việt Nam đã thông qua BLTTHS mới và có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2016.

Tuy nhiên, việc bổ sung, sửa đổi Bộ luật hình sự (BLHS) chưa hoàn thành nên đến thời điểm hiện nay (tháng 12/2016), BLTTHS 2015 tạm thời chưa có hiệu lực thực thi trong thực tế hoạt động tố tụng hình sự. Dự kiến 1/7/2017, BLTTHS 2015 sẽ có hiệu lực và bắt đầu thực thi trong hoạt động tố tụng hình sự. 2. So sánh với BLTTHS 2003, BLTTHS 2015 đã đưa vào những nội dung mới, thể hiện sự tiến bộ bằng những nội dung mới sau đây:

Thứ nhất, lần đầu tiên, nguyên tắc tranh tụng được đưa vào BLTTHS như là sự thừa nhận rằng, tố tụng hình sự Việt Nam hướng đến nền tố tụng công bằng giữa bên buộc tội với bên bị buộc tội. Điều 26 BLTTHS 2015 (nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm) quy định:

Trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, Điều tra viên, Kiểm sát viên, người khác có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người bị buộc tội, người bào chữa và người tham gia tố tụng khác đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, đưa ra yêu cầu để làm rõ sự thật khách quan của vụ án. Sự bình đẳng giữa bên buộc tội và bên bị buộc tội thể hiện ở chỗ: - Các bên đều có quyền đưa ra chứng cứ, kiểm tra tính xác thực, liên quan, hợp pháp của chứng cứ cũng như đánh giá về giá trị chứng minh của từng chứng cứ cũng như toàn bộ chứng cứ ngay tại phiên tòa xét xử. - Mọi chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và những tình tiết khác có ý nghĩa giải quyết vụ án đều phải được trình bày, tranh luận, làm rõ ngay tại phiên tòa xét xử.

Tại phiên toàn, để Hội đồng xét xử xem xét một cách khách quan những chứng cứ vụ án, phải có mặt kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, bị hại, đương sự, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, điều tra viên và những người khác. Sự có mặt của những người này là bắt buộc. Đặc biệt, Trong quá trình xét xử, khi xét thấy cần thiết, Hội đồng xét xử có thể triệu tập Điều tra viên, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã thụ lý, giải quyết vụ án và những người khác đến phiên tòa để trình bày các vấn đề liên quan đến vụ án. Đây là điều mà từ trước đến nay chưa từng xảy ra, chưa từng có trong các BLTTHS trước đó.

Để tranh tụng được bảo đảm tại phiên tòa xét xử, Điều 26 BLTTHS quy định, Tòa án có trách nhiệm tạo điều kiện cho Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, những người tham gia tố tụng khác thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ của mình và tranh tụng dân chủ, bình đẳng trước Tòa án. Bản án, quyết định của Tòa án phải căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ và kết quả tranh tụng tại phiên tòa. Có thể nói, nguyên tắc tranh tụng đầu tiên đưa vào BLTTHS 2015 đã được thể chế hóa rất cụ thể trong các quy định liên quan đến quá trình xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm vụ án hình sự tại các điều từ Điều 250 đến Điều 362 BLTTHS.

Thứ hai, nguyên tắc suy đoán vô tội lần đầu tiên được ghi nhận chính thức trong BLTTHS 2015. Trong các BLTTHS trước đây đã có quy định một phần nội dung của nguyên tắc này, nhưng không được thừa nhận là nguyên tắc suy đoán vô tội. Ví dụ, tại Điều 9 BLTTHS 2003 có quy định: Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Quy định như vậy không chỉ là chưa đầy đủ về suy đoán vô tội, mà còn dễ dẫn đến suy luận hiểu sai theo hướng, người bị buộc tội phải chứng minh là mình vô tội, nếu không chứng minh được sự vô tội của mình có nghĩa là có tội. Nguyên tắc suy đoán vô tội được quy định tại Điều 13 BLTTHS 2015: Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội. Nội dung của nguyên tắc này tập trung vào việc: - Người bị buộc tội chỉ được coi là có tội khi đã được đưa ra xét xử theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. - Người bị buộc tội không buộc phải chứng minh là mình có tội hay không có tội vì trách nhiệm chứng minh người bị buộc tội thuộc về các cơ quan và những người có thẩm quyền tố tụng hình sự.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc người bị buộc tội có quyền: Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội. Do người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật tố tụng hình sự quy định, nên:

Trước phiên tòa cũng như trong phiên tòa xét xử, bên buộc tội và bên bị buộc tội đều có quyền bình đẳng trong hoạt động chứng minh. Sự ghi nhận nguyên tắc suy đoán vô tội BLTTHS 2015 được coi là sự tiến bộ của tố tụng hình sự Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế khi nhiều nước trên thế giới thừa nhận nguyên tắc này là nguyên tắc của nền văn minh pháp lý hiện đại trong bảo vệ quyền con người.

Thứ ba, BLTTHS 2015 quy định cụ thể sự tham gia tố tụng của người bào chữa và xóa bỏ những cản trở đã từng xảy ra khi thực thi BLTTHS 2003. BLTTHS 2015 đã dành một chương riêng (Chương V) quy định về người bào chữa, người bảo vệ lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự. Đây có thể coi là những nội dung gần như hoàn toàn mới, tiến bộ, phản ánh tố tụng hình sự Việt Nam thực hiện đúng chân lý bất di bất dịch của loài người đã được ghi nhận hàng nghìn năm nay trong tư pháp hình sự: Ở đâu có sự buộc tội thì ở đó có sự gỡ tội.

Lần đầu tiên khái niệm người bào chữa được ghi nhận trong BLTTHS. Điều 72 BLTTHS quy định: Người bào chữa là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa. Đồng thời, BLTTHS không bó hẹp sự tham gia của người bào chữa trong vụ án hình sự.

Một người bào chữa có thể bào chữa cho nhiều người bị buộc tội trong cùng vụ án nếu quyền và lợi ích của họ không đối lập nhau; và nhiều người bào chữa có thể bào chữa cho một người bị buộc tội. Thời điểm Luật sư bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can.

Trường hợp bắt, tạm giữ người thì Luật sự bào chữa tham gia tố tụng từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra. Mặt khác, BLTTHS 2015 quy định mở rộng hơn diện người được chỉ định bào chữa, không chỉ là bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là tử hình, mà còn là các bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình (Điều 76 BLTTHS).

Theo quy định của BLTTHS năm 2003, để được tham gia bào chữa trong vụ án, Luật sư bào chữa phải được cấp Giấy chứng nhận người bào chữa. Mỗi giai đoạn tố tụng hình sự (điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm), mỗi cơ quan tiến hành tố tụng cấp Giấy chứng nhận người bào chữa riêng. Điều này gây nên những trở ngại cho người bào chữa tham gia tố tụng, nhất là đối với trường hợp bị can đang bị tạm giam. Cơ quan điều tra thường tạo nên những cản trở cho hoạt động bào chữa.

Khắc phục tình trạng này, BLTTHS 2015 bỏ quy định cấp Giấy chứng nhận người bào chữa, thay vào đó là thủ tục đăng ký bào chữa. - Khi đăng ký bào chữa, người bào chữa phải xuất trình Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực và giấy yêu cầu luật sư của người bị buộc tội hoặc của người đại diện, người thân thích của người bị buộc tội;

- Trong thời gian 24 giờ kể từ khi nhận đủ giấy tờ, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kiểm tra giấy tờ và thấy đủ điều kiện luật định thì vào sổ đăng ký bào chữa, gửi ngay văn bản thông báo người bào chữa cho người đăng ký bào chữa, cơ sở giam giữ và lưu giấy tờ liên quan đến việc đăng ký bào chữa vào hồ sơ vụ án. - Văn bản thông báo người bào chữa có giá trị sử dụng trong suốt quá trình tham gia tố tụng, trừ trường hợp người bị buộc tội từ chối hoặc đề nghị thay đổi người bào chữa; hoặc người đại diện hoặc người thân thích của người bị buộc tội từ chối hoặc đề nghị thay đổi người bào chữa (Điều 78 BLTTHS).

Để người bào chữa thực hiện nhiệm vụ bào chữa cho người bị buộc tội, Điều 73 BLTTHS quy định rộng hơn quyền của người bào chữa so với BLTTHS 2003 như: - Người bào chữa được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng báo trước về thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung và thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động điều tra khác;

- Có quyền thu thập chứng cứ; kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá; - Có mặt trong hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và hoạt động điều tra khác;

- Đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại, định giá lại tài sản; đề nghị thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa từ khi kết thúc điều tra v.v…. BLTTHS 2003 không quy định người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có quyền có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. BLTTHS 2015 đã bổ sung nội dung này bằng quy định người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có quyền có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có thể là: Luật sư. Trong trường hợp này, Luật sư có quyền: - Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu; - Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá; - Có mặt khi lấy lời khai người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố; - Có mặt khi đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố; - Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng (Điều 83 BLTTHS).

Thứ tư, việc lấy lời khai những người tham gia tố tụng và hỏi cung bị can cũng có những nội dung mới như sau: Việc hỏi cung bị can do Điều tra viên tiến hành ngày sau khi có quyết định khởi tố bị can. Trước khi hỏi cung bị can, Điều tra viên phải thông báo cho Kiểm sát viên và người bào chữa thời gian, địa điểm hỏi cung. Trước khi tiến hành hỏi cung lần đầu, Điều tra viên phải giải thích cho bị can biết rõ quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 60 của Bộ luật này. Việc này phải ghi vào biên bản. Mỗi lần hỏi cung bị can đều phải lập biên bản.

Nghiêm cấm Điều tra viên, Cán bộ điều tra tự mình thêm, bớt hoặc sửa chữa lời khai của bị can. BLTTHS quy định việc hỏi cung bị can, lấy lời khai người làm chứng, lấy lời khai người bị hại, đương sự, đối chất có thể hoặc phải được ghi âm, ghi hình có âm thanh. Việc ghi âm, ghi hình có âm thanh trong hỏi cung bị can, lấy lời khai, đối chất không được quy định trong BLTTHS 2003.

Trong thực thế đã có một số vụ án hình sự, bị can ra trước phiên tòa khai bị những người có thẩm quyền tố tụng dùng nhục hình, bị mớm cung, bức cung, dụ cung buộc họ phải khai sai sự thật. Để tránh xảy ra những trường hợp này, BLTTHS 2015 quy định: Việc hỏi cung bị can tại cơ sở giam giữ hoặc tại trụ sở Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.

Việc hỏi cung bị can tại địa điểm khác được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh theo yêu cầu của bị can hoặc của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng (Điều 183 BLTTHS). Ngoài ra, việc lấy lời khai của người làm chứng, lấy lời khai của bị hại, đương sự (nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự), đối chất có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh (các điều 187, 188, 189 BLTTHS), tùy theo từng trường hợp cụ thể. Việc sử dụng (nghe, xem) nội dung được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh, Điều 313 BLTTHS 2015 quy định: Trường hợp cần kiểm tra chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án hoặc khi bị tố cáo, bị bức cung, dùng nhục hình

Hội đồng xét xử quyết định việc cho nghe, xem nội dung được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh liên quan tại phiên tòa. Nghị quyết số 110/2015/QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc hội giao Bộ trường Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trường Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Nội vụ xây dựng đề án về cơ sở vật chất, bộ máy, cán bộ và lộ trình cụ thể thực hiện việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Chậm nhất đến ngày 01/01/2019 thì thực hiện thống nhất việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc hỏi cung bị can trên phạm vi toàn quốc.

Thứ năm, những quy định mới về xét xử vụ án có liên quan đến luật sư bào chữa. Luật sư bào chữa phải có mặt tại phiên tòa để bào chữa cho người mà mình đã nhận bào chữa. Người bào chữa có thể gửi trước bản bảo chữa cho Tòa án. Trường hợp người bào chữa vắng mặt lần thứ nhất vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì Tòa án phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp bị cáo đồng ý xét xử vắng mặt người bào chữa.

Nếu người bào chữa vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan hoặc được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Tòa án vẫn mở phiên tòa xét xử. Trường hợp chỉ định người bào chữa quy định tại khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này mà người bào chữa vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo đồng ý xét xử vắng mặt người bào chữa.

Tại phiên tòa, Luật sư bào chữa có quyền trình bày ý kiến, đưa ra chứng cứ, tài liệu và lập luận của mình để đối đáp với Kiểm sát viên về những chứng cứ xác định có tội, chứng cứ xác định vô tội; tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội; hậu quả do hành vi phạm tội gây ra; nhân thân và vai trò của bị cáo trong vụ án; những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, mức hình phạt; trách nhiệm dân sự, xử lý vật chứng, biện pháp tư pháp; nguyên nhân, điều kiện phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án. Luật sư bào chữa có quyền đưa ra đề nghị của mình liên quan đến việc giải quyết vụ án. Kiểm sát viên phải đưa ra chứng cứ, tài liệu và lập luận để đối đáp đến cùng từng ý kiến của người bào chữa.

Chủ tọa phiên tòa không được hạn chế thời gian tranh luận, phải tạo điều kiện cho Kiểm sát viên, Luật sư bào chữa tranh luận, trình bày hết ý kiến nhưng có quyền cắt những ý kiêns không liên quan đến vụ án và ý kiến lặp lại.

Chủ tọa phiên tòa yêu cầu Kiểm sát viên phải đáp lại những ý kiến của Luật sư bào chữa mà những ý kiến đó chưa được Kiểm sát viên tranh luận. Hội đồng xét xử phải lắng nghe, ghi nhận đầy đủ ý kiến của Kiểm sát viên, luật sư bào chữa tranh luận tại phiên tòa để đánh giá khách quan, toàn diện sự thật của vụ án.

Trường hợp không chấp nhận ý kiến của Luật sư bào chữa tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử phải nêu rõ lý do và được ghi trong bản án. Trên đây là những nội dung mới trong BLTTHS 2015 về quyền của Luật sư bào chữa.

Nguồn: Báo Đi

Luật Sư Vấn Về Tội Đánh Bạc/Đánh Bài?
Luật Sư Vấn Về Tội Đánh Bạc/Đánh Bài?

Theo quy định của pháp luật, Khoản 1 điều 248 BLHS:
“1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 249 của Bộ luật này chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm”
Ngoài ra, theo quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 26 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình”
“2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi đánh bạc sau đây:
a) Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế hoặc các hình thức khác mà được, thua bằng tiền, hiện vật;”
Mặt khác, Khoản 3 Điều 1 Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP có hướng dẫn “Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc” bao gồm:
“a) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc thu giữ được trực tiếp tại chiếu bạc;
b) Tiền hoặc hiện vật thu giữ được trong người các con bạc mà có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc;
c) Tiền hoặc hiện vật thu giữ ở những nơi khác mà có đủ căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc.”
Trong trường hợp của chú bạn, khi công an vào không thấy chiếu bạc và cũng không thấy tiền sử dụng trên chiếu bạc mà khi công an lục thì thấy vài bộ bài và 2.100.000 đồng dưới chiếu bạc. Như vậy, nếu bên công an chứng minh được số tiền và vài bộ bài được tìm thấy đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc thì sẽ có cơ sở để xác định chú bạn có hành vi đánh bạc. Ngược lại, nếu bên cơ quan công an không thể chứng minh được chú bạn có hành vi đánh bac thì cơ quan công an không có căn cứ để xử xác định vụ việc sẽ được xử lý theo Bộ luật hình sự hay xử phạt vi phạm hành chính.

Chúng tôi mong rằng sự tư vấn của luật sư ở trên giúp bạn hài lòng và có thể vận dụng vào giải quyết vấn đề mà bạn đang gặp phải, nếu nội dung tư vấn còn chỗ nào chưa hiểu đừng chần chừ hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline “0972238006” để được các chuyên gia luật sư tư vấn.

Đánh Người Thế Nào Sẽ Phạm Tội Cố Ý Gây Thương Tích?
Đánh Người Thế Nào Sẽ Phạm Tội Cố Ý Gây Thương Tích?

Chúng tôi là hãng luật giỏi được các hãng truyền thông, truyền hình, báo chí trong nước tin tưởng tuyệt đối, chúng tôi chuyên bào chữa về hình sự và nhiều lĩnh vực khác.

Cấu thành tội cố ý gây thương tích

 I. Khái niệm
Theo điều 104 bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam quy định: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Có tổ chức;
g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.
II. yếu tố cấu thành tội cố ý gây thương tích
Thứ nhất: Mặt khách quan của tội phạm
- Hành vi khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật hình sự, thể hiện nhận thức và điều khiển hành vi của người phạm tội mong muốn gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác.
- Công cụ, phương tiện sử dụng
Nếu người phạm tội sử dụng các phương tiện có tính nguy hiểm cao như: lựu đạn, súng, chất nổ, dao găm… phần nào đó có thể xác định người phạm tội mong muốn cho nạn chết. Ngược lai, nếu người phạm tội không lựa chọn hoặc chỉ lựa chọn loại phương tiện ít nguy hiểm đến tính mạng thì phần nào không mong muốn nạn nhân chết. Vì vậy, dựa vào việc người phạm tội sử dụng công cụ, phương tiện để thực hiện hành vi phạm tội có thể xác định được là người phạm tội mong muốn giết người hay đơn thuần chỉ gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe.
- Vị trí trên cơ thể mà người phạm tội gây ra thương tích , tổn hại sức khỏe.
Trên thực tế khi muốn tước đoạt sinh mạng của ai đó thì người phạm tội sẽ tấn công vào những nơi xung yếu trên cơ thể như: vùng đầu, vùng ngực, vùng cổ, vùng bụng…kết hợp việc sử dụng công cụ, phương tiện nếu là công cụ, phương tiện ít nguy hiểm, cùng với việc tấn công vào những nơi được coi là không xung yếu trên cơ thể, có thể xác định là hành vi cố ý gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe mà không phải là hành vi giết người.
- Mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công
Xác định hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe dựa vào mức độ tấn công với cường độ mạnh hay yếu cùng với vị trí tấn công trên cơ thể xem hành vi đó có dồn dập và cường độ tấn công mạnh không? Nếu cường độ tấn công không mạnh và những vị trí tấn công không xung yếu, không nhằm tước đi sinh mạng của nạn nhân, khi đó sẽ không xác định là hành vi giết người mà là hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác.
- Hậu quả của tội phạm
Hậu quả của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác thể hiện ở tỷ lệ thương tật ( tỷ lệ %) mất sức lao động của nạn nhân.
Thứ hai: Chủ thể của tội phạm
Là người đã có lỗi trong việc thực hiện hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho người khác, có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định.
Thứ ba: khách thể của tội phạm
Khách thể tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác là quyền được pháp luật bảo vệ về sức khỏe.
Thứ tư: Mặt chủ quan của tội phạm
Người phạm tội mong muốn gây ra thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác.
Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 quy định tội cố ý gây thương tích như sau:

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;

b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

d) Phạm tội 02 lần trở lên;

đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên;

e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;

h) Có tổ chức;

i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê;

m) Có tính chất côn đồ;

n) Tái phạm nguy hiểm;

o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

3. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt tù từ 04 năm đến 07 năm.

4. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.

5. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 6 Điều này hoặc dẫn đến chết người, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.

6. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Làm chết 02 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

c) Gây thương tích vào vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

7. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Chứng cứ trong vụ án hình sự
Chứng cứ trong vụ án hình sự

Về chứng cứ và nguồn chứng cứ quy định tại điều 64 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003

30TH11

Việc nghiên cứu chứng cứ nói chung, nguồn chứng cứ nói riêng trong vụ án hình sự có một ý nghĩa  lớn không chỉ về mặt pháp lý, mà còn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất quan trọng. Tuy nhiên, về phương diện lập pháp tố tụng hình sự, khái niệm chứng cứ đã được nhà làm luật nước ta ghi nhận trong Bộ luật tố tụng hình sự(BLTTHS) năm 1988 và năm 2003 nhưng khái niệm nguồn chứng cứ lại chưa được ghi nhận mà mới đề cập cụ thể đến các loại nguồn chứng cứ. Mặc dù vậy, nếu khái niệm chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật tố tụng hình sự quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án (khoản 1 Điều 64), thì khái niệm nguồn chứng cứ được hiểu là nơi cung cấp những tài liệu quan trọng để rút ra được những chứng cứ có giá trị chứng minh sự thật khách quan của vụ án. Do đó, nếu không tìm được nguồn chứng cứ sẽ không thể có chứng cứ giải thích, làm sáng tỏ các tình tiết và diễn biến của vụ án, kéo theo hậu quả là các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ đưa ra những kết luận không đúng, không chính xác và không đầy đủ đối với vụ án hình sự.

 

Chứng cứ trong luật tố tụng hình sự được sử dụng làm phương tiện duy nhất để chứng minh tội phạm, làm rõ các tình tiết của vụ án. Cho nên, chứng cứ được sử dụng trong vụ án hình sự phải bảo đảm đầy đủ ba thuộc tính quan trọng sau, đó là tính khách quan (1), tính liên quan (2) và tính hợp pháp (3)[1].

Tuy nhiên, riêng về tính hợp pháp, chứng cứ bắt buộc phải được rút ra từ một trong những nguồn và được thu thập bằng biện pháp do luật tố tụng hình sự quy định. Nguồn chứng cứ là cơ sở chứa đựng tất cả dấu vết, tài liệu, hình ảnh…[2] nói chung là những đặc điểm liên quan đến vụ án hình sự để từ đó chứng cứ được hình thành và mang giá trị chứng minh. Pháp luật tố tụng hình sự nước ta đã quy định chặt chẽ về nguồn chứng cứ, do vậy những chứng cứ mà cơ quan tiến hành tố tụng đưa ra không được rút ra từ nguồn chứng cứ thì không được coi là chứng cứ, hay nói cách khác nó không có giá trị chứng minh.

Về nguồn chứng cứ, khoản 2 Điều 64 BLTTHS năm 2003 quy định:

Chứng cứ được xác định bằng:

a) Vật chứng;

b) Lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo;

c) Kết luận giám định;

d) Biên bản về hoạt động điều tra, xét xử và các tài liệu, đồ vật khác”.

Theo đó, từ những nguồn chứng cứ này mà các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử xác định được chứng cứ và sử dụng nó nhằm mục đích tìm ra sự thật khách quan để giải quyết vụ án.

Như đã nêu trên, chứng cứ trong vụ án hình sự là những gì có thật liên quan đến vụ án hình sự mà dựa vào nó, các cơ quan tiến hành tố tụng dùng làm căn cứ xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội, mức độ, tính chất hành vi và từ những tình tiết khác liên quan đến việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. Còn nguồn chứng cứ là hình thức, nơi chứa đựng những gì có thật liên quan đến vụ án hình sự hay là “nơi, từ đó có thể tìm ra đối tượng được chủ thể sử dụng để chứng minh[3]. Nói một cách khác, chứng cứ là nội dung phản ánh sự việc, hiện tượng vụ án còn nguồn chứng cứ là hình thức chứa đựng các nội dung bên trong nó. Ví dụ: lời khai của người bị hại, người làm chứng, nguyên đơn dân sự… là nguồn chứng cứ, còn những thông tin, tình tiết chứa trong lời khai đó mới là chứng cứ. Cho nên, nội dung không thể tồn tại độc lập riêng biệt mà nó phải được chứa đựng, nằm trong một hình thức nhất định. Do đó, việc làm rõ khái niệm chứng cứ và nguồn chứng cứ, cũng như làm sáng tỏ các loại nguồn chứng cứ có ý nghĩa lý luận-thực tiễn quan trọng để giải quyết vụ án hình sự được khách quan, chính xác và đúng pháp luật mà dưới đây chúng ta sẽ lần lượt xem xét.

1. Vật chứng.

Vật chứng là một nguồn chứng cứ quan trọng đầu tiên mà thông qua nó các cơ quan tiến hành tố tụng có thể chứng minh được sự việc hoặc xác định hướng điều tra. Theo Điều 74 BLTTHS năm 2003, vật chứng được hiểu là những vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm cũng như tiền bạc và những vật khác có giá trị tội phạm và người phạm tội”. Với quy định trên, vật chứng có một số đặc trưng cơ bản sau:

Thứ nhất, vật chứng là vật cụ thể, tồn tại dưới dạng vật chất, nó có thể thể hiện dưới dạng thể rắn, thể lỏng và thể khí. Sự thể hiện của vật chứng rất phong phú với đủ hình dạng, kích cỡ, trọng lượng, màu sắc… song một điều cơ bản là để những vật thể đó trở thành chứng cứ thì nó phải liên quan đến vụ án hình sự.

Thứ hai, vật chứng chứa đựng và phản ánh trong mình những sự kiện thực tế liên quan đến vụ án, sự liên quan này có thể ít hay nhiều, trực tiếp hay gián tiếp nhưng quan trọng nó phải nằm trong mối liên quan tổng thể của vụ án hình sự và bao gồm những điển hình sau:

a) Vật chứng là những vật dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội. Đây là những vật mà người phạm tội khi thực hiện hành vi phạm tội đã sử dụng chúng để hỗ trợ quá trình thực hiện tội phạm để góp phần hoàn thành nhanh chóng và thuận lợi hơn. Ví dụ: dùng dao, súng, rìu để giết người, dây thừng, dây dù để thắt cổ, thuốc độc để đầu độc…

b) Vật chứng là những vật mang dấu vết tội phạm. ở đây, vật chứng thể hiện bằng những dấu vết mà người phạm tội đã để lại trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội (hiện trường) và dấu vết này được gọi là dấu vết hình sự. Dấu vết hình sự là “những phản ánh của các sự vật, hiện tượng để lại trong quá trình thực hiện tội phạm”[4]. Ví dụ: trộm cắp tài sản để lại dấu vết phá khóa, cạy tủ hay quần áo, hung khí của người phạm tội có dính máu của nạn nhân…

c) Vật chứng là đối tượng của tội phạm mà người phạm tội tác động đến. Ví dụ: tài sản (xe máy, dây chuyền, đồng hồ…) trong các tội chiếm đoạt tài sản, hàng hóa trong tội buôn lậu…

d) Vật chứng là tiền và những vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội. Ví dụ: đồ trang sức, tiền bạc trên chiếu bạc, đồ vật mà người phạm tội đã mua sắm được bằng tài sản do chiếm đoạt của người khác, quần áo, giầy dép, mũ của người phạm tội tại hiện trường nơi xảy ra vụ án…

Thông thường, vật chứng được thu thập khi phát hiện ra tội phạm bằng những hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng (ví dụ như: khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, khám đồ vật, khám nhà…), nhưng nhiều trường hợp trong quá trình giải quyết vụ án hình sự việc thu thập chứng cứ có thể do bị can, bị cáo, người làm chứng, người bị hại hoặc bất kỳ cá nhân,  cơ quan, tổ chức nào cung cấp.

Vật chứng là một trong những nguồn chứng cứ quan trọng, nó ghi nhận chính xác những sự kiện thực tế của vụ án nên giá trị chứng minh của nó trong vụ án hình sự có thể là rất cao “và trong nhiều trường hợp, không có gì có thể thay thế được chúng[5]. Với đặc tính là vật duy nhất, vật chứng tồn tại một cách khách quan, nó lưu giữ các hình ảnh xảy ra trong hiện thực bởi vậy, nó không thể thay thế được bằng bất cứ vật thể nào khác. Nói một cách khác, vật chứng là chứng cứ mang tính vật chất, nó tồn tại độc lập, khách quan và không bị chi phối bởi ý thức chủ quan của con người.

Vật chứng mang dấu vết tội phạm có vai trò giúp các cơ quan tiến hành tố tụng xác định được hướng điều tra để giải quyết nhanh chóng vụ án. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, sự tồn tại của vật chứng chỉ mang tính chất tương đối, chỉ ở một mức độ, một thời hạn nhất định. Do đó, trong quá trình thu thập, bảo quản vật chứng, các cơ quan có thẩm quyền phải đảm bảo nguyên vẹn, không để mất mát, hư hỏng hay lẫn lộn vật chứng. “Biên bản thu thập vật chứng phải ghi nhận và mô tả tỷ mỷ đặc điểm của vật đó như: mà sắc, khối lượng, trọng lượng hình dáng, những dấu vết tội phạm để lại ở vật chứng, nơi tìm thấy vật chứng hoặc người cung cấp[6]. Và đây có thể được coi là đặc điểm thứ ba của vật chứng, đó là nó phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu thập theo trình tự mà pháp luật tố tụng hình sự quy định, đồng thời người có trách nhiệm bảo quản phải thực hiện nghiêm chỉnh theo đúng quy định, nếu vi phạm tuỳ mức độ sẽ bị xử lý.

2. Lời khai của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ có liên quan đến vụ án.

Lời khai trong vụ án hình sự có thể nói cũng là một nguồn chứng cứ rất quan trọng. Cơ quan điều tra sử dụng hoạt động nghiệp vụ của mình để có được những lời khai, còn Hội đồng xét xử có vai trò thẩm định lại những lời khai đó một lần nữa tại phiên tòa. Trên cơ sở này, lời khai mang các ý nghĩa, giá trị khác nhau như: lời khai của bị can, bị cáo thể hiện thái độ thừa nhận hay phủ nhận hành vi phạm tội, lời khai của người làm chứng thể hiện sự hiểu biết của họ đối với những tình tiết liên quan của vụ án… Sự hình thành lời khai là một quá trình vô cùng phức tạp, nó bị chi phối bởi nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan khác nhau.

Dạng nguồn chứng cứ thứ hai này có sự khác biệt so với vật chứng. Theo đó, nếu vật chứng là một vật cụ thể được xác định, mang tính vật chất và nó phản ánh khách quan về vụ án, do đó không thể có một vật nào khác thay thế cho nó. Trong khi đó, lời khai của các đối tượng trên lại được hình thành từ tư duy, ý thức của con người. Ví dụ: Khi một người biết những tình tiết của vụ án và được các cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập đến với tư cách là người làm chứng, thì họ nhận thức, tri giác về nó và trên cơ sở đó, lời khai của người này là sự diễn tả lại, tạo dựng lại diễn biến vụ án thông qua lăng kính chủ quan của họ. Chính vì vậy, tính khách quan của lời khai không được đảm bảo như vật chứng, đặc biệt là trong trường hợp người khai báo lại có mối liên quan ít hay nhiều đến vụ án. Tùy từng đối tượng tham gia với tư cách nào trong vụ án như: bị can, bị cáo, người bị hại, người làm chứng, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự… và mối quan hệ của họ với nhau mà mỗi lời khai lại có những ảnh hưởng của đặc điểm tâm lý khác nhau. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu, chẳng hạn bị cáo bao giờ có tâm lý không muốn bị các cơ quan bảo vệ pháp luật phát hiện; người bị hại có tâm lý muốn trả thù; nguyên đơn dân sự lại mong được bồi thường thiệt hại nhiều; bị đơn dân sự lại không muốn phải bồi thiệt thiệt hại hoặc bồi thường ít; người làm chứng không thích bị phiền hà, liên lụy và họ sợ bị trả thù…

Lời khai của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ có liên quan đến vụ án được xem xét là nguồn chứng cứ. So với BLTTHS năm 1988, nhà làm luật Việt Nam đã bổ sung thêm lời khai của người bị bắt cũng là nguồn chứng cứ nhằm bảo đảm quyền lợi của công dân ngay từ thời điểm bị bắt, cũng như họ được quyền trình bày về những tình tiết liên quan đến việc họ bị nghi thực hiện tội phạm (Điều 71).

2.1. Lời khai người làm chứng. Người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến vụ án hình sự và được cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập đến với tư cách người làm chứng để lấy lời khai theo đúng quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Lời khai của người làm chứng là lời trình bày của một người không bị người phạm tội xâm hại nhưng đã biết được những tình tiết liên quan đến vụ án. Do lời khai người làm chứng là nguồn chứng cứ phổ biến và là “một trong những nguồn chứng cứ lâu đời và phổ biến nhất[7] nên BLTTHS có quy định về nghĩa vụ khai báo và trách nhiệm của người làm chứng về việc khai báo đó. Ngoài ra, Bộ luật còn quy định người làm chứng phải là người có năng lực nhận thức, tỉnh táo không mắc bệnh tâm thần, phải có khả năng khai báo đúng đắn và có trách nhiệm đối với lời khai đó. Những người bào chữa cho bị can, bị cáo không được làm chứng trong vụ án.

Người làm chứng trình bày những gì mà họ biết về vụ án, nhân thân của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, quan hệ giữa họ với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, người làm chứng khác và trả lời những câu hỏi đặt ra. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là, mặc dù lời khai người làm chứng là rất cần thiết nhưng để trở thành chứng cứ có giá trị chứng minh, lời khai này còn phải phù hợp với các chứng cứ khác của vụ án và người làm chứng phải trả lời rõ vì sao mà họ biết được những tình tiết đó (khoản 2 Điều 67). Mặt khác, trong quá trình thu thập, đánh giá và sử dụng lời khai của người làm chứng, điều tra viên phải nắm vững được những yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau ảnh hưởng đến lời khai và sự hiểu biết hay nhận thức của họ. Chẳng hạn:

– Các yếu tố khách quan có thể ảnh hưởng đến lời khai của người làm chứng như: thời gian để họ nhận biết sự việc, hiện tượng diễn ra quá nhanh hoặc thời gian xảy ra đã quá lâu; người làm chứng không có kiến thức về lĩnh vực đó; hiện trường nơi xảy ra tội phạm người phạm tội đã làm thay đổi, tẩy xóa; điều kiện thời tiết khí hậu xấu, nơi xảy ra tội phạm lại xa…

– Các yếu tố chủ quan cũng có thể ảnh hưởng đến lời khai người làm chứng. Theo đó, “để có thể biết được lời khai người làm chứng có khách quan hay không, điều tra viên phải thận trọng, từng bước đi sâu vào nội tâm bên trong người làm chứng có bị dao động bởi động cơ cá nhân hay không, họ có mối quan hệ thân thích hay tư thù với những người trong vụ án, quyền lợi của họ có bị thay đổi, ảnh hưởng bởi phán quyết của Tòa án không[8]. Cho nên, luật tố tụng hình sự quy định trước khi hỏi về nội dung vụ án, điều tra viên cần xác định mối quan hệ giữa họ với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại và những người làm chứng khác (khoản 1 Điều 67 BLTTHS năm 2003).

Ngoài ra, tâm lý người làm chứng thường có ý nghĩ không dám khai báo hoặc không dám khai báo tất cả những gì họ biết về hành vi phạm tội. Lý do đa số mọi người không thích làm chứng, bởi họ sợ mất thời gian, nhiều lần phải gặp điều tra viên, kiểm sát viên, phải ra trước phiên tòa; “họ sợ bị liên lụy, bị trả thù nếu mình trình báo, tố giác hay làm chứng để người phạm tội bị phát hiện và bị bắt nên tạo ra một tâm lý nặng nề, thiếu nhiệt tình cũng như sự yên tâm, tin tưởng của người làm chứng khi tham gia thực hiện nghĩa vụ của một công dân[9]. Thực tế đã có nhiều trường hợp các gia đình của những người phạm tội đe dọa, trả thù thậm chí còn xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người làm chứng. Sau nữa, người làm chứng tham gia tố tụng chỉ có nghĩa vụ mà chẳng hề có quyền lợi gì. Nếu người làm chứng không đến theo giấy triệu tập thì có thể bị dẫn giải, ngoài ra nếu từ chối hay trốn tránh việc khai báo thì họ phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 307 và Điều 308 Bộ luật hình sự năm 1999. Chính vì vậy, BLTTHS năm 2003 đã quy định bổ sung thêm các quyền mà người làm chứng được hưởng để bảo đảm hài hòa tối đã giữa quyền và nghĩa vụ của họ. Theo đó, người làm chứng có một số quyền như: a) Yêu cầu cơ quan triệu tập họ bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình khi tham gia tố tụng; b) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và; c) Được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy định của pháp luật (khoản 3 Điều 55).

Tuy nhiên, do đây là nguồn chứng cứ có ý nghĩa rất lớn trong việc kết thúc nhanh chóng quá trình điều tra nên khi tiến hành lấy lời khai, điều tra viên phải thông báo, giải thích rõ trách nhiệm khai báo sự thật của họ. Cụ thể, nếu người làm chứng biết được đến đâu thì khai đến đó, không được suy diễn, chỉ trình bày chính xác những điều mình biết và nếu khai báo gian dối hoặc từ chối khai báo sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.

2.2. Lời khai người bị hại. Người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần hoặc về tài sản do bọn phạm tội gây ra. Lời khai người bị hại là một trong những nguồn chứng cứ quan trọng, diễn tả lại trực tiếp hành vi phạm tội và nói lên thiệt hại mà họ phải gánh chịu. Tuy nhiên, cũng như lời khai khác, lời khai của người bị hại cũng có những yếu tố không khách quan, chẳng hạn như: “thổi phồng sự thiệt hại hoặc do căm tức người phạm tội, thần kinh bị kích động nên họ đã cung cấp thông tin không chính xác về người phạm tội cũng như diễn biến của vụ án…”[10]. Cho nên, lời khai của người bị hại về hành vi phạm tội và những tình tiết khác chỉ được sử dụng làm chứng cứ khi mà họ có thể nói rõ vì sao họ biết được, nếu họ không chứng minh được cơ sở của lời khai thì chúng không được coi là nguồn chứng cứ (khoản 2 Điều 68).

Ngoài ra, cũng cần thấy rằng lời khai của người bị hại cũng không tránh khỏi sự chi phối của những yếu tố khách quan và chủ quan nhất định nên lời khai này có những đặc điểm riêng so với lời khai của những người khác. Ví dụ: Lời khai của người bị hại do bị người khác dùng vũ lực tấn công bất ngờ làm họ ngất đi sẽ khó mô tả lại được sự việc như thế nào hoặc lời khai của người bị hại sẽ không phản ánh đúng diễn biến khách quan của vụ án (không đáng tin cậy) nếu người này lại có quan hệ họ hàng, đồng nghiệp, bạn bè… với bị can, bị cáo.

Như vậy, vai trò của người bị hại trọng vụ án hình sự là rất cần thiết, nhất là trong những vụ án chỉ khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại. “Tính theo vị trí mở đầu vụ án thì người bị hại là nhân tố đầu tiên xác định vụ án hình sự nên lời khai của người bị hại rất quan trọng, có ý nghĩa khi quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và đề ra hướng điều tra[11]. Là nhân chứng sống nên lời khai của người bị hại là cơ sở quan trọng để các cơ quan chuyên trách bảo vệ pháp luật truy lần những đầu mối của vụ án. Do đó, giá trị chứng minh của nguồn chứng cứ này cao hơn so với lời khai của những người khác, cho nên để đảm bảo tính khách quan, điều tra viên khi lấy lời khai của người bị hại cũng phải tuân thủ theo những quy định của BLTTHS (các Điều 133-137).

2.3. Lời khai nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự. Điều 52, 53 BLTTHS năm 2003 quy định về nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự cho thấy họ là những chủ thể có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trực tiếp đến vụ án hình sự nhưng yêu cầu của những chủ thể này là giải quyết về mặt dân sự. Lời khai của nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự cũng là một trong những nguồn chứng cứ quan trọng giúp cho cơ quan tiến hành tố tụng làm rõ các tình tiết của vụ án và giải quyết về dân sự. Là những người có liên quan, họ rất quan tâm đến kết quả vụ án hình sự và mong muốn trình bày với cơ quan tiến hành tố tụng những tình tiết của vụ án nghiêng theo hướng có lợi cho họ. Cụ thể:

– Với nguyên đơn dân sự, họ có tâm lý muốn được đền bù thiệt hại (vật chất) nhanh chóng cho mình nên khi khai báo thông thường chỉ ra thiệt hại (hậu quả) thường lớn hơn so với thiệt hại thực tế.

– Ngược lai, đối với bị đơn dân sự thì họ muốn mức đền bù được giảm ở mức thấp nhất nên khi khai báo thông thường hay phủ nhận trách nhiệm của mình hoặc đưa ra lý lẽ để giảm bớt thiệt hại.

Xuất phát từ những lý do đã nêu, trên thực tế lời khai nguyên đơn dân sự và bị đơn dân sự thường mâu thuẫn trái ngược với nhau. Cho nên, để giải quyết nhanh chóng về mặt dân sự, đồng thời tìm hiểu rộng thêm về những tình tiết liên quan đến vụ án, các cơ quan tiến hành tố tụng phải chú ý đến những đặc điểm tâm lý của từng bên, đồng thời giải thích cho họ rõ hậu quả của việc sai sự thật, khai báo gian dối và trách nhiệm đối với việc khai báo đó. Xem xét nội dung này cho thấy, để tạo cơ sở pháp lý cho việc lấy lời khai của những chủ thể này trong thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử, BLTTHS năm 2003 bên cạnh việc ghi nhận nó là nguồn chứng cứ, còn đồng thời cụ thể hóa thành một điều luật riêng quy định về lời khai của nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự (Điều 69) với nội dung như sau:

1. Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự trình bày về những tình tiết liên quan đến việc bồi thường thiệt hại do tội phạm gây ra.

2. Không được dùng làm chứng cứ những tình tiết do nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự trình bày, nếu họ không thể nói rõ vì sao biết được tình tiết đó.”

Với việc quy định như vậy, theo chúng tôi là hoàn toàn phù hợp vì, họ đều là những người tham gia tố tụng nhằm bảo vệ quyền lợi pháp lý của mình trước các cơ quan tiến hành tố tụng, cùng với những người tham gia tố tụng khác, nguyên đơn dân sự và bị đơn dân sự cũng cung cấp các tình tiết cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án.

2.4. Lời khai của người bị bắt, người bị tạm giữ, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quanđến vụ án, bị can, bị cáo. Lời khai của người bị bắt, người bị tạm giữ, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án, bị can, bị cáo cũng là nguồn chứng cứ để đối chiếu, xem xét với những chứng cứ khác mà cơ quan điều tra thu thập được nhằm xác định sự phù hợp khách quan của hành vi phạm tội và người thực hiện tội phạm. Mục đích lấy lời khai của những người này của cơ quan tiến hành tố tụng là thu được lời khai chính xác và đầy đủ về vụ án, để trên cơ sở đó xác định được mức độ liên quan của từng chủ thể đến vụ án hình sự như thế nào.

– Lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ là sự trình bày về những tình tiết liên quan đến việc họ bị nghi thực hiện tội phạm.

– Lời khai của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là sự trình bày về những tình tiết trực tiếp liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.

Luật sư chuyên bào chữa hình sự tại tphcm

Luật sư chuyên bào chữa hình sự tại tphcm

Chúng tôi với đội ngũ Luật sư dày dặn kinh nghiệm về tư vấn, tham gia bảo chữa, bảo vệ quyền và lợi ích cho khách hàng trong lĩnh vực Pháp luật hình sự, chúng tôi hiện đang thực hiện các dịch vụ tư vấn Pháp luật Hình sự sau:

  1. Tư vấn Pháp luật, tham gia bảo vệ, bào chữa cho Bị can, bị cáo, người bị hại trong vụ án hình sự từ giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của Pháp luật Hình sự;

  2. Tư vấn Pháp luât, tiến hành thủ tục trình báo các hành vi vi phạm Pháp luật hình sự, yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại đối với người phạm tội trong vụ án hình sự;

  3. Tư vấn thủ tục yêu cầu giám định thương tích, xác minh thu thập chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm Pháp luật hình sự;

  4. Tư vấn thủ tục, các tình tiết liên quan đến việc giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự theo quy định của Pháp luật Hình sự;

  5. Các vấn đề liên quan đến việc xin miễn truy cứu trách nhiệm hình sự; giảm thời gian chấp hành hình phạt tù; xin bảo lĩnh tại ngoại; hoãn chấp hành hình phạt theo quy định của Pháp luật Hình sự;

  6. Tư vấn Pháp luật, tham gia bảo vệ cho Bị can, bị cáo, người bị hại chưa thành niên trong vụ án hình sự.

Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi có vấn đề liên quan đến Pháp luật Hình sự, quý Khách hàng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ sau:

Chúng tôi với đội ngũ Luật sư dày dặn kinh nghiệm về tư vấn, tham gia bảo chữa, bảo vệ quyền và lợi ích cho khách hàng trong lĩnh vực Pháp luật hình sự, chúng tôi hiện đang thực hiện các dịch vụ tư vấn Pháp luật Hình sự sau:

  1. Tư vấn Pháp luật, tham gia bảo vệ, bào chữa cho Bị can, bị cáo, người bị hại trong vụ án hình sự từ giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của Pháp luật Hình sự;

  2. Tư vấn Pháp luât, tiến hành thủ tục trình báo các hành vi vi phạm Pháp luật hình sự, yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại đối với người phạm tội trong vụ án hình sự;

  3. Tư vấn thủ tục yêu cầu giám định thương tích, xác minh thu thập chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm Pháp luật hình sự;

  4. Tư vấn thủ tục, các tình tiết liên quan đến việc giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự theo quy định của Pháp luật Hình sự;

  5. Các vấn đề liên quan đến việc xin miễn truy cứu trách nhiệm hình sự; giảm thời gian chấp hành hình phạt tù; xin bảo lĩnh tại ngoại; hoãn chấp hành hình phạt theo quy định của Pháp luật Hình sự;

  6. Tư vấn Pháp luật, tham gia bảo vệ cho Bị can, bị cáo, người bị hại chưa thành niên trong vụ án hình sự.

Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi có vấn đề liên quan đến Pháp luật Hình sự, quý Khách hàng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ sau:

Hỗ trợ trực tuyến

ĐIỆN THOẠI GẶP LUẬT SƯ: 0972238006(zalo, viber)

Hỗ trợ trực tuyến:
Skype: Skype
0972238006
Thừa kế là gì, di sản thừa kế là gì, cách xác định di sản thừa kế
THỦ TỤC CÔNG CHỨNG CHO THUÊ NHÀ ĐẤT
Luật Sư Tư Vấn Thường Xuyên Cho Công Ty
Luật Sư Tư Vấn Hợp Đồng
Luật Sư Tư Vấn Hợp Đồng
Luật Sư Tư Vấn Ly Hôn
Luật Sư Chuyên Về Tranh Chấp Nhà Đất
luật sư ly hôn
Luật Sư Tư Vấn Hợp Đồng
Hợp Đồng Tặng Cho Tài Sản Nhà Đất
luật sư tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp
luat su rieng cho cong ty
luật sư doanh nghiệp
luat su nha dat
luật sư doanh nghiệp
luật sư trả lời đài truyền hình
luật sư trả lời báo chí
Trang chủ | Luật sư chuyên giải quyết thuận tình ly hôn tại tphcm | Luật sư chuyên đại diện ủy quyền ly hôn | Luật sư chuyên soạn thảo các loại hợp đồng | Luật sư ly hôn tại Tân Bình, Gò Vấp | Luật sư chuyên đại diện cho doanh nghiệp tại tòa án | Văn phòng luật sư tư vấn | Luật sư chuyên tranh chấp nhà đất với người nước ngoài | Luật sư chuyên tranh chấp nhà đất cho việt kiều tại sài gòn | Luật sư chuyên khởi kiện tranh chấp thừa kế | Luật sư chuyên khởi kiện thu hồi nợ | Luật sư chuyên làm giấy tờ nhà đất tại tphcm | Luật sư giỏi tại thành phố hồ chí minh | Dịch vụ sang tên sổ đỏ sổ hồng | Luật sư tư vấn tranh chấp hợp đồng thuê nhà xưởng | Tư vấn người nước ngoài ly hôn với người việt nam | Luật sư giỏi về thừa kế tại tphcm | Luật sư tư vấn luật đất đai | Luật sư bảo vệ quyền lợi cho bị hại trong vụ án hình sự | Luật sư chuyên tư vấn chia tài sản sau khi ly hôn | Luật sư pháp chế doanh nghiệp | Phí thuê luật sư ly hôn tại tphcm | Tư vấn thủ tục nhận thừa kế nhà đất | Luật sư cho việt kiều và người nước ngoài | Luật sư giỏi chuyên tố tụng | Luật sư cho công ty tại quận 6, bình tân | Luật sư cho công ty tại quận 5, quận 11, quận 10 | Luật sư tư vấn kiện đòi nhà cho thuê | Luật sư chuyên nhà đất quận 9, quận 12 | Luật sư tư vấn cho cá nhân | Luật sư chuyên soạn thảo, review hợp đồng | Luật sư chuyên bào chữa các vụ án hình sự | Luật sư tại thành phố Thủ Đức | Luật sư tư vấn vu khống nói xấu xúc phạm danh dự trên facebook | Luật sư tư vấn soạn thảo văn bản, hợp đồng | Luật sư tư vấn soạn đơn khởi kiện | Luật sư hình sự tại thành phố hồ chí minh | Luật sư nhà đất tại thành phố thủ đức | Luật sư chuyên tư vấn bào chữa tội lây lan dịch bệnh | Luật sư giỏi chuyên về lao động | Việt kiều có được thừa kế nhà đất tại việt nam không? | Luật sư chuyên giải quyết tranh chấp mua bán nhà đất | Luật sư tư vấn tranh chấp hợp đồng thuê nhà mùa covid | Luật sư tư vấn phân chia tài sản chung của vợ chồng | Luật sư tư vấn thu hồi công nợ | Luật sư chuyên giải quyết tranh chấp | Luật Sư Làm Ly Hôn Nhanh Tại Tphcm | Tư Vấn Kiện Đòi Lại Nhà Cho Ở Nhờ | Luật sư tư vấn kiện đòi nhà | Luật sư tư vấn mua bán nhà đất | Luật sư tư vấn hợp đồng vô hiệu | Tư vấn hợp đồng giả cách | Luật Sư Hòa Giải Tranh Chấp Đất Đai | Tư Vấn Tranh Chấp Ly Hôn | Luật Sư Chuyên Ly Hôn Nhanh Trọn Gói | Tư Vấn Chuyển Nhượng Cổ Phần Vốn Góp | Luật Sư Bảo Hộ Doanh Nghiệp | Luật Sư Giải Quyết Ly Hôn Nhanh Tại Tphcm | Tư Vấn Kiện Đòi Nợ | Luật Sư Tranh Chấp Nhà Ở | Luật Sư Chuyên Soạn Đơn Khởi Kiện Khiếu Nại | Luật sư tư vấn soạn đơn ly hôn | Luật Sư Tư Vấn Thành Lập Doanh Nghiệp | Luật Sư Tư Vấn Tại Công Ty | Luật Sư Chuyên Nhà Đất Tại Quận 6, Bình Tân, Bình Chánh | Luật Sư Tư Vấn Tranh Chấp Nuôi Con Khi Ly Hôn | Luật Sư Tư Vấn Cho Người Hoa Tại tphcm/Hoa Kiều | Luật Sư tư Vấn Đơn Phương Chấm Dứt Hợp Đồng Lao Động | Luật Sư Tư Vấn Cho Việt Kiều Úc, Mỹ, Canada | Luật Sư Tư Vấn Luật Thường Xuyên Cho Doanh Nghiệp | Công Chứng Khai Nhận Thừa Kế | Văn Phòng Luật Sư Tư Vấn Chia Tài Sản Khi Ly Hôn | Luật Sư Tư Vấn Bất Động Sản | Luật Sư Tư vấn Thừa Kế Tại Quận 6, Bình Tân | Luật Sư Tranh Chấp Kinh Doanh Thương Mại | Luật Sư Chuyên Đại Diện Ủy Quyền Tại Tòa Án | Luật Sư Tư Vấn Ly Hôn Tại Bình Tân | Luật Sư Ly Hôn Tại Quận 6 | Luật Sư Chuyên Ly Hôn Tại Bình Thạnh, Gò Vấp | Luật Sư Hình Sự Tại Biên Hòa | Luật Sư Tư Vấn Ly Hôn Tại Quận 10, Quận 11 | Luật Sư Tư Vấn Tranh Chấp Cố Phần Vốn Góp | Luật Sư Bảo Vệ Bào Chữa Tại Trung Tâm Trọng Tài | luật sư giỏi uy tín tại tphcm | Luật Sư tại Quận Tân Phú | Luật Sư Quận tại Phú Nhuận | Luật Sư tại Quận Gò Vấp | Dịch Vụ Hợp Thức Hóa Nhà Đất | Luật Sư Tư Vấn Thừa Kế Nhà Đất Cho Việt Kiều | Luật Sư Tư Vấn Cho Công Ty | Luật Sư Tư Vấn Ly Hôn Tại Bình Chánh | Luật Sư Chuyên Khởi Kiện Án Hành Chính | Luật Sư Tư Vấn Lấn Chiếm Đất | Luật Sư Tư Vấn Tranh Chấp Hợp Đồng Mua Bán Nhà Đất | Tư Vấn Cấp Sổ Đỏ, Sổ Hồng | Luật Sư Tư Vấn Phân Chia Thừa Kế | Luật Sư Tư Vấn Cho Công Ty Bất Động Sản | Luật Sư Chuyên Tranh Chấp Đất Đai Tại Bình Chánh | Luật Sư Bào Chữa Hình Sự | Luật Sư Tư Vấn Ngoài Giờ | Tranh Chấp Thừa Kế Có Yếu Tố Nước Ngoài | Luật Sư Tư Vấn Tranh Chấp Đòi Lại Tài Sản | Luật Sư Tư Vấn Tranh Chấp Đứng Tên Dùm Nhà Đất | Luật sư chuyên tư vấn doanh nghiệp | luật sư chuyên thuận tình ly hôn cho việt kiều/người nước ngoài | Luật sư tư vấn đơn phương ly hôn với việt kiều | Tư vấn ly hôn chia tài sản với việt kiều | Luật sư tư vấn kháng cáo | Luật sư chuyên về tranh chấp đất đai tại tphcm | Luật sư cho ca sĩ, diễn viên | Tư vấn thay đổi trụ sở, giấy phép công ty | Luật sư tư vấn tranh chấp nhà thuộc sở hữu chung | Luật sư tư vấn lập di chúc | Luật sư giỏi về hình sự tại thành phố hồ chí minh | Luật sư giỏi về nhà đất tại tphcm | Luật sư giỏi di chúc thừa kế tại tphcm | Luật sư chuyên tranh chấp nhà chung cư | Luật sư giỏi về hình sự tại sài gòn | Luật sư chuyên tranh chấp hợp đồng góp vốn | Luật sư chuyên thừa kế di chúc | Luật sư chuyên tranh chấp vay tiền | Luật sư tư vấn luật đất đai | Kê khai thừa kế | tư vấn công chứng mua bán nhà đất | luật sư tư vấn thành lập công ty | luật sư chuyên tư vấn ly hôn chia tài sản | dịch vụ luật sư di sản thừa kế | Dịch vụ luật sư nhà đất tại TPHCM | luật sư tại quận 1 | luật sư tại quận 2 | luật sư tại quận 3 | luật sư tại quận 4 | luật sư tại quận 5 | Luật Sư Tại Quận 6 | luật sư tại quận 7 | luật sư tại quận 8 | luật sư tư vấn, bào chữa tội chống người thi hành công vụ | Luật sư tại quận 10 | Luật sư tại quận 11 | luật sư tại quận 12 | Luật sư tại quận bình thạnh | Luật sư tại huyện bình chánh | Luật sư huyện Nhà Bè | luật sư huyện hóc môn | Văn phòng Luật sư Nhà Đất | Luật sư huyện Cần Giờ | Văn phòng luật sư tại TPHCM | Luật Sư Tại Sài Gòn | luật sư việt nam | Luật sư Uy Tín | Luật sư Công Ty | luật sư tư vấn ly hôn tại thủ đức | Luật sư chuyên tranh chấp thừa kế | luật sư bào chữa tại tòa án | luật sư tại quận bình tân | Dịch thuật công chứng tại tphcm | luật sư giỏi và uy tín | luật sư tư vấn tại nhà | luật sư tư vấn hợp đồng mua bán nhà đất | mẫu hợp đồng mua bán nhà | mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà | luật sư chuyên hình sự | luật sư tư vấn thu hồi nợ | luật sư chuyên nhà đất | luật sư chuyên về khiếu nại, khởi kiện | luật sư giỏi về nhà đất | luật sư chuyên hợp đồng kinh tế | luật sư tư vấn hợp đồng mua bán hàng hóa | luật sư tư vấn tại bình dương | luật sư tại biên hòa đồng nai | Văn phòng luật sư tư vấn ly hôn | Luật Sư tư vấn tại Long An | Luật sư tư vấn tại cần thơ | Văn Phòng Luật Sư Chuyên Thừa Kế | Luật Sư Tư Vấn Ly Hôn | Luật Sư Làm Chứng | Tư Vấn Công Chứng Nhà Đất | Luật Sư Tư Vấn Cho Người Nước Ngoài | Luật Sư Riêng Cho Công Ty | Luật Sư Tư Vấn Thừa Kế Nhà Đất | Luật Sư Tư Vấn Về Thuế Kế Toán | Tư Vấn Công Chứng Tại Nhà | Luật Sư Thừa Kế Tại Tphcm | Tư Vấn Luật Cho Việt Kiều Mỹ | Luật Sư Tư Vấn Cho Việt Kiều Mua Nhà Tại Việt Nam | Luật Sư Tại Thành Phố Hồ Chí Minh | Luật Sư Tư Vấn Luật Lao Động | Luật Sư Riêng Cho Các Công Ty Tại Sài Gòn | Luật Sư Quận Tân Bình | Luật Sư Cho Doanh Nghiệp | luật sư riêng cho các công ty | luật sư tư vấn thừa kế nhà đất cho việt kiều | luật sư riêng cho công ty nước ngoài tại việt nam | Đoàn luật sư tphcm - VPLS Gia Đình | Tư vấn chia tài sản khi ly hôn | luật sư tư vấn tranh chấp tại toà án | Luật sư tư vấn ly hôn có yếu tố nước ngoài | luật sư bào chữa tại tòa án tphcm | luật sư tại quận 1 | tin tức nóng | luật sư tại quận 3 | Luật sư tư vấn bảo hiểm nhân thọ | luật sư tại quận 5 | luật sư bào chữa tư vấn tội cưỡng đoạt tài sản | luật sư tại quận 7 | luật sư tại quận 8 | Luật sư chuyên tranh chấp nhà đất quận 9, quận 2 | luật sư tại quận 10 | luật sư tư vấn bào chữa tội tham ô | Thuê luật sư bào chữa hình sự | luật sư nhà đất thừa kế tại quận tân bình | luật sư thừa kế tại huyện bình chánh | luật sư chuyên thừa kế nhà đất tại quận bình tân | luật sư bào chữa tội làm con dấu, tài liệu, hồ sơ giả | luật sư chuyên thừa kế tại quận phú nhuận | luật sư bào chữa tư vấn tội cố ý gây thương tích | Luật sư tư vấn về xây dựng/luật xây dựng | Luật Sư Chuyên Về Di Chúc | luật sư giỏi về nhà đất tại quận bình thạnh | Tư vấn du học xin visa | Luật sư tranh chấp nhà đất | Luật sư tư vấn di chúc | Luật sư thừa kế nhà đất tại gò vấp | luật sư tranh tụng tại tòa án | luật sư tư vấn hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất | luật sư chuyên tư vấn hợp đồng thuê nhà | Văn Phòng Luật Sư Chuyên Hình Sự Tại Tphcm | Luật sư chuyên tranh chấp hợp đồng | Luật sư tranh chấp bất động sản | Văn phòng luật sư doanh nghiệp | Luật Sư Bào Chữa Tại TPHCM | Luật sư tư vấn hợp đồng vay tiền | Thủ tục tuyên bố 1 người tâm thần | Luật sư tư vấn tranh chấp công ty | luật sư tư vấn thu hồi nợ | luật sư tư vấn thuận tình ly hôn | luật sư tư vấn đơn phương ly hôn | Luật sư tư vấn tranh chấp đất đai | Dịch vụ luật sư làm sổ hồng sổ đỏ | Luật Sư Tố Tụng | Dịch Vụ Luật Sư Ly Hôn Nhanh | Luật sư tư vấn ly hôn tại quận 5, quận 11 | Luật Sư Tư Vấn Nghĩa Vụ Cấp Dưỡng | luật sư tư vấn thừa kế theo di chúc | Luật sư tư vấn phân chia thừa kế quận 6, quận 11, quận 10, quận 5 | Luật sư thừa kế tại quận 1, quận 2, quận 3, quận 4, quận 7 | Luật sư tư vấn phân chia thừa kế tại quận 8, quận 9, quận 12 | Luật sư phân chia thừa kế tại bình chánh, Tân Phú, Bình Thạnh, nhà bè | Luật Sư Cho Doanh Nghiệp | Luật Sư Chuyên Tư Vấn Thừa Kế Tại Quận 5 | Tổng đài tư vấn pháp luật hình sự, ly hôn, thừa kế, nhà đất, doanh nghiệp | Luật sư tư vấn bào chữa tội đánh bạc/đá gà/lô đề/cá độ | Luật Sư Tư Vấn Tranh Chấp Mua Bán Nhà | Tư Vấn Công Chứng Thừa Kế | Luật Sư Chuyên Tranh Chấp Kinh Doanh | Luật Sư Tư Vấn Soạn Thảo Hợp Đồng | Thừa Kế Nước Ngoài | Luật Sư Tư Vấn Đòi Lại Nhà Đất | Dịch Vụ Luật Sư Thu Hồi Nợ Khó Đòi | Luật sư tư vấn tranh chấp cổ đông công ty | Khởi Kiện Bồi Thường Danh Dự Nhân Phẩm | Luật Sư Tranh Chấp Thừa Kế Nhà Đất | Luật Sư Tư Vấn Tranh Chấp Hợp Đồng Mua Bán Nhà | Luật Sư Chuyên Tư Vấn Khởi Kiện | Luật Sư Hôn Nhân Gia Đình | Luật Sư Tư Vấn Hợp Đồng Góp Vốn | Tranh Chấp Tài Sản Chung Của Vợ Chồng | Luật Sư Giỏi Uy Tín Tại Việt Nam | Luật Sư Tại Sài Gòn Việt Nam Tư Vấn Cho Việt Kiều | Giải Quyết Tranh Chấp Bằng Trọng Tài | Dịch Vụ Thành Lập Công Ty Trọn Gói Tại Tphcm | Luật Sư Chuyên Tranh Chấp Doanh Nghiệp | Tổng Đài Tư Vấn Pháp Luật | Luật Sư Tư Vấn Mua Nhà Đang Thế Chấp Ngân Hàng | Quyền Thừa Kế Nhà Đất Người Việt Nam Định Cư Ở Nước Ngoài | Luật Sư Tư Vấn Tặng Cho Nhà Đất | Luật Sư Tư Vấn Đứng Tên Dùm Nhà Đất Căn hộ Chung Cư | Luật Sư Tư Vấn Ly Hôn Cho Việt Kiều | Luật Sư Tư Vấn Mua Bán Căn hộ | Luật sư tư vấn Thỏa Thuận Tài Sản Của Vợ Chồng | Tư Vấn Pháp Luật Thừa Kế | Luật Sư Tư Vấn Trọn Gói Cho Doanh Nghiệp | Luật Sư Tư Vấn Ly Hôn Tại Bình Thạnh, Bình Tân, Quận 6, Gò Vấp | Luật Sư Sài Gòn Chuyên Bào Chữa Ở Miền Tây | Dịch Vụ Luật Sư Đòi Nợ | Luật Sư Tư Vấn Mua Đất Nền | Luật Sư Tư Vấn Đơn Phương Ly Hôn Tại Quận 6 | Luật Sư Giải Quyết Tranh Chấp Tài Sản Với Người Nước Ngoài | Tranh Chấp Hợp Đồng Mua Bán Đất | Tư vấn Thành Lập Chi Nhánh Văn Phòng Đại Diện | Luật Sư Tư Vấn Công Ty Cổ Phần | Luật Sư Chuyên Tư Vấn Khai Di Sản Thừa Kế | Luật Sư Chuyên Tranh Chấp Thừa Kế Nhà Đất Tại Biên Hòa | Tranh Chấp Hợp Đồng Thuê Nhà | Điều Kiện Việt Kiều Mua Nhà Sài Gòn | Tư Vấn Bồi Thường Khi Bị Thu Hồi Đất | Luật Sư Tư Vấn Tranh Chấp Nội Bộ Doanh Nghiệp | Luật Sư Chuyên Tranh Chấp Mua Bán Căn Hộ Chung Cư | Luật sư trên truyền hình và báo chí | Luật sư tư vấn đăng ký nhãn hiệu logo độc quyền | Luật Sư Tư Vấn Tranh Chấp Lao Động | Luật Sư Tư Tranh Chấp Mua Bán Đất Nền | Luật Sư Tại Chợ Lớn | Luật Sư Tư Vấn Về Án Phí | Tư Vấn Khởi Kiện Tranh Chấp Đất Đai | Luật Sư Tư Vấn Tranh Chấp Hợp Đồng Đặt Cọc | Luật Sư Tư Vấn Tranh Chấp Ranh Giới Đất | Luật Sư Tư Vấn Tranh Chấp Lối Đi Chung | Luật sư tư vấn giữ quốc tịch cho việt kiều | Luật sư tư vấn xác nhận nguồn gốc việt nam | Luật sư tư vấn thủ tục ly hôn cho việt kiều | Luật sư tư vấn thủ tục ly hôn tại sài gòn việt nam | Luật sư tư vấn kiện đòi nhà cho việt kiều | Dịch vụ luật sư nhà đất dành cho việt kiều | Luật sư tư vấn thủ tục ly hôn tại việt nam | Luật sư chuyên bào chữa cho bị can bị cáo | Luật sư tư vấn đơn phương ly hôn và thuận tình ly hôn | Cần Tìm Thuê Luật Sư Giỏi Tại Tphcm | Luật sư tư vấn ly hôn nhanh tại bình tân, quận 6 | Luật sư tư vấn luật thừa kế tại tphcm | Làm sao để dành được quyền nuôi con khi ly hôn | Luật sư tư vấn lập vi bằng | Luật sư tư vấn tố cáo vi phạm hình sự | Luật sư tư vấn tranh chấp hợp đồng do bất khả kháng | Luật sư tư vấn ly hôn đơn phương | luật sư chuyên tư vấn đòi nợ | Luật sư chuyên tranh tụng hình sự | Luật sư tư vấn tranh chấp giáp ranh nhà đất | Luật sư tư vấn kiện hủy giấy chứng nhận sổ hồng sổ đỏ | Luật sư chuyên tư vấn bào chữa cho người bị hiếp dâm trẻ em | Luật sư chuyên tư vấn luật đất đai nhà ở | Luật sư tư vấn thời hiệu khởi kiện thừa kế | Luật sư tư vấn bào chữa tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản | Luật sư chuyên bào chữa hình sự tại tphcm | Luật sư chuyên về kinh tế | Luật sư chuyên tư vấn khởi kiện vụ án hành chính quyết định hành chính | Luật sư chuyên tư vấn kiện đòi đất | Luật sư giỏi chuyên về tranh chấp hợp đồng kinh tế thương mại kinh doanh | Luật sư tư vấn nhà đất | Luật sư tư vấn làm mới và gia hạn visa - Renew and extend visa | Luật sư tư vấn làm thẻ tạm trú – Renew/extend temporary residence | Luật sư tư vấn giấy phép lao động cho người nước ngoài/Working permit | Luật sư tư vân kết hôn với người nước ngoài | Luật sư chuyên bào chữa tội mua bán vận chuyển tàng trữ ma túy | Luật sư tư vấn tranh chấp hợp đồng thuê nhà hàng, khách sạn, mặt bằng | Luật sư tư vấn tranh chấp ranh đất | Luật sư tư vấn luật hình sự | Luật sư tư vấn tại ngoại, bảo lãnh | Luật sư tư vấn qua điện thoại, online, trực tuyến | Luật sư tư vấn thừa kế do chết vì covid | Luật sư tư vấn hợp đồng nhà xưởng, văn phòng | Lawyer at Ho Chi Minh City, Viet nam | divorce lawyer at Ho Chi Minh City | Luật sư tư vấn thừa kế sổ tiết kiệm, tài sản | Luật sư tư vấn thừa kế cổ đông cổ phần vốn góp cổ phiếu trong công ty | Luật sư tư vấn thừa phát lại | Văn phòng luật sư tại quận 1 | Luật sư tư vấn ly hôn với người nước ngoài | Luật sư tư vấn tố cáo, khiếu nại | Luật sư tư vấn thừa kế nhà đất tại bình thạnh | Luật sư chuyên tư vấn bào chữa tội phạm công nghệ cao, mạng internet, facebook | Luật sư chuyên tư vấn mua bán đất dự án | Luật sư chuyên tư vấn mua bán nhà đất bằng tay | Luật sư chuyên bào chữa tội tham ô, hối lộ, lợi dụng chức vụ | Luật sư chuyên tư vấn bào chữa tội buôn lậu | Luật sư tư vấn bào chữa tội trốn thuế | Luật sư giỏi tại tphcm | Luật sư công giáo | Luật sư tư vấn làm đơn giám đốc thẩm | Luật sư giỏi chuyên đòi nhà đất | Luật sư chuyên tư vấn thi hành án | Luật sư tư vấn đòi lại tiền mua đất nền dự án | Luật sư chuyên tư vấn kiện đòi giấy chứng nhận, sổ đỏ, sổ hồng | Thế nào là tội cho vay nặng lãi | Luật sư giỏi chuyên bào chữa án ma túy | Tư vấn về hành vi ngoại tình vợ chồng | Luật sư tư vấn bào chữa về tai nạn giao thông | Luật sư tư vấn bào chữa về tội mua bán hàng cấm | Luật sư tư vấn tranh chấp tín dụng ngân hàng | Luật sư tư vấn hợp đồng hợp tác kinh doanh | Luật sư tư vấn kiện thẩm mỹ viện | Luật sư chuyên tư vấn mua bán doanh nghiệp | Luật sư tư vấn bào chữa tội mua bán ma túy | Luật sư tư vấn hộ kinh doanh cá thể | Luật sư chuyên tư vấn bào chữa về tiền bitcoin | Luật sư chuyên tư vấn ủy quyền | Các án lệ | Luật sư chuyên tư vấn đầu tư nước ngoài | Luật sư giỏi chuyên bào chữa án kinh tế | Luật sư tư vấn bào chữa khi bị bắt | Luật sư giỏi chuyên tư vấn bào chữa tại đà nẵng | Tư vấn đòi nhà đất đứng tên dùm | Luật sư giỏi tại long thành đồng nai | Luật sư chuyên giải quyết các loại tranh chấp | Làm sao để được án treo? | Luật sư tư vấn đòi nợ cho công ty | luật sư tư vấn hoàn công, giấy phép xây dựng | Luật sư tư vấn bào chữa tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy | Luật sư nhận ủy quyền đại diện | Tư vấn bào chữa để được án treo tại ngoại | Giới thiệu | VIDEO LS TRẦN MINH HÙNG TƯ VẤN LUẬT TRÊN TRUYỀN HÌNH | Luật Sư tư vấn bào chữa tội giết người | Luật Sư Thừa kế | Thành Công Đạt Được | Luật Sư Riêng Cho Gia Đình Và Doanh Nghiệp | Báo Chí Và Chúng Tôi | Luật Sư Doanh Nghiệp | Luật Sư Nhà Đất | Luật Sư Di Trú | Luật sư Dân sự | Luật Sư Hình Sự | Luật Sư Tư Vấn Ly Hôn | Luật Sư Tranh Tụng | Luật sư tư vấn luật lao động | Văn phòng luật sư tư vấn cho việt kiều | Luật sư Chuyên Kinh Tế | Luật Sư Giỏi Về Hình Sự | Luật Sư Tư Vấn Thừa Kế Nhà Đất | Luật Sư Tư Vấn Thường Xuyên Cho Doanh Nghiệp | Luật Sư Thi Hành Án | Luật Sư Tư Vấn Miễn Phí | Dịch Thuật Công Chứng | Luật Sư Riêng Cho Công Ty Nước Ngoài | Luật Sư Tư Vấn | Luật Sư Tư Vấn Hợp Đồng | Luật Sư Công Nợ | Luật Sư Chuyên Tranh Tụng Tại Tphcm | Luật Sư bào chữa tư vấn tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản | Luật Sư Kinh Nghiệm | Hỏi đáp pháp luật | Văn bản pháp luật | Liên Hệ

  ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - VĂN PHÒNG LUẬT SƯ GIA ĐÌNH

Chúng tôi tư vấn cho tất cả các khách hàng tại quận 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, tân bình, phú nhuận, Bình Thạnh, bình tân, tân phú, bình chánh, Thủ Đức... và các tỉnh trong cả nước. Chúng tôi tư vấn tận nhà, tận công ty nếu quý khách có nhu cầu thì liên hệ các luật sư gần nhất địa điểm quý vị đang sinh sống.

Liên hệ gặp luật sư: 

Văn phòng trụ sở: 402A Nguyễn Văn Luông, P.12, Quận 6, TP.HCM

(bên cạnh Phòng công chứng số 7).

Chi nhánh tại Biên Hòa: 5/1 Nguyễn Du, Quang Vinh,

Biên Hoà, Đồng Nai.

64 Võ Thị Sáu, Tân Định, quận 1, TPHCM



Luật Sư Trần Minh Hùng, Trưởng văn phòng, điện thoại: 0972238006 (zalo-viber)- 028.38779958

Để thuận tiện cho quý vị muốn gặp trực tiếp luật sư, vui lòng điện thoại trước cho luật sư khi quý vị đến văn phòng chúng tôi. 

Trân trọng cảm ơn.




Email: vanphongluatsugiadinh@gmail.com
http://www.luatsugiadinh.net.vn
Giấy phép số: 41.01.1999/TP/ĐKHĐ do Sở tư pháp Tphcm cấp 03/06/2013, chủ sở hữu website: Trần Minh Hùng