Luật sư gia đình
Với phương châm đặt chữ "Tâm" của nghề lên hàng đầu, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự công bằng và bảo vệ công lý cho xã hội. Là hãng luật uy tín thường xuyên tư vấn luật trên HTV, VTV, THVL, ANTV, VTC, SCTV, TH Cần Thơ, Đồng Nai và trên các tờ báo uy tín... Chúng tôi chuyên tư vấn, bào chữa cho khách hàng, thân chủ trên mọi lĩnh vực đất đai, thừa kế, hình sự, doanh nghiệp, ly hôn, công nợ, lao động, hợp đồng....
                                   LS TRẦN MINH HÙNG - Trưởng Hãng Luật Gia Đình
 
 
Luật Sư Chuyên Về Tranh Chấp Nhà Đất
Luật sư chuyên tư vấn pháp luật thừa kế tại quận bình tân
Một Việt kiều khởi kiện cháu trai ra Tòa vì không đòi được đất nhờ đứng tên
 Quy định chung khi lập di chúc thừa kế
Luật sư chuyên tư vấn pháp luật thừa kế tại quận bình tân
TRANH CHẤP THỪA KẾ CÓ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
Những rủi ro pháp lý doanh nghiệp thường gặp
Luật sư chuyên về kinh tế
Thừa kế là gì, di sản thừa kế là gì, cách xác định di sản thừa kế
Luật sư giỏi chuyên tranh tụng tại tòa án
Luật Sư Tư Vấn Thường Xuyên Cho Công Ty
Luật Sư Tư Vấn Hợp Đồng
Luật sư giỏi chuyên tranh tụng tại tòa án
Luật sư giỏi chuyên tranh tụng tại tòa án
Luật Sư Tư Vấn Thường Xuyên Cho Công Ty
Luật Sư Chuyên Về Tranh Chấp Nhà Đất
Luật Sư Chuyên Về Tranh Chấp Nhà Đất
Luật Sư Chuyên Về Tranh Chấp Nhà Đất
Luật Sư Tư Vấn Thường Xuyên Cho Công Ty
Luật Sư Chuyên Về Tranh Chấp Nhà Đất
Luật sư giỏi chuyên tranh tụng tại tòa án
Luật Sư Chuyên Về Tranh Chấp Nhà Đất
Luật Sư Chuyên Về Tranh Chấp Nhà Đất
Luật Sư Tranh Tụng Tại Tphcm
luật sư tư vấn nhà đất
Luật Sư Tư Vấn Thường Xuyên Cho Công Ty
Luật Sư Chuyên Về Tranh Chấp Nhà Đất
Tư Vấn Kỹ Năng Tranh Chấp Kinh Doanh Thương Mại
luật sư nhà đất
Luật Sư Chuyên Về Tranh Chấp Nhà Đất
Luật Sư Chuyên Về Tranh Chấp Nhà Đất
Luật Sư Chuyên Về Tranh Chấp Nhà Đất
Luật Sư Tư Vấn Thường Xuyên Cho Công Ty
luật sư chuyên nhà đất tại tphcm
Luật Sư Chuyên Về Tranh Chấp Nhà Đất
luật sư nhà đất
Luật Sư Chuyên Về Tranh Chấp Nhà Đất
Hãng Luật Uy Tín Về Nhà Đất Thừa Kế Tại Việt Nam
luật sư doanh nghiệp
Luật Sư Hôn Nhân Gia Đình
luật sư nhà đất
luật sư tư vấn
luật sư doanh nghiệp
Luật Sư Hôn Nhân Gia Đình
Luật Sư Hôn Nhân Gia Đình
luật sư doanh nghiệp
luật sư doanh nghiệp
luật sư thừa kế
luật sư doanh nghiệp
luat su nha dat
luật sư tư vấn chia tài sản khi ly hôn
luật sư thừa kế
luat su nha dat
luật sư chuyên tư vấn chia thừa kế
luật sư ly hôn
luật sư doanh nghiệp
luat su tu van ly hon
luật sư nhà đất
luat su nha dat
luật sư chuyên tư vấn chia thừa kế
luật sư trả lời báo chí
luật sư nhà đất
luật sư riêng cho công ty
luật sư tư vấn tại tphcm
luật sư bào chữa tại tòa về kinh tế
luật sư doanh nghiệp
luật sư nhà đất
luật sư riêng
hình báo
ls
kinh tế
tranh tụng
nhà đất
hình tu van tại nhà
luật sư nhà đất
hung1
hinh luat su
luat su
luat su
luat su
Hình 1
Hình 2
Hình 3

HOẠT ĐỘNG LUẬT SƯ

Luật sư tư vấn tranh chấp thừa kế tại tphcm
Luật Sư Chuyên Về Tranh Chấp Nhà Đất
Luật Sư Tư Vấn Thường Xuyên Cho Công Ty
luật sư thừa kế
Luật sư giỏi chuyên tranh tụng tại tòa án
Luật Sư Tư Vấn Ly Hôn
luật sư công ty
luật sư thừa kế nhà đất
Luật Sư Chuyên Tranh Chấp Hợp Đồng
luật sư chuyên tư vấn chia thừa kế
luật sư nhà đất thừa kế ly hôn doanh nghiệp
luật sư tư vấn ly hôn
luật sư nhà đất
luật sư thừa kế
ls
Luật Sư Tư Vấn Bào Chữa Tội Đánh Bạc
Luật Sư Tư Vấn Bào Chữa Tội Đánh Bạc

Dịch vụ luật sư tư vấn, bào chữa tội đánh bạc như sau:

1. Luật sư tư vấn các vấn đề pháp luật liên quan đến tội đánh bạc
– Tư vấn về các quy định của pháp luât ̣cụ thể về tội đánh bạc và định khung hình phạt đối với tội này;
– Tư vấn về các tình tiết để được xem xét giảm nhẹ hay tăng năng khung hình phạt, chuyển khung hình phạt, các trường hợp chuyển hóa tôi phạm;
– Tư vấn phân tích chứng cứ ngoại phạm hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự, phân tích hành vi, vi phạm và lỗi trong tố tụng hình sự từ đó nhằm mục đích minh oan cho khách hàng;
– Tư vấn giúp khách hàng nhận thức rõ được quyền và nghĩa vụ của họ trong điều kiện, hoàn cảnh hiện tại đối với cơ quan tiến hành tố tụng hoặc trước phiên tòa, tránh tình trạng bị ép cung, mớm cung, dụ cung nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng;
– Tư vấn và hỗ trợ các biện pháp nhằm bảo lãnh bị can, bị cáo được tại ngoại theo quy định pháp luật;

 

2. Dịch vụ luật sư bào chữa, bảo hộ tại phiên tòa
– Thực hiện quyền bào chữa cho bị can, bị cáo, người bị tạm giữ và bảo vệ quyền lợi cho các đối tượng trên, giúp họ tránh các hoạt động xâm phạm bởi các hoạt động sai trái, tiêu cực của cơ ban điều tra như tham gia hỏi cung bị can cùng cơ quan điều tra để tránh việc ép cung, mớm cung gây bất lợi cho bị can, bị cáo.
– Luật sư thực hiện quyền năng đề nghị thay đổi, hủy bỏ biện pháp cưỡng chế, biện pháp ngăng chặn, đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan có thẩm quyền.
– Luật sư đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án, tự mình thu thập chứng cứ, tiến hành xem xét và đánh giá chứng cứ do cơ quan điều tra thu thập, yêu cầu triệu tập người làm chứng, đề nghị trưng cầu giám định để làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án.
– Luật sư tiến hành nghiên cứu hồ sơ, xem xét và đánh giá chứng cứ nhằm đưa ra các nhận định, xây dựng các lập luận, hướng giải quyết vụ án để chuẩn bị cho phiên tòa nhằm bảo vệ thân chủ.
– Luật sư đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo, thay mặt bị cáo biện luận trước tòa, tham gia tranh luận với đại diện Viện kiểm soát nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo.
– Luật sư sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định người bị tạm giữ, bị can, bị cáo vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo; giúp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

 

Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý- cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề, chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu sợ nguy hiểm, sợ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem lại công bằng cho xã hội. 

     Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình có nhiều năm kinh nghiệm tranh tụng, tư vấn được rất nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm và thường xuyên cố vấn pháp lý, tư vấn pháp luật trên các Kênh truyền hình uy tín như:  Đài Truyền hình TPHCM (HTV), Đài truyền hình Vĩnh Long, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV Giao Thông, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh Kiên Giang, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư  bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ Ngân hàng Navibank, Huyền Như, Viettinbank, các vụi Giết Người, Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa Đảo, gây thương tích, tham ô, cố ý làm trái.… và các vụ án khác về dân sự, kinh tế, thừa kế, đất đai, lao động, hành chính, doanh nghiệp.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi.

Trân trọng cảm ơn.


ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VPLS GIA ĐÌNH (Luật sư Thành Phố)
Trụ sở: 402A Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, Tp.HCM (Bên cạnh Công chứng số 7)
5/1 Nguyễn Du, Biên Hòa, Đồng Nai (đối diện tòa án Biên Hòa)
68/147 Trần Quang Khải, Tân Định, quận 1, TP.HCM
Điện thoại: 028-38779958; Fax: 08-38779958
Luật sư Trần Minh Hùng: 0972 238006

Các Tình Tiết Giảm Nhẹ Trách Nhiệm Hình Sự
Các Tình Tiết Giảm Nhẹ Trách Nhiệm Hình Sự

Điều 51 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung năm 2017 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018) quy định:

 

1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;

c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;

e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;

g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;

l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;

m) Phạm tội do lạc hậu;

n) Người phạm tội là phụ nữ có thai;

o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;

p) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;

q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

r) Người phạm tội tự thú;

s) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;

t) Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;

u) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

v) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;

x) Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ.

 

2. Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.

 

3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.

BLHS năm 2015: Những quy định mới đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
BLHS năm 2015: Những quy định mới đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

BLHS năm 2015: Những quy định mới đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

Theo BLHS năm 2015, chính sách xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được quy định tại Chương XII gồm 18 điều luật (từ Điều 90 đến Điều 107).

So với BLHS năm 1999 thì Chương XII quy định đối với người dưới 18 tuổi phạm tội của BLHS năm 2015 có nhiều nội dung sửa đổi, bổ sung mới.

Tăng cường bảo vệ người chưa thành niên

Về thuật ngữ, BLHS năm 1999 đã sử dụng thuật ngữ “người chưa thành niên” để chỉ đối tượng là người dưới 18 tuổi, thuật ngữ “trẻ em” để chỉ đối tượng là người dưới 16 tuổi, đồng thời, có sự phân hóa trong chính sách xử lý đối với trẻ em và người chưa thành niên là người phạm tội cũng như quy định xử lý nặng hơn khi đối tượng bị xâm hại là trẻ em, người chưa thành niên trong một số cấu thành tội phạm cụ thể (ví dụ: tội giết người, tội mua bán trẻ em, ....). Tuy nhiên, BLHS năm 2015 đã sử dụng thuật ngữ “người dưới 18 tuổi” thay cho thuật ngữ “người chưa thành niên” và “người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi” thay cho thuật ngữ “trẻ em”...

Về nội dung, BLHS năm 2015 đã tiếp tục hoàn thiện chính sách hình sự đối với người chưa thành niên (người dưới 18 tuổi) phạm tội nhằm bảo đảm sự phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về tăng cường bảo vệ người chưa thành niên. Chính sách này cũng đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội được ghi nhận tại các Nghị quyết số 48/NQ-TW và số 49/NQ-TW của Bộ Chính trị, đồng thời bảo đảm sự phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em và các chuẩn mực pháp lý quốc tế về tư pháp đối với người chưa thành niên. Nội dung sửa đổi, bổ sung về chính sách xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội nhằm tiếp tục hoàn thiện quy định về nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội; bổ sung các biện pháp giám sát, giáo dục trong trường hợp người dưới 18 tuổi được miễn trách nhiệm hình sự. Ngoài ra, chính sách này nhằm hoàn thiện hệ thống chế tài đối với người chưa thành niên phạm tội theo hướng tăng cường khả năng áp dụng các chế tài không tước tự do; bổ sung các chế định pháp lý về quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt, tổng hợp hình phạt, miễn chấp hành phần hình phạt tù còn lại; hoàn thiện quy định về xóa án tích đối với người chưa thành niên bị kết án theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho các em tái hòa nhập cộng đồng.

Hội thảo về kế hoạch vận hành Tòa Gia đình và người chưa thành niên tại TAND tỉnh Đồng Tháp

Về nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

Điều 91 BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung Điều 69 BLHS năm 1999 theo hướng ghi nhận đầy đủ hơn một số nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội đã được quy định tại Công ước Quyền trẻ em và các chuẩn mực quốc tế khác có liên quan vừa bảo đảm tăng cường hiệu quả giáo dục, phục hồi đối với người chưa thành niên phạm tội, vừa thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong việc thực hiện các cam kết quốc tế bảo vệ, giáo dục trẻ em nói chung và người chưa thành niên phạm tội nói riêng, là một nỗ lực tiếp theo trong việc làm hài hòa hệ thống pháp luật quốc gia với Công ước Quyền trẻ em.

Nội dung sửa đổi, bổ sung Điều 91 BLHS năm 2015 bổ sung nguyên tắc “Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi” (khoản 1 Điều 91). Đây là nguyên tắc định hướng cho cán bộ tiến hành tố tụng khi quyết định lựa chọn biện pháp xử lý cụ thể đối với người chưa thành niên, nhằm tìm ra biện pháp phù hợp nhất đối với các em. Nội dung của nguyên tắc này là đòi hỏi các cơ quan, tổ chức, cá nhân, khi tiến hành một hoạt động liên quan đến việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội cần bảo đảm rằng quyết định đó là tốt nhất cho trẻ em trong mối quan hệ hài hòa với các lợi ích khác cũng như bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật.

Trên cơ sở kế thừa quy định tại khoản 2 Điều 69 của BLHS năm 1999 về miễn trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên, khoản 2 Điều 91 của BLHS năm 2015 quy định người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp theo quy định của pháp luật và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục.

Theo đó, các trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục gồm: người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng, trừ trường hợp quy định tại các điều: Điều 134 (tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác); Điều 141 (tội hiếp dâm); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy). Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật tức là phạm tội rất nghiêm trọng thuộc một trong 28 tội danh mà BLHS năm 2015 quy định đối tượng này phải chịu trách nhiệm hình sự, trừ trường hợp quy định tại các điều: Điều 123 (tội giết người); Điều 134, các khoản 4, 5 và khoản 6 (tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác); Điều 141 (tội hiếp dâm), Điều 142 (tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi); Điều 144 (tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi); Điều 150 (tội mua bán người); Điều 151 (tội mua bán người dưới 16 tuổi); Điều 168 (tội cướp tài sản); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy).Người dưới 18 tuổi là người đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể trong vụ án.

Như vậy, so với BLHS 1999, khoản 2 Điều 91 BLHS năm 2015 đã mở rộng đối tượng được miễn trách nhiệm hình sự đối với cả người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, quy định cụ thể điều kiện miễn trách nhiệm hình sự, đồng thời bổ sung quy định về việc áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục đối với các em được miễn trách nhiệm hình sự nhằm bảo đảm tính khả thi cũng như hiệu quả áp dụng của chế định pháp lý này.

Những điểm cần lưu ý khi miễn trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 91

Việc miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng biện pháp giám sát, giáo dục có thể được áp dụng ở bất kỳ thời điểm nào của quá trình tố tụng đối với vụ án, bất kể ở giai đoạn điều tra, truy tố, hay xét xử và do cơ quan tiến hành tố tụng đang thụ lý vụ việc có thẩm quyền áp dụng. Để bảo đảm lợi ích tốt nhất đối với người chưa thành niên, sớm đưa các em ra khỏi vòng tố tụng, cần xem xét, áp dụng miễn trách nhiệm hình sự càng sớm càng tốt. Quy định này không loại trừ việc người dưới 18 tuổi được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 29 của BLHS năm 2015 khi họ có đủ điều kiện quy định tại Điều này.

Một điểm khác biệt giữa hai chế định miễn trách nhiệm hình sự này là miễn trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 29 đồng nghĩa với việc trả tự do hoàn toàn cho người được miễn trách nhiệm hình sự, trong khi đó, người được miễn trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 91 sẽ phải chịu sự giám sát, giáo dục của cơ quan, tổ chức trong một thời hạn nhất định tùy từng trường hợp cụ thể. Do đó, chỉ miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng biện pháp giám sát, giáo dục đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 29 của BLHS năm 2015.

Ngoài ra, khoản 4 và khoản 5 Điều 69 của BLHS năm 1999 đã được sửa đổi, bổ sung theo hướng tiếp cận phù hợp hơn trong chính sách xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Theo đó, Công ước Quyền trẻ em khẳng định nguyên tắc: “Việc bắt, giam giữ hoặc bỏ tù trẻ em… phải là biện pháp cuối cùng và trong thời hạn thích hợp ngắn nhất”. Như vậy, cách tiếp cận của Công ước trong việc áp dụng chế tài đối với người chưa thành niên là ưu tiên áp dụng các biện pháp không giam giữ. Các biện pháp mang tính giam giữ và hình phạt tù chỉ được áp dụng khi không còn cách nào khác. Tuy nhiên, theo cách quy định tại khoản 4 Điều 69 của BLHS năm 1999 "Khi xét xử, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, thì Tòa án áp dụng một trong các biện pháp tư pháp được quy định tại Điều 70 của Bộ luật này" thì lại thể hiện theo hướng ngược lại, nghĩa là trước tiên Tòa án phải cân nhắc việc áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội. Chỉ trong trường hợp xét thấy không cần thiết áp dụng hình phạt thì mới áp dụng biện pháp tư pháp - với tính chất là những biện pháp thay thế hình phạt, nhân đạo hơn đối với người bị kết án.

Khoản 4 Điều 91 của BLHS năm 2015 đã thể hiện lại nguyên tắc này theo hướng phù hợp hơn với tinh thần của Công ước về Quyền trẻ em. Khi xét xử người dưới 18 tuổi, Tòa án trước hết phải cân nhắc khả năng áp dụng việc miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp giám sát, giáo dục hoặc khả năng áp dụngbiện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng đối với các em và chỉ khi xét thấy việc áp dụng các biện pháp này không bảo đảm hiệu quả giáo dục, phòng ngừa thì mới áp dụng hình phạt đối với các em. Đồng thời, khoản 6 của Điều 91 cũng quy định rõ Tòa án chỉ áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi khi xét thấy các hình phạt và biện pháp giáo dục khác không có tác dụng răn đe, phòng ngừa và với thời hạn thích hợp ngắn nhất.

(còn nữa)

PGS.TS. Nguyễn Hòa Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án TANDTC

Nguồn: báo mới

Hình Phạt Áp Dụng Đối Với Người Chưa Thành Niên Phạm Tội
Hình Phạt Áp Dụng Đối Với Người Chưa Thành Niên Phạm Tội

4 hình phạt áp dụng với người chưa thành niên phạm tội

Bộ luật Hình sự quy định, không xử phạt chung thân hoặc tử hình với người chưa thành niên phạm tội; không áp dụng phạt tiền với người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi.

Theo điều 71 Bộ luật Hình sự, người chưa thành niên phạm tội chỉ bị áp dụng một trong các hình phạt sau: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn.

Phạt tiền

- Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính với người chưa thành niên phạm tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, nếu người đó có thu nhập hoặc có tài sản riêng.

- Mức phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội không quá một phần hai mức tiền phạt mà điều luật quy định.

Phạt cải tạo không giam giữ

- Khi áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người chưa thành niên phạm tội thì không khấu trừ thu nhập của người đó.

- Thời hạn cải tạo không giam giữ với người chưa thành niên phạm tội không quá một phần hai thời hạn mà điều luật quy định.

Phạt tù có thời hạn

- Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 3/4 mức phạt tù mà điều luật quy định;

- Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 1/2  mức phạt tù mà điều luật quy định.

Đối với người chưa thành niên phạm nhiều tội, có tội được thực hiện trước khi đủ 18 tuổi, có tội được thực hiện sau  khi đủ 18 tuổi, thì việc tổng hợp hình phạt áp dụng theo quy định tại điều 75 luật này như sau:

- Nếu tội nặng nhất được thực hiện khi người đó  chưa đủ 18 tuổi, thì hình phạt chung không được vượt quá mức hình phạt cao nhất quy định tại Điều 74 của Bộ luật này;

- Nếu tội nặng nhất được thực hiện khi người đó đã đủ 18 tuổi, thì hình phạt chung áp dụng như đối với người đã thành niên phạm tội.

Tư Vấn Về Tội Giết Người Và Tội Giết Con Mới Đẻ
Tư Vấn Về Tội Giết Người Và Tội Giết Con Mới Đẻ

Sau khi có kết quả điều tra cụ thể thì mới có căn cứ xác định trách nhiệm hình sự cụ thể. Theo như đưa tin thì tôi cho rằng người này sẽ bị truy tố về Tội giết người, theo Điều 123, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Người vi phạm tội này bị phật tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình tùy theo từng trường hợp cụ thể.

Cũng có thể người mẹ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội giết hoặc vứt con mới đẻ, theo Điều 124, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

Theo quy định, Tội Giết con mới đẻ được quy định là trường hợp người mẹ do ảnh hưởng nặng nề của tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh đặc biệt mà giết con mình đẻ ra trong 7 ngày tuổi.

Dấu hiệu pháp lý của Tội giết con mới đẻ là trường hợp giảm nhẹ của Tội giết người. Dấu hiệu cụ thể là người mẹ còn trong trạng thái mới sinh con, nghĩa là còn đang trong trạng thái tâm sinh lý không bình thường do tác động của việc sinh con.

Nạn nhân của tội giết con mới đẻ là đứa trẻ do chủ thể sinh ra trong vòng 7 ngày tuổi. Kể từ ngày thứ 8 trở đi thì đứa trẻ đó không được coi là con mới đẻ nữa.

Về dấu hiệu động cơ phạm tội, việc giết con mới để là do hoàn cảnh bất đắc dĩ như ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc do hoàn cảnh khách quan đặc biệt khác.

Về hình phạt, trường hợp giết con mới đẻ là trường hợp giết người có tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đặc biệt, vì hành vi giết người là do hoàn cảnh đặc biệt đưa lại. Hơn nữa, người phạm tội đã thực hiện trong trạng thái tâm sinh lý không bình thường, khả năng nhận thức hạn chế. Người phạm tội này bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

 Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý- cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề, chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu bạn sợ nguy hiểm, sợ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem lại công bằng cho xã hội. 

     Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình được nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm kinh nghiệm là đối tác tư vấn pháp luật rất nhiều năm, thường xuyên, liên tục trả lời phỏng vấn trên Đài Truyền hình TPHCM (HTV), Đài truyền hình Vĩnh Long, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV Giao Thông, Đài phát thanh Kiên Giang, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư  bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ Ngân hàng Navibank, Huyền Như, Viettinbank, Giết Người, Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa Đảo, gây thương tích.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý cho xã hội của luật sư chúng tôi.

Trân trọng cảm ơn.


ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VPLS GIA ĐÌNH (Luật sư Thành Phố)
Trụ sở: 402A Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, Tp.HCM (Bên cạnh Công chứng số 7)
5/1 Nguyễn Du, Biên Hòa, Đồng Nai (đối diện tòa án Biên Hòa)
68/147 Trần Quang Khải, Tân Định, quận 1, TP.HCM
Điện thoại: 08-38779958; Fax: 08-38779958
Luật sư Trần Minh Hùng: 0972 238006

Luật Sư Chuyên Tư Vấn Và Giải Quyết Tranh Chấp Tại Tòa Án
Luật Sư Chuyên Tư Vấn Và Giải Quyết Tranh Chấp Tại Tòa Án

Nội dung tư vấn giải quyết tranh chấp như sau:

 

+   Tư vấn, hướng dẫn khách hàng khởi kiện, lập hồ sơ theo kiện, các vấn đề về án phí, lệ phí và thủ tục khác liên quan;

 

+   Tư vấn, hướng dẫn đương sự soạn thảo các loại văn bản gửi tới các cơ quan có thẩm quyền (đơn khởi kiện, các đề xuất trong quá trình tố tụng, yêu cầu thi hành án…);

 

+   Nghiên cứu hồ sơ, các quy định pháp luật liên quan đến vụ việc cụ thể;

 

+   Trao đổi và hướng dẫn khách hàng thu thập tài liệu chứng cứ, cung cấp thông tin;

 

+   Tiến hành thu thập tài liệu chứng cứ thông qua việc tiếp xúc với các cá nhân, tổ chức, cơ quan có liên quan;

 

+   Gặp gỡ, trao đổi với các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan trọng tài để bảo vệ tốt nhất cho quyền và nghĩa vụ hợp pháp của khách hàng;

 

+   Tham gia tranh tụng tại toà án, cơ quan trọng tài để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng;

 

+   Đại diện theo ủy quyền ngoài tố tụng.


Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp và thủ tục tố tụng


Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp tại Luật Minh Gia như sau

 

+   Tư vấn, đại diện và tham gia tố tụng nhằm bảo vệ quyền lợi và tham gia giải quyết tranh chấp dân sự (tranh chấp tài sản, đất đai, thừa kế, hợp đồng, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, hôn nhân gia đình).

 

+   Tư vấn, đại diện và tham gia tố tụng nhằm bảo vệ quyền lợi và tham gia giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế, thương mại, dân sự, thu hồi công nợ;

 

+   Tư vấn, đại diện và tham gia tố tụng nhằm giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp;

 

+   Tư vấn, đại diện và tham gia tố tụng nhằm bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong các tranh chấp lao động (chấm dứt hợp đồng lao động, kỷ luật sa thải …);

 

+   Tư vấn, đại diện và tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi và tham gia giải quyết tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ;

 

+   Tư vấn, đại diện và tham gia tố tụng tại tòa án các vụ việc khác.

Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý- cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề, chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu bạn sợ nguy hiểm, sợ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem lại công bằng cho xã hội. 

     Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình được nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm kinh nghiệm là đối tác tư vấn pháp luật rất nhiều năm, thường xuyên, liên tục trả lời phỏng vấn trên Đài Truyền hình TPHCM (HTV), Đài truyền hình Vĩnh Long, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV Giao Thông, Đài phát thanh Kiên Giang, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư  bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ Ngân hàng Navibank, Huyền Như, Viettinbank, Giết Người, Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa Đảo, gây thương tích.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý cho xã hội của luật sư chúng tôi.

Trân trọng cảm ơn.


ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VPLS GIA ĐÌNH (Luật sư Thành Phố)
Trụ sở: 402A Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, Tp.HCM (Bên cạnh Công chứng số 7)
5/1 Nguyễn Du, Biên Hòa, Đồng Nai (đối diện tòa án Biên Hòa)
68/147 Trần Quang Khải, Tân Định, quận 1, TP.HCM
Điện thoại: 08-38779958; Fax: 08-38779958
Luật sư Trần Minh Hùng: 0972 238006


 

Mẫu Đơn Khiếu Nại Quyết Định Khởi Tố Vụ Án
Mẫu Đơn Khiếu Nại Quyết Định Khởi Tố Vụ Án

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Bình Dương, ngày … tháng … năm 2018

ĐƠN KHIẾU NẠI VÀ KÊU OAN

(V/v: Khiếu nại Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 23 ngày 12/2/2018; Quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can số 86/QĐ-VKS ngày 10/8/2018; Quyết định khởi tố bị can số 92 ngày 07/8/2018 và Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú số 67 ngày 07/8/2018)

 

Kính gửi:  VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN HUYỆN PHÚ GIÁO TỈNH BÌNH DƯƠNG

                   CƠ QUAN CẢNH SÁT ĐIỀU TRA CÔNG AN HUYỆN PHÚ GIÁO – TỈNH BÌNH DƯƠNG

                   CƠ QUAN CẢNH SÁT ĐIỀU TRA CÔNG AN TỈNH BÌNH DƯƠNG

                   VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG

                   ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TỈNH BÌNH DƯƠNG

 

Đồng kính gửi: BÍ THƯ TỈNH BÌNH DƯƠNG

Người khiếu nại:

Tôi tên là

Địa chỉ thường trú: 

Người bị khiếu nại:


Nội dung khiếu nại:

Khoảng 10 giờ, ngày 27/11/2016. Xảy ra vụ xô xát giữa những người trong giữa gia đình tôi với gia đình ông Hoàng Minh Cường.

Trước đó, giữa hai gia đình đã mâu thuẫn về đất đai đang trong quá trình xem xét, giải quyết.

Trước ngày xảy ra vụ việc, anh Cường tự ý vào nhổ phá cọc rào bê tông trong vườn nhà gia đình tôi. Khi mẹ tôi ra can ngăn thì anh Cường tát và bóp cổ mẹ tôi, em trai của tôi Thạch (đang học lớp 10) chạy ra cầm điện thoại định chụp lại cảnh anh Cường đánh mẹ, thì bị anh Cường giật lấy điện thoại, ném vỡ. Khi công an xã vào đến nơi thì anh Cường đã ung dung bỏ về.

Sự việc ông Cường nhổ cọc, lấn đất nhà tôi...đã được UBND xã lập biên bản và có đơn của gia đình tôi (đính kèm hồ sơ).

Trưa cùng ngày, anh Cường vẫn qua nhà gia đình tôi uống nước. Và nói chuyện với giọng thách thức mẹ tôi. Anh Cường nói: Pháp luật cũng có năm bảy kiểu, có báo pháp luật thì cứ báo. Tôi rất bức xúc yêu cầu mẹ làm đơn nhờ chính quyền giải quyết nhưng mẹ kêu thương tích không đáng kể, ngại nên không làm đơn trình báo, yêu cầu giải quyết hơn nữa cũng là anh em với nhau nên thôi.

Ngày 27/11/2016, (thứ 7), em gái tôi tên Hà ở nhà trút mủ cao su giúp mẹ. Nhà anh Cường cũng thuê người cạo, trút mủ. Tới giờ trưa, lúc anh Cường chạy xe máy vào chở mủ cao su, em gái tôi tên Hà có gọi anh ra chỗ hiện trường anh đã nhổ phá cọc và hành hung mẹ. Hỏi tại sao anh tự ý vào vườn nhổ phá cọc nhà em, còn đánh mẹ em. Lúc này anh Cường nói rằng: tao thích nhổ thì tao nhổ. Mày thích tao đánh cả mày.

Mẹ tôi đang tưới tiêu trong vườn, nghe tiếng thì chạy lại. Lúc này anh Cường có nói “Mày muốn ăn đòn hay con mày?” và nhào sang tính hành hung mẹ, trên tay mẹ tôi lúc này có xách một cái xô nhỏ, chứa nước tưới cây còn dở. Vì bức xúc, mẹ tôi có quăng cái xô về phía anh Cường. Sau này, anh Cường khai trong biên bản rằng nước trong xô là hóa chất, khiến anh Cường bị cả hai mắt. Nhưng anh ta cũng có 1 bức ảnh chụp ngay tại hiện trường sau khi vụ việc xảy ra, mắt vẫn sáng bình thường, anh ta vẫn đi làm như bao ngày trước đó, đây là sự vu khống lần thứ 1 của anh Cường với gia đình tôi.

Cũng trong buổi xô xát này anh Cường tấn công mẹ tôi khi đấm vào bụng mẹ tôi. Sau đó quay lại lên xe tính bỏ đi, nói “để tao bán mủ xong tao vào làm việc với mẹ con mày”, nhưng sau đó anh Cường lại quay lại.


Lúc này, anh Xuân là người mua mủ cao su nhà anh Cường chạy xe máy vào để chở mủ cao su ra cho anh Cường nên cũng chứng kiến sự việc, có vài lời khuyên can. Anh Xuân vào được vài phút thì chị Kim (vợ Cường) cũng chạy xe máy vào. Vừa chống xe máy xuống chị Kim cầm cây xông vào đánh em gái tôi, nhưng mẹ tôi giật được cây gậy và quăng đi. Mẹ tôi và chị Kim giằng co với nhau, lúc này cả hai đều chỉ có tay không, đẩy qua đẩy lại. . Lúc này anh Cường xông vào có hành động dùng tay đấm, bóp cổ, móc mắt em gái tôi là Hà. Tôi đang trút mủ cao su gần đó thấy vậy nên đến can ngăn sự việc này, tôi vẫn còn đứng bên phần đất của gia đình tôi, thì lúc này anh Cường chủ động nhặt cục bê tông lao vào tấn công tôi từ phía sau, đập vào vai tôi, đè ngã xuống hố đất, hai người vật lộn nhau, ông Cường ngồi đè lên người, tay bóp cổ, tay kia vẫn cầm cục bê tông lõi thép đánh  tôi và đập nhiều lần vào đầu và vào lưng tôi nhưng tôi dùng tay đỡ được nên chỉ bị thương vùng bàn tay và ngón tay, may mắn tôi đẩy được anh Cường ra. Tôi đã đi khám bệnh và được Trung tâm y tế Phú Giáo chứng nhận thương tích theo giấy chứng nhận thương tích số:134/CN ngày 31/11/2016, kết luận tôi bị: “Trày xương mu hàm tay phải, Bầm tím vùng ngón 1 tay phải, trầy xước vừng lưng diện tích: 10x16cm...”.

Như vậy, giấy chứng nhận thương tích này phù hợp với những lời khai của tôi tại hồ sơ.

Em gái tôi chạy vào can các bên ra, nhưng không được. Khi đó, anh Xuân đã can được mẹ tôi chị Kim ra. Cả anh Xuân mẹ tôi cùng chạy lại tách anh Cường khỏi anh Hải. Em gái tôi, anh Xuân, mẹ tôi, tất cả mọi người lúc này đều là can ngăn, cố gắng tách 2 người đàn ông là ông Cường và ông Hải ra.

Khi tôi vừa đứng dậy được, thì anh Cường bất ngờ cầm cục bê tông và đánh anh Hải tiếp tôi từ phía sau. - Cường đã tấn công trước đó như trình bày phía trên.

Lúc này, Sơn (em trai tôi, từ dưới nhà đi lên) cùng mọi người can ngăn ra.

Còn anh Xuân, chị Kim kéo anh Cường ra. Anh Xuân lấy bao mủ cao su của anh Cường, chở đi.

Tôi và em gái tôi cũng đi về. Anh Cường nhặt khúc gậy đuổi theo gia đình tôi vào sâu trong vườn nhà tôi, được khoảng 30m thì chị Kim đứng ở ngoài đường kêu anh Cường quay lại và Anh Cường chạy xe máy về nhà cách đó khoảng 4km, còn chị Kim đi ra chỗ bán mủ cao su của gia đình để gặp anh Xuân. Sau đó, sau đó em gái tôi gọi báo công an về sự việc xảy ra như trên.

Chuyện không có gì nghiêm trọng và lỗi hoàn toàn thuộc về anh Cường và chị Kim. Nhưng tôi quá bất ngờ khi nhiều lần làm việc tôi bị vu oan và ông Cường, bà Kim muốn vu oan để truy tố hình sự tôi.

Vừa qua, vào ngày 20 tháng 08 năm 2018, tôi có nhận được Quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can số 86/QĐ-VKS ngày 10/8/2018 của Viện kiểm sát nhân dân huyện Phú Giáo khởi tố tôi về tội “Cố ý gây thương tích” theo quy định tại khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự, Quyết định khởi tố bị can số 92 ngày 07/8/2018 và Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú số 67 ngày 07/8/2018. Tôi hoàn toàn không đồng ý với toàn bộ nội dung Quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can số 86/QĐ-VKS ngày 10/8/2018 của Viện kiểm sát nhân dân huyện Phú Giáo và Quyết định khởi tố bị can số 92 ngày 07/8/2018 và Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú số 67 ngày 07/8/2018 của Công an huyện Phú Giáo (tôi chưa nhận được quyết định khởi tố vụ án hình sự số 23 và quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án hình sự) với các lý do sau đây:

 

Thứ nhất: hành vi xô xát giữa tôi và ông Cường chỉ là xô xát nhẹ, chưa đủ yếu tố để cấu thành tội phạm như Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát nhân dân huyện Phú Giáo quy kết cho tôi. Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát nhân dân huyện Phú Giáo chỉ căn cứ vào lời khai một phía của ông Cường để khởi tố tôi mà không dựa vào lời khai khách quan, cụ thể của tôi và người làm chứng. Hơn nữa, khi xô xát ông Cường là người cầm hung khí nguy hiểm là một cục đá có lõi sắt tấn công tôi (đây được xem là hung khí nguy hiểm theo quy định tại tiểu mục 2.2 Mục 2 Phụ lục I Nghị quyết 02/2003 của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao), cụ thể: Tôi xin trích dẫn một phần của Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao như sau:

“…2.2. "Phương tiện nguy hiểm" là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người (trong sản xuất, trong sinh hoạt) hoặc vật mà người phạm tội chế tạo ra nhằm làm phương tiện thực hiện tội phạm hoặc vật có sẵn trong tự nhiên mà người phạm tội có được và nếu sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khoẻ của người bị tấn công.

a. Về công cụ, dụng cụ

Ví dụ: búa đinh, dao phay, các loại dao sắc, nhọn...

b. Về vật mà người phạm tội chế tạo ra

Ví dụ: thanh sắt mài nhọn, côn gỗ...

c. Về vật có sẵn trong tự nhiên

Ví dụ: gạch, đá, đoạn gậy cứng, chắc, thanh sắt...

Như vậy, nếu khách quan, đúng luật thì Cơ quan công an và Viện kiểm sát nhân dân huyện Phú Giáo phải căn cứ vào những tình tiết này để xác định tôi đang phòng vệ chính đáng theo quy định tại Điều 15 Bộ luật hình sự 1999:

Điều 15. Phòng vệ chính đáng

1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả  rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự.”.

Theo như quy định trên thì khi xem xét một hành vi có được coi là phòng vệ chính đáng hay không cần hội tụ đủ các yếu tố:

1/.  Về phía nạn nhân: là người đang có hành vi xâm phạm đến các lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, của cá nhân người phòng vệ hoặc của người khác (người thứ ba). Hành vi xâm phạm này phải là hành vi có tính chất nguy hiểm đáng kể. Mức độ đáng kể ở đây là tuỳ thuộc vào tính chất quan trọng của quan hệ xã hội bị xâm phạm, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công của nạn nhân (người có hành vi xâm phạm). Trong tình huống của tôi, ông Cường sau khi đánh ngã tôi xuống hố vẫn tấn công tiếp, đe dọa trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe của tôi.

2/.  Hành vi chống trả là cần thiết. Cần thiết là sự thể hiện tính không thể không chống trả, không thể bỏ qua trước một hành vi xâm phạm đến các lợi của xã hội. Khi đã xác định hành vi chống trả là cần thiết thì thiệt hại gây ra cho người có hành vi xâm phạm dù có lớn hơn thiệt hại mà người có hành vi xâm phạm gây ra cho người phòng vệ vẫn được coi là phòng vệ chính đáng. Như vậy việc ông Cường cầm đá có sắt phía trông tấn công tôi và tôi phải chống trả bằng tay không là cần thiết và phù hợp quy định, đây điều này là cần thiết để bảo vệ sức khỏe đang bị đe dọa của mình.

Như vậy, hành vi của tôi không phải là tội phạm mà phòng vệ chính đáng.

Và nếu đúng luật và khách quan thì phải khởi tố ông Cường về hành vi dùng hung khí gây thương tích cho tôi. Khi ông Cường dùng hung khí tấn công tôi thì tôi có bị thương trên tay, lưng...nhưng vì nghĩ dầu sao cũng là anh em và khi tôi đến bác sĩ thì bác sĩ nói không nghiêm trọng nên tôi không lấy chứng nhận thương tích để tố cáo ông Cường làm gì còn nếu tôi muốn tố cáo đã tố cáo hành vi ông Cường từ đầu.

Ông Cường và vợ ông ta tấn công mẹ tôi, đấm vào bụng mẹ tôi tiếp tục quay sang tấn công em gái trước tôi và còn cầm đá có lõi sắt tấn công tôi thì bắt buộc tôi phải thực hiện việc phòng vệ chính đáng để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình cũng như cho mẹ tôi và em gái tôi, hành vi phòng vệ chính đáng của tôi bằng tay không, phòng vệ trong tâm thế bị động, không có bất kỳ một sự nguy hiểm nào cho xã hội. Ông Cường bị thương là do quá trình tấn công tôi bị thương chứ tôi không tấn công ông Cường như ông Cường khai và Cơ quan công an, Viện kiểm sát quy kết cho tôi. Hơn nữa, ông Cường khai rằng xô nước mẹ tôi hất vào người ông Cường và em gái tôi (cô Hà) là nước hóa chất, gây mù mắt cho ông Cường, tuy nhiên, ông Cường cố tình khai gian dối như vậy để quy kết, vu khống cho mẹ tôi, bằng chứng là từ lúc đó đến nay mắt ông Cường không bị tổn hại một chút nào. Ông Cường khai gian dối như vậy nhưng Cơ quan công an và Viện kiểm sát nhân dân huyện Phú Giáo không xem xét đến sự trung thực của ông Cường là không khách quan, không đúng sự thật của vụ án. Trong khi vụ án này người làm chứng đã khai là ông Cường cầm đá tấn công tôi và tôi chỉ chống trả bằng tay không.

Thứ hai: sự việc xô xát giữa tôi và ông Cường xảy ra từ tháng 11/2016 đến nay đã gần 02 (hai) năm nhưng đến tháng 2/2018, cơ quan Viện kiểm sát nhân dân huyện Phú Giáo mới tiến hành khởi tố vụ án, đến ngày 10/8/2018 mới khởi tố bị can là không khách quan, vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng và xâm phạm đến quyền và lợi ích của tôi. Vụ án có dấu hiệu không khách quan ngay từ ban đầu vì tôi không có anh em làm cán bộ công an nhưng gia đình ông Cường và vợ ông Cường có anh em, cháu làm cán bộ công an tại địa phương và Bình Phước làm tôi hết sức hoang mang và lo lắng tôi bị xử lý một cách oan ức, bị ép.

Thứ ba: hai khúc gỗ mà Cơ quan cảnh sát điều tra thu thập đem về không phải là công cụ được sử dụng trong quá trình xảy ra sự việc của tôi mà khúc gỗ này do ông Cường dùng để định tấn công chúng tôi.

Thứ tư: ông cường là người đánh mẹ tôi trước, đánh em gái tôi là Hà trước – họ là những phụ nữ chân yếu tay mềm nhưng ông Cường lại đánh và hành hung họ, sau khi đánh mẹ tôi và em tôi, tôi chỉ vào can thì ông Cường cầm đá đánh tôi rơi xuống hố rồi tiếp tục tấn công tôi. Địa điểm tấn công tôi là nằm trên phần đất gia đình tôi. Như vậy, bằng chứng rõ ràng ông Cường đã qua đất nhà tôi gây sự và đánh mẹ tôi, em tôi và tôi trước bằng hung khí là cục đá.

Thứ năm: Tôi chỉ phòng vệ bằng tay không, qua xô xát với nhau. Tại thời điểm xô xát không có biên bản quả tang, lập biên bản tại lúc đó vết thương ông Cường do tôi gây nên nên tôi khẳng định tôi tay không không thể gây thương tích mẽ 2 răng, gãy mũi gây nên thương tích 11% cho ông Cường được. Do vậy, tôi yêu cầu giám định lại, không đồng ý với kết quả giám định và phải xác định được vết thương, thương tích do tôi gây nên.

Thứ sáu: Cho đến nay tôi vẫn chưa nhận được quyết định khởi tố vụ án hình sự số 23 ngày 12/2/2018 của Cơ quan cảnh sát điều tra huyện Phú giáo. Chính điều này đã làm mất đi quyền khiếu nại của tôi đối với quyết định khởi tố vụ án hình sự này mà Bộ luật tố tụng hình sự đã quy định về quyền của người khiếu nại theo quy định tại Điều 472, 473 BLTTHS 2015.

Đề nghị của người khiếu nại:

Còn rất nhiều sai phạm trong quá trình tố tụng của Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát nhân dân huyện Phú Giáo mà tôi không tiện nêu ra ở văn bản này. Tuy nhiên, từ những sai phạm cơ bản nêu trên, nhằm tránh oan sai cho tôi và trách nhiệm đối với Cơ quan có thẩm quyền, căn cứ theo quy định của Điều 157, 158 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015. Bằng đơn này tôi yêu cầu Viện kiểm sát nhân dân huyện Phú Giáo ra quyết định hủy bỏ Quyết định phê chuẩn khởi tố vụ án hình sự số 86/QĐ-VKS ngày 10/8/2018 của Viện kiểm sát nhân dân huyện Phú Giáo phê chuẩn quyết định khởi tố tôi về tội “Cố ý gây thương tích”. Đồng thời, yêu cầu Cơ quan cảnh sát điều tra công an huyện Phú Giáo hủy bỏ Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 23 ngày 12/2/2018, Quyết định khởi tố bị can số 92 ngày 07/8/2018 và hủy bỏ Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú số 67 ngày 07/8/2018 và đình chỉ vụ án này.

Thiết nghĩ, đối với sự việc này, suy xét lại toàn bộ sự việc không có gì nghiêm trọng. Việc Cơ quan công an và Viện kiểm sát nhân dân huyện Phú Giáo không suy xét đầy đủ toàn bộ nội dung sự việc đã ra các Quyết định khởi tố tôi, làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của tôi và gia đình tôi. Gây oan sai cho tôi và gia đình tôi.

Nay bằng văn bản này, kính đề nghị Cơ quan cảnh sát điều tra công an huyện Phú Giáo và Viện kiểm sát nhân dân huyện Phú Giáo thận trọng xem xét lại toàn bộ nội dung vụ án, trả lại công bằng cho tôi và gia đình tôi. Sự việc xảy ra tôi khẳng định gia đình ông Cường có lỗi trước và gây sự trước, dùng hung khí đánh chúng tôi gây bức xúc cho gia đình tôi. Liệu phải chăng gia đình ông Cường, bà Kim có anh em làm cán bộ công an nên ép gia đình tôi và tôi? Nếu không được giải quyết công bằng buộc gia đình tôi phải nhờ Cơ quan trung ương bảo vệ cho tôi và gia đình tôi.

Tôi và gia đình tôi luôn chấp hành các quy định pháp luật nhà nước, em tôi là cán bộ nhà nước, cha tôi là bộ đội hiện nay bị bại liệt, tâm thần không ổn định và nhận thức hạn chế nhưng ông Cường vẫn luôn chửi bới cha tôi dù ông Cường vai cháu ít tuổi hơn cha tôi, hơn thế, bà Kim- vợ ông Cường còn viết gửi đến công an xã vu cáo cha, mẹ, anh chị em tôi xúc phạm, chửi bới gia đình ông Cường, tài sản của nhà ông Cường hư hỏng do gia đình tôi phá mà không có căn cứ nhằm hạ thấp danh dự của gia đình tôi- đơn này tôi vẫn còn giữ.

Trên đây nội dung khiếu nại của tôi, kính mong Qúy cơ quan xem xét chấp nhận và bảo vệ gia đình tôi, bảo vệ sự thật, bảo vệ người yếu thế như tôi và gia đình tôi. Tôi tin vào sự thật, sự khách quan của Qúy cơ quan không bị tác động từ bất kỳ từ ai.

Rất mong Quý cơ quan xem xét.

Tôi xin chân thành cảm ơn và trân trọng kính chào./.

 

 

Đính kèm đơn khiếu nại:

CMND, Hộ khẩu của tôi (bản photo);

Quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can số 86/QĐ-VKS ngày 10/8/2018 (bản photo);

Quyết định số 92 ngày 07/8/2018 (bản photo);

Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú số 67 ngày 07/8/2018 (bản photo).

Các hồ sơ tranh chấp đất đai.

Người làm đơn

Giấy chứng nhận thương tích 134.


Quy Định Về Tội Cố Ý Gây Thương Tích
Quy Định Về Tội Cố Ý Gây Thương Tích  Quy định của Luật sửa đổi, bổ sung BLHS năm 2017 về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác.
Theo quy định tại Điều 134 BLHS sửa đổi năm 2017 thì. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác:
“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
i) Có tính chất côn đồ;
k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Làm chết 02 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
6. Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”.
Những Quy Định Có Lợi Cho Bị Cáo
Những Quy Định Có Lợi Cho Bị Cáo
 - Từ ngày 1-1-2018, Bộ luật Hình sự 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14) chính thức có hiệu lực thi hành. Theo đó, việc áp dụng các quy định trong bộ luật này được thực hiện theo hướng dẫn của Nghị quyết số 41/2017/QH14 đã được kỳ họp thứ ba Quốc hội khóa XIV thông qua. Đáng chú ý, nhiều điều khoản có lợi cho người phạm tội vẫn được áp dụng...

Nhiều điều khoản có lợi 

Ngày 20-6-2017, Nghị quyết số 41/2017/QH14 về thi hành Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 (Bộ luật Hình sự năm 2015) đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 và về hiệu lực thi hành của Bộ luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự số 99/2015/QH13, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam số 94/2015/QH13 đã được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ ba thông qua. 
 

 

Phiên tòa xét xử các bị cáo phạm tội hình sự.

Theo đó, kể từ ngày 1-1-2018, tất cả các điều khoản của Bộ luật Hình sự năm 2015 được áp dụng để khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án đối với người có hành vi phạm tội. Điểm đáng chú ý là các điều khoản của Bộ luật Hình sự 2015 có lợi cho người phạm tội như: Xóa bỏ một hình phạt, quy định hình phạt nhẹ hơn; miễn trách nhiệm hình sự... được áp dụng đối với cả những hành vi phạm tội xảy ra trước 0 giờ ngày 1-1-2018 mà sau thời điểm đó mới bị phát hiện, đang bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc đối với người đang được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, xóa án tích. Các tình tiết “gây hậu quả nghiêm trọng”, “gây hậu quả rất nghiêm trọng”, “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”, “số lượng lớn”, “số lượng rất lớn”, “số lượng đặc biệt lớn”… của Bộ luật Hình sự năm 1999 đã được áp dụng để khởi tố bị can trước ngày 1-1-2018 thì vẫn áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 để khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử.

Đối với hành vi hoạt động phỉ, quy định tại Điều 83; hành vi đăng ký kết hôn trái pháp luật, quy định tại Điều 149; hành vi kinh doanh trái phép, quy định tại Điều 159; hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, quy định tại Điều 165 của Bộ luật Hình sự năm 1999 xảy ra trước ngày 1-1-2018 mà sau thời điểm đó vụ án đang trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử thì tiếp tục áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 để xử lý. Trường hợp chất thu giữ được nghi là chất ma túy ở thể rắn đã được hòa thành dung dịch, chất ma túy ở thể lỏng đã được pha loãng, sái thuốc phiện hoặc thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần quy định tại các Điều 248, 249, 250, 251 và 252 của Bộ luật Hình sự năm 2015 thì phải xác định hàm lượng chất ma túy làm cơ sở để xác định khối lượng hoặc thể tích chất ma túy thu giữ được...

Trường hợp chuyển hình phạt tử hình đã tuyên sang chung thân

Kể từ ngày Luật số 12/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 (Luật số 12/2017/QH14) được công bố, tiếp tục thực hiện các quy định: Không áp dụng hình phạt tử hình khi xét xử người phạm tội mà Bộ luật Hình sự năm 2015 đã bỏ hình phạt tử hình hoặc đối với người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử. Hình phạt tử hình đã tuyên đối với người phạm tội đủ 75 tuổi trở lên nhưng chưa thi hành án thì không thi hành và chuyển hình phạt tử hình thành hình phạt tù chung thân. Đối với người đã bị kết án tử hình nhưng chưa thi hành án mà có đủ các điều kiện quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015 thì không thi hành án và chuyển hình phạt tử hình thành hình phạt tù chung thân. Không xử lý về hình sự đối với người thực hiện hành vi mà Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định là tội phạm nhưng Bộ luật Hình sự năm 2015 không quy định là tội phạm, bao gồm: Tảo hôn; báo cáo sai trong quản lý kinh tế;… Không xử lý về hình sự đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi về tội phạm không được quy định tại Khoản 2 Điều 12 và Khoản 3 Điều 14 của Bộ luật Hình sự năm 2015, đối với người thực hiện hành vi chuẩn bị phạm các tội mà không được quy định tại Khoản 2 Điều 14 của Bộ luật Hình sự năm 2015; nếu vụ án đã khởi tố, đang điều tra, truy tố, xét xử thì phải đình chỉ.

Nghị quyết số 41/2017/QH14 giao Chính phủ, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định chi tiết các biện pháp giám sát, giáo dục áp dụng trong trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự quy định tại Mục 2 Chương XII của Bộ luật Hình sự năm 2015; Đồng thời giao Tòa án nhân dân Tối cao thông qua tổng kết việc áp dụng pháp luật, giám đốc việc xét xử bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử các quy định về “gây hậu quả nghiêm trọng”, “gây hậu quả rất nghiêm trọng”, “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”, “số lượng lớn”, “số lượng rất lớn”,…

Chính phủ, Tòa án nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, phối hợp tổ chức rà soát các văn bản liên quan để kịp thời hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới hoặc đề nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015.

Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày 5-7-2017.
 
 
Hồng Cương
Nguồn: hà Nội Mới
Quy Định Mới Có Lợi Cho Bị Cáo
Quy Định Mới Có Lợi Cho Bị Cáo

MỘT SỐ QUY ĐỊNH CÓ LỢI CHO NGƯỜI PHẠM TỘI TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015
(Ban hành kèm theo Công văn số 276/TANDTC-PC ngày 13 tháng 9 năm 2016 của Tòa án nhân dân tối cao)

 

Stt

Nội dung quy định có lợi

Điều, Khoản, Điểm

1

Đồng phạm

“4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành”

Khoản 4 Điều 17

2

Che giấu tội phạm

“2. Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Khoản 1 Điều này, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.”

Khoản 2 Điều 18

3

Không tố giác tội phạm

“3. Người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp không tố giác tội phạm do chính người mà mình bào chữa đã thực hiện hoặc đã tham gia thực hiện mà người bào chữa biết được khi thực hiện nhiệm vụ bào chữa, trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.”

Khoản 3 Điều 19

4

Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội

“1. Hành vi của người để bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội mà không còn cách nào khác là buộc phải sử dụng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ thì không phải là tội phạm.

2. Trường hợp gây thiệt hại do sử dụng vũ lực rõ ràng vượt quá mức cần thiết, thì người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm hình sự.”

Điều 24

5

Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ

“Hành vi gây ra thiệt hại trong khi thực hiện việc nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới mặc dù đã tuân thủ đúng quy trình, quy phạm, áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa thì không phải là tội phạm.

Người nào không áp dụng đúng quy trình, quy phạm, không áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa mà gây thiệt hại thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.”

Điều 25

6

Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên

“Người thực hiện hành vi gây thiệt hại trong khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên trong lực lượng vũ trang nhân dân để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh nếu đã thực hiện đầy đủ quy trình báo cáo người ra mệnh lệnh nhưng người ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu chấp hành mệnh lệnh đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp này người ra mệnh lệnh phải chịu trách nhiệm hình sự.

Quy định này không áp dụng đối với trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 421, Khoản 2 Điều 422 và Khoản 2 Điều 423 của Bộ luật này.”

Điều 26

7

Căn cứ miễn trách nhiệm hình sự

“2. Người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Khi tiến hành Điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;

b) Khi tiến hành Điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa;...

3. Người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng do vô ý gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác và được người bị hại hoặc người đại diện của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.”

Các Điểm a, b Khoản 2 và Khoản 3 Điều 29

8

Phạt tiền

“1. Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với các trường hợp sau đây:

a) Người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định;

b) Người phạm tội rất nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, môi trường, trật tự công cộng, an toàn công cộng và một số tội phạm khác do Bộ luật này quy định.”

Khoản 1 Điều 35

9

Cải tạo không giam giữ

“3... Không khấu trừ thu nhập đối với người chấp hành án là người đang thực hiện nghĩa vụ quân sự.

4. Trường hợp người bị phạt cải tạo không giam giữ không có việc làm hoặc bị mất việc làm trong thời gian chấp hành hình phạt này thì phải thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng trong thời gian cải tạo không giam giữ.

Thời gian lao động phục vụ cộng đồng không quá 04 giờ trong một ngày và không quá 05 ngày trong 01 tuần.

Không áp dụng biện pháp lao động phục vụ cộng đồng đối với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 06 tháng tuổi, người già yếu, người bị bệnh hiểm nghèo, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng.

Người bị kết án cải tạo không giam giữ phải thực hiện những nghĩa vụ quy định tại Luật thi hành án hình sự.”

Khoản 3 và Khoản 4 Điều 36

10

Tù có thời hạn

“2. Không áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng do vô ý và có nơi cư trú rõ ràng.”

Khoản 2 Điều 38

11

Tử hình

“2. Không áp dụng hình phạt tử hình đối với... người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử.

3. Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

...b) Người đủ 75 tuổi trở lên;

c) Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, Điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn”.

Khoản 2 và các Điểm b, c Khoản 3 Điều 40

12

Căn cứ quyết định hình phạt

“2. Khi quyết định áp dụng hình phạt tiền, ngoài căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều này, Tòa án căn cứ vào tình hình tài sản, khả năng thi hành của người phạm tội.”

Khoản 2 Điều 50

13

Các tình Tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

“1...

đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;

o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;

p) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng;

x) Người phạm tội là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ, người có công với cách mạng.”

Các Điểm đ, o, p và x Khoản 1 Điều 51

14

Các tình Tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự

1. Chỉ các tình Tiết sau đây mới là tình Tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:

a) Phạm tội có tổ chức;

b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;

d) Phạm tội có tính chất côn đồ;

đ) Phạm tội vì động cơ đê hèn;

e) Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;

g) Phạm tội 02 lần trở lên;

h) Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;

i) Xâm phạm tài sản của Nhà nước;

k) Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng;

i) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai, người đủ 70 tuổi trở lên;

k) Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, người khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác;

l) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;

m) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, tàn ác để phạm tội;

n) Dùng thủ đoạn, phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người để phạm tội;

o) Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội;

p) Có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm.

Khoản 1 Điều 52

15

Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng

“2. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của Điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể.”

Khoản 2 Điều 54

16

Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt

“2. Đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội, hình phạt được quyết định trong phạm vi khung hình phạt được quy định trong các Điều luật cụ thể

3. Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu Điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà Điều luật quy định.”

Khoản 2 và Khoản 3 Điều 57

17

Thời hiệu thi hành bản án

“2. Thời hiệu thi hành bản án hình sự đối với người bị kết án được quy định như sau:

...d) 20 năm đối với các trường hợp xử phạt tù chung thân hoặc tử hình.”

Điểm d Khoản 2 Điều 60

18

Miễn chấp hành hình phạt

“2. Người bị kết án cải tạo không giam giữ hoặc tù có thời hạn đến 03 năm chưa chấp hành hình phạt thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành hình phạt, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

...c) Chấp hành tốt pháp luật, có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và xét thấy người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.

...5. Người bị kết án phạt tiền đã tích cực chấp hành được một phần hình phạt nhưng bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra mà không thể tiếp tục chấp hành được phần hình phạt còn lại hoặc lập công lớn, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết đnh miễn chấp hành phần tiền phạt còn lại.”

Điểm c Khoản 2 và Khoản 5 Điều 62

19

Giảm mức hình phạt đã tuyên

“...3. Trường hợp người bị kết án về nhiều tội trong đó có tội bị kết án phạt tù chung thân thì Tòa án chỉ xét giảm lần đầu xuống 30 năm tù sau khi đã chấp hành được 15 năm tù và dù được giảm nhiều lần nhưng vẫn phải bảo đảm thời gian thực tế chấp hành là 25 năm.

...6. Đối với người bị kết án tử hình được ân giảm hoặc người bị kết án tử hình thuộc trường hợp quy định tại Điểm b hoặc Điểm c Khoản 3 Điều 40 của Bộ luật này thì thời gian đã chấp hành hình phạt để được xét giảm lần đầu là 25 năm và dù được giảm nhiều lần nhưng vẫn phải bảo đảm thời hạn thực tế chấp hành hình phạt là 30 năm.”

Khoản 3 và Khoản 6 Điều 63

20

Tha tù trước thời hạn có Điều kiện

“1. Người đang chấp hành án phạt tù có thể được tha tù trước thời hạn khi có đủ các Điều kiện sau đây:

a) Phạm tội lần đầu;

b) Có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt;

c) Đã được giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù đối với người bị kết án về tội phạm nghiêm trọng trở lên;

d) Có nơi cư trú rõ ràng;

đ) Đã chấp hành xong hình phạt bổ sung là hình phạt tiền, án phí và các nghĩa vụ bồi thường dân sự;

e) Đã chấp hành được ít nhất là một phần hai mức thời hạn tù đối với hình phạt tù có thời hạn hoặc ít nhất 15 năm đối với tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn.

Trường hợp người phạm tội là thương binh, bệnh binh, thân nhân gia đình liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng, người đủ 70 tuổi trở lên, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì thời gian đã chấp hành ít nhất là một phần ba hình phạt tù có thời hạn hoặc ít nhất 12 năm đối với tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn;

e) Không thuộc một trong các trường hợp phạm tội quy định tại Khoản 2 Điều này.

2. Không áp dụng quy định của Điều này đối với người bị kết án thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Người bị kết án về tội xâm phạm an ninh quốc gia; tội khủng bố; tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh hoặc người bị kết án từ 10 năm tù trở lên đối với tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm của con người; 07 năm tù trở lên đối với các tội cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản và sản xuất trái phép, mua bán trái phép, chiếm đoạt chất ma túy;

b) Người bị kết án tử hình được ân giảm hoặc thuộc trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 40 của Bộ luật này.

3. Theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền, Tòa án quyết định tha tù trước thời hạn có Điều kiện đối với người bị kết án. Người được tha tù trước thời hạn có Điều kiện phải thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách. Thời gian thử thách bằng thời gian còn lại của hình phạt tù.

4. Người được tha tù trước thời hạn có Điều kiện cố ý vi phạm nghĩa vụ 02 lần trở lên hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính 02 lần trở lên trong thời gian thử thách, thì Tòa án có thể hủy bỏ quyết định tha tù trước thời hạn có Điều kiện đối với người đó và buộc họ phải chấp hành phần hình phạt tù còn lại chưa chấp hành.

Nếu người đó thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời gian thử thách thì Tòa án buộc người đó chấp hành hình phạt của bản án mới và tổng hợp với phần hình phạt tù chưa chấp hành của bản án trước theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này.

5. Người được tha tù trước thời hạn có Điều kiện đã chấp hành được ít nhất là một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền, Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách.”

Điều 66

21

Xoá án tích

“2. Người bị kết án do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và người được miễn hình phạt không bị coi là có án tích.”

Khoản 2 Điều 69

22

Đương nhiên được xóa án tích

“2. Người bị kết án đương nhiên được xoá án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:

...b) 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;

c) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;

d) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.

Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại các Điểm a, b và c khoản này thì thời hạn đương nhiên được xoá án tích sẽ hết vào thời Điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.

3. Người bị kết án đương nhiên được xoá án tích, nếu từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 2 Điều này.”

Các Điểm b, c và d Khoản 2 và Khoản 3 Điều 70

23

Xoá án tích theo quyết định của Tòa án

“2. Người bị kết án được Tòa án quyết định xoá án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:

a) 03 năm trong trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 05 năm;

b) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;

c)

Địa Chỉ Các Tòa Án Quận Huyện Tại Tphcm
Địa Chỉ Các Tòa Án Quận Huyện Tại Tphcm

TẤT CẢ ĐỊA CHỈ TÒA ÁN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chúng ta đều biết rằng việc tới Tòa án để xem xét xử là rất bổ ích với mọi người. Từ sinh viên Luật, những người đã hành nghề Luật cho tới những người không hành nghề Luật.

 

Như vậy, với mục đích tạo thuận lợi cho mọi người khi đi xem Tòa, tác giả xin liệt kê danh sách tất cả địa chỉ của Tòa án tại Thành phố Hồ Chí Minh.

 

1. Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ: 124 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

2. Tòa án Quân sự

Địa chỉ: 06, Lê Quý Đôn, Phường 6, Quận 3, Hồ Chí Minh

3. Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh

Tên Tòa án

Địa chỉ

Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh

124 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
 

Tòa Hình sự, Dân sự

131 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Bến Thành, Quận 1

Tòa Kinh tế, Tòa Hành chính, Tòa Lao động, Tòa gia đình và người chưa thành niên

 

26, Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, Quận 1

 

4. Tòa án nhân dân cấp huyện

 

Tên Tòa án

Địa chỉ

Tòa án nhân dân Quận 1

Số 6, Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, quận 1
 

Tòa án nhân dân Quận 2

1400, Liên tỉnh lộ 25, phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2

Tòa án nhân dân Quận 3

139 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3

Tòa án nhân dân Quận 4

22/1 Hoàng Diệu, phường 12, quận 4

Tòa án nhân dân Quận 5

642 Nguyễn Trãi, phường 11, quận 5

Tòa án nhân dân Quận 6

388 Nguyễn Văn Luông, phường 12, quận 6

Tòa án nhân dân Quận 7

1362 Huỳnh Tấn Phát, phường Phú Mỹ, quận 7

Tòa án nhân dân Quận 8

126 đường 12, phường 5, quận 8

Tòa án nhân dân Quận 9

Đường Lò Lu, phường Trường Thạnh, quận 9

Tòa án nhân dân Quận 10

27 đường Thành Thái, phường 14, quận 10

Tòa án nhân dân Quận 11

172 Ông Ích Khiêm, phường 5, quận 11

Tòa án nhân dân Quận 12

755/50 khu phố 3, phường Tân Thới Hiệp, quận 12

Tòa án nhân dân Quận Bình Thạnh

457 Bạch Đằng, phường 2, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh

Tòa án nhân dân Quận Bình Tân

422/1 Hồ Ngọc Lãm, phường An Lạc, quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh

Tòa án nhân dân Quận Gò Vấp

05 Nguyễn Văn Lượng, phường 16, quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh

Tòa án nhân dân Quận Phú Nhuận

34 Nguyễn Văn Trỗi, quận Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh

Tòa án nhân dân Quận Tân Bình

9 Phú Hòa, phường 7, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh

Tòa án nhân dân Quận Thủ Đức

18 đường 6, phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh

Tòa án nhân dân Quận Tân Phú

200/27 Nguyễn Hữu Tiến, phường Thạnh Tây, quận Tân Phú, Tp. Hồ Chí Minh

Tòa án nhân dân huyện Bình Chánh

A 13 – 14 Nguyễn Hữu Trí, thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh

Tòa án nhân dân huyện Cần Giờ

Đường Lương Văn Nho, thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, Tp. Hồ Chí Minh

Tòa án nhân dân huyện Củ Chi

khu phố 7, thị trấn Củ Chi, huyện Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh

Tòa án nhân dân huyện Hóc Môn

94/7 Quang Trung, thị trấn Hóc Môn, huyện Hóc Môn, Tp Hồ Chí Minh

Tòa án nhân dân huyện Nhà Bè

Nguyễn Bình, xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè

Luật Sư Bào Chữa Hình Sự
Luật Sư Bào Chữa Hình Sự
Hiện nay, Bộ luật hình sự (BLHS) năm 2015 đang được tạm dừng để điều chỉnh một số lỗi kỹ thuật. Tuy nhiên, nghiên cứu Điều 260 BLHS năm 2015 quy định tội “Vi phạm các quy định về tham gia giao thông” chúng tôi có một số ý kiến như sau:
“Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;
b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;
c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
đ) Làm chết 02 người;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
h) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Người tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
5. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
6. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”.
Thứ nhất, tại Điều 202 BLHS 1999 quy định tội phạm này với tên gọi “Tội vi phạm quy định vềđiều khiển phương tiện giao thông đường bộ”. Theo tên gọi của điều luật thì chỉ những người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này. Trong khi đó, khoản 22 Điều 3 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định “Người tham gia giao thông gồm người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ”. Với tên gọi tội danh như Điều 202 của BLHS 1999 thì không thể xử lý trách nhiệm hình sự đối với “người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ” mặc dù họ cũng tham gia giao thông và gây thiệt hại đến tính mạng, gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe, gây thiệt hại về tài sản của người khác. Điều 260 BLHS năm 2015 đã sửa đổi tên điều luật theo hướng bao quát hơn, phản ánh đúng phạm vi và đối tượng điều chỉnh của điều luật, tức là người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về đảm bảo an toàn giao thông thì đều có thể bị xử lý trách nhiệm hình sự về tội này.
Thứ hai, đây là tội phạm có cấu thành tội phạm vật chất, tức là vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự chỉ đặt ra đối với hành vi phạm tội khi có hậu quả xảy ra. Khoản 1 Điều 260 quy định cấu thành tội phạm cơ bản xác định hậu quả của hành vi phạm tội có thể là:
- Làm chết một người;
- Gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe cho 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; 
- Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Như vậy chỉ khi có hậu quả xảy ra và hậu quả đó phải là gây thiệt hại cho tính mạng cho người khác, gây thương tích hoặc sức khỏe cho người khác với một tỷ lệ nhất định hoặc gây thiệt hại về tài sản ở mức độ nhất định thì người phạm tội mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này. Khoản 2, 3 của điều luật quy định các tình tiết định khung tăng nặng.
Tuy nhiên, điểm b khoản 1 quy định hành vi phạm tội dẫn đến hậu quả “Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%” tức là tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 62% đến 120% thì “bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm”. Điểm c khoản 1 điều này lại quy định hậu quả của hành vi phạm tội “Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%”cũng chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự như quy định tại điểm b khoản 1 điều này. Tức là giữa điểm b và điểm c có sự phân biệt là gây thương tích hoặc gây tổn hai sức khỏe cho số người khác nhau, nhưng tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể thì như nhau (trong khoảng từ 61% đến 121%) và cùng chịu một khung hình phạt như nhau. Chúng tôi cho rằng quy định như vậy là không cần thiết bởi nó có sự trùng lặp về tỷ lệ thương tích và cùng khung hình phạt. Vì vậy cần sửa đổi theo hướng bỏ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 260 BLHS 2015 và sửa đổi điểm b theo hướng “Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người trở lên với tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 62% đến 121%” thì vẫn đảm bảo yếu tố định lượng trong khoản này và không có sự trùng lặp như quy định tại BLHS 2015.
Tương tự như vậy, tại điểm e khoản 2 Điều 260 quy định “Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên” tức là tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% trở lên thì “thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm”. Điểm g khoản 2 điều này quy định “Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%” thì cũng chỉ phải chịu mức hình phạt như quy định tại điểm e khoản này. Quy định như vậy là không thực sự cần thiết, gây rườm rà khi xây dựng kết cấu của điều luật. Trong khi đó, điểm b khoản 3 quy định “Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên” tức là tổng tỷ lệ thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của 03 người từ 183% trở lên thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. Chúng ta thấy rằng quy định như vậy là bất hợp lý bởi vì nếu một người vi phạm quy định về an toàn giao thông gây thương tích cho 03 người với tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này ở mức 190% thì sẽ bị xử lý hình sự theo quy định tại điểm g khoản 2 hay theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 260 BLHS 2015. Do vậy, chúng tôi cho rằng bỏ quy định tại điểm g khoản 2 và sửa quy định tại điểm e khoản 2 điều luật này theo hướng “Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên với tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%”, đồng thời bỏ quy định tại điểm b khoản 3sẽ tránh được sự chồng chéo quy định giữa các khoản nhưng vẫn đảm bảo nội dung điều chỉnh của điều luật.
Khoản 4 của điều luật lại quy định hậu quả của tội phạm cũng như khung hình phạt nhẹ hơn nhiều so với cấu thành tội phạm cơ bản. Khoản 4 quy định: “Người tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm”.
Ở đây, nhà làm luật quy định đối với hành vi phạm tội chỉ gây thiệt hại ở mức độ như quy định tại khoản 4 thì chỉ có thể áp dụng hình phạt cao nhất là cải tạo không giam giữ đến ba năm chứ không được áp dụng hình phạt tù. Tuy nhiên, điểm bất cập là nếu thiệt hại xảy ra chỉ ở phạm vi quy định của khoản 4 nhưng thuộc trường hợp không có giấy phép lái xe thì hình phạt được áp dụng như thế nào? Nếu áp dụng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 260 để xử phạt người phạm tội từ 03 năm đến 10 năm tù thì quá nặng và mức hình phạt được áp dụng không hợp lý. Chúng tôi cho rằng quy định cấu thành tội phạm định khung giảm nhẹ tại khoản 4 là không logic với kết cấu của điều luật. Các BLHS trước đây (BLHS 1985 và BLHS 1999) được xây dựng theo mô hình cấu thành tội phạm cơ bản đến cấu thành tội phạm tăng nặng hoặc cấu thành tội phạm giảm nhẹ đảm bảo tính logic, khoa học, dễ nắm bắt và áp dụng. Điều 260 BLHS 2015 được xây dựng cấu thành tội phạm cơ bản, cấu thành tội phạm tăng nặng và cấu thành tội phạm giảm nhẹ không theo một trật tự nhất định mặc dù không gây khó khăn khi áp dụng nhưng về mặt kỹ thuật lập pháp theo chúng tôi là thiếu tính logic. Mặt khác, sẽ là vướng mắc khi áp dụng hình phạt nếu hành vi phạm tội rơi vào trường hợp vừa phân tích ở trên. Nếu muốn thực hiện chính sách hình sự trong trường hợp này thì có thể quy định bằng những văn bản dưới luật hoặc các hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao. Vì vậy cần sửa đổi theo hướng chuyển khoản 4 thành một điểm trong khoản 1 Điều 260 BLHS năm 2015 để vừa đảm bảo kết cấu logic của điều luật và vừa phù hợp với cấu thành tội phạm và mức hình phạt ở các khoản khác của điều luật.
Thứ ba, như đã phân tích ở trên, đây là điều luật quy định cấu thành tội phạm vật chất tức là đòi hỏi phải có hậu quả do hành vi phạm tội gây ra. Hậu quả đó có thể là gây thiệt hại về tính mạng, gây thương tích hoặc tổn hại về sức khỏe hoặc tài sản ở một mức độ nhất định thì mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Hình phạt được áp dụng phải căn cứ vào mức độ hậu quả xảy ra. Tuy nhiên, khoản 5 của điều luật lại quy định theo cấu thành tội phạm hình thức tức hậu quả của tội phạm chưa xảy ra. Chúng tôi cho rằng quy định này không logic với kết cấu của điều luật và thiếu tính khả thi trên thực tế. Để xác định một hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ nào đó có nguy hiểm hay không, nguy hiểm ở mức độ nào, “có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác nếu không được ngăn chặn kịp thời” phụ thuộc rất nhiều vào ý chí chủ quan của con người nhất là của người áp dụng pháp luật. Thực tế cho thấy mặc dù khoản 4 Điều 202 BLHS 1999 cũng có quy định hành vi này nhưng chưa có trường hợp nào bị truy tố, xét xử đối với loại hành vi này. Nguyên nhân là do thiếu căn cứ để xác định mức độ nguy hiểm của hành vi đã đủ để cấu thành tội phạm này hay chưa và giả sử xác định một hành vi nào đó đã phạm tội vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ theo quy định tại khoản 5 Điều 260 BLHS năm 2015 thì dựa vào căn cứ nào để đưa ra mức hình phạt cho hành vi phạm tội đó. Chúng tôi cho rằng không nên quy định loại hành vi này là một hành vi phạm tội trong bộ luật hình sự.
Từ những ý kiến trên, chúng tôi cho rằng cần sửa đổi Điều 260 BLHS 2015 như sau:
“Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%
b) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 02 người trở lên với tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 62% đến 121%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;
b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng chất ma túy hoặc các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;
c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
đ) Làm chết 02 người;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên với tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
5. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”.
Luật Sư Bào Chữa Tư Vấn Tội Giết Con Mới Đẻ
Luật Sư Bào Chữa Tư Vấn Tội Giết Con Mới Đẻ

Tội giết con mới đẻ là trường hợp phạm tội của người mẹ do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ đứa trẻ đó dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết. Hình phạt cao nhất chỉ có hai năm tù, chưa kể hậu quả pháp lý về xã hội đối với người phạm tội rất nặng nề. 
Ngoài người mẹ của nạn nhân ra, không ai có thể là chủ thể của tội phạm này. Nhưng ngay cả là mẹ của nạn nhân cũng chỉ coi là chủ thể của tội này khi người mẹ vì ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà buộc phải giết hoặc vứt bỏ đứa con do mình mới đẻ ra. Nếu vì lý do khác mà giết hoặc vứt bỏ con do mình mới đẻ ra thì không thuộc trường hợp phạm tội này.

Ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu là ảnh hưởng của tư tưởng cũ đã lỗi thời, không còn phù hợp với quan niệm về cuộc sống, lối sống hiện tại. Hay nói một cách khác, nó không còn phù hợp với ý thức xã hội đương thời. ra.

Thông thường, những đứa trẻ bị người mẹ giết hoặc vứt bỏ lúc mới đẻ là con ngoài giá thú. Tuy nhiên, cũng có trường hợp do tập quán lạc hậu của một vài địa phương ở miền núi cho rằng đứa con đầu lòng không phải là con chung của vợ chồng nên sau khi đứa trẻ ra đời, người mẹ đã bóp chết con mình. Cá biết, có những nơi do tư tưởng phân biệt con trai và con gái nên đã có trường hợp người mẹ đã đẻ đến lần thứ 7 vẫn là con gái nên sau khi đứa trẻ ra đời đã bóp chết.

Trường hợp đứa trẻ bị người mẹ giết hoặc vứt bỏ dẫn tới bị chết trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn là trường hợp sau khi sinh con, người mẹ không có khả năng để nuôi con mình, như: bị mất sữa lại bị bệnh nặng hoặc trong hoàn cảnh khách quan ngặt nghèo khác.

Pháp luật quy định đứa trẻ sinh ra được bao nhiều ngày thì gọi là mới đẻ. Thực tiễn xét xử ở nước ta coi đứa trẻ mới đẻ bị người mẹ giết hoặc vứt bỏ là đứa trẻ sau khi ra đời dài nhất là 7 ngày. Kể từ ngày thứ 8 trở đi, nếu người mẹ giết con mình thì không được coi là giết con mới đẻ nữa.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây do kinh tế - xã hội phát triển, các phương tiện thông tin đại chúng đã tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến tận làng xa xôi hẻo lánh. Trình độ dân trí ngày càng được nâng cao, các vụ giết trẻ sơ sinh hoặc vứt bỏ con mới đẻ đã hầu như không xảy ra.

Đứa trẻ mới đẻ bị giết hoặc bị vứt bỏ phải bị chết thì người mẹ mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết con mới đẻ, nếu người mẹ có hành vi trước đoạt tính mạng đứa trẻ hoặc có hành vi vứt con mới đẻ, nhưng đứa trẻ không bị chết thì chưa cấu thành tội giết con mới đẻ và như vậy tội giết con mới đẻ không có trường hợp phạm tội chưa đạt.
Mặc dù tôi lên án hành động của người mẹ này nhưng về pháp lý thì do đứa con chưa chết nên người mẹ chưa đủ yếu tố cấu thành tội giết con mới đẻ.

 


Bào Chữa Tội Lạm Dụng Tín Nhiệm Chiếm Đoạt tài Sản
Bào Chữa Tội Lạm Dụng Tín Nhiệm Chiếm Đoạt tài Sản

ĐOÀN LUẬT SƯ TP.HCM

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ GIA ĐÌNH

LOGO tran minh hung12-7 cuoi cung

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

         Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

Trụ sở chính: 402A Nguyễn Văn Luông, P.12, Quận 6

Chi nhánh: 5/1 Nguyễn Du, Biên Hòa, Đồng Nai

Điện thoại: 08.38779958; Fax: 08.38779958

Trưởng văn phòng: LS Trần Minh Hùng

Email: luatsuthanhpho@gmail.com

 

 

BÀI BÀO CHỮA CHO BỊ CÁO NGUYỄN HOÀNG THU NGUYỆT BỊ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TP VŨNG TÀU TRUY TỐ VỀ TỘI LẠM DỤNG TÍN NHIỆM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN.

Tôi luật sư: Trần Minh Hùng, Trưởng Văn phòng Luật sư Gia Đình, Thành viên Đoàn Luật sư TP.HCM, Thuộc Liên đoàn Luật Sư Việt Nam.

Qua tranh luận, hỏi tại phiên tòa, qua nghiên cứu hồ sơ vụ án, quá các buổi hỏi cung và làm việc với bị cáo Nguyệt kể cả giai đoạn điều tra, qua lời trình bày của bị cáo, nguyên đơn dân sự, người liên quan tại phiên tòa, qua nghiên cứu tổng hợp, khách quan, mối quan hệ nhân quả về vụ án… Tôi đưa ra các ý kiến bào chữa cho thân chủ tôi dựa trên các quy định pháp luật kể cả luật chuyên ngành kế toán, các chứng cứ và sự khách quan, công tâm…kính mong Hội đồng xét xử xem xét, lắng nghe, thiện chí tiếp thu các quan điểm của tôi  như sau:

Về tố tụng:

-         Đối với luật sư:

Tại giai đoạn điều tra Cơ quan điều tra đã mời tôi tham dự hỏi cung, nhưng không cho tôi trao đổi riêng với bị cáo Nguyệt. Khi tham dự hỏi cung tôi cũng ngỏ ý được hỏi Nguyệt nhưng không được chấp nhận.

Sau khi có kết luận điều tra tôi không được thông báo nhận kết luận điều tra,cơ quan điều tra không gửi kết luận điều tra cho tôi.

Sau khi chuyển hồ sơ quan Viện Kiểm sát thì Cơ quan điều tra cũng không thông báo cho tôi biết.

Sau khi hồ sơ được chuyển qua Viện kiểm sát thì Viện kiểm sát cũng không thông báo cho tôi, sau khi Viện kiểm sát ban hành cáo trạng cũng không thông báo và gửi cho tôi mặc dù tôi đã làm văn bản yêu cầu thông báo các giai đoạn tố tụng cho tôi, gửi các quyết định/cáo trạng tố tụng cho tôi hoặc thông báo cho tôi nhưng Viện kiểm sát cũng không thông báo và gửi cho tôi.

Như vậy cơ quan tố tụng cụ thể là cơ quan điều tra và Viện kiểm sát nhân dân TP. Vũng Tàu đã hạn chế quyền bào chữa của tôi theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành, theo luật luật sư và các văn bản liên quan. Điều này làm ảnh hưởng đến quá trình nghiên cứu hồ sơ của tôi và ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo Nguyệt mà pháp luật bảo vệ.

Kính mong Hội đồng xét xử xem xét các hành vi tố tụng này, vì điều này ảnh hưởng đến cả cho tôi và cả quyền lợi cho cả bị cáo Nguyệt.

 

 

Đối với bị cáo:

Cơ quan điều tra tiến hành bắt tạm giam Nguyệt khi Nguyệt khi chưa có bản án có hiệu lực kết tội Nguyệt khi Nguyệt là lao động chính nuôi mẹ già đã về hưu, nuôi 02 con nhỏ (1 cháu sinh năm 2009, 1 cháu sinh năm 2012), chồng đã ly hôn và Nguyệt trực tiếp nuôi 02 cháu, chồng không cấp dưỡng nuôi con, có công việc ổn định, có nơi thường trú rõ ràng từ nhỏ đến khi bị bắt, ở với gia đình, không có dấu hiệu bỏ trốn, chưa có tiền án tiền sự, nhân thân tốt, gia đình có công với cách mạng, Nguyệt có thành tích trong chiến đấu, sản xuất, sinh hoạt, luôn có mặt lấy lời khai khi cơ quan điều tra mời (bằng chứng trước đó đã có rất nhiều lời khai của bị cáo Nguyệt). Đây chỉ là tội phạm liên quan đến quyền sở hữu không phải liên quan đến giết người hay các tội phạm nguy hiểm khác và Nguyệt là phụ nữ- một đối tượng được pháp luật ưu tiên và bảo vệ riêng biệt do đặc tính và chức năng của người phụ nữ luôn được nhà nước ta thể hiện tính nhân văn và nhân đạo với người phụ nữ. Nhưng thật ngạc nhiên Nguyệt vẫn bị Cơ quan điều tra Công an TP Vũng Tàu bắt công khai tại quán cà phê làm cho gia đình Nguyệt chao đảo và bi đát trong khi Nguyệt mang tiền sử bệnh sưng ống cổ tay và nghi ung thư tử cung đang điều trị (có giấy bệnh viện Từ Dũ), khi đang hỏi cung là phụ nữ Nguyệt kêu mệt thì cơ quan điều tra ép Nguyệt phải làm việc và đưa cả ý sĩ khám ngay…gây uất ức cho Nguyệt. Hai con thơ của Nguyệt lâm cảnh không cha, không mẹ, mẹ già không ai nương tựa, số tiền 200 triệu Công ty nói không phải là vấn đề tiền…. Điều đó cho thấy sự thiếu nhân văn và không vận dụng các quy định nhân đạo, nhân văn của pháp luật nhà nước ta đối với phụ nữ mà Cơ qua tố tụng tại đây đã thẳng tay bắt còng 1 người phụ nữ giữa ban mặt ban ngày khi không cần thiết như vậy. Sau đó gia đình đã làm đơn xin tại ngoại theo quy định nhưng cơ quan tố tụng vẫn không giải quyết cho bị cáo dù bị cáo đủ các tình tiết để được tại ngoại.

Chính trong quá trình hỏi cung cơ quan điều tra đã một số lần đưa Nguyệt với tư cách là bị đơn dân sự. Đề nghị HĐXX xem xét tư cách này là giao dịch dân sự hay hình sự vì chính cơ quan điều tra cũng đã xác định Nguyệt là bị đơn dân sự.

Đây là những vấn đề mà cơ quan tố tụng và Hội đồng xét xử cần cân nhắc xem xét để áp dụng đối với bị cáo Nguyệt mà pháp luật đã quy định để sau phiên tòa này HĐXX cần có quyết định có lợi cho Nguyệt khi quyết định.

 

 

 

Về người làm chứng:

Cơ quan cảnh sát điều tra TP. Vũng Tàu mời những người đã nghỉ việc, cộng tác viên thậm chí là nhân viên của Công ty TNHH Kiến Trúc VT để làm chứng chữ viết của Nguyệt, làm chứng Nguyệt là Kế toán trưởng….là chưa bảo đảm về tính khách quan theo quy định về người làm chứng trong tố tụng hình sự. Vì tất cả họ đều làm cho Công ty Kiến Trúc VT thì họ bị lệ thuộc và phải khai sao có lợi cho công ty và bất lợi cho Nguyệt. Trong khi ông Trà Mùa thì lại mời với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.

Điều này là chưa bảo đảm về mặt khách quan khi xem xét các lời khai của người làm chứng. Đề nghị HĐXX làm rõ về liệu những người ngày tham gia vụ án với tư cách làm chứng, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đã đúng về mặt tư cách tố tụng chưa? Đã khách quan chưa và có mời họ tham gia phiên tòa hôm nay hay không? Có thông báo cho họ về việc mở phiên tòa này hay không? Vì không phải và chưa chắc lời khai của họ tại cơ quan điều tra là chính xác và đáng tin tưởng.

 

 

Về nội dung:

Yếu tố cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:

Theo quy định tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản tài sản đó, hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Tại Điều 175 và đặc điểm của tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản, nên hành vi khách quan của tội phạm này có những điểm: Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Như vậy cần lưu ý, việc chuyển giao tài sản từ người bị hại sang người phạm tội xuất phát từ một hợp đồng hợp pháp như vay, mượn, thuê tài sản.

Phải dung tài sản chiếm đoạt được vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản thì mới cấu thành tội này.

Căn cứ hành vi phạm tội trên thì Nguyệt chưa đủ yếu tố cấu thành tội này vì Nguyệt không làm hợp đồng thuê, mượn, vay tài sản hay nhận tài sản của người khác bằng hợp đồng rồi dung thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản.

Việc Kết quả giám định chỉ giám định dựa trên phỏng đoán chữ viết trong liên 2 giấy nộp tiền ngày 15/3/2015 có nét giống với 1 số chứ viết khác của Nguyệt chứ không khẳng định đó là chữ viết của Nguyệt. Hơn nữa giấy nộp tiền liên 2 này là giấy than nên theo nguyên tắc không thể giám định được. Cho nên cả Phòng kỹ thuật hình sự công an tỉnh bà rịa vũng tàu và đặc biệt Phân viện khoa học hình sự tại TPHCM đều khẳng định giấy than nên không giám định được chữ “ba” trước chữ “một” trong giấy nộp tiền liên 2 này. Không giám định được có số 3 đè lên số 1 hay không mà chỉ kết luận là nguyên thủy là số 1. Cả 2 kết luận giám định của 02 cơ quan này đều không khẳng định chữ “ba” là do Nguyệt viết thêm mà chỉ kết luận là có dấu hiệu viết thêm chứ không kết luận Nguyệt Viết. Như vậy không thể giám định được ai đã thêm chữ “ba” và số “3” đè lên số “1”.

Đồng thời theo sổ chi cá nhân năm 2016-2017 mà ông Nam cung cấp cho cơ quan điều tra thì đây là một sổ tập A4 cá nhân giữa ông Nam và cô Nguyệt và 1 số cá nhân khác (chính ông Nam cũng thừa nhận điều này). Đây không phải là sổ sách chi theo quy định Luật kế toán 2003, theo quy định của Thông tư 200/2014TT-BTC của Bộ tài chính theo mẫu đúng quy định. Trong đơn tố cáo, các bản tự khai và biên bản đối chất ông Nam thừa nhận chuyện sửa chứng từ hai bên đã tự thương lượng với nhau, không lập biên bản, không cho ai biết. Hơn nữa, trong kết luận điều tra, cáo trạng đều ghi nhận và thừa nhận ông Nam đã tự thương lượng cho Nguyệt trả dần…nên đây là cá nhân giữa ông Nam và Nguyệt chứ không phải Nguyệt chiếm đoạt 200 triệu của pháp nhân là Công ty Kiến trúc VT. Cho nên nếu có phát trinh tranh chấp 200 triệu này thì bản chất đây là 1 giao dịch dân sự giữa ông Nam và bà Nguyệt, không thể hình sự hóa quan hệ dân sự này.

Theo Điều 118 của TT200/2015/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ tài chính về hướng dẫn lập chứng từ kế toán doanh nghiệp quy định về: Lập và ký chứng từ kế toán như sau:

1. Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp đều phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ lập 1 lần cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Nội dung chứng từ kế toán phải đầy đủ các chỉ tiêu, phải rõ ràng, trung thực với nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Chữ viết trên chứng từ phải rõ ràng, không tẩy xoá, không viết tắt. Số tiền viết bằng chữ phải khớp, đúng với số tiền viết bằng số.

2. Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên theo quy định cho mỗi chứng từ. Đối với chứng từ lập nhiều liên phải được lập một lần cho tất cả các liên theo cùng một nội dung. Trường hợp đặc biệt phải lập nhiều liên nhưng không thể viết một lần tất cả các liên chứng từ thì có thể viết hai lần nhưng phải đảm bảo thống nhất nội dung và tính pháp lý của tất cả các liên chứng từ.(theo khoản 7, khoản 8, điều 4 luật kế toán 2003 quy định:.Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán. Tài liệu kế toán là chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị, báo cáo kiểm toán, báo cáo kiểm tra kế toán và tài liệu khác có liên quan đến kế toán.)

3. Mọi chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ mới có giá trị thực hiện. Riêng chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật. Tất cả các chữ ký trên chứng từ kế toán đều phải ký bằng bút bi hoặc bút mực, không được ký bằng mực đỏ, bằng bút chì, chữ ký trên chứng từ kế toán dùng để chi tiền phải ký theo từng liên. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất và phải giống với chữ ký đã đăng ký theo quy định, trường hợp không đăng ký chữ ký thì chữ ký lần sau phải khớp với chữ ký các lần trước đó.

4. Các doanh nghiệp chưa có chức danh kế toán trưởng thì phải cử người phụ trách kế toán để giao dịch với khách hàng, ngân hàng, chữ ký kế toán trưởng được thay bằng chữ ký của người phụ trách kế toán của đơn vị đó. Người phụ trách kế toán phải thực hiện đúng nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền quy định cho kế toán trưởng.

7. Các doanh nghiệp phải mở sổ đăng ký mẫu chữ ký của thủ quỹ, thủ kho, các nhân viên kế toán, kế toán trưởng (và người được uỷ quyền), Tổng Giám đốc (và người được uỷ quyền). Sổ đăng ký mẫu chữ ký phải đánh số trang, đóng dấu giáp lai do Thủ trưởng đơn vị (hoặc người được uỷ quyền) quản lý để tiện kiểm tra khi cần. Mỗi người phải ký ba chữ ký mẫu trong sổ đăng ký.

8. Những cá nhân có quyền hoặc được uỷ quyền ký chứng từ, không được ký chứng từ kế toán khi chưa ghi hoặc chưa ghi đủ nội dung chứng từ theo trách nhiệm của người ký.

          Như vậy, Công ty TNHH Kiến Trúc BR VT đã không thực hiện đúng, đầy đủ các quy định trên. Tức không có chứng từ kế toán mà cụ thể là Phiếu chi số tiền 315.070.000 đồng và cũng không có kế toán trưởng.

 

Hơn nữa, qua tìm hiều tôi được biết giữa ông Nam và bà Nguyệt có mối quan hệ tình cảm nên đây là xuất phát tình cảm mà hai bên tự giải quyết với nhau vụ tiền bạc không rõ ràng này. Tương tự như vụ Hoa hậu Phương Nga và CaoToàn Mỹ mà Cơ quan tố tụng TPHCM đã phải tạm đình chỉ vụ án, và đã cho Phương Nga tại ngoại.

Theo quy định của tội danh này thì mục đích của người phạm tội là mong muốn chiếm đoạt được tài sản. Mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Nhưng trong bản tự khai của Nguyệt, trong bản khai của Nam, và người làm chứng tên Trần Đình Hải thì trong vụ việc này mục đích của Nguyệt không phải chiếm đoạt 200 triệu. Nguyệt không thừa nhận điều này. Chính ông Hải thừa nhận có nói chuyện và nhắn zalo cho Nguyệt là “nếu em không sửa, không lấy tiền thì nếu người nào sửa thì cũng là người thân của em, em không thương họ sao..”, hay ông Hải tự khai là “Nguyệt nói là một người khác sửa chứng từ để lấy tiền chữa bệnh cho bố”…

Từ khi ông Nam bị cho là phát hiện cho rằng Nguyệt sửa chứng từ chiếm đoạt 200 triệu nhưng ông Nam chưa cung cấp được bất cứ chứng cứ, tài liệu nào, tin nhắn nào thể hiện ông Nam đòi Nguyệt trả 200 triệu cả. Mà ông Nam chỉ nhắn tin đòi lại hồ sơ, sổ sách. Chính ông Hải cũng thừa nhận ông Nam không nhắc gì đến chuyện tiền bạc mà chỉ nhắc đến chuyện đòi lại sổ sách. Điều đó chứng tỏ bên bị hại không bị thiệt hại về số tiền 200 triệu chỉ khi thấy không có căn cứ đòi được hồ sơ, tài liệu nghi cho Nguyệt chiếm đoạt thì mới tố cáo Nguyệt chiếm đoạt 200 triệu dựa trên các chứng cứ thiếu thuyết phục.

Không có bất cứ 1 chứng cứ, tài liệu nào thể hiện Nguyệt chiếm đoạt 200 triệu của Công ty Kiến Trúc VT. Bởi liên 2 giấy nộp tiền ngày 15/3/2016 thì không giám định được Nguyệt sửa hay không, không kết luận được.

Còn cuốn sổ cá nhân mà ông Nam và Nguyệt và 1 số cá nhân khác ghi là giao dịch cá nhân giữa ông Nam và bà Nguyệt nó không liên quan gì đến công ty Kiến TrúcVT vì cuốn sổ này không tuân thủ theo Luật kế toán và theo quy định của bộ tài chính.

Công ty không cung cấp hay Không có bất kỳ 1 phiếu chi nào theo quy định của Luật kế toán là Công ty chi cho Nguyệt 315.070.000 đồng (hay phiếu chi 394.200.000 đồng) của công ty Kiến Trúc VT. Vậy bằng chứng nào buộc tội Nguyệt chiếm đoạt 200 triệu của Công ty này? Đây là điều hết sức vô lý và thiếu chứng cứ.

 

 

 

Trong suốt quá trình vụ án, và kể cả theo lời khai ông Nam chưa có bất kỳ 1 bằng chứng, tài liệu nào ông Nam đòi Nguyệt đưa 200 triệu. Điều này phù hợp với lời khai của ông Nam trong suốt hồ sơ vụ án và cũng như cáo trạng và kết luận điều tra là việc chỉnh sửa chứng từ ông Nam và Nguyệt đã thương lượng xong. Nếu có tranh chấp chỉ là dân sự. vụ việc kéo dài từ 15/3/2016 cho đến 30/3/2017 Nguyệt vẫn còn làm báo cáo thuế cho ông Nam, đóng thuế năm 2015-2016 lúc tháng 8/2016 cho Công ty. Điều đó chứng tỏ sau vụ việc mà ông Nam cho là phát hiện tháng 7/2016 thì công ty là ông Nam đứng đầu vẫn giao cho Nguyệt đi đóng tiền BHXH, làm kế toán bình thường. Do vậy nếu cho rằng Nguyệt chiếm đoạt 200 triệu mà Nam vẫn giao công việc như vậy là vô lý, không có sức thuyết phục.

Trong vụ án này, cần xác định người bị hại là cá nhân ông Nam hay Công ty Kiến Trúc VT. Bởi trong suốt quá trình tố tụng ông Nam không có bất kỳ văn bản như là Quyết định của HĐTV, Biên bản họp HĐTV về việc đồng ý cho ông Nam tham gia tố tụng từ giai đoạn điều tra. Bởi ông Nam lúc thì làm việc với tư cách cá nhân, lúc thì làm việc với tư cách công ty và đóng dấu công ty. Nếu là cá nhân thì không đóng dấu còn nếu là tư cách công ty thì phải có dấu công ty (trừ khi có ủy quyền) khi hỏi cung, lấy lời khai. Nhưng ông Nam lại ký và ghi họ tên tư cách cá nhân trong khi làmg việc với cơ quan điều tra. Lưu ý Công ty Kiến Trúc VT là loại hình công ty TNHH 2 thành viên trở lên nên khi quyết định các vấn đề đều phải lập Biên bản họp hội đồng thành viên và Quyết định của Hội đồng thành viên chứ không thể nhân danh cá nhân ông Nam. Trong khi theo thông tin của Sở kế Hoạch đầu tư tỉnh Bà rịa Vũng Tàu thì công ty này hiện nay có 2 thành viên nên quyết định gì đều phải có sự đồng ý của thành viên còn lại và phải có biên bản, quyết định.

Hơn nữa, vụ việc này nếu Nam tố cáo với tư cách là pháp nhân tức là Công ty Kiến Trúc VT thì tôi đề nghị Công ty cung cấp bằng chứng, chứng cứ, Phiếu chi (chứng từ kế toán) theo luật kế toán 2003 là bà Nguyệt chiếm đoạt công ty 200 triệu. Bởi kết luận giám định của Phân viện khoa học hình sự tại TPHCM đã không kết luận được chứng từ sửa là do Nguyệt sửa trong khi sổ chi 2016-2017 là sổ chi cá nhân, ông Nam thừa nhận chứ không phải của công ty theo Luật kế toán 2003, Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ và Thông tư số 200/2015/TT-BTC ngày 22/12/2014 hướng dẫn về về chế độ kế toán doanh nghiệp của Bộ tài chính.

Cụ thể Luật kế toán 2003 quy định:

Tại Điều 40 quy định về Bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán như sau:

2. Tài liệu kế toán lưu trữ phải là bản chính. Trường hợp tài liệu kế toán bị tạm giữ, bị tịch thu thì phải có biên bản kèm theo bản sao chụp có xác nhận; nếu bị mất hoặc bị huỷ hoại thì phải có biên bản kèm theo bản sao chụp hoặc xác nhận.

 (Nếu cho rằng Nguyệt chiếm đoạt thì ông Nam – đại diện pháp luật phải có bản lưu, sao…)

3. Tài liệu kế toán phải đưa vào lưu trữ trong thời hạn mười hai tháng, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm hoặc kết thúc công việc kế toán. (tài liệu kế toán Công ty TNHH Kiến Trúc Vũng Tàu mới từ năm 2015 nhưng đến nay đã không còn những tài liệu 2015 trở về trước, trách nhiệm này thuộc về công ty, thuộc về ông Nam như khoản 4, điều luật này quy định).

4. Người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán chịu trách nhiệm tổ chức bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán. (Luật quy định trách nhiệm này thuộc về Người đại diện pháp luật là ông Nam chứ không phải Nguyệt nên không thể đổ lỗi Nguyệt chiếm đoạt tài liệu kế toán, phiếu chi 315.070.000 đồng, Liên 2 giấy nộp tiền ngày 15/3/2016 là không đúng vì công ty cho rằng Nguyệt cầm giữ là sai, vì trách nhiệm này thuộc về ông Nam lưu, bản gốc liên 2 nộp ngân hàng do ông Nam lưu, Nguyệt không có thẩm quyền cầm giữ theo quy định này).

5. Tài liệu kế toán phải được lưu trữ theo thời hạn sau đây:

a) Tối thiểu năm năm đối với tài liệu kế toán dùng cho quản lý, điều hành của đơn vị kế toán, gồm cả chứng từ kế toán không sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính;

b) Tối thiểu mười năm đối với chứng từ kế toán sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính, sổ kế toán và báo cáo tài chính năm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

c) Lưu trữ vĩnh viễn đối với tài liệu kế toán có tính sử liệu, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, an ninh, quốc phòng.

6. Chính phủ quy định cụ thể từng loại tài liệu kế toán phải lưu trữ, thời hạn lưu trữ, thời điểm tính thời hạn lưu trữ quy định tại khoản 5 Điều này, nơi lưu trữ và thủ tục tiêu huỷ tài liệu kế toán lưu trữ.

Như vậy, vụ việc này thì ông Nam nói các tài liệu trước năm 2016 không còn lưu và cho rằng Nguyệt chiếm đoạt tài liệu kế toán 2015,2016,2017 vậy thì những tài liệu kế toán trở về trước công ty cũng không có thì sao chứng Minh Nguyệt chiếm đoạt, không chứng minh được, như vậy mới chỉ có 1 , 2 năm nhưng tài liệu kế toán công ty này không còn, trách nhiệm và sai phạm này công ty tự chịu và có căn cứ Công ty không lập số sách kế toán theo quy định Luật kế toán và Bộ tài chính quy định. Nguyệt không phải là kế toán trưởng theo quy định nên Nguyệt không phải chịu và cho rằng Nguyệt chiếm các tài liệu trong đó phiếu chi 315.070.000 đồng là không có căn cứ. Trong khi đó chứng cứ quan trọng nhất theo Luật kế toán là phải có phiếu chi của Công ty chi cho Nguyệt 315.070.000 đồng thì lại không có. Vậy căn cứ nào/chứng cứ nào buộc tội Nguyệt chiếm đoạt chiếm đoạt 200 triệu?

Theo quy định Luật kế toán thì Chứng từ kế toán là những giấy tờ, vật mang tin thể hiện các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ.

2) Các loại chứng từ kế toán

2.1. Liên quan đến Tiền Mặt Chứng từ kế toán được thể hiện qua: Phiếu Thu/ Phiếu Chi/ Giấy đề nghị Thanh toán/ Giấy đề nghị tạm ứng/…

2.2. Liên quan đến Ngân hàng Chứng từ kế toán được thể hiện qua: Giấy Báo Nợ/ Báo Có của Ngân hàng; Sec/ Ủy nhiệm chi,..

2.3. Liên quan đến Mua hàng/ Bán hàng Chứng từ kế toán được thể hiện qua: Hóa đơn GTGT đầu vào/ Hóa đơn GTGT đầu ra/ Tờ khai hải quan/ Phiếu Nhập Kho/ Phiếu Xuất Kho/ Biên bản bàn giao/ Bảng Báo giá/ Đơn đặt hàng/ Hợp đồng kinh tế/ Biên Bản Thanh lý Hợp đồng kinh tế.

 2.4. Liên quan đến Tiền Lương Chứng từ kế toán: Bảng chấm công; Bảng tính lương; Bảng thanh toán tiền lương, Hợp đồng lao động; các Quy chế, quy định,…

 2.5. Liên quan đến Chi phí, Doanh thu Chứng từ kế toán thể hiện qua Phiếu kế toán/…

Ngoài ra theo Điều 11 quy định về Nguyên tắc kế toán tiền ( theo Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp)

1. Kế toán phải mở sổ kế toán ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, xuất, nhập tiền, ngoại tệ và tính ra số tồn tại quỹ và từng tài khoản ở Ngân hàng tại mọi thời điểm để tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu.

2. Các khoản tiền do doanh nghiệp khác và cá nhân ký cược, ký quỹ tại doanh nghiệp được quản lý và hạch toán như tiền của doanh nghiệp.

3. Khi thu, chi phải có phiếu thu, phiếu chi và có đủ chữ ký theo quy định của chế độ chứng từ kế toán.

Nhưng công ty TNHH KT VT không tuân theo các quy định trên, không lập các phiếu chi nêu trên.

Điều 12. Tài khoản 111 – Tiền mặt

1. Nguyên tắc kế toán

a) Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tại quỹ doanh nghiệp bao gồm: Tiền Việt Nam, ngoại tệ và vàng tiền tệ. Chỉ phản ánh vào TK 111 “Tiền mặt” số tiền mặt, ngoại tệ, vàng tiền tệ thực tế nhập, xuất, tồn quỹ. Đối với khoản tiền thu được chuyển nộp ngay vào Ngân hàng (không qua quỹ tiền mặt của doanh nghiệp) thì không ghi vào bên Nợ TK 111 “Tiền mặt” mà ghi vào bên Nợ TK 113 “Tiền đang chuyển”.

b) Các khoản tiền mặt do doanh nghiệp khác và cá nhân ký cược, ký quỹ tại doanh nghiệp được quản lý và hạch toán như các loại tài sản bằng tiền của doanh nghiệp.

c) Khi tiến hành nhập, xuất quỹ tiền mặt phải có phiếu thu, phiếu chi và có đủ chữ ký của người nhận, người giao, người có thẩm quyền cho phép nhập, xuất quỹ theo quy định của chế độ chứng từ kế toán. Một số trường hợp đặc biệt phải có lệnh nhập quỹ, xuất quỹ đính kèm.

d) Kế toán quỹ tiền mặt phải có trách nhiệm mở sổ kế toán quỹ tiền mặt, ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, xuất, nhập quỹ tiền mặt, ngoại tệ và tính ra số tồn quỹ tại mọi thời điểm.

đ) Thủ quỹ chịu trách nhiệm quản lý và nhập, xuất quỹ tiền mặt. Hàng ngày thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế, đối chiếu số liệu sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt. Nếu có chênh lệch, kế toán và thủ quỹ phải kiểm tra lại để xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý chênh lệch.

Tại Điều 30 quy định về Tài liệu kế toán phải lưu trữ tối thiểu 5 năm ( quy định tại Nghị định Số: 129/2004/NĐ-CP ủa chính phủ quy định về QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT KẾ TOÁN ÁP DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH)

Căn cứ Điều 40 của Luật Kế toán, tài liệu kế toán phải lưu trữ tối thiểu 5 năm, gồm:

1. Tài liệu kế toán dùng cho quản lý, điều hành thường xuyên của đơn vị kế toán, không sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính được lưu trữ tối thiểu 5 năm tính từ khi kết thúc kỳ kế toán năm như phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho không lưu trong tập tài liệu kế toán của Phòng Kế toán.

2. Tài liệu kế toán khác dùng cho quản lý, điều hành và chứng từ kế toán khác không trực tiếp ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.

Điều 31. Tài liệu kế toán phải lưu trữ tối thiểu 10 năm………….

Căn cứ Điều 40 của Luật Kế toán, tài liệu kế toán phải lưu trữ tối thiểu 10 năm, gồm:

1. Chứng từ kế toán sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính, các bảng kê, bảng tổng hợp chi tiết, các sổ kế toán chi tiết, các sổ kế toán tổng hợp, báo cáo tài chính tháng, quý, năm của đơn vị kế toán, biên bản tiêu huỷ tài liệu kế toán và tài liệu khác có liên quan đến ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính, trong đó có báo cáo kiểm toán và báo cáo kiểm tra kế toán.

Căn cứ theo quy định trên, Công ty TNHH Kiến Trúc VT không lập các chứng từ kế toán thu chi như quy định nêu nên trên và cũng không có các chứng từ kế toán theo như Luật kế toán quy định định, cụ thể ở đây là phiếu chi cho Nguyệt 315.070.000 đồng không có. Điều đó chứng tỏ không có bất kỳ bằng chứng nào Công ty chi cho Nguyệt 315.070.000 đồng. Sổ chi năm 2016- 2017 của cá nhân ông Nam với Nguyệt không phải là một chứng từ kế toán theo quy định tại điều 4, Khoản 7, Khoản 8 Luật kế toán 2003.

Hơn nữa, đề nghị Công ty TNHH Kiến Trúc Vũng Tàu cung cấp chứng cứ hợp lệ chứng minh Nguyệt là Kế toán trưởng theo Quy định tại điều 52,53 Luật kế toán năm 2003. Bởi theo quy định này thì “kế toán trưởng phải là người có trình độ trung cấp trở lên có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ bậc trung cấp trở lên” (điểm b, điều 53 Luật kế toán 2003). Nguyệt chỉ có chứng chỉ kế toán trưởng do Trường đại học kinh tế TPHCM cấp ngày 6/4/2006 và Nguyệt chỉ học chứng chỉ này chưa được 4 tháng không có chuyên môn, nghiệp vụ, không phải học trung cấp kế toán sao Công ty có thể bổ nhiệm Nguyệt từ ngày 1/1/2006 như cáo trạng nêu khi mới học xong (học từ ngày 20/10/2005 đến ngày 15/1/2006) nhưng cáo trạng của Viện kiểm sát ghi bổ nhiệm ngày 1/1/2016 là không đúng sự thật, không phù hợp với chứng cứ vụ án. Như vậy. Nguyệt chưa học xong chứng chỉ kế toán trưởng, chưa được cấp chứng chỉ kế toán trưởng nhưng vẫn được bổ nhiệm kế toán trưởng của Công ty THNN KT VT là vi phạm pháp luật. Ngoài ra, Nguyệt học Đại học giao thông vận tải ngành………………………..không phải ngành kế toán và Nguyệt cũng chưa được học về kế toán từ bậc trung cấp trở lên theo quy định tại điểm b, khoản 1 điều này Nguyệt không đủ tiêu chuẩn, điều kiện làm kế toán Trưởng cho Công ty TNHH Kiến trúc Bà Rịa Vũng Tàu. Do vậy nếu có việc bổ nhiệm làm kế toán trưởng của Công này là trái luật. Từ đó việc kết luận điều tra, cáo trạng kết luận Nguyệt lạm dụng chức danh kế toán trưởng công ty bổ nhiệm, tin tưởng giao để chiếm đoạt 200 triệu là không có căn cứ, sai luật và oan cho Nguyệt rất rõ ràng.

Tại điểm c, điều 50 Luật kế toán 2003 còn quy định:

“ Thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là hai năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên và thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là ba năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán bậc trung cấp.”

Nguyệt làm từ 2004 cho đến 2006 là nhân viên tổng hợp, phô tô tài liệu, đánh máy (chính Nguyệt và Nam đều thừa nhận như vậy) nhưng đến đầu năm 2006 Công ty Kiến Trúc BR VT đã bổ nhiệm Nguyệt làm kế toán Trưởng  là không tuân theo pháp luật và theo quy định Nguyệt không phải là kế toán trưởng. Nguyệt chưa đủ bằng cấp, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và thâm niên để bổ nhiệm làm kế toán trưởng.

Đồng thời nếu tố cáo với tư cách pháp nhân thì suốt quá trình làm việc, lấy lời khai, đối chất, đơn tố cáo, tường trình, cung cấp chứng cứ ông Nam phải lấy tư cách pháp nhân là công ty nhưng trong hồ sơ vụ án này ông Nam chỉ ký và ghi tên cá nhân ông Nam không có con dấu công ty trong rất nhiều văn bản tố tụng.

 

Dịch vụ Luật sư chuyên tranh tụng, Bào chữa cho Bị can, Bị cáo, Người bị tạm giữ.

Dịch vụ Luật sư chuyên tranh tụng, Bào chữa cho Bị can, Bị cáo, Người bị tạm giữ.

 góc độ khoa học và thực tiễn, không thể có nền tư pháp nào đảm bảo 100% không có án oan, sai. Bởi do rất nhiều nguyên nhân sẽ xuất hiện những sai sót trong quá trình giải quyết vụ án. Tuy nhiên việc để xảy ra oan sai trong tố tụng hình sự là điều khó thể chấp nhận được. Bởi lẽ, oan, sai một người làm tổn thương cả hệ thống tư pháp.

Theo các Luật sư và chuyên gia pháp lý, nguyên nhân của án oan, sai trước hết là do năng lực, trình độ của những cơ quan, cá nhân tham gia tiến hành tố tụng. Điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán còn hạn chế; có biểu hiện bệnh thành tích, nôn nóng trong giải quyết vụ án, tin tưởng hoàn toàn vào lời nhận tội của bị can, bị cáo; việc thu thập, đánh giá chứng cứ chưa thật đầy đủ, khách quan, toàn diện, từ đó có thái độ đối xử với người bị bắt, bị can, bị cáo như là người có tội (nhận định cảm quan, duy ý chí, suy đoán)…

Khi những vụ án oan “chấn động lịch sử tố tụng Việt Nam” của ông Nguyễn Thanh Chấn, Huỳnh Văn Nén, Lương Ngọc Phi… được công khai, một nguyên nhân của án oan, sai được “phát lộ” là những dấu hiệu của tình trạng ép cung, dùng nhục hình làm sai lệch sự thật khách quan của vụ án, dẫn đến những nỗi oan thấu trời xanh như vậy.

Ngay bên cạnh vụ án Nguyễn Thanh Chấn bị oan sai, cùng trên địa bàn Bắc Giang cũng xảy ra một vụ oan sai tày đình khác. Ông Hàn Đức Long, sinh năm 1959, bị khép tội hiếp dâm và giết chết một bé gái 5 tuổi và nhận 2 bản án tử hình từ cấp sơ thẩm đến phúc thẩm. Tử tù này bị bắt chỉ sau một lá đơn tố cáo sau khi án mạng đã xảy ra nhiều tháng của người có mâu thuẫn đất đai. Bị nhục hình, bức cung, ông Long phải nhận là mình đã hiếp dâm và giết chết bé gái, thậm chí còn hiếp dâm cả hai mẹ con nhà hàng xóm. Khi các bản án bị hủy để điều tra lại, thì chính những người tố cáo lại xin rút đơn. Hai nạn nhân của việc dùng nhục hình, bức cung này đủ để vẽ nên bức tranh khủng khiếp của “biện pháp nghiệp vụ” này: Từ những người vô tội, không biết gì về án mạng xảy ra, nhưng tại hiện trường, họ đã được đạo diễn để diễn lại y như thật, thực hiện xuất sắc chỉ đạo diễn xuất, khai báo tình tiết đúng với ý muốn của cán bộ điều tra.

Từ những vụ án oan như trên, cùng ngẫm đến vai trò của luật sư trong cuộc sống hiện tại. Nếu có sự can thiệp của luật sư ngay từ đầu, có lẽ sẽ ngăn chặn được phần nào tình trạng ép cung, dùng nhục hình để ép người vô tội phải nhận tội. Trong hoàn cảnh đa số người dân hiện nay hiểu biết về pháp luật còn yếu kém, khi vướng vào vòng lao lý thì không đủ khả năng để minh oan và đưa ra chứng cứ cũng như luận điểm để chứng minh mình vô tội. Vì vậy nếu có sự xuất hiện của luật sư trong các giai đoạn tố tụng sẽ giảm thiểu việc không minh bạch khi điều tra.

Chống bức cung, nhục hình đơn giản chỉ cần mở rộng cánh cửa phòng hỏi cung với sự chứng kiến của luật sư, người giám hộ và những gì diễn ra sau cánh cửa của trại tạm giam phải có người biết đến. Hạn chế quyền có mặt của luật sư không khác gì một sự tiếp tay cho hành vi bức cung, nhục hình, gây ra ngày càng nhiều các vụ án oan, sai.

Thiết nghĩ, người dân cần nâng cao ý thức về vai trò của luật sư trong cuộc sống hàng ngày, trong mọi hoạt động của đời sống chứ không chỉ là khi đã vướng vào vòng lao lý. Cần nâng cao hiểu biết của pháp luật mới là giải pháp lâu dài để giải quyết triệt để được tình trạng oan sai đang diễn ra nhiều như hiện nay.

Hỗ trợ trực tuyến

ĐIỆN THOẠI GẶP LUẬT SƯ: 0972238006(zalo, viber)

Hỗ trợ trực tuyến:
Skype: Skype
0972238006
Thừa kế là gì, di sản thừa kế là gì, cách xác định di sản thừa kế
THỦ TỤC CÔNG CHỨNG CHO THUÊ NHÀ ĐẤT
Luật Sư Tư Vấn Thường Xuyên Cho Công Ty
Luật Sư Tư Vấn Hợp Đồng
Luật Sư Tư Vấn Hợp Đồng
Luật Sư Tư Vấn Ly Hôn
Luật Sư Chuyên Về Tranh Chấp Nhà Đất
luật sư ly hôn
Luật Sư Tư Vấn Hợp Đồng
Hợp Đồng Tặng Cho Tài Sản Nhà Đất
luật sư tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp
luat su rieng cho cong ty
luật sư doanh nghiệp
luat su nha dat
luật sư doanh nghiệp
luật sư trả lời đài truyền hình
luật sư trả lời báo chí
Trang chủ | Luật sư chuyên giải quyết thuận tình ly hôn tại tphcm | Luật sư chuyên đại diện ủy quyền ly hôn | Luật sư chuyên soạn thảo các loại hợp đồng | Luật sư ly hôn tại Tân Bình, Gò Vấp | Luật sư chuyên đại diện cho doanh nghiệp tại tòa án | Văn phòng luật sư tư vấn | Luật sư chuyên tranh chấp nhà đất với người nước ngoài | Luật sư chuyên tranh chấp nhà đất cho việt kiều tại sài gòn | Luật sư chuyên khởi kiện tranh chấp thừa kế | Luật sư chuyên khởi kiện thu hồi nợ | Luật sư chuyên làm giấy tờ nhà đất tại tphcm | Luật sư giỏi tại thành phố hồ chí minh | Dịch vụ sang tên sổ đỏ sổ hồng | Luật sư tư vấn tranh chấp hợp đồng thuê nhà xưởng | Tư vấn người nước ngoài ly hôn với người việt nam | Luật sư giỏi về thừa kế tại tphcm | Luật sư tư vấn luật đất đai | Luật sư bảo vệ quyền lợi cho bị hại trong vụ án hình sự | Luật sư chuyên tư vấn chia tài sản sau khi ly hôn | Luật sư pháp chế doanh nghiệp | Phí thuê luật sư ly hôn tại tphcm | Tư vấn thủ tục nhận thừa kế nhà đất | Luật sư cho việt kiều và người nước ngoài | Luật sư giỏi chuyên tố tụng | Luật sư cho công ty tại quận 6, bình tân | Luật sư cho công ty tại quận 5, quận 11, quận 10 | Luật sư tư vấn kiện đòi nhà cho thuê | Luật sư chuyên nhà đất quận 9, quận 12 | Luật sư tư vấn cho cá nhân | Luật sư chuyên soạn thảo, review hợp đồng | Luật sư chuyên bào chữa các vụ án hình sự | Luật sư tại thành phố Thủ Đức | Luật sư tư vấn vu khống nói xấu xúc phạm danh dự trên facebook | Luật sư tư vấn soạn thảo văn bản, hợp đồng | Luật sư tư vấn soạn đơn khởi kiện | Luật sư hình sự tại thành phố hồ chí minh | Luật sư nhà đất tại thành phố thủ đức | Luật sư chuyên tư vấn bào chữa tội lây lan dịch bệnh | Luật sư giỏi chuyên về lao động | Việt kiều có được thừa kế nhà đất tại việt nam không? | Luật sư chuyên giải quyết tranh chấp mua bán nhà đất | Luật sư tư vấn tranh chấp hợp đồng thuê nhà mùa covid | Luật sư tư vấn phân chia tài sản chung của vợ chồng | Luật sư tư vấn thu hồi công nợ | Luật sư chuyên giải quyết tranh chấp | Luật Sư Làm Ly Hôn Nhanh Tại Tphcm | Tư Vấn Kiện Đòi Lại Nhà Cho Ở Nhờ | Luật sư tư vấn kiện đòi nhà | Luật sư tư vấn mua bán nhà đất | Luật sư tư vấn hợp đồng vô hiệu | Tư vấn hợp đồng giả cách | Luật Sư Hòa Giải Tranh Chấp Đất Đai | Tư Vấn Tranh Chấp Ly Hôn | Luật Sư Chuyên Ly Hôn Nhanh Trọn Gói | Tư Vấn Chuyển Nhượng Cổ Phần Vốn Góp | Luật Sư Bảo Hộ Doanh Nghiệp | Luật Sư Giải Quyết Ly Hôn Nhanh Tại Tphcm | Tư Vấn Kiện Đòi Nợ | Luật Sư Tranh Chấp Nhà Ở | Luật Sư Chuyên Soạn Đơn Khởi Kiện Khiếu Nại | Luật sư tư vấn soạn đơn ly hôn | Luật Sư Tư Vấn Thành Lập Doanh Nghiệp | Luật Sư Tư Vấn Tại Công Ty | Luật Sư Chuyên Nhà Đất Tại Quận 6, Bình Tân, Bình Chánh | Luật Sư Tư Vấn Tranh Chấp Nuôi Con Khi Ly Hôn | Luật Sư Tư Vấn Cho Người Hoa Tại tphcm/Hoa Kiều | Luật Sư tư Vấn Đơn Phương Chấm Dứt Hợp Đồng Lao Động | Luật Sư Tư Vấn Cho Việt Kiều Úc, Mỹ, Canada | Luật Sư Tư Vấn Luật Thường Xuyên Cho Doanh Nghiệp | Công Chứng Khai Nhận Thừa Kế | Văn Phòng Luật Sư Tư Vấn Chia Tài Sản Khi Ly Hôn | Luật Sư Tư Vấn Bất Động Sản | Luật Sư Tư vấn Thừa Kế Tại Quận 6, Bình Tân | Luật Sư Tranh Chấp Kinh Doanh Thương Mại | Luật Sư Chuyên Đại Diện Ủy Quyền Tại Tòa Án | Luật Sư Tư Vấn Ly Hôn Tại Bình Tân | Luật Sư Ly Hôn Tại Quận 6 | Luật Sư Chuyên Ly Hôn Tại Bình Thạnh, Gò Vấp | Luật Sư Hình Sự Tại Biên Hòa | Luật Sư Tư Vấn Ly Hôn Tại Quận 10, Quận 11 | Luật Sư Tư Vấn Tranh Chấp Cố Phần Vốn Góp | Luật Sư Bảo Vệ Bào Chữa Tại Trung Tâm Trọng Tài | luật sư giỏi uy tín tại tphcm | Luật Sư tại Quận Tân Phú | Luật Sư Quận tại Phú Nhuận | Luật Sư tại Quận Gò Vấp | Dịch Vụ Hợp Thức Hóa Nhà Đất | Luật Sư Tư Vấn Thừa Kế Nhà Đất Cho Việt Kiều | Luật Sư Tư Vấn Cho Công Ty | Luật Sư Tư Vấn Ly Hôn Tại Bình Chánh | Luật Sư Chuyên Khởi Kiện Án Hành Chính | Luật Sư Tư Vấn Lấn Chiếm Đất | Luật Sư Tư Vấn Tranh Chấp Hợp Đồng Mua Bán Nhà Đất | Tư Vấn Cấp Sổ Đỏ, Sổ Hồng | Luật Sư Tư Vấn Phân Chia Thừa Kế | Luật Sư Tư Vấn Cho Công Ty Bất Động Sản | Luật Sư Chuyên Tranh Chấp Đất Đai Tại Bình Chánh | Luật Sư Bào Chữa Hình Sự | Luật Sư Tư Vấn Ngoài Giờ | Tranh Chấp Thừa Kế Có Yếu Tố Nước Ngoài | Luật Sư Tư Vấn Tranh Chấp Đòi Lại Tài Sản | Luật Sư Tư Vấn Tranh Chấp Đứng Tên Dùm Nhà Đất | Luật sư chuyên tư vấn doanh nghiệp | luật sư chuyên thuận tình ly hôn cho việt kiều/người nước ngoài | Luật sư tư vấn đơn phương ly hôn với việt kiều | Tư vấn ly hôn chia tài sản với việt kiều | Luật sư tư vấn kháng cáo | Luật sư chuyên về tranh chấp đất đai tại tphcm | Luật sư cho ca sĩ, diễn viên | Tư vấn thay đổi trụ sở, giấy phép công ty | Luật sư tư vấn tranh chấp nhà thuộc sở hữu chung | Luật sư tư vấn lập di chúc | Luật sư giỏi về hình sự tại thành phố hồ chí minh | Luật sư giỏi về nhà đất tại tphcm | Luật sư giỏi di chúc thừa kế tại tphcm | Luật sư chuyên tranh chấp nhà chung cư | Luật sư giỏi về hình sự tại sài gòn | Luật sư chuyên tranh chấp hợp đồng góp vốn | Luật sư chuyên thừa kế di chúc | Luật sư chuyên tranh chấp vay tiền | Luật sư tư vấn luật đất đai | Kê khai thừa kế | tư vấn công chứng mua bán nhà đất | luật sư tư vấn thành lập công ty | luật sư chuyên tư vấn ly hôn chia tài sản | dịch vụ luật sư di sản thừa kế | Dịch vụ luật sư nhà đất tại TPHCM | luật sư tại quận 1 | luật sư tại quận 2 | luật sư tại quận 3 | luật sư tại quận 4 | luật sư tại quận 5 | Luật Sư Tại Quận 6 | luật sư tại quận 7 | luật sư tại quận 8 | luật sư tư vấn, bào chữa tội chống người thi hành công vụ | Luật sư tại quận 10 | Luật sư tại quận 11 | luật sư tại quận 12 | Luật sư tại quận bình thạnh | Luật sư tại huyện bình chánh | Luật sư huyện Nhà Bè | luật sư huyện hóc môn | Văn phòng Luật sư Nhà Đất | Luật sư huyện Cần Giờ | Văn phòng luật sư tại TPHCM | Luật Sư Tại Sài Gòn | luật sư việt nam | Luật sư Uy Tín | Luật sư Công Ty | luật sư tư vấn ly hôn tại thủ đức | Luật sư chuyên tranh chấp thừa kế | luật sư bào chữa tại tòa án | luật sư tại quận bình tân | Dịch thuật công chứng tại tphcm | luật sư giỏi và uy tín | luật sư tư vấn tại nhà | luật sư tư vấn hợp đồng mua bán nhà đất | mẫu hợp đồng mua bán nhà | mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà | luật sư chuyên hình sự | luật sư tư vấn thu hồi nợ | luật sư chuyên nhà đất | luật sư chuyên về khiếu nại, khởi kiện | luật sư giỏi về nhà đất | luật sư chuyên hợp đồng kinh tế | luật sư tư vấn hợp đồng mua bán hàng hóa | luật sư tư vấn tại bình dương | luật sư tại biên hòa đồng nai | Văn phòng luật sư tư vấn ly hôn | Luật Sư tư vấn tại Long An | Luật sư tư vấn tại cần thơ | Văn Phòng Luật Sư Chuyên Thừa Kế | Luật Sư Tư Vấn Ly Hôn | Luật Sư Làm Chứng | Tư Vấn Công Chứng Nhà Đất | Luật Sư Tư Vấn Cho Người Nước Ngoài | Luật Sư Riêng Cho Công Ty | Luật Sư Tư Vấn Thừa Kế Nhà Đất | Luật Sư Tư Vấn Về Thuế Kế Toán | Tư Vấn Công Chứng Tại Nhà | Luật Sư Thừa Kế Tại Tphcm | Tư Vấn Luật Cho Việt Kiều Mỹ | Luật Sư Tư Vấn Cho Việt Kiều Mua Nhà Tại Việt Nam | Luật Sư Tại Thành Phố Hồ Chí Minh | Luật Sư Tư Vấn Luật Lao Động | Luật Sư Riêng Cho Các Công Ty Tại Sài Gòn | Luật Sư Quận Tân Bình | Luật Sư Cho Doanh Nghiệp | luật sư riêng cho các công ty | luật sư tư vấn thừa kế nhà đất cho việt kiều | luật sư riêng cho công ty nước ngoài tại việt nam | Đoàn luật sư tphcm - VPLS Gia Đình | Tư vấn chia tài sản khi ly hôn | luật sư tư vấn tranh chấp tại toà án | Luật sư tư vấn ly hôn có yếu tố nước ngoài | luật sư bào chữa tại tòa án tphcm | luật sư tại quận 1 | tin tức nóng | luật sư tại quận 3 | Luật sư tư vấn bảo hiểm nhân thọ | luật sư tại quận 5 | luật sư bào chữa tư vấn tội cưỡng đoạt tài sản | luật sư tại quận 7 | luật sư tại quận 8 | Luật sư chuyên tranh chấp nhà đất quận 9, quận 2 | luật sư tại quận 10 | luật sư tư vấn bào chữa tội tham ô | Thuê luật sư bào chữa hình sự | luật sư nhà đất thừa kế tại quận tân bình | luật sư thừa kế tại huyện bình chánh | luật sư chuyên thừa kế nhà đất tại quận bình tân | luật sư bào chữa tội làm con dấu, tài liệu, hồ sơ giả | luật sư chuyên thừa kế tại quận phú nhuận | luật sư bào chữa tư vấn tội cố ý gây thương tích | Luật sư tư vấn về xây dựng/luật xây dựng | Luật Sư Chuyên Về Di Chúc | luật sư giỏi về nhà đất tại quận bình thạnh | Tư vấn du học xin visa | Luật sư tranh chấp nhà đất | Luật sư tư vấn di chúc | Luật sư thừa kế nhà đất tại gò vấp | luật sư tranh tụng tại tòa án | luật sư tư vấn hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất | luật sư chuyên tư vấn hợp đồng thuê nhà | Văn Phòng Luật Sư Chuyên Hình Sự Tại Tphcm | Luật sư chuyên tranh chấp hợp đồng | Luật sư tranh chấp bất động sản | Văn phòng luật sư doanh nghiệp | Luật Sư Bào Chữa Tại TPHCM | Luật sư tư vấn hợp đồng vay tiền | Thủ tục tuyên bố 1 người tâm thần | Luật sư tư vấn tranh chấp công ty | luật sư tư vấn thu hồi nợ | luật sư tư vấn thuận tình ly hôn | luật sư tư vấn đơn phương ly hôn | Luật sư tư vấn tranh chấp đất đai | Dịch vụ luật sư làm sổ hồng sổ đỏ | Luật Sư Tố Tụng | Dịch Vụ Luật Sư Ly Hôn Nhanh | Luật sư tư vấn ly hôn tại quận 5, quận 11 | Luật Sư Tư Vấn Nghĩa Vụ Cấp Dưỡng | luật sư tư vấn thừa kế theo di chúc | Luật sư tư vấn phân chia thừa kế quận 6, quận 11, quận 10, quận 5 | Luật sư thừa kế tại quận 1, quận 2, quận 3, quận 4, quận 7 | Luật sư tư vấn phân chia thừa kế tại quận 8, quận 9, quận 12 | Luật sư phân chia thừa kế tại bình chánh, Tân Phú, Bình Thạnh, nhà bè | Luật Sư Cho Doanh Nghiệp | Luật Sư Chuyên Tư Vấn Thừa Kế Tại Quận 5 | Tổng đài tư vấn pháp luật hình sự, ly hôn, thừa kế, nhà đất, doanh nghiệp | Luật sư tư vấn bào chữa tội đánh bạc/đá gà/lô đề/cá độ | Luật Sư Tư Vấn Tranh Chấp Mua Bán Nhà | Tư Vấn Công Chứng Thừa Kế | Luật Sư Chuyên Tranh Chấp Kinh Doanh | Luật Sư Tư Vấn Soạn Thảo Hợp Đồng | Thừa Kế Nước Ngoài | Luật Sư Tư Vấn Đòi Lại Nhà Đất | Dịch Vụ Luật Sư Thu Hồi Nợ Khó Đòi | Luật sư tư vấn tranh chấp cổ đông công ty | Khởi Kiện Bồi Thường Danh Dự Nhân Phẩm | Luật Sư Tranh Chấp Thừa Kế Nhà Đất | Luật Sư Tư Vấn Tranh Chấp Hợp Đồng Mua Bán Nhà | Luật Sư Chuyên Tư Vấn Khởi Kiện | Luật Sư Hôn Nhân Gia Đình | Luật Sư Tư Vấn Hợp Đồng Góp Vốn | Tranh Chấp Tài Sản Chung Của Vợ Chồng | Luật Sư Giỏi Uy Tín Tại Việt Nam | Luật Sư Tại Sài Gòn Việt Nam Tư Vấn Cho Việt Kiều | Giải Quyết Tranh Chấp Bằng Trọng Tài | Dịch Vụ Thành Lập Công Ty Trọn Gói Tại Tphcm | Luật Sư Chuyên Tranh Chấp Doanh Nghiệp | Tổng Đài Tư Vấn Pháp Luật | Luật Sư Tư Vấn Mua Nhà Đang Thế Chấp Ngân Hàng | Quyền Thừa Kế Nhà Đất Người Việt Nam Định Cư Ở Nước Ngoài | Luật Sư Tư Vấn Tặng Cho Nhà Đất | Luật Sư Tư Vấn Đứng Tên Dùm Nhà Đất Căn hộ Chung Cư | Luật Sư Tư Vấn Ly Hôn Cho Việt Kiều | Luật Sư Tư Vấn Mua Bán Căn hộ | Luật sư tư vấn Thỏa Thuận Tài Sản Của Vợ Chồng | Tư Vấn Pháp Luật Thừa Kế | Luật Sư Tư Vấn Trọn Gói Cho Doanh Nghiệp | Luật Sư Tư Vấn Ly Hôn Tại Bình Thạnh, Bình Tân, Quận 6, Gò Vấp | Luật Sư Sài Gòn Chuyên Bào Chữa Ở Miền Tây | Dịch Vụ Luật Sư Đòi Nợ | Luật Sư Tư Vấn Mua Đất Nền | Luật Sư Tư Vấn Đơn Phương Ly Hôn Tại Quận 6 | Luật Sư Giải Quyết Tranh Chấp Tài Sản Với Người Nước Ngoài | Tranh Chấp Hợp Đồng Mua Bán Đất | Tư vấn Thành Lập Chi Nhánh Văn Phòng Đại Diện | Luật Sư Tư Vấn Công Ty Cổ Phần | Luật Sư Chuyên Tư Vấn Khai Di Sản Thừa Kế | Luật Sư Chuyên Tranh Chấp Thừa Kế Nhà Đất Tại Biên Hòa | Tranh Chấp Hợp Đồng Thuê Nhà | Điều Kiện Việt Kiều Mua Nhà Sài Gòn | Tư Vấn Bồi Thường Khi Bị Thu Hồi Đất | Luật Sư Tư Vấn Tranh Chấp Nội Bộ Doanh Nghiệp | Luật Sư Chuyên Tranh Chấp Mua Bán Căn Hộ Chung Cư | Luật sư trên truyền hình và báo chí | Luật sư tư vấn đăng ký nhãn hiệu logo độc quyền | Luật Sư Tư Vấn Tranh Chấp Lao Động | Luật Sư Tư Tranh Chấp Mua Bán Đất Nền | Luật Sư Tại Chợ Lớn | Luật Sư Tư Vấn Về Án Phí | Tư Vấn Khởi Kiện Tranh Chấp Đất Đai | Luật Sư Tư Vấn Tranh Chấp Hợp Đồng Đặt Cọc | Luật Sư Tư Vấn Tranh Chấp Ranh Giới Đất | Luật Sư Tư Vấn Tranh Chấp Lối Đi Chung | Luật sư tư vấn giữ quốc tịch cho việt kiều | Luật sư tư vấn xác nhận nguồn gốc việt nam | Luật sư tư vấn thủ tục ly hôn cho việt kiều | Luật sư tư vấn thủ tục ly hôn tại sài gòn việt nam | Luật sư tư vấn kiện đòi nhà cho việt kiều | Dịch vụ luật sư nhà đất dành cho việt kiều | Luật sư tư vấn thủ tục ly hôn tại việt nam | Luật sư chuyên bào chữa cho bị can bị cáo | Luật sư tư vấn đơn phương ly hôn và thuận tình ly hôn | Cần Tìm Thuê Luật Sư Giỏi Tại Tphcm | Luật sư tư vấn ly hôn nhanh tại bình tân, quận 6 | Luật sư tư vấn luật thừa kế tại tphcm | Làm sao để dành được quyền nuôi con khi ly hôn | Luật sư tư vấn lập vi bằng | Luật sư tư vấn tố cáo vi phạm hình sự | Luật sư tư vấn tranh chấp hợp đồng do bất khả kháng | Luật sư tư vấn ly hôn đơn phương | luật sư chuyên tư vấn đòi nợ | Luật sư chuyên tranh tụng hình sự | Luật sư tư vấn tranh chấp giáp ranh nhà đất | Luật sư tư vấn kiện hủy giấy chứng nhận sổ hồng sổ đỏ | Luật sư chuyên tư vấn bào chữa cho người bị hiếp dâm trẻ em | Luật sư chuyên tư vấn luật đất đai nhà ở | Luật sư tư vấn thời hiệu khởi kiện thừa kế | Luật sư tư vấn bào chữa tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản | Luật sư chuyên bào chữa hình sự tại tphcm | Luật sư chuyên về kinh tế | Luật sư chuyên tư vấn khởi kiện vụ án hành chính quyết định hành chính | Luật sư chuyên tư vấn kiện đòi đất | Luật sư giỏi chuyên về tranh chấp hợp đồng kinh tế thương mại kinh doanh | Luật sư tư vấn nhà đất | Luật sư tư vấn làm mới và gia hạn visa - Renew and extend visa | Luật sư tư vấn làm thẻ tạm trú – Renew/extend temporary residence | Luật sư tư vấn giấy phép lao động cho người nước ngoài/Working permit | Luật sư tư vân kết hôn với người nước ngoài | Luật sư chuyên bào chữa tội mua bán vận chuyển tàng trữ ma túy | Luật sư tư vấn tranh chấp hợp đồng thuê nhà hàng, khách sạn, mặt bằng | Luật sư tư vấn tranh chấp ranh đất | Luật sư tư vấn luật hình sự | Luật sư tư vấn tại ngoại, bảo lãnh | Luật sư tư vấn qua điện thoại, online, trực tuyến | Luật sư tư vấn thừa kế do chết vì covid | Luật sư tư vấn hợp đồng nhà xưởng, văn phòng | Lawyer at Ho Chi Minh City, Viet nam | divorce lawyer at Ho Chi Minh City | Luật sư tư vấn thừa kế sổ tiết kiệm, tài sản | Luật sư tư vấn thừa kế cổ đông cổ phần vốn góp cổ phiếu trong công ty | Luật sư tư vấn thừa phát lại | Văn phòng luật sư tại quận 1 | Luật sư tư vấn ly hôn với người nước ngoài | Luật sư tư vấn tố cáo, khiếu nại | Luật sư tư vấn thừa kế nhà đất tại bình thạnh | Luật sư chuyên tư vấn bào chữa tội phạm công nghệ cao, mạng internet, facebook | Luật sư chuyên tư vấn mua bán đất dự án | Luật sư chuyên tư vấn mua bán nhà đất bằng tay | Luật sư chuyên bào chữa tội tham ô, hối lộ, lợi dụng chức vụ | Luật sư chuyên tư vấn bào chữa tội buôn lậu | Luật sư tư vấn bào chữa tội trốn thuế | Luật sư giỏi tại tphcm | Luật sư công giáo | Luật sư tư vấn làm đơn giám đốc thẩm | Luật sư giỏi chuyên đòi nhà đất | Luật sư chuyên tư vấn thi hành án | Luật sư tư vấn đòi lại tiền mua đất nền dự án | Luật sư chuyên tư vấn kiện đòi giấy chứng nhận, sổ đỏ, sổ hồng | Thế nào là tội cho vay nặng lãi | Luật sư giỏi chuyên bào chữa án ma túy | Tư vấn về hành vi ngoại tình vợ chồng | Luật sư tư vấn bào chữa về tai nạn giao thông | Luật sư tư vấn bào chữa về tội mua bán hàng cấm | Luật sư tư vấn tranh chấp tín dụng ngân hàng | Luật sư tư vấn hợp đồng hợp tác kinh doanh | Luật sư tư vấn kiện thẩm mỹ viện | Luật sư chuyên tư vấn mua bán doanh nghiệp | Luật sư tư vấn bào chữa tội mua bán ma túy | Luật sư tư vấn hộ kinh doanh cá thể | Luật sư chuyên tư vấn bào chữa về tiền bitcoin | Luật sư chuyên tư vấn ủy quyền | Các án lệ | Luật sư chuyên tư vấn đầu tư nước ngoài | Luật sư giỏi chuyên bào chữa án kinh tế | Luật sư tư vấn bào chữa khi bị bắt | Luật sư giỏi chuyên tư vấn bào chữa tại đà nẵng | Tư vấn đòi nhà đất đứng tên dùm | Luật sư giỏi tại long thành đồng nai | Luật sư chuyên giải quyết các loại tranh chấp | Làm sao để được án treo? | Luật sư tư vấn đòi nợ cho công ty | luật sư tư vấn hoàn công, giấy phép xây dựng | Luật sư tư vấn bào chữa tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy | Luật sư nhận ủy quyền đại diện | Giới thiệu | VIDEO LS TRẦN MINH HÙNG TƯ VẤN LUẬT TRÊN TRUYỀN HÌNH | Luật Sư tư vấn bào chữa tội giết người | Luật Sư Thừa kế | Thành Công Đạt Được | Luật Sư Riêng Cho Gia Đình Và Doanh Nghiệp | Báo Chí Và Chúng Tôi | Luật Sư Doanh Nghiệp | Luật Sư Nhà Đất | Luật Sư Di Trú | Luật sư Dân sự | Luật Sư Hình Sự | Luật Sư Tư Vấn Ly Hôn | Luật Sư Tranh Tụng | Luật sư tư vấn luật lao động | Văn phòng luật sư tư vấn cho việt kiều | Luật sư Chuyên Kinh Tế | Luật Sư Giỏi Về Hình Sự | Luật Sư Tư Vấn Thừa Kế Nhà Đất | Luật Sư Tư Vấn Thường Xuyên Cho Doanh Nghiệp | Luật Sư Thi Hành Án | Luật Sư Tư Vấn Miễn Phí | Dịch Thuật Công Chứng | Luật Sư Riêng Cho Công Ty Nước Ngoài | Luật Sư Tư Vấn | Luật Sư Tư Vấn Hợp Đồng | Luật Sư Công Nợ | Luật Sư Chuyên Tranh Tụng Tại Tphcm | Luật Sư bào chữa tư vấn tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản | Luật Sư Kinh Nghiệm | Hỏi đáp pháp luật | Văn bản pháp luật | Liên Hệ

  ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - VĂN PHÒNG LUẬT SƯ GIA ĐÌNH

Chúng tôi tư vấn cho tất cả các khách hàng tại quận 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, tân bình, phú nhuận, Bình Thạnh, bình tân, tân phú, bình chánh, Thủ Đức... và các tỉnh trong cả nước. Chúng tôi tư vấn tận nhà, tận công ty nếu quý khách có nhu cầu thì liên hệ các luật sư gần nhất địa điểm quý vị đang sinh sống.

Liên hệ gặp luật sư: 

Văn phòng trụ sở: 402A Nguyễn Văn Luông, P.12, Quận 6, TP.HCM

(bên cạnh Phòng công chứng số 7).

Chi nhánh tại Biên Hòa: 5/1 Nguyễn Du, Quang Vinh,

Biên Hoà, Đồng Nai.

64 Võ Thị Sáu, Tân Định, quận 1, TPHCM



Luật Sư Trần Minh Hùng, Trưởng văn phòng, điện thoại: 0972238006 (zalo-viber)- 028.38779958

Để thuận tiện cho quý vị muốn gặp trực tiếp luật sư, vui lòng điện thoại trước cho luật sư khi quý vị đến văn phòng chúng tôi. 

Trân trọng cảm ơn.




Email: vanphongluatsugiadinh@gmail.com
http://www.luatsugiadinh.net.vn
Giấy phép số: 41.01.1999/TP/ĐKHĐ do Sở tư pháp Tphcm cấp 03/06/2013, chủ sở hữu website: Trần Minh Hùng