|
Luật sư tư vấn lương làm thêm giờ có phải chịu thuế TNCN |
Điều 97 Bộ luật lao động năm 2012 quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm như sau:
“1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau: a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%; b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%; c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường. |
Luật sư tư vấn chế độ thai sản dành cho nam giới khi vợ sinh con |
- Đối với lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con thì trong vòng 30 ngày đầu kể từ ngày sinh được nghỉ:
• 5 ngày làm việc nếu vợ sinh thường;
• 7 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
• 10 ngày làm việc trong trường hợp vợ sinh đôi, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 3 ngày làm việc;
• 14 ngày làm việc trong trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật.
- Đối với trường hợp chỉ có cha tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền thì: Cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. |
Luật sư tư vấn từ 2021, có còn được trả tiền nếu chưa nghỉ hết phép |
Người lao động do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ.
Từ quy định này, có thể thấy, NLĐ nếu đang làm việc mà có lý do không nghỉ hoặc không nghỉ hết ngày nghỉ phép hằng năm thì được công ty thanh toán tiền cho những ngày đó.
Tuy nhiên, đến BLLĐ năm 2019, cụ thể là khoản 3 Điều 113 chỉ còn nêu 02 trường hợp là bị mất việc làm hoặc do thôi việc được thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm.
Như vậy, từ ngày 01/01/2021 - thời điểm BLLĐ mới nhất năm 2019 chính thức có hiệu lực thì người lao động đang làm việc sẽ không còn được thanh toán tiền những ngày chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm. |
Luật sư tư vấn Mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp lao động |
Căn cứ vào quy mô của tranh chấp
Tương ứng với hai loại quan hệ lao động: quan hệ lao động giữa cá nhân người lao động với người sử dụng lao động và quan hệ giữa tập thể người lao động với đại diện người sử dụng lao động hoặc người sử dụng lao động mà có hai loại tranh chấp lao động là: tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể.
* Căn cứ vào tính chất của tranh chấp
Tùy vào tính chất của tranh chấp mà tranh chấp lao động có thể được chia thành 2 loại: tranh chấp về quyền và tranh chấp về lợi ích.
Tranh chấp về quyền là những tranh chấp phát sinh trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã được quy định trong luật lao động, thỏa ước lao động tập thể hay hợp đồng lao động. |
Luật sư bào chữa giải quyết tranh chấp lao động |
Hòa giải viên lao động
Hòa giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn các bên thương lượng. Trường hợp hai bên thỏa thuận được, hòa giải viên lập biên bản hòa giải thành.
Trường hợp hai bên không thỏa thuận được, hòa giải viên đưa ra phương án hòa giải để hai bên xem xét. Trường hợp hai bên chấp nhận phương án hòa giải, hòa giải viên lập biên bản hòa giải thành. Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án hòa giải hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập đến lần thứ 2 mà vẫn vắng mặt và không có lý do chính đáng thì hòa giải viên lập biên bản hòa giải không thành.
Giải quyết tại Tòa án
Trường hợp hòa giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành hoặc hết thời hạn giải quyết mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu tòa án giải quyết. |
Luật sư tư vấn thỏa thuận không làm việc cho đối thủ có hợp pháp? |
Vì vậy, trường hợp người lao động và người sử dụng lao động đều tự nguyện xác lập cam kết không làm việc cho công ty đối thủ thì đây được coi là thỏa thuận hợp pháp. Nếu vi phạm cam kết, người lao động phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người sử dụng lao động theo mức phạt đã thỏa thuận. |
Luật sư bào chữa đòi lại tiền lương sau khi thôi việc |
Khoản 1 điều 122 Bộ luật lao động năm 2019 số 45/2019/QH14 quy định:
Điều 122. Nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động
1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:
a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;
b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên;
c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật;
d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản.
...
Điều 127 Bộ luật lao động năm 2019 số 45/2019/QH14 quy định:
Điều 127. Các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao độn
1. Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động.
2. Phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.
3. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định.
Điều 126 Bộ luật lao động năm 2019 số 45/2019/QH14 quy định:
"Điều 126. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải |
Tư vấn pháp luật thường xuyên |
Tư vấn pháp luật thường xuyên
Giải quyết tranh chấp lao động
Tranh chấp lao động là là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa người sử dụng lao động và người lao động, bao gồm tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động và tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.
Tranh chấp lao động bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, nhưng dù xuất phát từ nguyên nhân nào nếu không được giải quyết kịp thời, theo đúng quy định pháp luật sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như cuộc sống của người lao động.
VPLS GIA ĐÌNH là Công ty tư vấn lâu năm và chuyên nghiệp trong lĩnh vực pháp lý, với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, tâm huyết với khách hàng, chúng tôi đã tư vấn, giúp cho rất nhiều Quý khách hàng giải quyết nhanh chóng, ổn thỏa các tranh chấp lao động phức tạp, bảo vệ tối đa các quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng. |
Luật sư bào chữa Trình tự giải quyết tranh chấp lao động tập thể |
Trình tự hoà giải tranh chấp lao động tập thể được thực hiện theo quy định tại Điều 201 của Bộ luật Lao động năm 2012. Biên bản hòa giải phải nêu rõ loại tranh chấp lao động tập thể.
– Trong trường hợp hoà giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành thì thực hiện theo quy định sau đây:
+) Đối với tranh chấp lao động tập thể về quyền các bên có quyền yêu cầu Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện giải quyết;
+) Đối với tranh chấp lao động tập thể về lợi ích các bên có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết.
– Trong trường hợp hết thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều 201 của Bộ luật Lao động mà hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì các bên có quyền gửiđơn yêu cầuChủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xác định loại tranh chấp về quyền hoặc lợi ích. |
Luật sư tranh tụng Chốt sổ BHXH khi chấm dứt hợp đồng lao động trái luật? |
Khoản 3 Điều 37 Bộ luật Lao đông 2012 quy định về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động như sau:
“3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.”
Trường hợp của bạn làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn, vì vậy bạn có thể nghỉ việc bất kỳ lúc nào mà không cần lý do, song phải bảo đảm việc báo trước ít nhất 45 ngày. Việc bạn tự ý nghỉ việc khi chưa đủ ít nhất 45 ngày từ ngày nộp đơn là trái với quy định của luật lao động. Theo Điều 43 “Bộ luật lao động 2019”, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, người lao động sẽ chịu trách nhiệm bồi thường như sau:
“1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.
3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này”. |
Luật sư tranh tụng các quy định mới về hợp đồng lao động từ 2021 |
Theo Điều 20 Bộ luật lao động 2019, kể từ ngày 01/01/2021, hợp đồng lao động sẽ được giao kết theo một trong các loại sau đây:
- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
- Hợp đồng lao động xác định thời hạn, trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chất dứt của hợp đồng lao động trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực.
Như vậy, so với quy định hiện hành tại Điều 22 Bộ luật lao động 2012 thì sẽ không còn Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định.
2. Có thể ký hợp đồng lao động thông qua phương tiện điện tử
Điều 14 Bộ luật Lao động 2019 chấp nhận hợp đồng lao động được ký thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu (quy định mới).
Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản. |
Luật sư giải quyết tranh chấp lao động |
1. Luật sư giải quyết tranh chấp lao động
“Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động. Tranh chấp lao động bao gồm tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động và tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động” .
Tranh chấp lao động bao gồm tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, sức lao động trở thành một hàng hóa trong xã hội, vì vậy quan hệ tranh chấp lao động diễn ra ngày càng phức tạp và có xu hướng gia tăng nhanh chóng. |
Luật sư tư vấn trách nhiệm người sử dụng lao động khi người lao động bị tai nạn |
Căn cứ theo Điều 38 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 quy định trách nhiệm của công ty khi nguời lao động bị tai nạn lao động như sau:
Điều 38. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;
2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:
a) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;
b) Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;
c) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;.....
Như vậy, nếu công ty không đồng ý chi trả cũng như hỗ trợ thì nhà bạn cần làm đơn yêu cầu công ty giải quyết, trong trường hợp công ty không giải quyết thì bố bạn có quyền khởi kiện ra Tòa án cấp huyện nơi công ty có trụ sở để yêu cầu được giải quyết. Vì trường hợp của bố bạn không cần phải qua thủ tục hòa giải viên. |
Luật sư tư vấn các trường hợp được bảo lưu Bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động |
Trường hợp 1: Người lao động không đến nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp
|
Luật sư tư vấn thủ tục rút bảo hiểm xã hội 1 lần |
• Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ bao gồm Sổ bảo hiểm xã hội, Chứng minh nhân dân (hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu), Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú.
• Bước 2: Nộp hồ sơ tại Cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi cư trú.
• Bước 3: Cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ giải quyết hồ sơ và chi trả tiền bảo hiểm xã hội 1 lần trong thời gian không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ phải giải trình bằng văn bản. |