Xác định tài sản riêng theo quy định của pháp luật.
Luật sư Gia Đình tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi xuất thân
trong các gia đình chuyên về ngành luật, hoạt động trong lĩnh vực pháp luật,
luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên
môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên
nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Luật sư Gia Đình
đang mở rộng và luôn nỗ lực hoàn thiện nhiều loại hình dịch vụ đa dạng trong khu
vực, trong nước và trên thế giới nhằm mang lại cho khách hàng của mình những
dịch vụ tư vấn hoàn hảo nhất.
Tên Luật sư
Gia Đình không có nghĩa là chúng tôi chỉ chuyên về gia đình mà tên Luật sư Gia
Đình là do Văn phòng luật sư chúng tôi bao gồm các luật sư xuất thân từ các gia
đình có truyền thống hành nghề luật sư, yêu và đam mê nghề luật nên ý tưởng
manh nha của các luật sư sáng lập đặt tên là Văn phòng luật sư Gia Đình.
Luật sư Trần Minh Hùng là một trong những luật sư sáng lập hãng
luật được nhiều hãng truyền thông, báo chí trong nước tin tưởng với nhiều năm kinh nghiệm trong
lĩnh vực tư vấn trên VOV Giao Thông – Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình
cáp VTC, Báo pháp luật TP.HCM, Báo đời sống và pháp luật, báo Đời sống và tuổi
trẻ,báo Dân Trí, Báo VNxpress, Báo Soha, Kênh 14, Một thế giới, Báo tin tức
Việt nam– Các tạp chí như Tiếp Thị Gia Đình, Báo điện tử, báo Infonet, VTC NEW, Báo Mới, Báo gia đình Việt nam, Báo
ngày nay, Báo người lao động, Báo Công an nhân dân, Kiến thức ngày nay, Báo Gia
đình và xã hội, Tầm nhìn…là đối tác tư vấn luật của các hãng truyền thông này
và luôn mang lại niềm tin cho khách hàng và ghi nhận sự đóng góp của chúng tôi
cho xã hội...
Là văn phòng
luật chuyên tư vấn luật trên báo chí các sự kiện nổi bật, nóng hổi trên cả nước
nhằm tuyên truyền pháp luật cho mọi người và thể hiện được sự uy tín, kinh
nghiệm kiến thức và thực tiễn của chúng tôi.
Chúng tôi
chuyên tư vấn và thực hiện dịch vụ tại các tỉnh khắp trên cả nước như tư vấn
tại Bình Dương, TP.HCM, đồng nai,
Long An, Vũng Tàu, Hà Nội, Nha Trang, biên hòa, Đà Nẵng, Vinh…
Theo luật
hôn nhân và gia đình năm 2014 thì:
Điều 43. Tài sản riêng
của vợ, chồng
1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn;
tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản
được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật
này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo
quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
2. Tài sản được
hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng.
Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực
hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.
Theo đó, tài
sản được thừa kế riêng được xem là tài sản riêng. Miếng đất đó là miếng đất mà
bố bạn để thừa kế riêng cho bạn. Như vậy, tài sản riêng của ai thì nó là
của người đó. Vợ chồng tự thỏa thuận phân chia tài sản, nếu không thỏa thuận
được thì Tòa án sẽ chia theo căn cứ pháp luật. Miếng đất là tài sản riêng của
bạn nên nó vẫn thuộc về bạn nếu như bạn không nhập nó vào tài sản chung của vợ
chồng.
rong
trường hợp mảnh đất này là tài sản chung thì việc “cắt đất” trong trường hợp
này, pháp luật hiện hành, cụ thể là theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm
2014 có quy định như sau:
“Điều
38. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
1.
Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ
tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa
thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
2.
Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được
công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.
3.
Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản
chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này.”
– Căn cứ
theo quy định trên, việc phân chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân (cụ thể trong
trường hợp này là mảnh đất) được thực hiện khi có vợ hoặc chồng (tức là bố hoặc
mẹ bạn) đề nghị hoặc theo thỏa thuận của cả 2 bên
+ Trong
trường hợp việc chia tài sản chung theo thỏa thuận thì việc chia tài sản sẽ
được thực hiện theo thỏa thuận đó của cả vợ và chồng
+ Trong
trường hợp chia tài sản theo yêu cầu của một bên thì tài sản được chia theo
nguyên tắc:
“2.
Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a)
Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b)
Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối
tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có
thu nhập;
c)
Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp
để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d)
Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
3.
Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng
hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá
trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh
lệch” (Theo quy định tại điều 59,
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014)
Theo các
thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi, hành vi của chồng bạn được xác định là
hành vi chung sống như vợ chồng với người khác, xâm phạm chế độ hôn nhân một vợ
một chồng
– Đối
với hành vi này, pháp luật có quy định xử phạt như sau:
+ Theo
quy định tại điểm b, c, khoản 1, điều 48, nghị định 110/2013/NĐ-CP:
“1.
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi
sau:
b)
Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
c)
Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết
rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;“
Như vậy,
theo quy định trên, đối với chồng bạn và người mà chồng bạn ngoại tình cùng, sẽ
bị xử phạt hành chính từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng
Trong
trường hợp nếu đã bị xử phạt hành chính và vẫn tiếp tục vi phạm, chồng bạn và
người mà chồng bạn ngoại tình cùng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
về tội danh vi phạm chế độ một vợ, một chồng được quy định tại điều 147, Bộ
Luật hình sự năm 1999:
“Điều
147. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng
1.
Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với
người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như
vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm
trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt
cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một
năm.
2.
Phạm tội trong trường hợp đã có quyết định của Toà án tiêu huỷ việc kết hôn
hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ,
một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.”
Theo các
thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi:
+ Bạn có
yêu cầu ly hôn nhưng chồng không đồng ý
+ Đã
thực hiện thủ tục hòa giải nhưng không thành
+ Tòa đã
mở phiên xử lần đầu nhưng chồng bạn cố tình vắng mặt
=>
Việc ly hôn được giải quyết theo thủ tục: Ly hôn theo yêu cầu của một bên
– Điều
10, Nghị quyết số
02/2000/NQ-HĐTP quy định
về việc giải quyết ly hôn theo yêu cầu một bên như sau:
“10.
Ly hôn theo yêu cầu của một bên (Điều 9)
a.
Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn thì Toà án phải tiến hành hoà giải.
Nếu hoà giải đoàn tụ thành mà người yêu cầu xin ly hôn rút đơn yêu cầu xin ly
hôn thì Toà án áp dụng điểm 2 Điều 46 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án
dân sự ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án.
Nếu
người xin ly hôn không rút đơn yêu cầu xin ly hôn thì Toà án lập biên bản hoà
giải đoàn tụ thành. Sau 15 ngày, kể từ ngày lập biên bản, nếu vợ hoặc chồng
hoặc cả hai vợ chồng không có sự thay đổi ý kiến cũng như Viện Kiểm sát không
phản đối thì Toà án ra quyết định công nhận hoà giải đoàn tụ thành. Quyết định
công nhận hoà giải đoàn tụ thành có hiệu lực pháp luật ngay và các đương sự
không có quyền kháng cáo, Viện Kiểm sát không có quyền kháng nghị theo trình tự
phúc thẩm.
b.
Trong trường hợp hoà giải đoàn tụ không thành thì Toà án lập biên bản hoà giải
đoàn tụ không thành, đồng thời tiến hành mở phiên toà xét xử vụ án ly hôn theo
thủ tục chung.”
=>
Trường hợp của bạn được xác định là vụ án ly hôn và được giải quyết theo thủ
tục xét xử sơ thẩm vụ án theo quy định tại Bộ
Luật tố tụng dân sự năm 2004
Chồng
bạn được xác định là bị đơn khi xét xử vụ án ly hôn này
– Điều
200, Bộ Luật này quy định
“Điều 200. Sự có mặt của bị đơn tại phiên toà
1.
Bị đơn phải có mặt tại phiên toà theo giấy triệu tập của Toà án; nếu vắng mặt
lần thứ nhất có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên toà.
2.
Bị đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Toà án vẫn
tiến hành xét xử vắng mặt họ.”
=> Do
đó, trong trường hợp của bạn, nếu lần xét xử tiếp theo mà chồng bạn vẫn cố tình
không tham dự, Tòa vẫn sẽ xử lý vụ việc ly hôn cho bạn
|