|
Luật sư chuyên tư vấn ly hôn nhanh tại quận 10 |
Đơn ly hôn là gì?
Đơn ly hôn là văn bản bắt buộc phải có khi yêu cầu tòa án Quận 10 giải quyết thủ tục ly hôn.
Đơn ly hôn tại tòa án Quận 10, Hồ Chí Minh được chia làm hai loại là đơn ly hôn đơn phương và đơn ly hôn thuận.
Đơn ly hôn cần thể hiện được tất cả các nội dung mà vợ, chồng yêu cầu tòa án giải quyết. Các nội dung đó bao gồm: Thông tin nhân thân của các đương sự; Tình trạng hôn nhân, lý do ly hôn; Thông tin về con chung; Các thông tin về tài sản chung và nợ chung; Nội dung yêu cầu Tòa án giải quyết.
Để được giải quyết ly hôn, đơn xin ly hôn phải đảm bảo về mặt nội dung và hình thức. Mỗi Tòa án có thể ban hành mẫu đơn ly hôn riêng hoặc sử dụng mẫu do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành. |
Luật sư chuyên tư vấn tranh chấp ly hôn |
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Dân sự 2015;
- Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015;
- Luật Hôn nhân gia đình 2014;
- Nghị định 126/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân và gia đình;
- Nghị quyết số 02/2004/nq-hđtp, hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình.
Tranh chấp ly hôn là gì?
Để hiểu về thuật ngữ “tranh chấp ly hôn”, trước hết cần hiểu rõ về thuật ngữ “ly hôn”. Khái niệm ly hôn có thể được hiểu theo nghĩa rộng là việc kết thúc mối quan hệ hôn nhân theo quyết định của Tòa án sau khi một trong hai bên hoặc cả hai bên trong cuộc hôn nhân yêu cầu. Theo điều này, tất cả các trách nhiệm pháp lý và nghĩa vụ của cả vợ và chồng trong hôn nhân cùng các ràng buộc dân sự khác sẽ bị hủy bỏ. Tòa án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền ra quyết định chấm dứt mối quan hệ hôn nhân của vợ chồng. |
Luật sư chuyên tư vấn ly hôn nhanh tại quận 11 |
1. Tại sao bạn nên thuê một luật sư tư vấn ly hôn tại Quận 11 TPHCM?
Hôn nhân là một cam kết thiêng liêng, khi kết hôn, ai cũng cho rằng hôn nhân sẽ tồn tại mãi mãi. Trái lại, ly hôn là cả một quá trình có thể rất khó khăn và đau khổ. Luật pháp về ly hôn rất phức tạp và bạn có thể gặp khó khăn trong việc tìm cách bảo vệ mình mà không cần trợ giúp pháp lý.
Ly hôn là một quá trình rất căng thẳng, đặc biệt là khi cả hai bên không thể thống nhất về cách xử lý tình huống và phân chia tài sản cũng như quyền nuôi con. |
Luật sư tư vấn ly hôn nhanh tại quận 11 |
hướng dẫn thủ tục và cách viết đơn ly hôn tại quận 11
NỘI DUNG
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ
Luật hôn nhân và gia đình 2014
Bộ luật tố tụng dân sự 2015
II. THỦ TỤC LY HÔN
Hiện nay theo Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định có 2 hình thức ly hôn: ly hôn đơn phương và ly hôn thuận tình. Như vậy, hồ sơ thủ tục ly hôn của hai hình thức này cũng sẽ khác nhau. Sau đây, luật sư gia đình sẽ trình bày, phân tích hai hình thức trên. |
Luật sư tư vấn ly hôn tại quận 11, quận 10, quận 5 |
Luật sư chuyên về ly hôn tư vấn trực tiếp, bao gồm: tư vấn các quy định giải quyết các mối quan hệ hôn nhân, phân chia tài sản, giành quyền nuôi con, nghĩa vụ cấp dưỡng và các vấn đề pháp lý khác liên quan đến quyền lợi của Khách hàng khi ly hôn. |
Thủ tục ly hôn đơn phương và những điều cần lưu ý |
Thủ tục ly hôn đơn phương và những điều cần lưu ý
Ngoài việc có thể thỏa thuận ly hôn, vợ chồng có thể gửi yêu cầu đến Tòa án yêu cầu ly hôn đơn phương. Vậy trình tự, thủ tục khi đơn phương yêu cầu ly hôn được quy định thế nào theo quy định hiện hành?
Ai được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn đơn phương?
Không giống ly hôn thuận tình là có được sự đồng thuận của cả hai bên, ly hôn đơn phương là việc một trong hai bên yêu cầu ly hôn. |
Luật sư tư vấn trình tự, thủ tục mang thai hộ vì mục đích nhân đạo |
Theo khoản 22 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014, Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con. |
Luật sư tư vấn về thời hiệu chia tài sản sau ly hôn |
Pháp luật không có hạn chế về thời hiệu chia tài sản chung.
Chúng tôi xin lưu ý với bạn rằng: chưa giải quyết về tài sản chung khác với việc đã tuyên bố không có tài sản chung. Nếu trong bản án, quyết định về ly hôn của vợ chồng bạn đã có phần quyết định là vợ chồng bạn không có tài sản chung thì Tòa án không thể thụ lý, giải quyết chia tài sản chung nếu phần quyết định không có tài sản chung chưa bị hủy theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
Như vậy, nếu như trong quyết định ly hôn của vợ chồng bạn có phần quy định là vợ chồng anh chị có tài sản chung là một ngôi nhà và một xe ô tô thì do ai đứng tên bạn vẫn có quyền được yêu cầu chia tài sản chung đó bất kỳ lúc nào. |
Luật sư bào chữa ly thân mà chung sống như vợ chồng với người khác |
Tùy theo mức độ, hậu quả gây ra mà người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Về mức xử phạt vi phạm hành chính, theo quy định tại Nghị định 110/2013/NĐ-CP ngày 24/09/2013 thì người nào đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đến 3.000.000 đồng. |
Luật sư tư vấn hòa giải khi ly hôn có phải thủ tục bắt buộc |
rong đó, theo khoản 2 Điều 2 Luật Hòa giải tại cơ sở, cơ sở là thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố và cộng đồng dân cư khác hay còn gọi là thôn, tổ dân phố.
Việc hòa giải ở cơ sở phải tôn trọng sự tự nguyện của các bên, không bắt buộc, áp đặt các bên trong hòa giải ở cơ sở, khách quan, công bằng, kịp thời, có lý, có tình, giữ bí mật thông tin đời tư của các bên, đảm bảo bình đẳng giới… (theo Điều 4 Luật Hòa giải ở cơ sở).
Do đó, có thể thấy, việc hòa giải ở cơ sở không phải là yêu cầu bắt buộc khi hai vợ chồng muốn ly hôn với nhau. |
Luật sư tư vấn Người bị kiện được vắng mặt tại phiên tòa ly hôn mấy lần? |
Như đã trình bày ở trên, khi Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, bị đơn phải có mặt, hoặc có thể ủy quyền cho người khác thay bị đơn tham gia phiên tòa.
· Nếu bị đơn không tham gia được phiên tòa và cũng không có người đại diện tham gia phiên tòa, thì Tòa án phải hoãn phiên tòa.
· Nếu bị đơn không tham gia được và không có người đại diện tham gia, nhưng có đơn xin xét xử vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành phiên tòa mà không có sự có mặt của bị đơn.
Khi Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai:
· Nếu người bị kiện vắng mặt, nhưng có lý do chính đáng và không có người đại diện tham gia phiên tòa, Tòa án sẽ hoãn phiên tòa.
· Nếu bị đơn vắng mặt không có lý do chính đáng, không có người đại diện tham gia phiên tòa, Tòa án sẽ tiến hành xét xử vắng mặt bị đơn.
Sau khi bị đơn bị xét xử vắng mặt, họ vẫn được quyền kháng cáo. Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Toà án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự không có mặt tại phiên tòa, thời hạn kháng cáo (15 ngày) sẽ tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết. (Điều 273 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).
Lý do chính đáng khiến người bị kiện vắng mặt tại phiên tòa có thể là sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan:
· Điều 156 Bộ luật dân sự 2015 quy định Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
· Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người bị kiện không thể thực hiện được việc tham dự phiên tòa của mình, trong đó những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động có thể là: thiên tai, địch họa, nhu cầu chiến đấu, phục vụ chiến đấu,…
Một số lý do chính đáng thường gặp trên thực tế như:
· Do thiên tai, hoả hoạn có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường nơi xảy ra;
· Do bản thân ốm có giấy nghỉ ốm của cơ sở y tế có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc có xác nhận của cơ sở y tế được thành lập hợp pháp khám và điều trị;
· Do thân nhân bị ốm trong trường hợp cấp cứu và có xác nhận của cơ sở y tế được thành lập hợp pháp tiếp nhận khám và điều trị. Thân nhân bị ốm bao gồm: Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con;…
Khi vắng mặt tại phiên tòa, người bị kiện cần nộp cho Tòa án các giấy tờ, tài liệu, văn bản chứng minh việc vắng mặt của mình là có lý do chính đáng. |
Luật sư tư vấn ly hôn nhanh tại quận 11, quận 10, Quận 5 |
Luật sư tư vấn về thủ tục ly hôn. Quy định của pháp luật về trình tự thủ tục để ly hôn như thế nào? Trường hợp ly hôn đơn phương và ly hôn thuận tình thì khác nhau như thế nào?
Nếu bạn đang gặp phải vướng mắc liên quan đến ly hôn, bạn cần tham khảo các quy định pháp luật về luật hôn nhân, gia đình hoặc ý kiến của luật sư có chuyên môn. Trong trường hợp bạn không có thời gian tìm hiểu hoặc không có luật sư riêng, bạn hãy liên hệ VPLS GIA ĐÌNH để chúng tôi giải đáp và hướng dẫn cụ thể.
Để được hỗ trợ, tư vấn pháp lý về các vấn đề liên quan đến ly hôn, bạn hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc Gọi: 0972238006 để được tư vấn.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tình huống mà VPLS GIA ĐÌNH tư vấn dưới đây để có thêm kiến thức về pháp luật.
1. Thủ tục ly hôn quy định thế nào? |
Luật sư tư vấn giành quyền nuôi con khi ly hôn theo quy định mới nhất |
Quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái sau khi ly hôn được Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Như vậy, vợ và chồng có quyền thỏa thuận với nhau về việc nuôi con, quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn. Tuy nhiên, con dưới 36 tháng tuổi được ưu tiên hơn cho người mẹ nuôi nếu người mẹ có đủ điều kiện chăm nom, chăm sóc và giáo dục con cái. Việc pháp luật quy định như vậy vì lúc này độ tuổi đứa trẻ còn quá nhỏ và nếu đứa trẻ người mẹ chăm sóc sẽ tốt hơn cho sự phát triển của đứa trẻ đó. Con trên 07 tuổi phải hỏi ý kiến, nguyện vọng của con vì lúc này trẻ bắt đầu có nhận thức về việc muốn ở với cha hay mẹ khi cha mẹ không còn sống chung với nhau. |
Tư vấn ai có quyền yêu cầu ly hôn? điều kiện để được yêu cầu ly hôn? |
Ai có quyền yêu cầu ly hôn?
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Theo quy định tại Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, người có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn gồm:
Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
Đáng lưu ý là, chồng không được ly hôn khi vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Nhưng nếu vợ đang có thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người vợ có quyền được yêu cầu Tòa án cho ly hôn.
Như vậy, người có quyền yêu cầu ly hôn có thể là chồng, là vợ hoặc người thứ ba như quy định nêu trên.
2. Điều kiện để được yêu cầu ly hôn
Quan hệ hôn nhân của hai vợ chồng có thể chấm dứt nếu hai bên cùng thỏa thuận hoặc theo yêu cầu của một bên.
Theo đó, có hai hình thức ly hôn là ly hôn thuận tình và một bên gửi yêu cầu đơn phương ly hôn. |
Luật sư tư vấn chia tài sản chung của vợ chồng sau khi ly hôn? |
ài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng. |