|
Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai |
Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai là một trong những lĩnh vực dịch vụ pháp lý mà VPLS GIA ĐÌNH thực hiện. Với những luật sư có kinh nghiệm, am hiểu rõ về pháp luật đất đai, chúng tôi tin tưởng rằng những vướng mắc, băn khoăn, trăn trở về vấn đề liên quan đến tranh chấp đất đai của bạn sẽ được tháo gỡ.
Bài viết dưới đây của VPLS GIA ĐÌNH sẽ giúp Quý đọc giả hiểu hơn về hoạt động luật sư liên quan đến tư vấn, giải quyết tranh chấp đất đai của Công ty. |
Luật sư tư vấn cách giải quyết tranh chấp đất đai |
Để hiểu rõ vấn đề này, người mua cần nắm rõ một số thông tin sau:
1. Cách thức liên hệ có quan có thẩm quyền: liên hệ với UBND phường/xã; phòng TN&MT quận/huyện, văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh quận/huyện…để nhờ cung cấp thông tin. Cụ thể:
- Liên hệ với UBND phường/xã nơi có nhà, đất để xem có đang bị niêm yết về việc phân chia di sản thừa kế hay không; hoặc có bị ngăn chặn việc khai di sản thừa kế hay không.
- Gặp trực tiếp cán bộ tư pháp phường/xã để tìm hiểu nhà, đất có ai đang gửi đơn giải quyết tranh chấp hay không.
- Liên hệ với cơ quan thi hành án tìm hiểu xem căn nhà có bị yêu cầu thi hành án bởi một bản án có hiệu lực pháp luật hay không.
- Có thể liên hệ phòng TN&MT quận/huyện, văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh quận/huyện để hỏi thông tin căn nhà có bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của tòa án hay cơ quan thi hành án hay không. |
Luật sư tư vấn kiện thừa kế đòi nhà đất |
LUẬT SƯ CHUYÊN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP DI SẢN THỪA KẾ LÀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
Tranh chấp di sản thừa kế về quyền sử dụng đất là một trong những tranh chấp thừa kế phổ biến nhất trong các dạng tranh chấp. Vì đất đai là tài sản có giá trị lớn, việc phân chia di sản thừa kế về đất đai không đúng quy định pháp luật sẽ ảnh hưởng lớn đến quyền và lợi ích hợp pháp của những người thừa kế. Vậy thẩm quyền, thời hiệu, trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp di sản thừa kế là quyền sử dụng đất được quy định cụ thể như thế nào? Các luật sư giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp thừa kế đất đai của VPLS GIA ĐÌNH sẽ cung cấp cho bạn câu trả lời trong bào viết dưới đây. |
Luật sư tư vấn thừa kế và tranh chấp thừa kế |
Di sản thừa kế là tài sản của người chết để lại cho những người còn sống. Theo quy định tại Điều 634 Bộ luật dân sự: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.”
Di sản thừa kế có thể là vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản thuộc sở hữu của người để lại di sản.
Việc xác định di sản thừa kế mà người chết để lại căn cứ vào giấy tờ,tài liệu chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp đối với khối tài sản đó. Đối với trường hợp di sản thừa kế là tài sản thuộc sở hữu chung thì việc xác định tài sản chung của người để lại di sản có thể dựa trên những thỏa thuận đã có từ trước hoặc căn cứ vào văn bản do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Khai nhận di sản thừa kế |
Tư vấn chia thừa kế lại? |
Điều 611 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết”. Kể từ thời điểm này, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.
Vậy với một số trường hợp như đã chia thừa kế nhưng có người thừa kế mới, có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế, tìm được di chúc… thì giải quyết thế nào?
Trong các trường hợp “ngoài ý muốn” này, ngoài việc thực hiện theo thỏa thuận, Bộ luật Dân sự quy định cụ thể như sau:
- Có người thừa kế mới: Không thực hiện phân chia lại di sản bằng hiện vật nhưng những người đã nhận di sản phải thanh toán cho người thừa kế mới một khoản tiền tương ứng với phần di sản người đó được hưởng tại thời điểm chia thừa kế (khoản 1 Điều 662);
- Có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế: Người bị bác bỏ quyền thừa kế phải trả lại di sản hoặc thanh toán một khoản tiền tương đương với giá trị di sản được hưởng tại thời điểm chia thừa kế (khoản 2 Điều 662);
- Tìm thấy di chúc: Trong thời hiệu yêu cầu chia di sản, nếu người thừa kế theo di chúc yêu cầu thì phải chia lại theo di chúc (Điều 642).
Như vậy, có thể thấy, chỉ có trong thời hiệu thừa kế, di sản đã chia nhưng sau đó tìm thấy di chúc và người được hưởng theo di chúc có yêu cầu thì sẽ thực hiện chia lại theo di chúc đó. |
Tư vấn các trường hợp không được hưởng thừa kế nhà đất? |
Trường hợp 1. Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó.
Trường hợp 2. Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản.
Trường hợp 3. Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng.
Trường hợp 4. Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
Lưu ý: Người thuộc những trường hợp trên đây vẫn được hưởng di sản là quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc cả nhà và đất, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.
Trường hợp 5. Con đã thành niên có khả năng lao động và toàn bộ di sản được thừa kế theo di chúc hợp pháp nhưng không cho người con đó hưởng thừa kế. |
Tư vấn quyền được hưởng thừa kế tại Việt Nam của Việt kiều |
Căn cứ theo quy định tại điểm đ Khoản 1 Điều 169 Luật đất đai 2013 về nhận quyền sử dụng đất :
“1. Người nhận quyền sử dụng đất được quy định như sau:
…
đ) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở;”. |
Tư vấn giải quyết tranh chấp thừa kế của con cùng cha khác mẹ? |
Thế nào là con cùng cha khác mẹ?
- Con cùng cha khác mẹ là những người được sinh ra bởi cùng một người cha, nhưng khác mẹ.
- Căn cứ đầu tiên để xác định những người cùng cha khác mẹ là quan hệ cha mẹ con của mỗi người. Việc xác định quan hệ cha mẹ con dựa trên sự kiện sinh đẻ, quan hệ hôn nhân và huyết thống.
- Sau đó mới xác định được quan hệ con cùng cha khác mẹ. Con cùng cha khác mẹ có vị trí như anh em ruột được hưởng thừa kế theo quy định pháp luật.
2. Quy định về thừa kế theo pháp luật
Xác định chính xác hàng thừa kế là căn cứ quan trọng để phân chia di sản thừa kế theo pháp luật. Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy địnhcác hàng THỪA KẾ như sau:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Theo đó, trong trường hợp không có di chúc, vấn đề thừa kế được giải quyết theo pháp luật thì con cùng cha khác mẹ sẽ vẫn được “nhận thừa kế” quyền sử dụng đất của người cha với tư cách là con ruột của người để lại di sản. Tức họ vẫn được chia tài sản. |
Con dâu, con rể, con riêng có được hưởng thừa kế hay không? |
Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, những người hưởng di sản thừa kế được chia thành 3 nhóm sau đây:
- Hàng thứ 1 gồm vợ chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, con đẻ, con nuôi
- Hàng thứ 2 gồm ông bà nội ngoại, anh chị em ruột, cháu ruột gọi người chết là ông bà nội ngoại.
- Hàng thứ 3 gồm cụ nội ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì ruột, cháu ruột gọi người chết là bác, chú, cậu, cô, dì, ruột, chắt ruột gọi người chết là cụ nội, cụ ngoại. |
Luật sư tư vấn thủ tục khởi kiện và giải quyết tranh chấp tại tòa án |
Luật sư tư vấn thủ tục khởi kiện và giải quyết tranh chấp tại tòa án
Những rủi ro pháp lý luôn thường trực tồn tại trong đời sống xã hội. Nhờ luật sư tư vấn khởi kiện giải quyết tranh chấp, tham gia tố tụng tại tòa án là yêu cầu quan trọng cần đặt ra khi bạn, người thân, gia đình hoặc doanh nghiệp của bạn có phát sinh vụ việc cần gõ cửa cơ quan tố tụng hoặc là bên bị khởi kiện, người liên quan trong một tranh chấp pháp lý nào đó. Khi phát sinh vụ việc bạn không cần quá lo lắng, áp lực. Thay vào đó bạn hãy bình tĩnh và liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.
|
Những điểm cần lưu ý khi khởi kiện tranh chấp thừa kế |
Những vấn đề cần lưu ý khi khởi kiện tranh chấp thừa kế:
- Xác định người để lại di sản thừa kế có để lại di chúc không
- Xác định tính hợp pháp của di chúc
- Xác định những người thừa kế không phụ thuộc vào di chúc
- Xác định rõ tất cả di sản có được định đoạt trong di chúc không (trường hợp có di chúc)
- Xác định đầy đủ những người được hưởng thừa kế theo pháp luật (trường hợp không có di chúc hoặc di chúc chỉ định đoạt một phần di sản)
- Xem xét thời hiệu phân chia di sản thừa kế (Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó)
- Xác định đúng và đầy đủ các đương sự (bao gồm cả người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan) khi khởi kiện
- Xác định đúng Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về thừa kế.
|
Luật sư tư vấn quyền khởi kiện |
Điều 186. Quyền khởi kiện vụ án
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.”
Theo quy định trên thì trong trường hợp quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm thì anh/chị có quyền khởi kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đó. |
Luật sư tư vấn nhà đất thừa kế khởi kiện tranh chấp |
a/ Cách thức tư vấn luật về thừa kế qua điện thoại
Để được tư vấn mọi vấn đề pháp lý về thừa kế, quý khách hàng chỉ cần kết nối với chúng tôi qua điện thoại theo hướng dẫn sau:
– Bước 1: Dùng điện thoại gọi cho chúng tôi qua số: 0972238006
– Bước 2: Nghe lời chào từ hệ thống, chọn phím số 1 theo hướng dẫn để gặp Luật sư tư vấn pháp luật thừa kế
Dịch vụ tham khảo: Công ty luật, văn phòng luật sư tư vấn pháp luật uy tín toàn quốc |
Luật sư tư vấn thừa kế nhà đất tại tphcm |
Thừa kế quyền sử dụng đất được pháp luật quy định thế nào?
Hiện nay, theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, cá nhân có thể để lại di sản của mình cho người khác thông qua di chúc hoặc theo pháp luật quy định.
Theo đó, có hai hình thức thừa kế tài sản là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Với mỗi hình thức thừa kế, pháp luật lại có những quy định cụ thể riêng biệt.
Thừa kế theo di chúc |
Luật sư tư vấn khởi kiện nhà đất/thừa kế |
Nhà là của bà nội. Bà nội mất không có di chúc. Bố là người thừa hưởng duy nhất. Bố mất đi năm 1990 cũng không để lại di chúc.
Cuối năm 1999 hợp thức hóa được ngôi nhà (cũ) của bà nội, khai nhận thừa kế di sản từ bà nội qua lại bố, nay bố mất. Mẹ và 5 con trai thừa hưởng di sản nầy. Việc khai nhận di sản thừa kế được niêm yết. Không có khiếu nại. |