|
Luật sư tư vấn mức phạt hình sự với tội buôn bán hàng giả trong dịp Tết |
Tại Điều 192 quy định, người nào sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tiền từ 100 triệu đến 01 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
- Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30 đến dưới 150 triệu đồng;
- Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá dưới 30 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều 192 hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật Hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. |
Luật sư tư vấn tội Giao cấu với trẻ dưới 16 tuổi có bi xử lý hình sự không? |
Giao cấu với trẻ em là hành vi của một người đã thành niên giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi không trái với ý muốn của nạn nhân. Điều 115 Bộ luật hình sự quy định:
"1. Người nào đã thành niên mà giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Phạm tội nhiều lần;
b) Đối với nhiều người;
c) Có tính chất loạn luân;
d) Làm nạn nhân có thai;
đ) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên;
b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội" |
Luật sư tư vấn tội trộm cắp tài sản theo Bộ luật hình sự 2021 |
Tùy thuộc vào thiệt hại về tài sản và mức độ nghiêm trọng gây ra, người có hành vi trộm cắp tài sản còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự trước pháp luật.
Cụ thể, tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 173 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Khung hình phạt của tội trộm cắp tài sản được quy định như sau:
- Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm họăc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm với hành vi trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 02 triệu đồng trở lên hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng thuộc 01 trong các trường hợp sau đây:
· Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
· Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội sau tại Bộ luật Hình sự mà chưa bị xóa án tích: Điều 168 (tội cướp tài sản), 169 (tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản), 170 (tội cưỡng đoạt tài sản), 171 (tội cướp giật tài sản), 172 (tội công nhiên chiếm đoạt tài sản), 174 (tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản), 175 (tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản) và 290 (tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản); |
Luật sư tư vấn ngoại tình có bị truy cứu trách nhiệm hình sự? |
Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
– Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
– Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó. |
Luật sư tư vấn khung hình phạt tội đánh bạc trong dịp Tết |
Việc chơi bài giải trí nếu có yếu tố ăn tiền nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đánh bạc theo quy định tại Điều 26 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau: "2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi đánh bạc sau đây: (a) Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế hoặc các hình thức khác mà được, thua bằng tiền, hiện vật".
Như vậy, hành vi chơi bạc với hình thức ăn tiền đã được pháp luật liệt kê là hành vi đánh bạc. Số tiền xử phạt hành chính trong trường hợp này là từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Ngoài ra, theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì người chơi bài ăn tiền sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là "Tịch thu tang vật,phương tiện vi phạm hành chính và tịch thu tiền do vi phạm hành chính mà có đối với hành vi quy định tại Khoản 1; Khoản 2; Điểm a Khoản 3; Điểm b, c, d Khoản 4 và Khoản 5 Điều này" (Khoản 6 Điều 26). |
Luật sư tư vấn Tự ý mua pháo hoa về bắn dịp Tết bị xử pháp thế nào? |
Vào những năm trở lại đây, ngoài các thành phố lớn tổ chức bắn pháo hoa theo quy định vào các dịp lễ, Tết thì ở một số địa phương, người dân vẫn tự ý mua các loại pháo về sử dụng để chơi Tết, đặc biệt dùng nhiều trong đêm giao thừa bất chấp lệnh cấm, chỉ thị của cơ quan có thẩm quyền.
Việc xảy ra tình trạng buôn bán, sử dụng pháo và các chất cháy, nổ trái phép tràn lan đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, thậm chí tới mức đáng báo động ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước.
Trường hợp cá nhân mua pháo hoa về bắn trong đêm giao thừa Tết Nguyên đán sẽ bị xử phạt hành chính về hành vi mua, bán pháo trái phép theo quy định tại Điểm d Khoản 4 Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP với mức phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và hành vi sử dụng các loại pháo mà không được phép theo Điểm b Khoản 2 Điều 10 với mức phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. |
Lái xe gây tai nạn chết người bị xử lý thế nào? |
Lái xe gây tai nạn phải bồi thường thiệt hại
Theo quy định tại Điều 601 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS), các phương tiện giao thông vận tải cơ giới (ô tô, xe máy,..) được liệt kê là một trong những nguồn nguy hiểm cao độ.
Trong đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra được quy định tại Điều 601 BLDS như sau:
“2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
3. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. |
Tư vấn các dạng cấu thành tội phạm trong bộ luật hình sự |
1. Cấu thành tội phạm hình thức
Cấu thành tội phạm hình thức là cấu thành tội phạm có duy nhất một yếu tố bắt buộc về mặt khách quan của tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội.
Hành vi nguy hiểm cho xã hội là hành vi gây thiệt hại cho xã hội hoặc hành vi tạo ra khả năng gây ra các thiệt hại cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động. Hành động phạm tội là làm một việc mà pháp luật hình sự cấm không được làm. Ví dụ: hành động giết người (Điều 93 Bộ luật hình sự); cướp tài sản (Điều 133 Bộ luật hình sự)…..
Còn hành vi phạm tội được thực hiện dưới dạng không hành động là trường hợp không làm một việc mà pháp luật bắt buộc phải làm, như các hành vi: không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng (Điều 102 Bộ luật hình sự); không tố giác tội phạm (Điều 314 Bộ luật hình sự) (2). Các tội pham có cấu thành hình thức là những tội phạm được quy định tại khoản 1 các Điều 78 – 84, 86-91, 133, 134… Bộ luật hình sự.
Tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức được coi là hoàn thành từ thời điểm thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được mô tả trong điều luật phần các tội phạm Bộ luật hình sự. |
Tư vấn mượn tiền không trả có bị xử lý hình sự không? |
Luật sư Hùng cho biết, trong một số trường hợp vay nợ cũng có thể bị xử lý hình sự. Theo khái niệm về tội phạm học, về mặt khách quan của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì khi người phạm tội có được tài sản một cách hợp pháp thông qua hợp đồng vay, mượn, thuê tài sản hoặc hợp đồng khác. Sau khi có được tài sản, người phạm tội không thực hiện như cam kết trong hợp đồng, sử dụng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản. Hậu quả là người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản hoặc đã bỏ trốn hoặc không còn khả năng trả lại tài sản. Về mặt chủ quan của tội phạm thì đó phải là lỗi cố ý, có mục đích chiếm đoạt tài sản rõ ràng. |
Luật sư chuyên tranh tụng bào chữa các vụ án hình sự tại tòa án |
Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đánh người gây thương tích
Mọi hành vi đánh người gây thương tích, dù là vô ý hay cố ý đều bị pháp luật xử lý. Tương ứng với từng hành vi khác nhau sẽ có những mức xử phạt tương ứng đối với những hành vi đó dù là chỉ bị phạt cảnh cáo, phạt tiền theo quy định của pháp luật hành chính của Nhà nước.
- Luật sư tư vấn cách xác định các hành vi đánh người gây thương tích sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính;
- Tư vấn các quy định của pháp luật hiện hành về xác định cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các hành vi đánh người gây thương tích, hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác đủ điều kiện để xử lý vi phạm hành chính; |
Luật sư tư vấn tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản |
Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là một trong các hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật hình sự. Hiện nay, các dấu hiệu cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản bao gồm những dấu hiệu gì và việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm này được quy định như thế nào?
1. Luật sư tư vấn về pháp luật hình sự
Thông qua quá trình tư vấn pháp luật cho khách hàng qua Email, qua tổng đài tư vấn 0972238006 nhận được rất nhiều yêu cầu tư vấn của khách hàng liên quan đến nội dung lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản khi phát sinh quan hệ vay tài sản. |
Luật sư chuyên tư vấn và bào chữa cho người bị bắt, vụ án hình sự |
1/.
+ Tham gia bào chữa các vụ án hình sự về các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người (các vụ án giết người, đe doạ giết người, cố ý gây thương tích, các vụ án về hiếp dâm, cưỡng dâm….);
+ Tham gia bào chữa các vụ án hình sự về tội phạm xâm phạm sở hữu (các vụ án cướp tài sản, cưỡng đoạt tài sản, cướp giật, trộm cắp, lừa đảo chiếm đoạt tài sản….);
+ Tham gia bào chữa các vụ án hình sự về tham ô, nhận hối lộ….;
+ Tham gia bào chữa các vụ án hình sự về ma tuý …;
+ Luật sư tham gia từ giai đoạn điều tra, tuy tố, xét xử tại cơ quan tiến hành tố tụng các cấp (Cấp sơ thẩm, phúc thẩm);
|