1.
Sau khi xem những hình ảnh được
báo thanh niên đăng về vụ bạo hành trẻ em tại mái ấm hoa hồng ? Ông có
nhận định như thế nào về sự việc này?
Từ câu chuyện đau lòng vẫn còn mang tính thời sự nóng hổi mới đây,
khác với những đứa trẻ khác, những trẻ tại mái ấm hoa hồng đa số thuộc trường hợp
trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo Điều 10 Luật trẻ em 2016 và Điều 3, Điều 4 và
Điều 5 Nghị định 56/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em.
Với các trẻ em này, Nhà nước cũng luôn muốn tạo các điều kiện chăm
sóc phát triển tốt nhất cho các em và được quy định về các chính sách hỗ trợ tại
Mục 2 Chương II Nghị định 56/2017/NĐ-CP. Đơn cử như các chính sách về chăm sóc sức khỏe, trợ giúp xã hội, hỗ trợ giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp và trợ giúp pháp lý, hỗ trợ tư vấn, trị liệu tâm lý và các dịch vụ
bảo vệ trẻ em khác.
Như vậy, những đưa trẻ được nuôi dưỡng tại các cơ sở như tại các
mái ấm, nhà tình thương thường là những trẻ em mồ côi, vốn đã thiếu thốn tình cảm
của gia đình nhưng những hành vi của các bảo mẫu là đã vi phạm một trong những
điều cấm của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
2.
Theo ông những người bảo mẫu có hành vi đánh đập các nhỏ chưa đến
2 tuổi như vậy sẽ bị xử lý như thế
nào theo pháp luật ?
Theo
khoản 6 Điều 4 Luật Trẻ em 2016 quy định bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược
đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của
trẻ em. Căn cứ khoản 3 Điều 6 Luật Trẻ em 2016 thì bạo lực đối với trẻ em là một
trong số các hành vi bị cấm. Như vậy, bạo hành trẻ em là hành vi bị pháp luật
nghiêm cấm dưới mọi hình thức xâm phạm đến quyền trẻ em. Theo đó, khi có hành
vi bạo lực đối với trẻ em chủ thể thực hiện tội phạm có thể bị xử lý theo các
quy định của pháp luật.
Trước
hết, bảo mẫu này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với hành vi Xâm phạm
thân thể, gây tổn hại về sức khỏe đối với trẻ em theo quy định tại Điều 22
Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo
trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em mức phạt cụ thể:
“Điều 22. Vi phạm quy định về cấm
bạo lực với trẻ em
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một
trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân;
bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi
tệ khác với trẻ em;
b) Gây tổn hại về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng mạ,
chửi mắng, đe dọa, cách ly ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em;
c) Cô lập, xua đuổi hoặc dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ
em gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em;
d) Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con
vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn hại về tinh thần.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ
em đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe trẻ em đối với hành
vi vi phạm tại điểm d khoản 1 Điều này.”
Đối với hành vi gây tổn hại tinh thần thì căn cứ điểm b khoản 1
Điều 22 Nghị định 130/2021/NĐ-CP có quy định nội dung như sau:
“Vi phạm quy định về cấm bạo lực
với trẻ em
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng
đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không
cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy
hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với trẻ em;
b) Gây tổn hại về tinh thần, xúc
phạm nhân phẩm, danh dự, lăng mạ, chửi mắng, đe dọa, cách ly ảnh hưởng đến sự
phát triển của trẻ em;
c) Cô lập, xua đuổi hoặc dùng các
biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ
em;
d) Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng
các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn hại về tinh
thần.”
Theo đó, hành vi gây tổn hại về tinh thần của trẻ em thì có thể bị
xử phạt vi phạm hành chính mới mức phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng
Ngoài ra còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo
khoản 2 Điều 22 Nghị định 130/2021/NĐ-CP như sau:
- Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ
em đối với hành vi vi phạm nêu trên;
- Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại
cho sức khỏe trẻ em đối với hành vi thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình
ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn hại về tinh thần.
Ngoài
ra, bảo mẫu này còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức
khoẻ cho người khác và Tội hành hạ người khác, cụ thể :
-
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ: Tại khoản 1 Điều 134 Bộ luật
Hình sự 2015 (sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) có
quy định hành vi đánh người mà gây thương tích cho họ dù dưới 11% vẫn bị truy cứu
trách nhiệm hình sự về tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác, nếu thuộc trường hợp gây tổn hại đối với trẻ em.
Đối
với tội danh này áp dụng các khung hình phạt như sau:
+
Khung 1: Bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến
03 năm
+
Khung 2: Phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
+
Khung 3: Phạt tù từ 04 năm đến 07 năm.
+
Khung 4: Phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.
+
Khung 5: Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
-
Tội hành hạ người khác: Tại khoản 1 điều 140 Bộ luật Hình sự 2015 quy định người
nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường
hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến
03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
3. Từ một
khách sạn trở thành một mái ấm tư nhân cưu mang cả trăm đứa trẻ, hoạt động khoảng
3 năm qua ? theo ông cơ quan chức năng địa phương có trách nhiệm như thế nào
trong sự việc này ?
Hiện
nay, hàng loạt vụ bạo hành trẻ em liên tiếp xảy ra trong thời gian gần đây cho
thấy những khẩu hiệu kêu gọi bảo vệ trẻ em về mọi mặt của những cơ quan chuyên
trách bỗng dưng biến thành vô nghĩa. Và đã đến lúc, thay vì cứ nói và căng khẩu
hiệu, dư luận đang trông chờ vào việc thực hiện đúng trách nhiệm đối với nghĩa
vụ bảo vệ quyền lợi cho trẻ em của các cơ quan chức năng chuyên trách.
Phải
thừa nhận cơ chế quản lý của nhà nước để bảo vệ quyền lợi của trẻ em ta hiện
nay vẫn còn khá lỏng lẻo. Điều này thể hiện ở cơ chế quản lý việc thành lập các
cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em
hoặc cơ sở trợ giúp xã hội; Cơ chế quản lý hậu cấp phép đối với các cơ sở
này, Về tiêu chuẩn của các bảo mẫu, Cơ chế giám sát quá trình thực hiện nhiệm vụ
của các cơ sở này để phát hiện sai phạm và xử lý kịp thời…
Ngoài
ra, đối với một số hành vi tổn hại quyền lợi của trẻ em có thể bị truy cứu
trách nhiệm hình sự như hành vi buôn bán trẻ em, đánh đập trẻ em hay lạm dụng
trẻ em… Tuy nhiên, trong bối cảnh sự xâm phạm quyền lợi trẻ em tại Việt Nam diễn
ra có phần "dày đặc", để có thể phát hiện kịp thời và xử lý thì lại
là một “vấn đề” đau đầu các cơ quan chức năng. Và một trong những công cụ hữu
hiệu nhất, không thể thiếu, đó là: Sự quan tâm của cả xã hội, của người
dân, của các cơ quan truyền thông… nhằm tố giác, giúp cơ quan chức năng phát hiện
tội phạm.
LS TRẦN MINH HÙNG
|