Bạo hành trẻ em có thể bị
truy cứu trách nhiệm hình sự tại một trong các tội được quy định tại Bộ luật
Hình sự như: Tội hành hạ người khác, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
sức khỏe của người khác hoặc nghiêm trọng hơn là các tội vô ý làm chết người, tội
giết người. Tùy vào hành
vi, mức độ nguy hiểm mà người phạm tội sẽ có cấu thành tội phạm khác nhau và phải
chịu trách nhiệm hình sự khác nhau. Cụ thể:
+
Tội hành hạ người khác được quy định tại Điều 140 Bộ luật Hình sự với khung
hình phạt tù cao nhất là từ 01 năm đến 30 năm;
+
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được quy
định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự với khung hình phạt cao nhất là phạt tù từ 12
năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. Trong đó, tại khoản 1 Điều này quy định trường
hợp phạm tội đối với người dưới 16 tuổi thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến
03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm;
+
Tội giết người được quy định tại Điều 123 Bộ luật hình sự, giết người dưới 16
tuổi thì có thể bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung than hoặc tử hình.
Đối
với trường hợp này, tùy thuộc vào kết quả điều tra xác minh của cơ quan có thẩm
quyền để xác định hành vi phạm tội, tuy nhiên dựa trên thông tin thực tế về cơ
bản thì có thể có trường hợp sau:
Thứ
nhất, với kết quả xác minh, khám nghiệm tử thi
từ phía cơ quan điều tra cho thấy đối tượng này đã tác động ngoại lực ở
vùng đầu và bụng. Trường hợp phạm tội
Giết người thì cần phải làm rõ hành vi của người có hành vi bạo lực bao gồm:
hung khí, diễn biến các lần đánh đập, mức độ thường xuyên đánh đập, vị trí tác
động lên thân thể, khả năng gây tử vong. Trường
hợp, đối tượng hoàn toàn nhận thức được rằng hành vi đánh vào đầu và bụng cháu
bé là hành vi giết người, có thể tước đoạt tính mạng của cháu bé nhưng đối tượng
này vẫn cố ý thực hiện hành vi, mong muốn hoặc bỏ mặc hậu quả chết người xảy
ra. Do đó, nếu có căn cứ chứng minh ý thức chủ quan của đối tượng này khi tác động
ngoại lực đến bé trai mà dẫn đến nạn nhân tử vong thì có thể đối tượng này sẽ bị
khởi tố về tội Giết người theo Điều 123 Bộ luật hình sự. Đồng thời, hành vi có
tính chất côn đồ, phạm tội với người dưới 16 tuổi thì đối tượng này sẽ phải đối
mặt với khung hình phạt nghiêm khắc được quy định tại khoản 1 (Điều 123, BLHS
2015) với khung hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Thứ
hai, trường hợp tội Cố ý gây thương tích thì có các hành vi không được dùng
hung khí nguy hiểm, không đánh vào vị trí không gây nguy hiểm và đối tượng
không nhận thức được hậu quả, việc nạn nhân tử vong phải nằm ngoài ý muốn chủ
quan của người gây thương tích. Ngoài ra, cần làm rõ động cơ, mục đích phạm tội
là muốn cháu bé tử vong hay chỉ đánh để gây tổn thương, nhằm mục đích răn đe, dạy
bảo?
Với
trường hợp này, đối tượng phạm tội có thể xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự
về tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ người khác tại Khoản
4 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 với mức phạt cao nhất là 14 năm tù với tình tiết
định khung là “làm chết người”.
Thứ
ba, trường hợp tội Hành hạ người khác là hành vi của một người đối xử tàn ác với
người lệ thuộc mình một cách có hệ thống (lặp đi lặp lại nhiều lần) gây đau đớn
về thể xác và tinh thần cho người bị hành hạ. Thông thường, hành vi hành hạ được
lặp đi lặp lại và kéo dài vài ngày, vài tuần, thậm chí hàng tháng, hàng năm.
Hành vi này không chỉ gây đau đớn về thể xác mà còn gây đau khổ về tinh thần
cho người bị hành hạ, nếu hành vi này có gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người bị hành hạ, thì cũng chỉ là thương tích nhẹ chưa tới mức bị tuy
cứu về tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Điều
140 Bộ luật hình sự
Do
đó, nếu xác định bé trai có dấu hiệu bị đánh đập, hành hạ, song nguyên nhân tử
vong không phải do việc bạo hành gây ra thì đối tượng này có thể bị cơ quan điều
tra khởi tố về tội Hành hạ người khác theo Điều 140 Bộ luật Hình sự 2015. Khung
hình phạt cao nhất của tội này là bị phạt tù đến 3 năm.

LS TRẦN MINH HÙNG
|