1. Thế nào là lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản?
a. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Theo điểm a, b khoản 1 điều 175 của Bộ luật hình sự quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau:
“a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.”
Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), xác định các trường hợp cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Hành vi phạm tội: Người phạm tội ban đầu có được tài sản một cách hợp pháp thông qua vay, mượn, thuê tài sản hoặc nhận tài sản theo hợp đồng. Tuy nhiên, sau đó họ cố tình chiếm đoạt bằng một trong các cách: Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để không trả tài sản; Có khả năng trả nhưng cố tình không trả; Sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến mất khả năng thanh toán.
Giá trị tài sản bị chiếm đoạt:
- Từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
- Dưới 4.000.000 đồng nhưng người phạm tội đã từng bị xử phạt hành chính hoặc có tiền án về các tội chiếm đoạt tài sản khác mà chưa được xóa án tích.
- Tài sản chiếm đoạt là phương tiện kiếm sống chính của bị hại và gia đình họ.
b. Phân biệt tội lừa đảo và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174) và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175) theo quy định của Bộ luât hình sự đều là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác, nhưng khác nhau ở phương thức thực hiện.
- Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi dùng thủ đoạn gian dối ngay từ đầu để chiếm đoạt tài sản. Người phạm tội có thể bịa đặt thông tin, giả mạo giấy tờ, hứa hẹn nhưng không có ý định thực hiện ngay từ khi nhận tài sản.
- Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xảy ra khi người phạm tội ban đầu có được tài sản một cách hợp pháp (thông qua vay, mượn, thuê, hợp đồng...), nhưng sau đó dùng thủ đoạn gian dối, bỏ trốn, hoặc sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp rồi không thể hoặc cố tình không trả lại.
Về mức độ xử lý, cả hai tội đều có các khung hình phạt từ phạt cải tạo không giam giữ đến tù chung thân tùy theo giá trị tài sản chiếm đoạt và tình tiết tăng nặng.
2. Cần làm gì khi bị lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản?
Có nhiều trường hợp như cho hàng xóm, bạn bè vay tiền nhưng đến hạn họ không trả, dù số tiền lớn, khiến bạn rơi vào tình thế khó khăn.
Nếu bạn bị lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, việc quan trọng nhất là phải có cách xử lý đúng đắn để đảm bảo quyền lợi hợp pháp. Dưới đây là các bước cụ thể để tố giác tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:
Hướng dẫn tố cáo lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
a. Quy trình tố giác tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Bước 1: Tiến hành thu thập các bằng chứng
- Nên chuẩn bị các tài liệu, chứng cứ liên quan đến giao dịch như: (Các loại giấy tờ, hợp đồng mà các bên đã giao dịch, các tin nhắn, email trao đổi về giao dịch, nên có các nhân chứng xác nhận các giao dịch đó tùy theo từng trường hợp,…)
- Nếu nghi ngờ chữ ký bị giả mạo, có thể yêu cầu giám định chữ ký tại Viện Khoa học hình sự hoặc Phòng Kỹ thuật hình sự Công an cấp tỉnh.
Bước 2: Soạn thảo đơn tố giác tội phạm
- Soạn đơn tố giác tội phạm theo đúng quy định, nêu rõ nội dung vụ việc.
- Gửi đơn kèm theo tài liệu chứng cứ đến Cơ quan có thẩm quyền.
Bước 3: Làm việc với cơ quan điều tra
- Hợp tác cung cấp thông tin, tài liệu theo yêu cầu của CQĐT.
- Nếu cần, yêu cầu CQĐT thu thập thêm chứng cứ hoặc trưng cầu giám định.
Bước 4: Xử lý sau khi CQĐT ra quyết định
- Nếu CQĐT có đủ căn cứ, sẽ ra quyết định khởi tố vụ án hình sự để điều tra theo quy định.
- Nếu CQĐT ra quyết định không khởi tố do không đủ yếu tố cấu thành tội phạm, bạn có thể: Khiếu nại quyết định không khởi tố nếu có căn cứ cho rằng CQĐT chưa xem xét đầy đủ chứng cứ hoặc khởi kiện dân sự tại Tòa án Nhân dân cấp huyện theo Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 để yêu cầu trả lại tài sản.
Lưu ý quan trọng:
Khi tố giác, cần đảm bảo cung cấp đầy đủ bằng chứng để chứng minh hành vi chiếm đoạt tài sản. Nếu vụ việc không đủ dấu hiệu hình sự, có thể giải quyết bằng con đường dân sự để đòi lại tài sản. Tham khảo ý kiến luật sư để có hướng xử lý phù hợp với từng tình huống cụ thể.
b. Các đơn vị, cơ quan Công an tiếp nhận tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo quy định hiện nay
- Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an;
- Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội;
- Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu;
- Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy;
- Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh;
- Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội;
- Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu;
- Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy;
- Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an;
- Cơ quan An ninh điều tra Công an cấp tỉnh;
- Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Công an nhân dân;
- Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an.
c. Hình thức tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố hiện nay
- Trực tiếp
- Bằng văn bản
- Qua phương tiện thông tin đại chúng, hòm thư điện tử, bảo nói, báo hình hoặc ứng dụng VNeID
- Điện thoại trực ban của cơ quan có thẩm quyền
- Dịch vụ bưu chinh
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn tố giác tội phạm
Theo quy định, đơn tố cáo cần bao gồm các nội dung cơ bản sau:
- Ngày, tháng, năm lập đơn tố cáo.
- Thông tin người tố cáo: Họ tên, địa chỉ, cách thức liên hệ.
- Hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo.
- Thông tin về người bị tố cáo và các chi tiết liên quan.
- Nếu nhiều người cùng tố cáo một nội dung, đơn cần ghi rõ họ tên, địa chỉ, cách thức liên hệ của từng người và tên người đại diện.
Đơn tố cáo cần đảm bảo tính pháp lý để hợp lệ theo quy định của pháp luật, bao gồm các thông tin rõ ràng và đầy đủ, giúp cơ quan thẩm quyền dễ dàng xác minh danh tính người tố cáo và liên hệ khi cần thiết. Việc trình bày chi tiết về hành vi vi phạm là rất quan trọng, nhằm cung cấp đủ cơ sở để cơ quan chức năng tiến hành điều tra một cách hiệu quả. Trong trường hợp tố cáo tập thể, đơn cần có thông tin về người đại diện, giúp thuận tiện cho quá trình xử lý, đồng thời tránh nhầm lẫn hoặc trùng lặp thông tin.
Mẫu đơn tố giác tội phạm
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————————
………………, ngày …. tháng ….năm 20….
ĐƠN TỐ CÁO
(Về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của ông…………………….)
Kính gửi: – Công An …………………………………………
Họ và tên tôi:………………………… Giới tính:………… Quốc tịch: Việt Nam
Sinh ngày: .…/.…/……… CMND số:………….…………. Cấp ngày:.…/.…/………
Cấp bởi:…………………………………………..………………………………
Hộ khẩu thường trú:………………………………………………………………….
Chỗ ở hiện tại:……………………………….…………………………………….
Tôi làm đơn này tố cáo và đề nghị Quý cơ quan tiến hành điều tra, khởi tố hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật của ông……………….…….,
địa chỉ:……………………….……………………………………………….……,
(tôi có gửi kèm theo đơn này hình ảnh, tin nhắn và file ghi âm, giấy vay tiền của ông……………….…….) cụ thể vụ việc như sau:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Từ những sự việc trên, có thể khẳng định ông Nguyễn Văn A đã dùng thủ đoạn gian dối khi tạo cho tôi sự tin tưởng để chiếm đoạt tài sản của tôi.
Tôi cho rằng hành vi của ông……………….……. có dấu hiệu phạm tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” – Quy định tại Điều 175, Bộ Luật hình sự năm 2015, Luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nay tôi viết đơn này tố cáo ông……………….…….
Kính đề nghị Quí cơ quan giải quyết cho những yêu cầu sau đây:
– Xác minh và khởi tố vụ án hình sự để điều tra, đưa ra truy tố, xét xử ông……………….……. về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Tôi cam kết toàn bộ nội dung đã trình bày trên là hoàn toàn đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều trình bày trên.
Kính mong Quý cơ quan xem xét và giải quyết.
Xin chân thành cảm ơn!
|
Người tố cáo
(ký và ghi rõ họ tên)
|
4. Dịch vụ hướng dẫn tố cáo lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Văn phòng luật sư Gia Đình tư vấn pháp lý và hướng dẫn tố cáo hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, bao gồm:
- Tư vấn pháp lý ban đầu về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
- Đánh giá tính hợp pháp của chứng cứ và xác định hướng giải quyết.
- Tư vấn quy định pháp luật về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Bộ luật Hình sự và trách nhiệm bồi thường theo Bộ luật Dân sự.
- Tư vấn lựa chọn hình thức khởi kiện: hình sự, dân sự, hoặc kết hợp.
- Thu thập và phân tích chứng cứ liên quan đến hành vi chiếm đoạt tài sản.
- Soạn đơn tố cáo gửi cơ quan công an.
- Soạn thảo đơn khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại gửi Tòa án.
- Đại diện làm việc với cơ quan công an, viện kiểm sát và cơ quan điều tra.
- Tham gia bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tại phiên tòa.
- Tham gia tranh luận tại phiên tòa dân sự liên quan đến bồi thường thiệt hại.
- Đại diện thương lượng, đàm phán bồi thường ngoài tòa án.
- Nộp đơn yêu cầu thi hành án sau khi có phán quyết của Tòa án.
- Đại diện làm việc với cơ quan thi hành án dân sự để bảo đảm thực thi bản án.
- Hỗ trợ thực hiện các thủ tục cưỡng chế thi hành án khi bên bị kiện không tự nguyện bồi thường.
- Tư vấn các biện pháp pháp lý để bảo vệ tài sản và tránh rủi ro tương tự trong tương lai.
- Hỗ trợ bảo vệ uy tín và danh dự trước các thông tin sai lệch liên quan đến vụ việc.
Liên hệ ngay để được tư vấn chi tiết theo từng tình huống cụ thể, giúp bạn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp một cách phù hợp....
Luật sư Trần Minh Hùng – Tốt nghiệp đại học Luật
TPHCM, tốt nghiệp Học viện Tư Pháp, Tốt nghiệp Luật sư, thuộc Đoàn LS TPHCM,
Thuộc Liên đoàn LSVN là một trong những luật sư sáng lập văn phòng luật, giàu
kinh nghiệm về kiến thức và thực tiễn đã dành nhiều thắng lợi vụ kiện và quan
trọng luật sư Hùng luôn coi trọng chữ Tâm của nghề luật sư và trách nhiệm đối
với xã hội nên đã được nhiều hãng báo chí, truyền thông, Đài truyền hình, Đài
tiếng nói Việt nam phỏng vấn pháp luật,
nhiều lĩnh vực quan trọng liên quan đến đời sống. Luật sư Trần Minh
Hùng là đối tác tư vấn pháp luật được nhiều hãng truyền thông, báo chí trong
nước tin tưởng với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn trên VOV
Giao Thông – Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh VOH TPHCM, Đài truyền hình
TP.HCM (HTV), Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Truyền hình SCTV, THĐN,
Truyền hình Quốc Hội VN, Truyền hình Công an ANTV, Đài truyền hình
Vĩnh Long, Đài phát thanh kiên giang, Đài Bình Dương, Truyền hình Quốc Phòng,
VTC... và các hãng báo chí trên cả nước, được các tổ chức, trường Đại học
Luật TP.HCM mời làm giám khảo các cuộc thi Phiên tòa giả định với Đại học cảnh
sát, mời làm chuyên gia ý kiến về các sự kiện lớn, được mời dạy bồi dưỡng
nghiệp vụ cho các luật sư……là đối tác tư vấn luật của các hãng truyền thong, các
tổ chức, xã hội uy tín và chuyên nghiệp và luôn mang lại niềm tin cho khách hàng và ghi nhận sự đóng góp
của chúng tôi cho xã hội...là luật sư bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án
đỉnh điểm, quan trọng báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ Ngân hàng
Navibank liên quan Huyền Như Viettinbank, các vụ Giết Người do mâu thuẫn hát
karaoke tại Bình Chánh, Bào chữa chủ tịch Huyện Đông Hòa –
Phú Yên, Đại án Vụ cướp bitcoin 35
tỷ Long Thành- Dầu Dây, Bào chữa vụ Đại Án Đăng Kiểm, Bào chữa vụ đại án Khai
thác Cát Cần giờ, Bào chữa bị cáo Huân không đeo khẩu trang mùa Covit, Vụ Nữ
sinh Tân Bình bị cắt tai, bảo vệ cho MC Trấn Thành, Bào chữa, bảo vệ vụ
"Bác sĩ khoa rút ống thở", Bảo vệ cho người cho thuê nhà vụ Công ty
Thế giới Di Động không trả tiền thuê nhà mùa dịch covid, Tư vấn cho nghệ sĩ
Thương Tín, bảo vệ vụ đổ xăng đốt 10 người tại TPHCM, Bảo vệ thành công vụ 1
bệnh nhân bị xông hơi chết tại nhà bè, các vụ Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa Đảo, cưỡng
đoạt, cướp, gây thương tích, tham ô, mua bán ma túy, cố ý làm trái, bào chữa vụ
án cựu Cảnh sát Buôn Lậu và các bị cáo kiên quan, bào chữa vụ chiếm đoạt tiền công nghệ của nước Úc
của bị can về công nghệ, bào chữa vụ Mua bán khẩu trang mùa covid, bào chữa
nhiều vụ án ma túy, bào chữa vụ lợi dụng chức vụ quyền hạn của tổ chức tín dụng
ngân hàng... .… và rất nhiều các vụ án khác về dân sự, kinh tế, thừa kế,
đất đai, lao động, hành chính, doanh nghiệp.… luôn mang lại niềm tin cho
khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không
biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi..…là hãng luật tư vấn luật cho
nhiều công ty Việt Nam và nước ngoài trên cả nước luôn mang lại niềm tin
cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không
biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi.
Chúng tôi hội đủ các luật sư chuyên về các lĩnh
vực, kinh nghiệm, chuyên sâu như: hình sự, dân sự, kinh tế, thừa kế, hợp đồng,
đất đai, ly hôn, dịch vụ nhà đất, di chúc, lao động…
|