Em có vay tín chấp ngân hàng VP bank với số tiền 28 triệu đồng, thời hạn vay 36 tháng. Theo thỏa thuận, em phải trả góp hàng tháng là 1.509.000 đồng và phải trả trong vòng 36 tháng ( tức số tiền phải trả trong vòng 36 tháng là : 1.509.000 x 36 = 54.324.000đ ).

Tuy nhiên, vì lý do làm ăn thua lỗ, công việc bấp bênh nên từ lúc vay cho đến nay là 11 tháng, em chưa thanh toán cho ngân hàng theo thỏa thuận được đồng nào cả. Và em đi tìm việc và làm việc ở xa nên ngân hàng không liên lạc được với em trong suốt thời gian vừa qua nên giờ ngân hàng gửi thông báo khởi kiện em "về việc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản". Và có ghi rõ số tiền hiện tại em nợ ngân hàng là 55.500.000 đồng ( năm mươi lăm triệu năm trăm nghìn đồng) bao gồm gốc + lãi suất + phạt chậm.

Vậy em có bị xử lý hình sự không và nếu ra tòa, không xử theo án hình sự mà chỉ xử án dân sự, thì em có phải trả số tiền 55 triệu 500 nghìn đồng như phía ngân hàng kê khai không hay em chỉ sẽ trả theo mức lãi xuất hợp lý theo mức lãi xuất nhà nước qui định?

Mong luật sư tư vấn giúp em, em xin cảm ơn luật sư ạ!

Trả lời:

Theo quy định Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, theo quy định Luật và thực tiễn xét xử tội này có cấu thành vật chất, tội thuộc nhóm có tính chất chiếm đoạt và lỗi của người phạm tội là cố ý. Chính vì vậy chỉ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này khi có mục đích chiếm đoạt số tiền vay và lỗi của bạn là cố ý trực tiếp. Theo thông tin bạn cung cấp thì hiện nay các chứng cứ đều hướng tới sự bất lợi cho bạn đó là không trả tiền trong vòng 11 tháng và đi nơi khác khiến cho ngân hàng không thể liên lạc được. Chính vì vậy bạn phải đưa ra đượccác chứng cứ chứng minh rằng mình không có mục đích chiếm đoạt mặc dù nghĩa vụ chứng minh thuộc về cơ quan điều tra.

Nếu không bị xử lý trách nhiệm hình sự thì vấn đề trách nhiệm dân sự sẽ đặt ra đối với bạn. Số tiền bạn phải trả gồm nợ gốc, lãi suất hàng tháng và lãi chậm trả. Mức lãi suất vay do các bên thỏa thuận và mức lãi suất của ngân hàng VPBank hiện nay giao động trong mức 0,7-1,6% hoàn toàn phù hợp. Cho nên bạn sẽ phải trả số tiền 55.500.000 đồng. Mặt khác dù bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bạn vẫn có nghĩa vụ trả số tiền nợ trên cho phía ngân hàng.

2. Tư vấn về việc lấy lại tiền cho họ hàng vay nhưng không chịu trả ?

Kính chào Luật sư, em có một vấn đề mong các luật sư giải đáp: Gia đình em có cho dì ruột em mượn 200 triệu đồng với lãi suất là 5 triệu một tháng, có giấy tờ cho vay mượn. Tuy nhiên dì em đến nay 2 năm rồi vẫn không trả vốn và trả lãi.

Mẹ em quyết định gửi đơn thưa ra toà để thi hành án. Nhưng do căn nhà trọ đang kinh doanh của dì được xây trên phần đất của bà ngoại, bà ngoại đứng ra không cho thi hành án trên phần đất của bà. Dì em mua tài sản nào cũng để ngoại đứng tên mà không dám để tên mình. Tòa án bảo là do như vậy nên không thể thi hành án được.

Vậy Luật sư cho em hỏi, có cách nào để gia đình em lấy lại được tiền không ?

Em xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: P.M

Trả lời:

Trong bài viết của bạn bạn có nói là mẹ bạn gửi đơn ra tòa để thi hành án. Do đó chúng tôi hiểu là mẹ bạn đã khởi kiện yêu cầu trả nợ đến tòa án và tòa án đã ra bản án về việc dì bạn phải trả nợ cho gia đình bạn. Sau đó dì của bạn không trả nợ và mẹ bạn đã gửi đơn yêu cầu tòa án thi hành án. Trước hết chúng tôi xin khẳng định việc mẹ bạn gửi đơn ra tòa yêu cầu thi hành án là không đúng thẩm quyền. Trong trường hợp này, mẹ bạn phải gửi đơn đến cơ quan thi hành án cùng cấp với tòa án yêu cầu thi hành án. Thời hạn yêu cầu thi hành án là 5 năm kể từ ngày bản án có hiệu lực ( điều 70 Luật thi hành án dân sự năm 2008)

Điều 71 Luật thi hành án năm 2008 quy định các biện pháp cưỡng chế thi hành án bao gồm:

“1. Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án.

2. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.

3. Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.

4. Khai thác tài sản của người phải thi hành án.

5. Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.

6. Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định.”

Trong bài viết bạn có nói khi mua tài sản dì bạn đều để bà ngoại bạn đứng tên và dì bạn có một căn nhà trọ đang kinh doanh trên phần đất của bà ngoại. Do đó trong trường hợp này cơ quan thi hành án có thể đưa ra biện pháp cưỡng chế là " khai thác tài sản của người phải thi hành án" tức là ra quyết định thi hành án về việc để mẹ bạn khai thác tài sản từ việc kinh doanh nhà trọ của dì bạn cho đến khi hoàn trả số tiền cả gốc và lãi mà mẹ bạn cho dì bạn vay theo bản án của tòa án.

3. Có nên khởi kiện đòi lại tiền cho vay ?

Thưa luật sư! hôm nay tôi muốn nhờ văn phòng luật sư tư vấn hộ tôi về vấn đề sau cách đây 2 năm cha tôi có cho ông D (tôi không tiện nói tên) vay 43 triệu, sau này tôi mới biết là ông D đánh cờ bạc thua , nên nhờ ông H (ông này lại có anh em xa với cha tôi) đến năn nỉ mượn tiền cha tôi, vì không biết tác hại của việc cho vay tiền đánh bạc và cũng một phần nể nang tình làng xóm.

Nên cha tôi đã bán 1 con bò và cho ông D mượn hết số tiền bán được (43 triệu đồng) đó, lúc cho ông D mượn thì lại chỉ có cha tôi với ông D, sau này ông D có đến nhà tôi (lúc đó có cha, mẹ và em trai tôi) hứa là sẻ trả lại số tiền đó kèm tiền lãi (vì tiền mua con bò đó cha tôi mượn ngân hàng) nhưng đã 2 năm, ông ko D hề trã tiền gốc cũng ko đóng tiền lãi hàng tháng, cha me tôi vẫ phải đóng tiền lãi hàng tháng cho ngân hàng. xin hỏi luật sư, gia đình tôi muốn đòi lại số tiền đó thì phải làm sao? có nhiều người khuyên gia đinh tôi không nên đò lại nữa(như của đi thay người), vì cha tôi cho người ta mượn tiền đánh cờ bạc,nên không đòi lại được nếu ra tòa có khi cha tôi còn phải ơ tù. Vả lại cha tôi cho người ta mượn không có giấy tờ, không có người làm chứng nên không đủ căn cứ để lấy lại số tiền đó cũng có người khuyên, nên đến nhà và nói chuyện với ông D nhưng gi âm hoạc quay lại mà không cho ông D biết, rồi lấy đó làm bằng chứng thuyết phuc trước tòa vây văn phòng luật sư có thể tư vấn và giả thích cặn kẽ cho tôi được không? Lịêu cha tôi có vi phạm pháp luật trong trường hợp trên không và có cách nào để gia dình tôi có thể lấy lại số tiền đó không? cha tôi cũng từng đến nhà đòi tiền nhưng ông D chỉ bảo là ông D sẻ trả khi nào ông có tiên, chỉ hứa vậy để cha tôi an lòng thôi.

Tôi xin chân thành cảm ơn, luật sư!

Trả lời:

Qua những gì bạn trình bày thì bố bạn cho ông D vay tiền và ông D này sử dụng số tiền để đánh cờ bạc như vậy xét theo pháp luật hình sự hiện hành thì hành vi cho vay tiền của bố bạn không phải là tội đánh bạc được quy định tại điều 321 và tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc theo điều 322 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017. Xét theo pháp luật hành chính hiện hành thì hành vi cho vay tiền của cha bạn có thể bị xử lý hành chính nếu cha bạn cho ông D vay tiền tại sòng bạc của Nghị định 167/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự

Điều 26 . Hành vi đánh bạc trái phép

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Nhận gửi tiền, cầm đồ, cho vay tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác;

Còn nếu trường hợp của cha bạn không thuộc trường hợp nêu trên thì hành vi cho vay tiền của cha bạn sẽ không vi phạm pháp luật. Và cha bạn muốn đòi được số tiền cho ông D vay thì cha bạn có thể làm đơn khởi kiện gửi đến Toà án nhân dân nơi ông D cư trú.

Bênh cạnh việc gửi đơn khởi kiện đến Toà án nhân dân thì cha bạn cũng phải gửi kèm theo chứng cứ để chứng minh yêu cầu của cha bạn là hợp pháp. Trong nội dung yêu cầu tư vấn bạn có trình bày " nhờ ông H (ông này lại có anh em xa với cha tôi) đến năn nỉ mượn tiền cha tôi, vì không biết tác hại của việc cho vay tiền đánh bạc và cũng một phần nể nang tình làng xóm", ông H này có thể là người làm chứng để chứng minh được rằng ông D vay tiền của cha bạn.

4. Làm gì để đòi lại số tiền cho vay khi không viết giấy vay nợ ?

Kính gửi Luật sư! Tôi có câu hỏi muốn hỏi Luật sư: Năm 2008 tôi có cho một người quen vay 500 triệu, do là chỗ quen biết tin tưởng nhau nên chúng tôi không viết giấy vay nợ, mà chỉ thỏa thuận bằng miệng rằng tôi cho người đó vay 500 triệu và người đó đưa tôi cầm sổ đỏ mảnh đất mang tên họ ở Thái Bình. Đến nay người đó chưa trả tôi đồng nào, tôi đã nhiều lần giục nhưng người này cứ xin khất.
Theo như những gì tôi tìm hiểu thì hiện giờ người đó cũng không còn tài sản gì do đã bán hết để trả nợ, còn mỗi mảnh đất tôi đang cầm sổ đỏ. Vậy giờ cho hỏi: làm thể nào để tôi có thể lấy lại được số tiền 500 triệu của mình ?

Trả lời:

Như bạn có trình bày hiện tại người vay tiền của bạn không còn tài sản nào mà chỉ còn mỗi mảnh đất ở Thái Bình mà bạn đang cần sổ đỏ. Vậy giờ để bạn để có thể lấy lại được 500 triệu bạn đã cho vay thì có hai cách:

Cách thứ nhất: bạn và người mà bạn đã cho vay đó có thể thỏa thuận sao cho người đó chuyển nhượng số diện tích đất ở Thái Bình tương ứng với giá trị 500 triệu đồng. Nếu thỏa thuận được thì hai bên nên viết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và mang đi công chứng. Sau đó mang hợp đồng đã công chứng đến Văn phòng đăng ký đất đai để làm thủ tục sang tên.

Cách thứ hai: Nếu như hai bên không thể tự thỏa thuận được thì bạn có thể gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân. Do tranh chấp giữa hai bên là quan hệ dân sự ( vay tiền) nên đơn khởi kiện bạn sẽ phải gửi đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú hoặc nơi bạn đang cư trú.

Căn cứ vào điều 39 và điều 40 Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

Điều 40. Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu

1. Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:

a) Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;

b) Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết;

Trong đơn bạn cần phải đảm bảo có những nội dung theo Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự, nếu thiếu nội dung nào Tòa án sẽ trả lại đơn yêu cầu bạn sửa đổi, bổ sung như vậy sẽ tốn thời gian tham gia tố tụng.

5. Đòi tiền cho vay như thế nào thì hợp pháp ?

Thưa Luật sư! Ba tôi có đứng tên sử dụng đất cho gia đình cô tôi và có sự đồng giữ 2 bên. Ba tôi xây nhà cho anh tôi còn riêng của ba tôi ở, anh tôi ở được 4 năm và không ở nữa.

Năm 2007 gia đình yêu cầu ba tôi chuyển quyền sử dụng đất để làm nhà và đồng ý hoàn lại 40 triệu tiền làm nhà cho ba tôi như tôi đã nói trên, vì lý do làm nhà nên xin nợ lại 40 triệu và tiến hành làm giấy thoả thuận nợ 40 triệu cho ba tôi có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cô tôi cư trú. Trong giấy thoả thuận ghi rõ đến năm 2008 trả hết nợ, gia đình tôi đòi rất nhiều lần nhưng không trả. Đến năm 2011 gia đình tôi đòi thì cô tôi bảo là lâu rồi mẹ tôi có mượn 5 triệu tính theo thời điểm đó là 1 cây vàng giờ cô tôi yêu cầu gia đình tôi phải trả 1 cây vàng mới trả 40 triệu. Gia đinh tôi yêu cầu cô tôi đưa giấy nợ chứng minh mẹ tôi mượn thì không có giấy nợ nào chứng minh mẹ tôi mượn 5 triệu của cô tôi. Tình hình như vậy đã kéo dài 9 năm. Như vậy tôi có lấy được tiền và yêu cầu trả lãi suất được không?

Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Điều 466 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

.

Theo như bạn trình bày, cô bạn nợ ba bạn 40 triệu đồng thì cô bạn phải có nghĩa vụ trả nợ và lãi suất (nếu có). Ngoài ra, dù mẹ bạn có vay cô bạn 5 triệu hay không cũng không liên quan đến giao dịch trên (vay 40 triệu) và việc cô bạn yêu cầu mẹ bạn phải trả 1 cây vàng mới trả 40 triệu đồng là hoàn toàn vô lý. Nếu hai bên không thể đạt được thỏa thuận và cô bạn tiếp tục không trả nợ thì gia đình bạn có thể khởi kiện lên Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cô bạn cư trú yêu cầu cô bạn trả tiền và lãi suất (nếu có).

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự

Các câu hỏi thường gặp

Câu hỏi: Cho vay tại sòng bạc bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:

Căn cứ theo quy định tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự thì phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Nhận gửi tiền, cầm đồ, cho vay tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác;

Câu hỏi: Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ?

Trả lời:

Căn cứ vào Điều 39 và Điều 40 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ được quy định:

1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

Câu hỏi: Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu?

Trả lời:

Căn cứ theo Điều 40 thì thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu

1. Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:

a) Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;

b) Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết;


LS TRẦN MINH HÙNG

Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý- cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề, chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu sợ nguy hiểm, sợ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem lại công bằng cho xã hội. 

     Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình có nhiều năm kinh nghiệm tranh tụng, tư vấn được rất nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm và thường xuyên cố vấn pháp lý, tư vấn pháp luật trên các Kênh truyền hình uy tín như:  Đài Truyền hình TPHCM (HTV), Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Đài truyền hình Vĩnh Long, Truyền hình Công an ANTV, SCTV, Truyền hình Quốc Hội Việt Nam, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV Giao Thông, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh Kiên Giang, Truyền hình Quốc Hội, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống,Thanh niên, Tiền Phong Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư  bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ đại án Ngân hàng Navibank liên quan Huyền Như và Viettinbank, Vụ cướp 35 tỷ Long Thành - Dầu giây, Vụ đốt nhà 10 người ở TPHCM, Chống thi hành công vụ mùa Covid, các vụ Giết Người, Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa Đảo, gây thương tích, tham ô, cố ý làm trái... và các vụ án khác về dân sự, kinh tế, hợp đồng kinh tế thừa kế, đất đai, lao động, hành chính, doanh nghiệp.…là hãng luật tư vấn luật cho nhiều công ty Việt Nam và nước ngoài trên cả nước luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi.

Chúng tôi cùng tư vấn luật và cố vấn pháp lý cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước rất lâu năm.

Trân trọng cảm ơn.