1.Phân biệt giữa tội Giết người và Cố ý gây
thương tích dẫn đến chết người
Thế nào là Tội giết
người?
Tội giết người (Điều
123) và Tội cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người (Điều 134) quy định
trong BLHS năm 2015 trong thực tiễn việc xác định hai tội danh này rất mong
manh và tồn tại nhiều ý kiến, quan điểm và cách giải quyết khác nhau, vì vậy
việc phân tích đánh giá các vấn đề cần làm rõ trong hai tội phạm này là rất cần
thiết
Qua thực tiễn nghiên
cứu giải quyết hai tội này cũng như các quy định của pháp luật hiện hành có thể
xác định một số nội dung sau đây để nhằm phân biệt hai tội danh này bao gồm:
+ Xác định mục đích
hành vi phạm tội: Trong vụ án có đồng phạm, nếu chứng minh được ý thức chủ quan
của người chủ mưu là chỉ thuê người khác gây thương tích cho người bị hại mà
không có ý định tước đoạt tính mạng của họ (người chủ mưu chỉ yêu cầu gây
thương tích ở chân, tay của người bị hại mà không yêu cầu tấn công vào các phần
trọng yếu của cơ thể có khả năng dẫn đến chết người); người thực hành cũng đã
thực hiện theo đúng yêu cầu của người chủ mưu; việc nạn nhân bị chết nằm ngoài
ý thức chủ quan của người chủ mưu thì người chủ mưu phải chịu trách nhiệm hình
sự về tội “Cố ý gây thương tích” với tình tiết định khung là “gây thương tích
dẫn đến chết người”. luat
Còn nếu chứng minh
được ý thức chủ quan của người thực hiện hành vi phạm tội là tước đoạt tính
mạng của người khác thì phạm tội giết người.
+ Xác định mức độ tấn
công, cường độ tấn công: Theo Từ điển Tiếng Việt thì “Mức độ là tiêu chuẩn để
xác định cho hành động; Cường độ là độ mạnh của lực”, việc xác định mức độ tấn
công, cường độ tấn công nhằm phân biệt hai tội danh này là rất quan trọng
trọng.
Ví dụ: Nguyễn Văn A
sinh năm 1991 và Trần Thành L sinh năm 1987, cùng cư trú tại khu phố 2, phường
4, Quận K, thành phố N, giữa hai người có xảy ra mâu thuẫn, ngày 27/9/2017 khi
gặp nhau tại quán café KN giữa hai đã có xô xát, Nguyễn Văn A đã đấm Trần Thành
L ngã xuống nền, mặc dù được mọi người can ngăn nhưng A đã xô những người ngăn
cản và nói “Nếu ai còn tiếp tục can thì sẽ đánh người đó?” A tiếp tục tấn dùng
chân đá 03 phát vào đầu L, mọi người tiếp tục can ngăn nhưng A vẫn lao vào đánh
L và đá liên tiếp vào bụng L cho đến khi bất tỉnh, sau đó L đã chết trên đường
đi cấp cứu.
Trong tình huống trên
rõ ràng các hành vi của A có mức độ tấn công liên tục, cường độ tấn công mạnh,
tuy mọi người can ngăn nhưng A vẫn tấn công điều này thể hiện được hành vi của
Nguyễn Văn A là hành vi Giết người.
Như vậy, việc căn cứ
vào mức độ tấn công nhanh hay chậm, cường độ tấn công mạnh hay yếu để nhằm xác
định đâu là hành vi phạm tội Giết người và hành vi Cố ý gây thương tích dẫn đến
hậu quả chết người là dấu hiệu quan trọng để nhằm phân biệt hai tội danh này.
+ Xác định vị trí tác
động: Để nhằm phân biệt hai loại tội phạm này trong thực tiễn cần căn cứ vào vị
trí tấn công trên cơ thể, có thể xác định các vị trí như vùng đầu, vùng ngực,
bụng….đây được xem là những vị trí trọng yếu trên cơ thể. Ngoài ra khi xác định
các vị trí trọng yếu của cơ thể con người cần kết hợp với việc xác định các yếu
tố khác như cường độ tấn công, mức độ tấn công, hung khí sử dụng
+ Xác định hung khí,
vũ khí sử dụng hoặc các tác nhân khác: Việc xác định vũ khí, hung khí tấn công
như súng, dao, gậy…cũng là yếu tố quan trọng nhằm phân biệt hai tội này.
+ Xác định yếu tố lỗi:
Lỗi của người thực hiện hành vi: Lỗi là thái độ tâm lý bên trong của người phạm
đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó
gây ra.
– Trong trường hợp
phạm tội giết người, người thực hiện hành vi có lỗi cố ý đối với hậu quả chết
người. Nghĩa là họ nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy
trước hậu quả chết người có thể xảy ra và mong muốn hậu quả đó xảy ra hoặc tuy
không mong muốn nhưng để mặc hậu quả đó xảy ra. Sự hình thành ý thức của người
có hành vi giết người có thể được biểu hiện theo một trong ba dạng sau:
– Trước khi thực hiện
hành vi nguy hiểm đến tính mạng người khác, người phạm tội thấy trước được hậu
quả chết người tất yếu xảy ra và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra. Biểu hiện ý
thức này ra bên ngoài thường được biểu hiện bằng những hành vi như: chuẩn bị
hung khí (phương tiện), điều tra theo dõi mọi hoạt động của người định giết,
chuẩn bị những điều kiện, thủ đoạn để che giấu tội phạm
– Trước khi có hành vi
nguy hiểm đến tính mạng người khác, người phạm tội chỉ nhận thức được hậu quả
chết người có thể xảy ra chứ không chắc chắn nhất định xảy ra vì người phạm tội
chưa tin vào hành vi của mình nhất định sẽ gây ra hậu quả chết người. Bản thân
người phạm tội cũng rất mong muốn cho hậu quả xảy ra, nhưng họ lại không tin
một cách chắc chắn rằng hậu quả ắt xảy ra.
– Trước khi thực hiện
hành vi nguy hiểm đến tính mạng của người khác, người phạm tội cũng chỉ thấy
trước hậu quả chết người có thể xảy ra tuy không mong muốn hậu quả chết người
xảy ra, nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra, hậu quả xảy ra người phạm
tội cũng chấp nhận.
– Trong trường hợp
phạm tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người, người thực hiện hành vi có
lỗi vô ý đối với hậu quả chết người xảy ra. Nghĩa là họ thấy trước hành vi của
mình có thể gây ra hậu quả chết người, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra,
có thể ngăn ngừa được hoặc họ không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra
hậu quả chết người, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó. Đây
là trường hợp người phạm tội chỉ cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức
khoẻ của nạn nhân, nhưng chẳng may nạn nhân bị chết, cái chết của nạn nhân là
ngoài ý muốn của người phạm tội. Hậu quả chết người xảy ra là vì những thương
tích do hành vi của người phạm tội gây ra.
+ Điểm khác nhau cơ
bản là trong trường hợp phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ
của người khác là người phạm tội chỉ mong muốn hoặc bỏ mặc cho hậu quả gây
thương tích xảy ra. Còn trường hợp phạm tội giết người chưa đạt là người phạm
tội mong muốn hậu quả xảy ra, hậu quả chết người không xảy ra là ngoài ý muốn
của họ
Ngoài ra, cần phân
biệt trường hợp người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có khả năng làm
chết người mà vẫn có ý thức bỏ mặc cho hậu quả xảy ra muốn sao cũng được, nếu
hậu quả là gây thương tích thì định tội cố ý gây thương tích, nếu hậu quả là
chết người thì người phạm tội phạm vào tội giết người.
Việc đánh giá, phân
tích và nghiên cứu các quy định của pháp luật nhằm phân biệt hai tội danh này
nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng trong công tác phòng, chống tội phạm ở nước ta
là rất quan trọng.
2. Gây thương tích dưới 11% thì có bị khởi tố
hình sự không?
Câu hỏi: Gia đình em
lúc trước có khai hoang một mảnh đất để nuôi tôm. Năm nay mới chính thức vào
làm. Nhưng lại bị một người cùng làng giành và không cho đào. Và bên người dành
có làm đơn gửi lên phường tại nơi cư trú. Đang trong thời gian kiện tụng thì
bên người kiện có vào nhà chửi bới và phá hoại nhiều lần. Đỉnh điểm chịu không
nổi nên bên em có ra nói chuyện đúng sai, nhưng không được nên hai bên có xô
xát. Bên người kiện có đập phá tài sản, và đánh gia đình bên e. Cũng may là ba
em tránh được và có chống cự lại, thì vô tình làm bên người kiện bị thương ở
đầu, theo kết quả giám định bị 2% ạ. Vậy cho em hỏi nếu bị bên em có chịu trách
nhiệm hình sự hay một trách nhiệm gì không ạ?
Trả lời:
Thứ nhất, Điều 134 Bộ
luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về Tội Cố ý gây thương
tích hoặc hây tổn hại cho sức khỏe của người khác sẽ bị xử lý như sau:
- Người nào cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ
thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định
tại Khoản 1 Điều này như: dùng hung khí nguy hiểm; dùng hóa chất nguy hiểm;
phạm tội đối với 02 người trở lên;…thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03
năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Phạm tội gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ
11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d,
đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến
05 năm.
- Phạm tội gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ
31% đến 60%, thì bị phạt tù từ 04 năm đến 07 năm.
- Phạm tội gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ
31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d,
đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến
12 năm.
- Phạm tội gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể
61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 6 Điều này
hoặc dẫn đến chết người, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.
- Phạm tội thuộc một
trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung
thân: Làm chết 02 người trở lên; gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho
02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; gây thương
tích vào vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
- Người chuẩn bị phạm
tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng
đến 02 năm.
Như vậy, theo quy định
của pháp luật, về cơ bản, thì hành vi cố ý gây thương tích sẽ bị khởi tố hình
sự theo khoản 1 Điều 134 nêu trên, nếu mức độ thương tích từ 11% đến 30%.
Tuy nhiên, khi thực
hiện hành vi gây thương tích mà có một trong các các điều kiện được quy định từ
điểm a đến điểm k khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 thì dù mức độ thương
tích dưới 11% vẫn có thể bị khởi tố hình sự.
Tuy nhiên, Bộ luật
Hình sự cũng quy định người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật dưới 11% nhưng thuộc một trong các
trường hợp như dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho
nhiều người; Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; Phạm tội nhiều lần đối với cùng một
người hoặc đối với nhiều người thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo
khoản 1, Điều 134.
Khi xác định được đầy
đủ các dấu hiệu của tội phạm thì cơ quan có thẩm quyền sẽ truy cứu trách nhiệm
hình sự. Việc áp dụng hình phạt sẽ do cơ quan tố tụng xem xét, quyết định. Bên
cạnh việc có thể phải chịu hình phạt theo quy định của pháp luật thì người nào
bị truy tố còn có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị hại tức là
người phụ nữa bị đánh kia do sức khỏe bị xâm phạm. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm
phạm được bồi thường được quy định tại Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015. Bao gồm:
- Chi phí hợp lý cho
việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút
của người bị thiệt hại bao gồm: tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi
cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu,
chụp X quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị
liệu... theo chỉ định của bác sĩ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm,
tiền bồi dưỡng phục hồi sức khỏe cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác
sĩ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các
chi phí cho việc khắc phục thẩm mỹ... để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức
năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có).
- Thu nhập thực tế bị
mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm
người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng do sức khỏe bị xâm phạm họ phải
đi điều trị và do đó khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì
họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó.
- Chi phí hợp lý và
phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời
gian điều trị.
- Trong trường hợp sau
khi điều trị, người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường
xuyên chăm sóc (người bị thiệt hại không còn khả năng lao động do bị liệt cột
sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thần nặng và các trường hợp khác do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quy định bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ
81% trở lên) thì phải bồi thường chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị
thiệt hại.
- Khoản tiền bù đắp
tổn thất về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm.
Thứ hai, nếu chưa đến
mức phải chịu trách nhiệm hình sự do không đủ dấu hiệu để khởi tố vụ án hình sự
thì trong trường hợp tỷ lệ thương tật đó dưới 11% thì người này chỉ bị xử phạt
hành chính theo quy định tại điểm e, khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP
ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh,
trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy;
phòng, chống, chống bạo lực gia đình. "Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến
3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: e) Xâm hại hoặc thuê
người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác;" hoặc theo quy định tại
điểm a khoản 2 Điều 5 quy định thì: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000
đồng đối với hành vi Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau.
3. Cố ý gây thương tích sẽ bị xử phạt như thế
nào theo Luật hình sự mới ?
Thưa Luật sư! Luật sư
cho tôi hỏi hành vi cố ý gây thương tích sẽ bị xử lý như thế nào theo Luật hình
sự mới?
Mong Luật sư giúp đỡ
ạ!
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn
đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp
luật của Văn Phòng Luật Sư Gia Đình. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ
luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
- Căn cứ theo điều
134, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 có quy định về tội cố ý gây
thương tích như sau:
Điều 134. Tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác.
1. Người nào cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ
thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây,
thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03
năm:
a) Dùng hung khí nguy
hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;
b) Dùng a-xít sunfuric
(H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác;
c) Gây cố tật nhẹ cho
nạn nhân;
d) Phạm tội 02 lần trở
lên;
đ) Phạm tội đối với 02
người trở lên;
e) Đối với người dưới
16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không
có khả năng tự vệ;
g) Đối với ông, bà,
cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;
h) Có tổ chức;
i) Lợi dụng chức vụ,
quyền hạn;
k) Phạm tội trong thời
gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp
dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ
sở cai nghiện bắt buộc;
l) Thuê gây thương
tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe
do được thuê;
m) Có tính chất côn
đồ;
n) Tái phạm nguy hiểm;
o) Đối với người đang
thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ
11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d,
đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến
05 năm.
3. Phạm tội gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ
31% đến 60%, thì bị phạt tù từ 04 năm đến 07 năm.
4. Phạm tội gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ
31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d,
đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến
12 năm.
5. Phạm tội gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể
61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 6 Điều này
hoặc dẫn đến chết người, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.
6. Phạm tội thuộc một
trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung
thân:
a) Làm chết 02 người
trở lên;
b) Gây thương tích
hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của
mỗi người 61% trở lên;
c) Gây thương tích vào
vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
7. Người chuẩn bị phạm
tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng
đến 02 năm.
- Như vậy đối với tội
cố ý gây thương tích phải căn cứ vào mức độ tổn thương cơ thể sẽ bị xử lý theo
các mức độ vi phạm:
+) Tỷ lệ thương tích
từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc các trường hợp như: Dùng hung khí nguy
hiểm, dùng a-xít sunfuric (H2SO4), có tổ chức...thì bị phạt cải tạo không giam
giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
+) Tỷ lệ tổn thương cơ
thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm
a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 02
năm đến 05 năm.
+) Tỷ lệ tổn thương cơ
thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt tù từ 04 năm đến 07 năm.
+) Tỷ lệ tổn thương cơ
thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm
a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07
năm đến 12 năm.
+) Tỷ lệ tổn thương cơ
thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 6 Điều
này hoặc dẫn đến chết người, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.
+) Bị phạt tù từ 12
năm đến 20 năm hoặc tù chung thân, thuộc các trường hợp sau: Làm chết 02 người
trở lên, gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ
lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, gây thương tích vào vùng mặt
của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
+) Chuẩn bị phạm tội
này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến
02 năm.
Như vậy, Phạm tội cố ý
gây thương tích sẽ bị phạt luật xử lý nghiêm tuỳ theo mức độ nghiêm trọng và tỷ
lệ tổn thương của cơ thể. Người chuẩn bị phạm tội này cũng bị xử phạt cải tạo
không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Luật sư Trần Minh Hùng chuyên gia tư vấn luật trên kênh HTV, VTV,
THVL1, ANTV, SCTV1...
Chúng tôi là hãng luật tổng
hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên
có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết
rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong
nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý- cao quý vì nghề
luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư bảo vệ cho những
nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là nghề rất nguy
hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư luôn gặp nguy
hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư thì phải có tâm,
có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề, chấp nhận có
khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu sợ nguy hiểm, sợ ảnh hưởng đến công
việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật sư đúng nghĩa.
Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp được cho thân chủ,
đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem lại công bằng cho xã
hội.
Luật sư Trần Minh Hùng
Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình có nhiều
năm kinh nghiệm tranh tụng, tư vấn được rất nhiều hãng truyền thông tin tưởng
với nhiều năm và thường xuyên cố vấn pháp lý, tư vấn pháp luật trên các Kênh
truyền hình uy tín như: Đài Truyền hình TPHCM (HTV), Đài truyền hình
Việt Nam (VTV), Đài truyền hình Vĩnh Long, Truyền hình Công an ANTV, SCTV,
THQH, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV
Giao Thông, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh Kiên Giang, Truyền hình
Quốc Hội, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp
luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên
cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho
nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với
trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật
cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư bào chữa, tư vấn cho
nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin,
người dân quan tâm như vụ đại án Ngân hàng Navibank liên quan Huyền Như và
Viettinbank, Vụ cướp 35 tỷ Long Thành - Dầu giây, Chống thi hành công vụ mùa
Covid, các vụ Giết Người, Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa Đảo, gây thương tích, tham ô, cố
ý làm trái... và các vụ án khác về dân sự, kinh tế, thừa kế, đất đai, lao động,
hành chính, doanh nghiệp.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự
đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội
của luật sư chúng tôi.
Chúng tôi cùng tư vấn luật
và cố vấn pháp lý cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước rất lâu năm.
Trân trọng cảm ơn.
ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VPLS GIA
ĐÌNH (Luật sư Thành Phố)
Trụ sở: 402A
Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, Tp.HCM (Bên cạnh Công chứng số 7)
5/1 Nguyễn Du,
Biên Hòa, Đồng Nai (đối diện tòa án Biên Hòa)
68/147 Trần
Quang Khải, Tân Định, quận 1, TP.HCM
Điện thoại:
028-38779958; Fax: 08-38779958
Luật sư Trần
Minh Hùng: 0972 238006
Email: luatsuthanhpho@gmail.com
http://www.luatsugiadinh.net.
vn
http://www.luatsuthanhpho.com
|