1.
Tư vấn quy định pháp luật về tội làm giả giấy tờ, tài liệu ?
Thưa luật sư, Tôi cũng đã ham khảo
rất nhiều quy định và điều luật nhưng vẫn chưa rõ ràng về vấn đề của người bạn
của tôi: Người bạn của tôi làm việc trong công ty xuất nhập khẩu bạn có kể với
tôi rằng bạn có scan dấu của lãnh đạo nơi bạn ấy làm thủ tục hải quan để chèn
vào giấy xác nhận tình trạng hàng hoá để gửi sang phía người nước ngoài, tuy
nhiên hành vi này đã bị cơ quan hải quan phát hiện và mời bạn ấy lên điều tra.
Bạn ấy chỉ làm theo sự chỉ đạo của
sếp bạn ấy thôi, không phải làm vì cá nhân bạn ấy, cũng không được hưởng lợi gì
từ việc làm đó cả, nội dung của giấy xác nhận là do sếp bạn ấy làm và bạn ấy
chỉ có scan dấu chèn vào thôi. Việc giả mạo này chỉ có tác dụng để đòi tiền bảo
hiểm hàng hoá ở nước ngoài khi xuất hàng đi bị hư hỏng thôi, ko ảnh hưởng gì
tới người ký chứng từ đó cả. Vậy theo luật sư theo quy định của pháp luật việt
nam thì bạn của tôi có bị đi tù không? Hay chỉ bị phạt hành chính thôi, xin quý
cơ quan có thể cho tôi một vài điều luật liên quan để t cho bạn tôi tham khảo
được không ạ? Mong nhận được sự tư vấn giải đáp thắc mắc của quý cơ quan.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Luật
sư!
Luật sư Gia Đình tư vấn:
Thứ nhất, theo quy định của Bộ luật
hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 tại Điều 17 về Đồng phạm như sau:
"Điều 17. Đồng phạm
1. Đồng phạm là trường hợp có hai
người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Phạm tội có tổ chức là hình thức
đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
3. Người đồng phạm bao gồm người
tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
Người thực hành là người trực tiếp
thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm
đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động,
dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo điều
kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
4. Người đồng phạm không phải chịu
trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành."
Trong trường hợp bạn nói thì mặc dù
người bạn của bạn làm không vì mục đích cá nhân, đơn thuần là nhận lệnh từ sếp
nhưng xét theo phương diện pháp luật, bạn của bạn là người trực tiếp scan dấu;
đồng thời bạn của bạn biết rõ hành vi của mình làm là phạm pháp nên nếu bị truy
tố thì bạn của bạn của sẽ là đồng phạm.
Thứ hai, đối với hành vi làm giả con
dấu thì theo Điều 341 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 bạn của
bạn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự như sau:
“Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài
liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan,
tổ chức
1. Người nào làm giả con dấu, tài
liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc
giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000
đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù
từ 06 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các
trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài
liệu hoặc giấy tờ khác;
d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc
giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000
đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các
trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc
giấy tờ khác trở lên;
b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc
giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng;
c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng
trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt
tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”
Như vậy, dựa vào hậu quả (thiệt hại)
mà hành vi làm giả dấu gây ra và số lần làm giả dấu của người đó mà Cơ quan
điều tra sẽ truy tố theo khoản 1 hoặc khoản 2, 3 theo quy định nêu trên.
2.
Hành vi kết hôn giả để đi xuất khẩu nước ngoài, sẽ bị xử lý như thế nào?
Kết hôn giả tạo là gì?
Căn cứ theo khoản 11 điều 3 luật hôn
nhân gia đình 2014 quy định về kết hôn giả tạo như sau:
“Kết hôn giả tạo là việc lợi dụng
kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch
nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà
không nhằm mục đích xây dựng gia đình.”
Kết hôn giả tạo nói chung vẫn đảm
bảo về mặt thủ tục và vợ chồng vẫn được cấp giấy chứng nhận đăng kí kết hôn tuy
nhiên mục đích kết hôn không đảm bảo, việc kết hôn và các thủ tục pháp lý chỉ
là hình thức trên mặt giấy tờ. Kết hôn giả tạo là cuộc hôn nhân có mục đích cá
nhân, thỏa thuận ngầm vì mục đích khác chứ không nhằm mục đích xây dựng gia
đình.
Kết hôn giả để đi xuất khẩu nước
ngoài sẽ bị xử lý như thế nào?
Căn cứ theo điểm a khoản 2 điều 5
luật hôn nhân và gia đình năm 2015 thì Kết hôn giả tạo là hành vi bị cấm.
Căn cứ theo điểm d khoản 1 điều 8
luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì kết hôn giả tạo không đủ điều kiện kết
hôn. Căn chứ theo khoản 3 điều 5 lật này quy định:
“Mọi hành vi vi phạm pháp luật về
hôn nhân và gia đình phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền
yêu cầu Tòa án, cơ quan khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp kịp thời ngăn chặn
và xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình.”
Kết hôn giả tạo là một trong các
hành vi cấm của pháp luật nhằm bảo vệ chế độ hôn nhân gia đình và khi có căn cứ
vi phạm người kết hôn sẽ bị xử phạt hành chính.
Căn cứ theo điều 28 nghị định
110/2013 quy định về xử phạt hành vi vi phạm về đăng kí kết hôn như sau:
“1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ
300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch
nội dung giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký kết hôn.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến
3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cho người khác mượn giấy tờ để
làm thủ tục đăng ký kết hôn; sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng
ký kết hôn;
b) Sử dụng giấy tờ giả để làm thủ
tục đăng ký kết hôn;
c) Cam đoan không đúng về tình trạng
hôn nhân để làm thủ tục đăng ký kết hôn.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến
5.000.000 đồng đối với hành vi làm giả giấy tờ để làm thủ tục đăng ký kết hôn.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Lợi dụng việc kết hôn nhằm mục
đích xuất cảnh, nhập cảnh; nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài;
b) Lợi dụng việc kết hôn để hưởng
chế độ ưu đãi của nhà nước hoặc để thực hiện các mục đích trục lợi khác.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
30.000.000 đồng đối với hành vi môi giới kết hôn trái pháp luật.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành
vi quy định tại Điểm b Khoản 2, Khoản 3 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp
có được do thực hiện hành vi quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều này.”
Như vậy, hành vi kết hôn giả để đi
xuất khẩu nước ngoài sẽ bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng và
buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi kết hôn giả tạo.
3.
Xử phạt hành vi môi giới kết hôn có yếu tố nước ngoài?
Thưa luật sư! Tôi ở Quảng Ninh, có
con gái hiện đã học xong tiếng Hàn Quốc để kết hôn với người Hàn Quốc. Do không
có nghề nghiệp gì cả, được bà mối (chuyên môi giới lấy chồng nước ngoài, chủ
yếu Hàn Quốc) ở cùng huyện làm mối với công ty môi giới lấy chồng Hàn Quốc bên
Hải Phòng, con gái tôi đã làm thủ tục đưa giấy tờ cho công ty này, được công ty
này sắp xếp phỏng vấn và gặp gỡ người đàn ông Hàn Quốc hơn con gái tôi 20 tuổi.
Gia đình tôi đã đưa cho bà mối 12 triệu đồng để lo cho con gái tôi. Quá trình
tiếp xúc, con gái tôi và người đàn ông Hàn Quốc này đã thống nhất làm lễ cưới
theo văn hóa truyền thống của Việt Nam cách đây 3 tháng nhưng vẫn chưa đăng ký
kết hôn (trên giấy tờ) tại Sở Tư pháp tỉnh Quảng Ninh.
Sau khi cưới con gái tôi và người
đàn ông Hàn Quốc cũng đã sinh hoạt và quan hệ như vợ chồng khoảng 1 tuần, rồi
người này quay trở về Hàn Quốc, hứa sẽ làm thủ tục visa đón con gái tôi sang
Hàn Quốc sinh sống. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa thấy, gọi điện hay nhắn tin thì
anh ta đều không bắt máy, trả lời, làm chúng tôi không yên tâm. Con gái chúng
tôi không muốn tiếp tục đợi chờ vô ích như vậy nữa nên chúng tôi đã đến công ty
môi giới tại Hải Phòng hỏi thì được Công ty môi giới trả lời xin lỗi vì đã sắp
xếp cho con gái tôi lấy một người như vậy, hứa sẽ thu xếp cho con gái tôi gặp
và lấy một người khác tốt hơn.
Tuy nhiên chúng tôi đã đề nghị phía
Công ty trả lại giấy tờ cho con gái tôi, công ty hứa sẽ trả lại giấy tờ cho con
gái tôi. Tôi có đề nghị bà mối trả lại số tiền 12 triệu đồng chúng tôi đã đưa
cho bà mối nhưng bà mối nói nếu việc hủy hôn là do người đàn ông Hàn Quốc kia
thì bà mối mới trả lại số tiền trên, còn nếu do con gái tôi chủ đông hủy hôn
thì sẽ không hoàn trả lại số tiền này. Tôi thấy thật bất công với chúng tôi và
con gái tôi. Con gái tôi bị mất danh dự, nhân phẩm, chúng tôi thì mất tài sản
tiền bạc vì hành động lừa dối của bà mối và công ty môi giới. Chúng tôi không
biết làm thế nào để lấy lại danh dự nhân phẩm cho con gái tôi và số tiền 12
triệu đồng trên khi mà chúng tôi đã đến gặp và nói chuyện nhưng không được đáp
lời xứng đáng, đền bù thỏa đáng. Vậy chúng tôi phải làm thế nào? Căn cứ vào quy
định nào của Pháp luật?
Xin chân thành cảm ơn!
Trả lời:
- Pháp luật Việt Nam hiện nay, mới
chỉ cho phép sự hoạt động của các trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân theo quy
định Luật hôn nhân và gia đình 2014, Nghị định số 126/2014/NĐ-CP của Chính phủ
: Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình
về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Do đó, để bảo vệ quyền và
lợi ích của mình, bạn có thể gửi đơn tố cáo tới Cơ quan Công an nơi Công ty đặt
trụ sở để yêu cầu giải quyết theo quy định tại Điều 144 Bộ luật tố tụng hình sự
2015 thì:
"Điều 144. Tố giác, tin báo về
tội phạm, kiến nghị khởi tố
1. Tố giác về tội phạm là việc cá
nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm
quyền.
2. Tin báo về tội phạm là thông tin
về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ
quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại
chúng.
3. Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan
nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ,
tài liệu liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem
xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm.
4. Tố giác, tin báo về tội phạm có
thể bằng lời hoặc bằng văn bản.
5. Người nào cố ý tố giác, báo tin
về tội phạm sai sự thật thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ
luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy
định của luật."
Do vậy, bạn có thể tố giác hành vi
lvi phạm này với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ quan,
tổ chức khác.
Trên đây là mức phạt vi phạm hành
chính. Còn nếu bạn có các bằng chứng chứng minh có các hành vi khác như: lừa
đảo, lạm dụng tình dục, thậm chí mua bán người… thì hoàn toàn có thể cấu thành
tội phạm và bị truy tố trách nhiệm hình sự.
4.
Phân chia tài sản giữa hai người không kết hôn mà sống chung như vợ chồng
Xin chào luật sư. Luật sư cho tôi
hỏi một vấn đề như sau: Tôi và vợ tôi chỉ dọn về chung sống với nhau từ năm
2010 đến giờ, chúng tôi không có đăng ký kết hôn. Hiện tại chúng tôi có hai
người con: bé trai (4 tuổi), bé gái (1 tuổi). Hai bên có một ngôi nhà ở đường
Nguyễn Ngọc Vũ, Hà Nội và một chiếc xe máy vision là tài sản chung. Vì tôi phát
hiện vợ có quan hệ qua lại với một người đồng nghiệp cùng công ty. Vì nghĩ đến
hai con nên tôi đã bỏ qua rất nhiều lần cho vợ nhưng vợ vẫn “ngựa quen đường
cũ”. Mấy tháng nay vợ chồng tôi cãi nhau liên tục. Tôi nhận thấy không thể
chung sống được nữa nên tôi muôn ly hôn với vợ. Luật sư cho tôi hỏi, giờ tôi ly
hôn thì thủ tục thế nào? Tài sản chung và con cái thì sẽ giải quyết ra sao? Xin
cảm ơn luật sư.
Luật sư tư vấn:
Xin chào anh! Cảm ơn anh đã gửi câu
hỏi về cho Văn Phòng Luật Sư Gia Đình.
Đối với câu hỏi của anh chúng tôi tư
vấn như sau:
1. Căn cứ pháp luật
– Bộ luật dân sự năm 2015
– Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
2. Giải quyết quan hệ tài sản, quyền
và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con trong trường hợp nam nữ sống chung như vợ
chồng
Về vấn đề nam nữ chung sống như vợ
chồng mà không đăng ký kết hôn mặc dù đủ điều kiện kết hôn được điều 14 Luật
hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:
“Điều 14. Giải quyết hậu quả của
việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn
theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký
kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa
vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo
quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.
2. Trong trường hợpnam, nữ chung
sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực
hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được
xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.”
Vì anh chị chỉ sống chung với nhau
mà không hề đăng ký kết hôn cho nên sẽ không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa
vợ và chồng, kéo theo đó anh chị sẽ không cần phải làm thủ tục ly hôn khi không
muốn chung sống với nhau nữa.
Còn quyền, nghĩa vụ đối với con và
tài sản giữa các bên sẽ được giải quyết như sau:
*Quyền và nghĩa vụ đối với con:
Việc anh chị không đăng ký kết hôn
sẽ không làm ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của hai bên đối với con cái. Quyền
và nghĩa vụ của nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng đối con cái sẽ được
giải quyết như trường hợp vợ chồng hợp pháp ly hôn. Theo đó, khoản 2, khoản 3
điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:
“2. Vợ, chồng thỏa thuận về người
trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con;
trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên
trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi
trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao
cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp
trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác
phù hợp với lợi ích của con.”
Như vậy:
Anh chị sẽ cùng nhau thỏa thuận về
người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với
con. Trường hợp không thỏa thuận được thì:
+) Đối với bé trai (4 tuổi) sẽ được
giao cho một bên trực tiếp nuôi, căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Thông
thường, Tòa án sẽ xem xét các điều kiện sau:
• Điều kiện về vật chất: Ăn, ở, sinh
hoạt, điều kiện học tập…các yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha
mẹ.
• Điều kiện về tinh thần: Thời gian
chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay, điều
kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách, đạo đức, trình độ học vấn.. của cha
mẹ.
+) Đối với bé gái 1 tuổi sẽ được
giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực
tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận
khác phù hợp với lợi ích của con.
* Quyền và nghĩa vụ đối với tài sản
chung
Căn cứ điều 16 Luật hôn nhân và gia
đình:
“Điều 16. Giải quyết quan hệ tài
sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không
đăng ký kết hôn
1. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp
đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được
giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận
thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp
luật có liên quan.
2. Việc giải quyết quan hệ tài sản
phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp phápcủa phụ nữ và con; công việc nội trợ và
công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có
thu nhập.”
Như vậy, đối với tài sản chung là
ngôi nhà và chiếc xe máy vision hai bên có thể tự thỏa thuận chia tài sản.
Trong trường hợp không có thỏa thuận thì sẽ được giải quyết theo điều 219 Bộ
luật dân sự năm 2015:
“Điều 219. Chia tài sản thuộc sở hữu
chung
1. Trường hợp sở hữu chung có thể
phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu
tình trạng sở hữu chung phải được duy trì trong một thời hạn theo thỏa thuận
của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của luật thì mỗi chủ sở hữu chung
chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung
không thể chia được bằng hiện vật thì chủ sở hữu chung có yêu cầu chia có quyền
bán phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp các chủ sở hữu chung có thỏa
thuận khác.
2. Trường hợp có người yêu cầu một
người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán và chủ sở hữu
chung đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì
người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung và tham gia vào việc chia tài
sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Nếu không thể chia phần quyền sở hữu
bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì
người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của
mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.”
Luật sư Trần Minh Hùng chuyên gia
tư vấn luật trên kênh HTV, VTV, THVL1, ANTV, SCTV1...
Chúng tôi
là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên
viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm,
kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm
và đạo đức trong nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý-
cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư
bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là
nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư
luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư
thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề,
chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu sợ nguy hiểm, sợ ảnh
hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật
sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp
được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem lại
công bằng cho xã hội.
Luật sư
Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia
Đình có nhiều năm kinh nghiệm tranh tụng, tư vấn được rất nhiều hãng truyền
thông tin tưởng với nhiều năm và thường xuyên cố vấn pháp lý, tư vấn pháp luật
trên các Kênh truyền hình uy tín như: Đài Truyền hình TPHCM
(HTV), Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Đài truyền hình Vĩnh Long,
Truyền hình Công an ANTV, SCTV, THQH, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam,
Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV Giao Thông, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát
thanh Kiên Giang, Truyền hình Quốc Hội, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi
trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an
nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học
luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường
ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học
uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật
sư bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng
trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ đại án Ngân hàng
Navibank liên quan Huyền Như và Viettinbank, Vụ cướp 35 tỷ Long Thành - Dầu
giây, Chống thi hành công vụ mùa Covid, các vụ Giết Người, Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa
Đảo, gây thương tích, tham ô, cố ý làm trái... và các vụ án khác về dân sự,
kinh tế, thừa kế, đất đai, lao động, hành chính, doanh nghiệp.… luôn mang lại
niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công
lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi.
Chúng tôi
cùng tư vấn luật và cố vấn pháp lý cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước
rất lâu năm.
Trân trọng
cảm ơn.
ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VPLS GIA ĐÌNH (Luật sư Thành Phố)
Trụ sở: 402A
Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, Tp.HCM (Bên cạnh Công chứng số 7)
5/1 Nguyễn Du,
Biên Hòa, Đồng Nai (đối diện tòa án Biên Hòa)
68/147 Trần
Quang Khải, Tân Định, quận 1, TP.HCM
Điện thoại:
028-38779958; Fax: 08-38779958
Luật sư Trần
Minh Hùng: 0972 238006
Email: luatsuthanhpho@gmail.com
http://www.luatsugiadinh.net. vn
http://www.luatsuthanhpho.com
|