1.
Phá hoại tài sản do bị cho thôi việc bị xử lý như thế nào?
Phá hoại tài sản có bị truy cứu
trách nhiệm hình sự?
Đối với hành vi cố ý hủy hoại hoặc
làm hư hỏng tài sản của người khác là hành vi vi phạm pháp luật và tùy mức độ
có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý hình sự.
Trách nhiệm bồi thường dân sự khi
phá hoại tài sản người khác
Theo Điều 589 Bộ luật dân sự 2015
thì việc xác định bồi thường thiệt hại đối với thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
gồm:
• Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc
bị hư hỏng.
• Lợi ích gắn liền với việc sử dụng,
khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
• Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn
chế và khắc phục thiệt hại.
Hình phạt đối với với hành vi cố ý
hủy hoại tài sản của người khác
Theo Điều 178 BLHS quy định về tội
phá hoại tài sản người khác như sau:
Hình phạt chính
1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm
hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000
đồng, tài sản là di vật, cổ hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa hoặc tài sản
trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì
bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam
giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
• Đã bị xử phạt vi phạm hành chính
về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
• Đã bị kết án về tội này, chưa được
xóa án tích mà còn vi phạm;
• Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh,
trật tự, an toàn xã hội;
• Tài sản là phương tiện kiếm sống
chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng
có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
1. Phạm tội thuộc một trong các
trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
• Có tổ chức;
• Gây thiệt hại cho tài sản trị giá
từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
• Gây thiệt hại tài sản là bảo vật
quốc gia;
• Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ
hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
• Để che giấu tội phạm khác;
• Vì lý do công vụ của người bị hại;
• Gây thiệt hại cho tài sản trị giá
từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp
quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
• Tái phạm nguy hiểm.
1. Phạm tội thuộc một trong các
trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
• Gây thiệt hại cho tài sản trị giá
từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
• Gây thiệt hại cho tài sản trị giá
từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường
hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.
1. Phạm tội thuộc một trong các
trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm:
• Gây thiệt hại cho tài sản trị giá
500.000.000 đồng trở lên;
• Gây thiệt hại cho tài sản trị giá
từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường
hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.
Hình phạt bổ sung
Người phạm tội còn có thể bị phạt
tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành
nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
2.
Tố cáo hành vi phá hoại tài sản của người khác ?
Thưa Luật sư. Hôm qua có 1 nhóm
thanh niên bịt mặt đến nhà tôi đập phá đồ đạc của nhà tôi và xe của tôi. Làm
hỏng rất nhiều đồ đạc của tôi và khiến xe tôi bị hư hỏng nặng (khoảng mấy trăm
triệu).
Vậy làm sao để tố cáo hành vi này
của những đối tượng này như thế nào?
Mong Luật sư giúp đỡ.
Luật sư tư vấn:
1. Quy định pháp Luật về hành vi hủy
hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản người khác:
Căn cứ theo điều 178, Bộ Luật hình
sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau:
Điều 178. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm
hư hỏng tài sản
1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm
hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000
đồng, tài sản là di vật, cổ hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa hoặc tài sản
trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì
bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam
giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính
về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này, chưa
được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh,
trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống
chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng
có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
2. Phạm tội thuộc một trong các
trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá
từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
c) Gây thiệt hại tài sản là bảo vật
quốc gia;
d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ
hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Để che giấu tội phạm khác;
e) Vì lý do công vụ của người bị
hại;
g) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá
từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp
quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
h) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các
trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá
từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá
từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường
hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.
4. Phạm tội thuộc một trong các
trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm:
a) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá
500.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá
từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường
hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt
tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành
nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”.
2. Tố cáo hành vi hủy hoại hoặc cố ý
làm hư hỏng tài sản người khác (phá hoại tài sản người khác):
Để xử lý những đối tượng này, bạn
cần viết đơn tố cáo lên Công an Quận/huyện nơi anh đang sinh sống, nơi xảy ra
vụ việc phá hoại tài sản nêu trên. Những thủ tục cần để công an tiếp nhận vụ
việc:
- Đơn tố cáo
- Các bằng chứng về hành vi của nhóm
đối tượng thực hiện hành vi phá hoại tài sản (Video, hình ảnh, người làm
chứng...)
- Chứng minh thư nhân dân (bản sao
công chứng).
3.
Yếu tố cấu thành tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài
sản là hành vi làm cho tài sản bị mất giá trị sử dụng hoặc làm giảm đáng kể giá
trị sử dụng của tài sản.
Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng
tài sản của người khác là tội phạm xâm phạm tới quyền sở hữu không xuất phát từ
mục đích tư lợi.
Cơ sở pháp lý của tội hủy hoại hoặc
cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác
Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng
tài sản của người khác được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ
sung năm 2017 (sau đây gọi là "Bộ luật Hình sự") như sau:
"1. Người nào hủy hoại hoặc cố
ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới
50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp
sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo
không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: (a) Đã bị xử
phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn
vi phạm; (b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; (c)
Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; (d) Tài sản là phương
tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; (đ) Tài sản là di vật, cổ
vật.
2. Phạm tội thuộc một trong các
trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: (a) Có tổ chức; (b)
Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
(c) Tài sản là bảo vật quốc gia; (d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ
đoạn nguy hiểm khác; (đ) Để che giấu tội phạm khác; (e) Vì lý do công vụ của
người bị hại; (g) Tái phạm nguy hiểm,
3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài
sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05
năm đến 10 năm.
4. Phạm tội gây thiệt hại cho tài
sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt
tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành
nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm." (Điều 178 Bộ luật
Hình sự)
Cấu thành tội phạm của tội hủy hoại
hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
(i) Chủ thể của tội hủy hoại hoặc cố
ý làm hư hỏng tài sản:
Chủ thể của tội hủy hoại hoặc cố ý
làm hư hỏng tài sản phải là người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đủ độ
tuổi theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự,
người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình
sự về tội phạm này quy định tại khoản 1 và khoản 2 của Điều luật, vì hai khoản
này chỉ là tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, nhưng phải chịu
trách nhiệm hình sự về tội phạm này quy định tại khoản 3 và khoản 4 của Điều
luật vì hai khoản này là tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng.
(ii) Khách thể củatội hủy hoại hoặc
cố ý làm hư hỏng tài sản
Khách thể của tội huỷ hoại hoặc cố ý
làm hư hỏng tài sản không xâm phạm đến quan hệ nhân thân mà chỉ xâm phạm đến
quan hệ sở hữu.
(iii) Mặt khách quancủa tội hủy hoại
hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
Hành vi khách quan:Làm cho tài sản
mất hẳn giá trị sử dụng không thể khôi phục lại được và như vậy toàn bộ giá trị
tài sản không còn như lúc ban đầu.Làm hư hỏng tài sản: là làm giảm đáng kể giá
trị sử dụng của tài sản và giá trị sử dụng bị giảm đó có thể khôi phục được (có
thể khôi phục lại như cũ, nhưng có thể chỉ khôi phục lại được một phần).
Hành vi huỷ hoại hoặc làm hư hỏng
tài sản được thực hiện bằng nhiều phương thức khác nhau tuỳ thuộc vào thủ đoạn
mà người phạm tội thực hiện như: Đốt cháy, đập phá, dùng thuốc nổ, dùng chất
độc, hoá chất hoặc lợi dụng thiên tai để huỷ hoại tài sản...
Hậu quả:Hậu quả là yếu tố bắt buộc
phải có ở tội này, nếu chưa có hậu quả xảy ra thì chưa cấu thành tội phạm và
tội phạm này cũng không có giai đoạn phạm tội chưa đạt và chuẩn bị phạm tội.Hậu
quả nghiêm trọng do hành vi huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản gây ra là
những thiệt hại về thể chất, tinh thần, nếu là thiệt hại về vật chất thì những
thiệt hại này không phải là thiệt hại về tài sản do hành vi huỷ hoại hoặc cố ý
làm hư hỏng trực tiếp gây ra.
(iv) Mặt chủ quan của tội hủy hoại
hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
Người phạm tội hủy hoại hoặc cố ý
làm hư hỏng tài sản của người khác thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý.
Nghĩa là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội,
thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra hoặc người phạm
tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả
của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc
cho hậu quả xảy ra
Người phạm tội huỷ hoại hoặc cố ý
làm hư hỏng tài sản xuất phát từ nhiều động cơ khác nhau như: để trả thù, vì
ghen tuông... nhưng chủ yếu là vì tư thù. Động cơ không phải là dấu hiệu bắt
buộc của cấu thành, mà nó chỉ có ý nghĩa trong việc xác định tính chất, mức độ
nguy hiểm của tội phạm.
Luật sư Trần Minh Hùng chuyên gia tư vấn luật trên kênh HTV, VTV,
THVL1, ANTV, SCTV1...
Chúng tôi là hãng luật tổng
hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên
có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết
rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong
nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý- cao quý vì nghề
luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư bảo vệ cho những
nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là nghề rất nguy
hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư luôn gặp nguy
hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư thì phải có tâm,
có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề, chấp nhận có
khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu sợ nguy hiểm, sợ ảnh hưởng đến công
việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật sư đúng nghĩa.
Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp được cho thân chủ,
đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem lại công bằng cho xã
hội.
Luật sư Trần Minh Hùng
Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình có nhiều
năm kinh nghiệm tranh tụng, tư vấn được rất nhiều hãng truyền thông tin tưởng
với nhiều năm và thường xuyên cố vấn pháp lý, tư vấn pháp luật trên các Kênh
truyền hình uy tín như: Đài Truyền hình TPHCM (HTV), Đài truyền hình
Việt Nam (VTV), Đài truyền hình Vĩnh Long, Truyền hình Công an ANTV, SCTV,
THQH, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV
Giao Thông, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh Kiên Giang, Truyền hình
Quốc Hội, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp
luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên
cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho
nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với
trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật
cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư bào chữa, tư vấn cho
nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin,
người dân quan tâm như vụ đại án Ngân hàng Navibank liên quan Huyền Như và Viettinbank,
Vụ cướp 35 tỷ Long Thành - Dầu giây, Chống thi hành công vụ mùa Covid, các vụ
Giết Người, Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa Đảo, gây thương tích, tham ô, cố ý làm trái...
và các vụ án khác về dân sự, kinh tế, thừa kế, đất đai, lao động, hành chính,
doanh nghiệp.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích
cực sự công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư
chúng tôi.
Chúng tôi cùng tư vấn luật
và cố vấn pháp lý cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước rất lâu năm.
Trân trọng cảm ơn!.
|