Tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản là một trong các Tội xâm phạm quyền sở hữu hiện nay được quy định tại Điều 178 Bộ Luật Hình Sự 2015.
Tội hủy hoại tài sản gồm hai hành vi phạm tội độc lập. Theo đó, người phạm tội có hành vi tác động vào tài sản thuộc sở hữu của người khác, làm cho tài sản đó bị mất giá trị sử dụng (hành vi hủy hoại tài sản) hoặc làm giảm đáng kể giá trị sử dụng của tài sản (hành vi làm hư hỏng tài sản).
Tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản tùy vào tính chất, mức độ thiệt hại có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc nghiêm trọng hơn là bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thỏa mãn các dấu hiệu được quy định trong Điều 178 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Kính mời Quý khách hàng, Quý độc giả cùng Hãng Luật Thành Công tìm hiểu bài viết tư vấn chi tiết của Luật sư dưới đây:
1. Cơ sở pháp lý Tội hủy hoại tài sản
– Bộ luật Hình sự hợp nhất số 01/VBHN-VPQH (Hợp nhất Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 và Bổ sung Luật số 12/2017/QH14 ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018);
– Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015;
2. Như thế nào là tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản?
Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản phải có một trong hai hành vi sau: (i) Hành vi hủy hoại tài sản; (ii) Hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản.
a. Tội hủy hoại tài sản
Hủy hoại tài sản: là hành vi làm cho tài sản của người khác mất hẳn giá trị sử dụng hoặc mất hẳn công năng; không thể khôi phục lại được hoặc khó có thể khôi phục lại được.
Hành vi này có thể được thực hiện dưới dạng: hành động (như đập, đốt, phá, cài thuốc nổ…) và không hành động (như bỏ mặc cho tài sản rơi vào tình trạng bị hư hại hoặc tiêu huỷ). Hành vi có thể được người phạm tội thực hiện bằng các hình thức, công cụ, phương tiện khác nhau (dùng dao, búa, gậy, hóa chất,…).
Ví dụ:
• Đốt nhà của người khác làm nhà bị cháy rụi hoàn toàn.
• Lái xe đã bỏ xe nhưng không tắt máy để cho xe tự vận hành lao xuống vực (trong tình trạng không người lái)
b. Cố ý làm hư hỏng tài sản
Cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác là hành vi làm tài sản của người khác bị mất một phần hoặc giảm giá trị, giá trị sử dụng nhưng ở mức độ có thể khôi phục lại được
Ví dụ: Đập phá làm hư hỏng kính của xe hơi nhưng các bộ phận khác của xe vẫn còn.
Một số lưu ý của Luật sư
- Nếu quá trình điều tra, truy tố, xét xử làm rõ được mục đích của người thực hiện hảnh vi phạm tội là làm cho tài sản bị hư hỏng, tiêu hủy hoàn toàn hoặc làm cho tài sản không còn giá trị hoặc mất giá trị sử dụng thì phạm tội hủy hoại tài sản.
- Còn nếu mục đích của người phạm tội là chỉ muốn làm hư hỏng một phần nào đó của tài sản hoặc làm cho tài sản đó bị mất một phần hoặc giảm giá trị hoặc giảm giá trị sử dụng nhưng thực tế tài sản đó có thể khôi phục, sửa chữa lại được thì phạm tội cố ý làm hư hỏng tài sản.
Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý rằng, có những trường hợp mục đích của người phạm tội là muốn hủy hoại tài sản nhưng vì lý do nào đó tài sản chỉ bị hư hỏng một phần thì hành vi đó phải là hành vi hủy hoại tài sản.
Ví dụ: Một người dùng xăng đốt nhà của người khác nhưng do phát hiện và ngăn chặn kịp thời nên căn căn nhà chỉ bị chấy một phần nhỏ. Tuy nhiên phải xác định hành vi này là hủy hoại tài sản.
3. Các dấu hiệu cấu thành tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
Để truy cứu trách nhiệm về Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản thì cơ quan có thẩm quyền phải có nghĩa vụ chứng minh người phạm tội có các hành vi để đủ yếu tố cấu thành về tội danh này, ngược lại nếu không chứng minh được có hành vi vi phạm thì không được buộc tội.
Một người chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản được quy định tại Điều 178 BLHS 2015 nếu như hành vi của họ đáp ứng đủ các dấu hiệu cấu thành của tội phạm này. Bao gồm:
a. Mặt chủ thể tội hủy hoại tài sản
– Chủ thể của tội này là chủ thể thường, tức là người từ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự.
– Tuy nhiên, những người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này khi thực hiện các hành vi được quy định tại khoản 3 (gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng) và khoản 4 (gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên) Điều 178 Bộ luật Hình sự.
b. Mặt khách thể tội hủy hoại tài sản
– Hành vi phạm tội này xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác.
– Tuy nhiên, khác với các tội xâm phạm đến quyền sở hữu khác, những người phạm tội này không phải đều vì mục đích thu lợi bất chính. Những người phạm tội này, nếu vì mục đích thu lời thì thường không phải là chủ mưu mà chỉ đóng vai trò đồng phạm, tham gia hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác để nhận được một khoản tiền hoặc lợi ích khác từ người chủ mưu.
c. Mặt chủ quan tội hủy hoại tài sản
– Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Người phạm tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác luôn đặt ra mục đích trước khi thực hiện hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác nên không thể có trường hợp phạm tội do vô ý.
Mục đích của người phạm tội là mong muốn huỷ hoại hoặc làm hư hỏng tài sản của người khác. Ngoài mục đích này, người phạm tội không có mục đích nào khác và mục đích này cũng là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm.
=> Nếu người phạm tội có mục đích khác, còn việc huỷ hoại tài sản hoặc làm hư hỏng tài sản chỉ là phương pháp để đạt được mục đích khác thì không phạm tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản mà tuỳ trường hợp cụ thể mà người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội tương ứng.
Trường hợp người thực hiện hành vi phạm tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản với mục đích nhằm xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người thì đó được coi là thủ đoạn để người phạm tội thực hiện hành vi giết người, cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Ví dụ: Người phạm tội đốt nhà với mục đích giết người thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về 02 tội là tội hủy hoại tài sản và tội giết người.
d. Mặt khách quan tội hủy hoại tài sản
Trong cấu thành cơ bản của Tội xâm phạm chỗ ở của người khác, người phạm tội có các hành vi sau đây:
– Hủy hoại tài sản: là hành vi làm cho tài sản của người khác mất hẳn giá trị sử dụng hoặc mất hẳn công năng; không thể khôi phục lại được hoặc khó có thể khôi phục lại được.
Ví dụ:
+ Đốt nhà của người khác làm nhà bị cháy rụi hoàn toàn.
+ Lái xe đã bỏ xe nhưng không tắt máy để cho xe tự vận hành lao xuống vực (trong tình trạng không người lái)
• Cố ý làm hư hỏng tài sản: là hành vi làm tài sản của người khác bị mất một phần hoặc giảm giá trị, giá trị sử dụng nhưng ở mức độ có thể khôi phục lại được
Ví dụ: Đập phá làm hư hỏng kính của xe hơi nhưng các bộ phận khác của xe vẫn còn.
*Về hậu quả: BLHS 2015 không quy định hậu quả của hành vi là yếu tố bắt buộc cấu thành tội phạm mà quy định những loại tài sản mà người phạm tội khi thực hiện hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng đối với những tài sản này sẽ bị truy cứu trách nhiệm về tội này đó là:
– Tài sản có trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên
– Tài sản trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc các trường hợp như:
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;
- Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
- Tài sản là di vật, cổ vật.
4. Mức hình phạt đối với tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
4.1. Khung hình phạt cơ bản đối với tội hủy hoại tài sản
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm nếu người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:
– Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
– Tài sản trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
4.2. Khung hình phạt tăng nặng
a. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
– Có tổ chức;
– Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
– Tài sản là bảo vật quốc gia;
– Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
– Để che giấu tội phạm khác;
– Vì lý do công vụ của người bị hại;
– Tái phạm nguy hiểm.
b. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
c. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý- cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề, chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu sợ nguy hiểm, sợ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem lại công bằng cho xã hội.
Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình có nhiều năm kinh nghiệm tranh tụng, tư vấn được rất nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm và thường xuyên cố vấn pháp lý, tư vấn pháp luật trên các Kênh truyền hình uy tín như: Đài Truyền hình TPHCM (HTV), Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Đài truyền hình Vĩnh Long, Truyền hình Công an ANTV, SCTV, Truyền hình Quốc Hội Việt Nam, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV Giao Thông, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh Kiên Giang, Truyền hình Quốc Hội, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống,Thanh niên, Tiền Phong Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ đại án Ngân hàng Navibank liên quan Huyền Như và Viettinbank, Vụ cướp 35 tỷ Long Thành - Dầu giây, Chống thi hành công vụ mùa Covid, các vụ Giết Người, Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa Đảo, gây thương tích, tham ô, cố ý làm trái... và các vụ án khác về dân sự, kinh tế, hợp đồng kinh tế thừa kế, đất đai, lao động, hành chính, doanh nghiệp.…là hãng luật tư vấn luật cho nhiều công ty Việt Nam và nước ngoài trên cả nước luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi.
Chúng tôi cùng tư vấn luật và cố vấn pháp lý cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước rất lâu năm.
Trân trọng cảm ơn.
|