1.
Thành lập công đoàn có bắt buộc không?
Công đoàn là một tổ chức giữ vai trò
quan trong trong đời sống của người lao động vì chức năng năng của chính công
đoàn, vì sự hình thành của công đoàn là dựa trên sự tự nguyện chứ không phải nó
được pháp đinh hóa là phải thành lập, Công đoàn được đặt dưới sự lãnh đạo của
Đảng cộng sản Việt Nam và Công đoàn cũng chính là một trong những thành viên
của hệ thống chính trị, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, được tham
gia vào việc quản lý kinh tế xã hội cũng như quản lý nhà nước, tuyên truyền vận
động người lao đông luôn chấp hành pháp luật cũng như chủ trương chính sách của
nhà nước, thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người
lao động. Vai trò cũng như chức năng của Công đoàn quan trọng như vậy nhưng
thành lập Công đoàn có mang tính chất bắt buộc và mang tính chất pháp định
không? Sau đay luật Dương gia xin đưa ra một số quy định của pháp luật có liên
quan như sau:
Thứ nhất: Thành lập Công đoàn.
Được quy định tại Điều 189 của Bộ
luật lao động 2012 được quy đinh rất rõ về quyền thành lập công đoàn đó là
người lao động khi làm việc, học tập, lao động trong các cơ quan tổ chức, doanh
nghiệp đều có quyền gia nhập hay thành lập công đoàn, tham gia công đoàn trên
cơ sở tự nguyện, đồng thuận với nhau.
Cũng tại Điều 6 của Luật công đoàn
2012 cũng quy đinh rằng Công đoàn sẽ được hoạt động trên cơ sở nguyên tắc tập
trung dân chủ và được tổ chức, thành lập trên cơ sở tự nguyện, để họa động Công
đoàn sẽ có điều lệ Công đoàn và được tổ chức hoạt động trên điều lệ đó. Điều lệ
Công đoàn chính là kim chỉ nam cho Công đoàn hoạt động.
Như vậy cho thấy Công đoàn được
thành lập hoàn toàn trên cơ sở tự nguyện chứ không mang tính chất bắt buộc. Khi
người lao động có mong muốn thành lập công đoàn thì có thể đề nghị người sử
dụng lao động cho phép thành lập và tạo điều kiện tốt nhất cho việc thành lập
Công đoàn. Đối với việc thành lập công đoàn thì Doanh nghiệp không có nghĩa vụ
phải thành lập Công đoàn cho người lao động chỉ mang tính chất hỗ trợ người lao
động thành lập công đoàn. Công đoàn cấp trên cơ sở cũng không được ép buộc
Doanh nghiệp hay người lao động thành lập công đoàn mà chỉ mang tính chất vận
đông người lao động thành lập công đoàn để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
người lao động, hướng dẫn người lao động thành lập Công đoàn.
Khi có từ năm người lao động trở lên
trong doanh nghiệp thì người lao động có thể thành lập công đoàn, khi đó người
lao động sẽ lập ra Ban vận động thành lập Công đoàn cơ sở trên cơ sở hỗ trợ,
hướng dẫn Công đoàn cấp trên trực tiếp. Ban này sẽ có nhiệm vụ thực hiện việc
vận động ngươi lao động tham gia công đoàn, khi người lao động có nhu càu tham
gia thì nhận lại đơn xin tham gia công đoàn của người lao động cũng như sẽ tiến
hành việc Hội nghị thành lập Công đoàn cơ sở khi có đủ người lao động đồng ý
với Điều lệ Công đoàn.
Trong hội nghi sẽ công bố danh sách
những người lao động đã xin gia nhập vào Công đoàn trong quá trình vận động,
qua hội nghị cũng sẽ thực hiện nhiệm vụ tuyên bố thành lập Công đoàn cơ sở cũng
như thục hiện việc bầu ra Ban chấp hành Công đoàn cơ sở.
Tuy nhiên Công đoàn cơ sở phải lập
hồ sơ gửi lên Công đoàn cấp trên trực tiếp để đưa ra quyết định công nhận những
đoàn viên xin tham gia cũng như công nhận Công đoàn cơ sở mới thành lập trong
vòng mười lăm ngày sau Hội nghị, khi có sự công nhận của Công đoàn cấp trên
trực tiếp thì Công đoàn cơ sở sẽ được hoạt động một cách hợp pháp.
Thứ hai: Có bị phạt khi không thành
lập Công đoàn?
Do Công đoàn được thành lập một một
cách tự nguyện, do nhu cầu và mong muốn của người lao động muốn cùng nhau thành
lập công đoàn để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính họ, pháp luật cũng
không quy định là các doanh nghiệp khi hoạt động có từ năm người lao động trở
lên là phải thành lập công đoàn. Chính vì vậy mà doanh nghiệp không bắt buộc
phải thành lập công đoàn mà chỉ mang tính chất hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện
cho người lao động được thành lập công đoàn khi có nhu cầu. Tuy nhiên nếu người
sử dụng lao động có những hành vi như sau cũng sẽ bị xử lý theo quy định Nghị
định 95/2013/ND-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm
xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
– Người sử dụng lao động gây khó
khăn, cản trở người lao động thành lập, gia nhập hay tham gia hoạt động công
đoàn hoặc người lao động có hành vi ép người lao động phải thành lập công đoàn
khi họ không có nhu cầu gia nhập cũng như hoạt động công đoàn, trường hợp là
cán bộ không chuyên trách của công đoàn khi hết hạn hợp đồng nhưng người lao
động không gia hạn hợp đồng cho cán bộ vẫn đang trong nhiệm kỳ sẽ bị xử phạt
hành chính từ mười triệu đồng đến mười lăm triệu đồng.
– Ngoài ra nếu người sử dụng lao
động không đảm bảo phương tiện cần thiết hoặc không bố trí nơi làm việc cho cán
bộ công đoàn để thuận tiện cho hoạt động công đoàn thì người sử dụng lao động
có thể bị xử phạt tư một triệu đồng đến ba triệu đồng.
– Bên cạnh đó người sử dụng lao động
còn có thể bị xử phạt từ năm triệu đồng đến mười triệu đồng nếu không thu xếp
thời gian cho cán bộ công đoàn thực hiện nhiệm vụ công đoàn, không cho họ hưởng
các quyền lợi giống như những người lao động khác trong cùng một tổ chức, trong
thời gian hoạt động, thực hiện nhiệm vụ công đoàn không trả lương cho họ và
thậm chí không cho cán bộ công đoàn cấp trên cơ sở vào cơ quan, tổ chức, đơn vị
để thực hiện công tác đoàn.
Thứ ba: Quyền và nhiệm vụ của đoàn
viên.
+) Nghĩa vụ của đoàn viên.
Với vai trò to lớn của công đoàn thì
mỗi đoàn viên trong công đoàn đó phải luôn thực hiện tốt các nghĩa vụ của mình
thì tập thể mới lớn mạnh được, những nghĩa vụ của đoàn viên đó chính là luôn
thực hiện tốt nghĩa vụ của một công dân, thực hiện đường lối chủ trương, chính
sách pháp luật của Đảng và nhà nước, sống theo hiến pháp và pháp luật.
Hoạt động trong công đoàn sẽ có điêu
lệ công đoàn do đó mỗi đoàn viên cần chấp hành tốt điều lệ công đoàn, những
Nghị quyết của công đoàn, đóng đoàn phí đầy đủ, tham gia đầy đủ các hoạt động
công đoàn cùng xây dựng công đoàn vững mạnh, đi lên.
– Bên canh đó thì mỗi công đoàn phải
luôn không ngừng học tập nâng cao trình độ, chuyên môn của bản thân để nâng cao
hiệu quả công việc cũng như nâng cao giá trị của bản thân, luôn luôn đoàn kết,
giúp đỡ lẫn nhau không chỉ trong công việc mà cả trong cuộc sống, bảo vệ được
quyền và lợi ích chính đáng của bản thân cũng như giúp đỡ đồng nghiệp những
người lao động khác, người yếu thế trong xã hội và tổ chức Công đoàn.
+) Quyền của đoàn viên.
Được tự do tham gia thành lập cũng
như hoạt động công đoàn mà không có bất kỳ ai có quyền ngăn cản, khi quyền và
lợi ích chính đáng bị xâm phạm thì có quyền yêu cầu Công đoàn đứng ra bảo vệ
mình có thể là đứng ra tham gia tố tụng, luôn được thảo luận, tham gia biểu
quyết, được thông tin về những công việc của Công đoàn, cung cấp thông tin về
đường lối chủ trương chính sách của nhà nước về vấn đề lao động.
Có quyền ứng cử, bầu cử hay đề cử
vào Cơ quan Lãnh đạo công đoàn, khi phát hiện cán bọ Công đoàn có sai phạm có
quyền đưa ra kiến nghị để xử lý sai phạm đó, tham gia chất vấn cán bộ Công
đoàn. Ngoài ra còn có thể được giới thiệu để được bầu vào Cơ quan lãnh đạo của
Đảng đối với những đoàn viên ưu tú, được kết nạp Đảng nếu đủ các yếu tố của
Đảng cần.
Sẽ được tư vấn pháp luật miễn phí,
trợ giúp pháp lý về lĩnh vực lao động hay Công đoàn, không chỉ vậy mà còn được
tham gia hướng dẫn học nghề, tìm kiếm việc làm, khi xét vào các trường se được
ưu tiên, khi bị ốm đau sẽ được thăm hỏi, động viên, giúp đỡ cũng như lúc gặp
khó khăn. Tham gia các hoạt động văn hóa , thể dục thể thao, hoạt động du lịch
do Công đoàn tổ chức và tham gia nhiều hoạt động khác.
2.
Tại sao doanh nghiệp cần thành lập công đoàn?
Lợi ích của việc thành lập công đoàn
Về tài chính
Theo Điều 5 Nghị định
191/2013/NĐ-CP, dù không bắt buộc thành lập công đoàn nhưng hàng tháng, doanh
nghiệp vẫn có nghĩa vụ đóng kinh phí công đoàn cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã
hội bắt buộc cho người lao động với mức đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ
đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Thậm chí, theo Điều 37 Nghị định
28/2020/NĐ-CP, nếu có hành vi chậm đóng, đóng kinh phí công đoàn không đúng mức
quy định hoặc đóng không đủ số người thuộc đối tượng phải đóng thì doanh nghiệp
còn bị phạt tiền từ 12% - 15% tổng số tiền phải đóng tại thời điểm lập biên bản
vi phạm nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng.
Trong khi đó, Điều 21 Quyết định
1908/QĐ-TLĐ, nếu có công đoàn, doanh nghiệp sẽ được sử dụng kinh phí công đoàn
cũng như đoàn phí công đoàn. Cụ thể:
Công đoàn cơ sở được sử dụng theo tỷ
lệ phần trăm trên tổng số thu kinh phí công đoàn và tổng số thu đoàn phí công
đoàn theo hướng dẫn hàng năm của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn và được sử dụng
100% tổng số thu khác của đơn vị theo quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn.
Theo Hướng dẫn 1609/HD-TLĐ ngày
22/10/2019, năm 2020, công đoàn cơ sở được sử dụng 60% tổng số thu đoàn phí và
70% tổng số thu kinh phí công đoàn.
Với số tiền này, doanh nghiệp sẽ có
thêm nguồn kinh phí để bảo đảm phúc lợi tốt hơn cho người lao động.
Về tính chất đại diện cho tập thể
lao động
Thực tế, trong mỗi doanh nghiệp,
việc có một tổ chức đại diện cho tập thể lao động thực sự là cần thiết, bởi
không phải lúc nào cũng có thể lấy được ý kiến của toàn bộ người lao động trong
doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sử dụng nhiều nhân công.
Theo Điều 10 Luật Công đoàn 2012,
vai trò của công đoàn trong việc đại diện cho người lao động như sau:
- Hướng dẫn, tư vấn cho người lao
động về quyền, nghĩa vụ của người lao động khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao
động, hợp đồng làm việc với doanh nghiệp;
- Đại diện cho tập thể lao động
thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thoả ước lao động tập thể;
- Cùng doanh nghiệp xây dựng và giám
sát việc thực hiện thang, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy
chế thưởng, nội quy lao động;
- Tổ chức hoạt động tư vấn pháp luật
cho người lao động…
Dù với vai trò là tổ chức đại diện
cho tập thể lao động, song, với quy định nêu trên, có thể thấy, công đoàn là tổ
chức trung gian đứng giữa người lao động và doanh nghiệp, từ đó tạo trách nhiệm
cho cả hai bên, góp phần điều hòa lợi ích, hạn chế được tối đa những mâu thuẫn,
tranh chấp có thể xảy ra.
Do vậy, việc thành lập công đoàn tại
doanh nghiệp là điều cần thiết, không chỉ bảo đảm quyền lợi của người lao động
tốt hơn mà còn hạn chế những rủi ro không đáng có cho doanh nghiệp trong quan
hệ lao động.
3.
Doanh nghiệp có bắt buộc phải ký hợp đồng thử việc?
Thử việc có phải quy định bắt buộc
không?
Khoản 1 Điều 24 Bộ luật Lao động
(BLLĐ) năm 2019 quy định về thử việc như sau:
Người sử dụng lao động và người lao
động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa
thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.
Theo đó, có thể thấy, việc làm thử
sẽ do các bên thỏa thuận và được ghi nhận trong trong hợp đồng lao động hoặc
hợp đồng thử việc.
Tuy nhiên, nếu người sử dụng lao
động cho rằng không cần thiết phải thử việc thì các bên có thể tiến hành ký hợp
đồng lao động luôn mà không phải trải qua quá trình thử việc.
Chính vì vậy, thử việc không phải là
quy định bắt buộc mà dựa trên sự thỏa thuận của các bên. Thực tế có rất nhiều
trường hợp sau khi mời được người lao động với trình độ chuyên môn cao, doanh
nghiệp sẵn sàng ký hợp đồng lao động để làm việc mà không cần thử việc
Doanh nghiệp có bắt buộc ký hợp đồng
thử việc?
Như đã phân tích, thử việc không
phải là quy định bắt buộc nên người sử dụng và người lao động hoàn toàn có
quyền lựa chọn thử việc hoặc không thử việc.
Mặt khác, theo khoản 1 Điều 24 BLLĐ
2019 đã dẫn chiếu, nếu có thỏa thuận về làm thử, các bên có thể ghi nhận nội
dung thử việc trong hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng thử việc.
Theo đó, ngay cả khi có thỏa thuận
về thử việc thì các bên cũng không bắt buộc phải ký hợp đồng thử việc.
Chính vì vậy, doanh nghiệp không bắt
buộc phải ký hợp đồng thử việc với người lao động. Thay vào đó, các bên có thể
lựa chọn ký hợp đồng lao động luôn hoặc ghi nhận nội dung thử việc trong hợp
đồng lao động.
Đáng chú ý, so với người ký hợp đồng
thử việc thì người lao động được ký hợp đồng lao động có thể sẽ được hưởng
nhiều quyền lợi hơn như:
- Về tiền lương: Người lao động được
ký hợp đồng lao động mà không cần thử việc được hưởng đủ 100% lương của công
việc này (thử việc được hưởng ít nhất 85%).
Trường hợp duy nhất không được phép
thử việc
Trường hợp này được ghi nhận cụ thể
tại khoản 3 Điều 24 BLLĐ năm 2019 như sau:
3. Không áp dụng thử việc đối với
người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.
Như vậy, nếu làm việc theo hợp đồng
lao động có thời hạn dưới 01 tháng thì người lao động sẽ không phải trải qua
quá trình thử việc. Đồng thời người sử dụng lao động cũng không được phép yêu
cầu thử việc trong trường hợp này.
Trước đây, quy định này được áp dụng
dành cho hợp đồng lao động theo mùa vụ. Do đó, nếu yêu cầu thử việc với người
lao động làm việc theo hợp đồng lao động dưới 01 tháng, người sử dụng lao động
có thể bị áp dụng mức phạt như đối với hợp đồng mùa vụ được quy định Nghị định
28/2020/NĐ-CP như sau:
Điều 9. Vi phạm quy định về thử việc
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến
1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Yêu cầu thử việc đối với người
lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ;
Như vậy, nếu cố tình yêu cầu thử
việc với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động dưới 01 tháng, người sử
dụng lao động có thể bị phạt lên đến 01 triệu đồng.
Luật sư Trần Minh Hùng chuyên gia
tư vấn luật trên kênh HTV, VTV, THVL1, ANTV, SCTV1...
Chúng tôi
là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên
viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm,
kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm
và đạo đức trong nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý-
cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư
bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là
nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư
luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư
thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề,
chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu sợ nguy hiểm, sợ ảnh
hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật
sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp
được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem
lại công bằng cho xã hội.
Luật sư
Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia
Đình có nhiều năm kinh nghiệm tranh tụng, tư vấn được rất nhiều hãng truyền
thông tin tưởng với nhiều năm và thường xuyên cố vấn pháp lý, tư vấn pháp luật
trên các Kênh truyền hình uy tín như: Đài Truyền hình TPHCM
(HTV), Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Đài truyền hình Vĩnh Long,
Truyền hình Công an ANTV, SCTV, THQH, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam,
Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV Giao Thông, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát
thanh Kiên Giang, Truyền hình Quốc Hội, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi
trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an
nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học
luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường
ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học
uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật
sư bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng
trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ đại án Ngân hàng
Navibank liên quan Huyền Như và Viettinbank, Vụ cướp 35 tỷ Long Thành - Dầu
giây, Chống thi hành công vụ mùa Covid, các vụ Giết Người, Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa
Đảo, gây thương tích, tham ô, cố ý làm trái... và các vụ án khác về dân sự,
kinh tế, thừa kế, đất đai, lao động, hành chính, doanh nghiệp.… luôn mang lại
niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công
lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi.
Chúng tôi
cùng tư vấn luật và cố vấn pháp lý cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước
rất lâu năm.
Trân trọng
cảm ơn.
ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VPLS GIA ĐÌNH (Luật sư Thành Phố)
Trụ sở: 402A
Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, Tp.HCM (Bên cạnh Công chứng số 7)
5/1 Nguyễn Du,
Biên Hòa, Đồng Nai (đối diện tòa án Biên Hòa)
68/147 Trần
Quang Khải, Tân Định, quận 1, TP.HCM
Điện thoại:
028-38779958; Fax: 08-38779958
Luật sư Trần
Minh Hùng: 0972 238006
Email: luatsuthanhpho@gmail.com
http://www.luatsugiadinh.net. vn
http://www.luatsuthanhpho.com
|