1.
Quay lén clip nhạy cảm bị xử lý tội gì?
Hành vi đăng tải clip cá nhân có nội
dung đồi trụy, trái đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục sẽ bị xử phạt lên đến 50
triệu đồng được quy định tại điểm b khoản 4 Điều 66 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP
về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ
thông tin và tần số vô tuyến điện như sau:
“4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến
50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
b) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa,
lưu trữ, sử dụng thông tin, dịch vụ có nội dung cờ bạc, lô đề hoặc phục vụ chơi
cờ bạc, lô đề; dâm ô đồi trụy, mê tín dị đoan, trái đạo đức, thuần phong mỹ tục
của dân tộc.”
Đồng thời, cũng tại điểm g khoản 3
Nghị định này quy định hành vi Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử
dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín
của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác thì sẽ bị phạt tiền từ
10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.
Ngoài bị xử lý hành chính, hành vi
đăng tải những clip riêng tư của người khác còn bị xử lý hình sự nếu có đủ dấu
hiệu cấu thành tội phạm theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi
bổ sung 2017 về Tội làm nhục người khác, cụ thể:
“1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng
nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ
10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03
năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các
trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công
vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng,
chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng
viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi
của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%
3. Phạm tội thuộc một trong các
trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi
của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm
đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05
năm”.
Trên thực tế, không ít những clip
nhạy cảm bị phát tán trên mạng xã hội đã gây đảo lộn cuộc sống của khá nhiều
người, nhiều trường hợp nghiêm trọng dẫn đến nạn nhân tự tử, trầm cảm,.... Vậy
nên mỗi người chúng ta hãy có ý thức tôn trọng quyền tự do cá nhân của người
khác để có một lối sống văn minh hơn, tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.
2.
Hành vi đe dọa tống tiền bị xử lý thế nào ?
Thưa Luật sư. Mong luật sư có thể
giúp cháu ạ. Mấy tháng trước cháu có cho bạn của cháu vay 6.000.000VND có hẹn
ngày trả. Nhưng đến hẹn bạn ấy không trả, cháu tìm mọi cách như: gọi điện, đến
nhà gặp trực tiếp bố, mẹ... nhưng vẫn không lấy lại được số tiền trên.
Tháng 6 cháu có nhờ một anh thư ký ở
tòa án huyện (nơi đăng ký Hộ khẩu thường trú của cháu ạ) giải quyết giúp. Anh
ấy đã hướng dẫn cháu làm thủ tục kiện cáo. Tuy nhiên anh ấy có đưa ra 2 phương
án.
Phương án 1: giải quyết trên phương
diện tình cảm : anh ấy và cháu sẽ đến nhà của bạn cháu nói lại vấn đề nợ nần
với bố của bạn ấy và nếu bố của bạn ấy đồng ý trả cho cháu số tiền 6.000.000VND
thì chuyện coi như chấm dứt.
Phương án 2: Cháu không lấy được
tiền thì cháu sẽ đệ đơn kiện lên tòa án huyện. Khi cháu và anh thư ký đến gia
đình của bạn cháu thì bố bạn ấy đã hứa sẽ trả tiền cho cháu trong 2 tháng.
Cháu, bố của bạn cháu và anh thư ký cũng đã đồng ý thỏa thuận và nghĩ việc này
đã chấm dứt.
Tuy nhiên ngay hôm sau anh thư ký
lại qua nhà bố của bạn cháu để nói lại vấn đề và nói rằng: cháu muốn được trả
tiền trong một tuần trong khi cháu chưa hề biết và cũng không muốn như vậy. Tiếp
theo anh ấy còn liên tục gọi điện cho cháu nói rằng cháu phải đóng: án phí, phí
bảo lưu hồ sơ. Cháu đều đưa tiền cho anh ấy đầy đủ. Cho đến khi cháu biết
chuyện anh ấy gây áp lực với gia đình bạn của cháu, cháu đã yêu cầu anh ấy
không được phép làm thế. Anh ấy cũng hứa và hỏi cháu nếu đòi lại được tiền thì
% của anh ấy là bao nhiêu. Cháu chỉ nói sau khi lấy lại tiền cháu sẽ trích %
cho anh ấy. Nhưng anh ấy vẫn liên tiếp đến nhà của bạn cháu gây sức ép bắt buộc
gia đình bạn ấy trả tiền. Trong khi anh ấy vẫn gọi điện cho cháu và nói về phí
nọ, phí kia, hơn nữa còn lấy bộ hồ sơ (hồ sơ anh ấy giúp cháu làm, sau đó anh
ấy cầm luôn) để uy hiếp cháu bằng cách sẽ đưa đơn khởi kiện và anh ấy tiếp tục
nói đến phí khởi kiện. Trường hợp đưa đơn khởi kiện là cháu không hề mong muốn,
Mà bây giờ anh thư ký cứ liên tục gọi điện, tạo áp lực cho cháu cũng như gia
đình của bạn cháu, cháu thật không biết phải làm thế nào.
Mong luật sư sớm phản hồi để cháu có
được hướng xử lý tốt hơn ạ. Cháu xin chân thành cảm ơn!
Luật sư Gia Đình trả lời:
Theo các thông tin mà bạn cung cấp,
người đó có thể bị truy cứu trách nhiệm về Tội cưỡng đoạt tài sản theo quy định
tại Điều 170 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Đặc trưng cơ bản của
tội này là người phạm tội đã có hành vi uy hiếp tinh thần của người có trách
nhiệm về tài sản bằng những thủ đoạn đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác
làm cho người có trách nhiệm về tài sản lo sợ mà phải giao tài sản cho người
phạm tội.
Điều 170. Tội cưỡng đoạt tài sản
1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực
hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì
bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các
trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Phạm tội đối với người dưới 16
tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự
vệ;
d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ
50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh,
trật tự, an toàn xã hội;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các
trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ
200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường
hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá
500.000.000 đồng trở lên;
b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh,
tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt
tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn
bộ tài sản.
“Có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần
người khác” là hành vi đe dọa sẽ gây thiệt hại về tài sản, danh dự, uy tín bằng
bất cứ thủ đoạn nào nếu người bị uy hiếp không thỏa mãn yêu cầu về tài sản của
người phạm tội. Hành vi này có khả năng khống chế ý chí của người bị đe dọa, mà
chưa đến mức làm cho người bị đe dọa bị tê liệt ý chí. Hành vi uy hiếp tinh
thần này có thể được thực hiện dưới một trong các dạng:
- Đe họa hủy hoại tài sản của người
bị đe dọa;
- Đe dọa tố giác hành vi phạm pháp
hoặc vi phạm đạo đức của người bị đe dọa;
- Đe dọa công bố những tin tức thuộc
đời tư mà người bị đe dọa muốn giữ kín… và mục đích của người phạm tội khi thực
hiện hành vi “đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần
người khác” là “nhằm chiếm đoạt tài sản”.
Theo như bạn trình bày thì anh thư
ký liên tục giọi điện, nhắn tin tạo áp lực cho bạn và gia đình của bạn bạn, uy
hiếp bạn sẽ nộp hồ sơ khởi kiện bạn của bạn việc mà bạn không mong muốn, đồng
thời anh ta luôn đòi hỏi bạn phải đưa cho anh ta các khoản tiền "án
phí". Chính vì vậy trong trường hợp này, anh thư ký có thể sẽ phải chịu
trách nhiệm hình sự theo Khoản 1 Điều 170 Bộ luật hình sự năm 2015 nếu như có
đủ các yếu tố cấu thành nêu trên.
3.
Hành vi cấu thành tội tống tiền
Căn cứ vào Điều 135 Bộ Luật Hình Sự
“1. Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực
hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì
bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các
trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
3. a) Có tổ chức;
4. b) Có tính chất chuyên nghiệp;
5. c) Tái phạm nguy hiểm;
6. d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị
từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
đ) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các
trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm:
4. a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị
từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;
5. b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
6. Phạm tội thuộc một trong các
trườnghợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
7. a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị
từ 500 triệu đồng trở lên;
8. b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm
trọng.
9. Người phạm tội còn có thể bị phạt
tiền từ 10 đồng đến 100 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”.
Như vậy để cấu thành tội cưỡng đoạt
tài sản theo điều 135 thì hành vi khách quan của tội cưỡng đoạt tài sản được
thực hiện thông qua các hình thức sau đây:
– Hành vi “đe dọa sẽ dùng vũ lực”;
– “Có thủ đoạn khác uy hiếp tinh
thần người khác” là hành vi đe dọa sẽ gây thiệt hại về tài sản, danh dự, uy tín
bằng bất cứ thủ đoạn nào nếu người bị uy hiếp không thỏa mãn yêu cầu về tài sản
của người phạm tội. Hành vi này có khả năng khống chế ý chí của người bị đe
dọa, mà chưa đến mức làm cho người bị đe dọa bị tê liệt ý chí. Hành vi uy hiếp
tinh thần này có thể được thực hiện dưới một trong các dạng:
+ Đe họa hủy hoại tài sản của người
bị đe dọa;
+ Đe dọa tố giác hành vi phạm pháp
hoặc vi phạm đạo đức của người bị đe dọa;
+ Đe dọa công bố những tin tức thuộc
đời tư mà người bị đe dọa muốn giữ kín… và mục đích của người phạm tội khi thực
hiện hành vi “đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần
người khác” là “nhằm chiếm đoạt tài sản”.
Chính vì vậy trong trường hợp của
bạn trong lá thư, bạn có thể sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 135 Bộ
luật hình sự nếu như có đủ các yếu tố cấu thành nêu trên. Tuy nhiên, theo lời
bạn kể chỉ vì bạn tức giận nên mới nhắn tin mang yếu tố “đe dọa, tống tiền” như
vậy, thì bạn cũng có thể không chịu trách nhiệm hình sự, tuy nhiên tùy theo mức
độ nhắn tin đe dọa của bạn như thế nào mà bạn có thể chịu những mức phạt hành
chính tương ứng.
4.Tội
giết người khi nào bị tử hình?
1. Tội phạm giết người là gì?
Tội giết người được quy định tại
điều 123 Bộ luật Hình sự 2015.
Tội giết người là hành vi tước đoạt
quyền sống của người khác một cách trái pháp luật.
Chỉ khi nào tước đoạt quyền sống của
người khác một cách trái pháp luật thì mới bị coi là phạm tội giết người, còn
tước đoạt tính mạng người khác đúng pháp luật thì không phạm tội này (ví dụ:
thi hành án tử)
2. Tội giết người là loại tội gì?
Tội giết người có khung hình phạt
cao nhất là tử hình, do đó giết người là loại tội đặc biệt nghiêm trọng
3. Phân tích tội giết người theo quy
định Bộ luật Hình sự
Khác với các tội khác, tội giết
người tại điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 có sự sắp xếp các điều khoản theo cách
khác. Trong khi với các tội khác, khoản 1 luôn là khoản cơ bản và tăng nặng dần
từ các khoản sau nhưng tội giết người lại có khoản 1 là khoản tăng nặng. Điều
này có thể xuất phát từ tính chất nghiêm trọng của loại tội này nên các nhà làm
luật sắp xếp như thế để tăng tính răn đe.
Tội giết người có khung hình phạt
nhẹ nhất là 7-15 năm, nếu không có các tình tiết tăng nặng tại khoản 1.
Đây là một trong số các tội mà người
phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự ngay cả trong giai đoạn chuẩn bị phạm
tội (1-5 năm)
4. Khung hình phạt đối với tội giết
người
Tội giết người có các khung hình
phạt sau đây:
• 12 năm đến 20 năm, tù chung thân
hoặc tử hình
• 07 năm đến 15 năm
• 01 năm đến 05 năm: Đối với người
chuẩn bị phạm tội này
5. Tội giết người phạt tù bao nhiêu
năm?
Theo mục 4 bài này, tội giết người
có thể chịu hình phạt tù từ 7 năm đến chung thân
Người chuẩn bị phạm tội (chuẩn bị
công cụ, phương tiện...) thì bị phạt tù 01 năm đến 05 năm
6. Tội giết người khi nào bị tử
hình?
Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015 quy
định về hình phạt tử hình như sau:
1. Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ
áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các
tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma
túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật này
quy định.
2. Không áp dụng hình phạt tử hình
đối với người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con
dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử.
3. Không thi hành án tử hình đối với
người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang
nuôi con dưới 36 tháng tuổi;
b) Người đủ 75 tuổi trở lên;
c) Người bị kết án tử hình về tội
tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít
nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan
chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.
4. Trong trường hợp quy định tại
khoản 3 Điều này hoặc trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình
phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân.
Do đó, người bị tuyên án tử sẽ bị
thi hành án (tử hình) khi có đủ các điều kiện:
• Không thuộc các điều trên (không
phải người dưới 18 tuổi, không phải người già trên 75 tuổi...)
• Khi thực hiện hành vi giết người
với các tình tiết tăng nặng tại khoản 1 điều 123 BLHS 2015
Luật sư Trần Minh Hùng chuyên gia
tư vấn luật trên kênh HTV, VTV, THVL1, ANTV, SCTV1...
Chúng tôi
là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên
viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm,
kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm
và đạo đức trong nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý-
cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư
bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là
nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư
luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư
thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề,
chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu sợ nguy hiểm, sợ ảnh
hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật
sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp
được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem
lại công bằng cho xã hội.
Luật
sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư
Gia Đình có nhiều năm kinh nghiệm tranh tụng, tư vấn được rất nhiều hãng truyền
thông tin tưởng với nhiều năm và thường xuyên cố vấn pháp lý, tư vấn pháp luật
trên các Kênh truyền hình uy tín như: Đài Truyền hình TPHCM
(HTV), Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Đài truyền hình Vĩnh Long,
Truyền hình Công an ANTV, SCTV, THQH, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam,
Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV Giao Thông, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát
thanh Kiên Giang, Truyền hình Quốc Hội, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi
trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an
nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học
luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường
ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học
uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật
sư bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng
trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ đại án Ngân hàng
Navibank liên quan Huyền Như và Viettinbank, Vụ cướp 35 tỷ Long Thành - Dầu
giây, Chống thi hành công vụ mùa Covid, các vụ Giết Người, Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa
Đảo, gây thương tích, tham ô, cố ý làm trái... và các vụ án khác về dân sự,
kinh tế, thừa kế, đất đai, lao động, hành chính, doanh nghiệp.… luôn mang lại
niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công
lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi.
Chúng tôi
cùng tư vấn luật và cố vấn pháp lý cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước
rất lâu năm.
Trân trọng
cảm ơn!.
|