1.
Tư vấn xử lý việc vô tình gây tai nạn giao thông chết người?
Kính gửi các luật sư, xin giải đáp
giúp tôi về trách nhiệm hình sự và dân sự của bố tôi trong trường hợp lái xe để
xảy ra tai nạn một người mất và một người bị thương. Cụ thể vụ tai nạn như sau:
Bố tôi năm nay 50 tuổi, lái xe tải
(là chiếc xe gom góp mua lại của một người thân) vất vả nuôi 3 anh em tôi ăn
học Đại học. Bố tôi có bằng lái và xe đầy đủ giấy phép lưu hành cũng như bảo
hiểm đầy đủ theo quy định của Pháp luật. Vào 8h sáng ngày 02/07/2018, bố tôi
đang trên đường đi lấy hàng, đi trên quốc lộ 1A theo hướng Bắc Nam thì bất ngờ
một chiếc xe máy chạy ngang qua ngang đường quốc lộ do một ông khoảng 53 tuổi
điều khiển, do ông ấy qua đường không quan sát và bị che khuất tầm nhìn do
chiếc xe khách 2 tầng đi ngược chiều. Lúc nhìn thấy ông bà ấy, do khoảng cách
quá gần và quá đột ngột nên bố tôi chỉ biết phanh xe hết cỡ nhưng vẫn va chạm
vào xe máy. Ngay sau khi va chạm, bố tôi xuống có ý định xem người bị tai nạn
thế nào nhưng xét thấy tình thế không qua khỏi nên đã hô hoán dân làng gọi xe
cấp cứu rồi tránh mặt. Hai người được đưa vào BV huyện gần đó sơ cứu, sau đó
được chuyển ra BV Đa Khoa tỉnh. Khoảng 12h do chấn thương nặng vùng bụng mà bà
vợ qua đời, còn ông chồng bị gãy xương đòn và 3 cái xương sườn vẫn được điều
trị tại bệnh viện. Gia đình tôi chạy vạy được 10 triệu đồng để bỏ phong bì
phúng viếng gia đình bên bị thiệt hại. Luôn túc trực hằng ngày ở đám ma và bệnh
viện. Hết lòng chăm sóc ông nằm ngoài viện, chúng tôi làm việc, học tập ngoài
Hà Nội đều về chăm sóc ông ấy, đi lại hằng ngày để hỗ trợ tiền thuốc thang và
chi phí chữa trị. Đến nay bệnh tình ông đã ổn định và chờ ngày xuất viện. Cho
tôi hỏi 2 trường hợp:
1- Nếu không may gia đình kia đưa
đơn kiện thì bố tôi phải chịu những hình phạt gì (lỗi hoàn toàn là khách quan -
bố tôi chạy xe đúng làn đường, tốc độ là 50-60km/h trên đoạn đường không quy
định hạn chế tốc độ, không uống rượu bia hoặc chất kích thích). Và thủ tục bao
nhiêu ngày mới có thể lấy xe ra?
2- Nếu 2 bên thỏa thuận êm đẹp thì
bố tôi có bị đưa ra pháp luật xử lý không? Vì hồ sơ vụ tai nạn hiện bên công an
đã làm việc và chuyển sang viện kiểm sát.
Rất mong nhận được sự giúp đỡ của
các luật sư giúp gia đình tôi, bố tôi tuổi đã cao đến lúc sắp được nghỉ ngơi
thì bị cú sốc này nên ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe cũng như tinh thần! Xin
cảm ơn rất nhiều!
Luật sư Gia Đình trả lời:
Vì bạn không nói rõ cảnh sát giao
thông có khám nghiệm hiện trường hay không? Nếu có thì kết quả khám nghiệm hiện
trường như thế nào? Theo kết luận điều tra thì bố bạn có vi phạm luật giao
thông hay không? Tuy nhiên, với tình huống của bạn tôi có thể trao đổi với bạn
như sau:
Theo quy định tại Điều 260 Bộ luật
Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về Tội vi phạm quy định về
điều khiển phương tiện giao thông đường bộ:
"Điều 260. Tội vi phạm quy định
về tham gia giao thông đường bộ
1. Người nào tham gia giao thông
đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho
người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ
30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm
hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những
người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ
100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
..."
Như vậy, nếu hành vi gây ra thiệt
hại về tính mạng của bà vợ và gây thiệt hại về sức khỏe cho ông chồng nhưng
phải có kết luận của cơ quan giao thông hoặc cơ quan điều tra về việc bố bạn
tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định của pháp luật thì bố bạn mới
phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 260 nêu trên. Còn nếu xác nhận lỗi hoàn
toàn do bên phía người bị thiệt hại gây ra thì bố bạn không phải chịu trách
nhiệm hình sự, cũng như không phải bồi thường cho người bị thiệt hại theo Điều
601 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Trong trường hợp, có xác nhận của cơ
quan có thẩm quyền, bố của bạn có lỗi gây ra thiệt hại thì bố của bạn phải bồi
thường cho nguwòi bị thiệt hại các khoản bồi thường sau theo quy định của Bộ
luật Dân sự năm 2015 tại Mục 2 Chương XX, theo đó, trường hợp của bạn như sau:
- Nếu như bố bạn vi phạm giao thông
quy định về an toàn giao thông đường bộ, thì bố bạn có thể bị truy cứu trách
nhiệm hình sự theo khoản 1, Điều 260 ở trên và phải bồi thường cho gia đình
người bị nạn theo Điều 601 Bộ luật Dân sự năm 2015.
- Nếu như bố bạn đi đúng quy định về
an toàn giao thông đường bộ, thì bố bạn không bị truy cứu trách nhiệm hình sự
nhưng vẫn phải bồi thường cho gia đình người bị nạn theo quy định trên, trừ
trường hợp:
"3. Chủ sở hữu, người chiếm
hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có
lỗi, trừ trường hợp sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi
cố ý của người bị thiệt hại;
b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp
bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định
khác."
Nếu hai bên không thoả thuận được về
vấn đề bồi thường thiệt hại và bên gia đình bị thiệt hại có yêu cầu toà án giải
quyết, thì mức độ và các khoản bồi thường thiệt hại sẽ được thực hiện theo Bộ
luật Dân sự năm 2015.
2.
Mức bồi thường thiệt hại về tính mạng là bao nhiêu tiền?
Cơ sở pháp lý: Nghị quyết
03/2006/NQ-HĐTP:
Trong trường hợp bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng mà thiệt hại này là thiệt hại về tính mạng con người thì chi
phí bồi thường thiệt hại được xác định cụ thể như sau:
1.Đối với chi phí chăm sóc người bị
thiệt hại trước khi chết:
Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa,
bồi dưỡng chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết được xác định như các chi
phí được hướng dẫn như thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm.
2.Chi phí cho việc mai táng
Chi phí hợp lý cho việc mai táng bao
gồm: các khoản tiền mua quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm,
khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các khoản chi khác phục vụ cho việc
chôn cất hoặc hỏa táng nạn nhân theo thông lệ chung. Không chấp nhận yêu cầu
bồi thường chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ…
3.Khoản tiền cấp dưỡng cho những
người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng trước khi chết.
Chỉ xem xét khoản tiền cấp dưỡng cho
những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng, nếu trước khi tính
mạng bị xâm phạm người bị thiệt hại thực tế đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
Những người đang được người bị thiệt hại cấp dưỡng được bồi thường khoản tiền
cấp dưỡng, tương ứng đó. Đối với những người mà người bị thiệt hại đang thực
hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng nhưng sau khi người bị thiệt hại bị xâm phạm tính
mạng, thì những người này được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng hợp lý phù hợp
với thu nhập và khả năng thực tế của người phải bồi thường, nhu cầu thiết yếu
của người được bồi thường.
Thời điểm cấp dưỡng được xác định kể
từ thời điểm tính mạng bị xâm phạm.
b) Đối tượng được bồi thường khoản
tiền cấp dưỡng.
– Vợ hoặc chồng không có khả năng
lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và được chồng hoặc vợ là người bị
thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng;
– Con chưa thành niên hoặc con đã
thành niên nhưng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình
mà cha, mẹ là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng;
– Cha, mẹ là người không có khả năng
lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà con là người bị thiệt hại đang
thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;
– Vợ hoặc chồng sau khi ly hôn đang
được bên kia (chồng hoặc vợ trước khi ly hôn) là người bị thiệt hại đang thực
hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;
– Con chưa thành niên hoặc con đã thành
niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà cha hoặc
mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp
dưỡng;
– Em chưa thành niên không có tài
sản để tự nuôi mình hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động, không có
tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có
khả năng lao động không có tài sản để cấp dưỡng cho con được anh, chị đã thành
niên không sống chung với em là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp
dưỡng;
– Anh, chị không có khả năng lao
động, không có tài sản để tự nuôi mình mà em đã thành niên không sống chung với
anh, chị là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;
– Cháu chưa thành niên hoặc cháu đã
thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và
không còn người khác cấp dưỡng mà ông bà nội, ông bà ngoại không sống chung với
cháu là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;
– Ông bà nội, ông bà ngoại không có
khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người khác cấp
dưỡng mà cháu đã thành niên không sống chung với ông bà nội, ông bà ngoại là
người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
3.
Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do tính mạng bị xâm phạm
– Người được nhận khoản tiền bù đắp
tổn thất về tinh thần trong trường hợp này là những người thân thích thuộc hàng
thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha
nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người bị thiệt hại.
+ Trường hợp không có những người
được hướng dẫn như trên thì người được nhận khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh
thần là người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng và người đã trực
tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại.
– Trong mọi trường hợp, khi tính
mạng bị xâm phạm, những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất hoặc người
mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng và người đã trực tiếp nuôi dưỡng
người bị thiệt hại (sau đây gọi chung là người thân thích) của người bị thiệt
hại được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần. Cần căn cứ vào
hướng dẫn tại điểm b tiểu mục 1.1 mục 1 Phần I Nghị quyết này để xác định mức
độ tổn thất về tinh thần của những người thân thích của người bị thiệt hại.
Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần phải căn cứ vào địa vị của người bị
thiệt hại trong gia đình, mối quan hệ trong cuộc sống giữa người bị thiệt hại
và những người thân thích của người bị thiệt hại…
– Mức bồi thường chung khoản tiền bù
đắp tổn thất về tinh thần trước hết do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận
được thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho tất cả
những người thân thích của người bị thiệt hại phải căn cứ vào mức độ tổn thất
về tinh thần, số lượng người thân thích của họ, nhưng tối đa không quá 60 tháng
lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.
4. Tư vấn về bồi thường tổn thất về
tinh thần
Câu hỏi: Tôi bị một người láng giềng
gây thương tích mất 19% sức khỏe, vụ việc sắp được đưa ra Tòa án để xét xử. Tôi
muốn yêu cầu người gây thương tích cho tôi phải bồi thường một khoản tiền bù
đắp tổn thất về tinh thần thì có được không? Pháp luật có quy định mức cao nhất
của khoản tiền này không? Tôi xin cảm ơn
Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi
đề nghị tư vấn đến Văn Phòng Luật Sư Gia Đình, trường hợp của bạn chúng tôi tư
vấn như sau:
Theo quy định tại Điều 134 Bộ luật
Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định:
“Điều 134. Tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11%
đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt
cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung
khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa
chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ
nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng
tự vệ;
...”
Như vậy trường hợp của bạn người gây
thương tích cho bạn là 19% có thể bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù.
Ngoài ra theo quy định tại Bộ luật
Dân sự 2015 có quy định về trường hợp bồi thường thiệt hại về sức khỏe và tinh
thần như sau:
“Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị
xâm phạm
1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa,
bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị
thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị
giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại
không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình
của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập
thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị;
nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên
chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị
thiệt hại;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường
trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại
theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về
tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do
các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có
sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy
định.”
Như vậy trường hợp của bạn có thể
yêu cầu thỏa thuận giữa hai bên về mức chi phí bồi thường thiệt hại do sức khỏe
bị xâm phạm và một khoản bù đắp tổn thất về tinh thần. Trong trường hợp không
thỏa thuận được về khoản bồi thường bù đắp về tinh thần thì mức tối đa bồi
thường không quá 50 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
Luật sư Trần Minh Hùng chuyên gia
tư vấn luật trên kênh HTV, VTV, THVL1, ANTV, SCTV1...
Chúng tôi
là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên
viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm,
kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm
và đạo đức trong nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý-
cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư
bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là
nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư
luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư
thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề,
chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu sợ nguy hiểm, sợ ảnh
hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật
sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp
được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem
lại công bằng cho xã hội.
Luật sư
Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia
Đình có nhiều năm kinh nghiệm tranh tụng, tư vấn được rất nhiều hãng truyền
thông tin tưởng với nhiều năm và thường xuyên cố vấn pháp lý, tư vấn pháp luật
trên các Kênh truyền hình uy tín như: Đài Truyền hình TPHCM
(HTV), Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Đài truyền hình Vĩnh Long,
Truyền hình Công an ANTV, SCTV, THQH, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam,
Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV Giao Thông, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát
thanh Kiên Giang, Truyền hình Quốc Hội, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi
trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an
nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học
luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường
ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học
uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật
sư bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng
trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ đại án Ngân hàng
Navibank liên quan Huyền Như và Viettinbank, Vụ cướp 35 tỷ Long Thành - Dầu
giây, Chống thi hành công vụ mùa Covid, các vụ Giết Người, Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa
Đảo, gây thương tích, tham ô, cố ý làm trái... và các vụ án khác về dân sự,
kinh tế, thừa kế, đất đai, lao động, hành chính, doanh nghiệp.… luôn mang lại
niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công
lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi.
Chúng tôi
cùng tư vấn luật và cố vấn pháp lý cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước
rất lâu năm.
Trân trọng
cảm ơn.
ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VPLS GIA ĐÌNH (Luật sư Thành Phố)
Trụ sở: 402A
Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, Tp.HCM (Bên cạnh Công chứng số 7)
5/1 Nguyễn Du,
Biên Hòa, Đồng Nai (đối diện tòa án Biên Hòa)
68/147 Trần
Quang Khải, Tân Định, quận 1, TP.HCM
Điện thoại:
028-38779958; Fax: 08-38779958
Luật sư Trần
Minh Hùng: 0972 238006
Email: luatsuthanhpho@gmail.com
http://www.luatsugiadinh.net. vn
http://www.luatsuthanhpho.com
|