1. Vai trò tư vấn của luật sư hình sự?
– Tư vấn về các quy định của pháp luât ̣ cụ thể về từng loại tôi ̣ phạm và định khung hình phạt đối với những tôi phạm cụ thể;
– Tư vấn các vấn đề pháp lý về hình sự: Các vấn đề về các quy định về các tình tiết để được xem xét giảm nhẹ hay tăng năng ̣ khung hình phạt, chuyển khung hình phạt, các trường hợp chuyển hóa tôi phạm; ̣Tư vấn về các quy định của pháp luât ̣ hình sự, cách thức xử lý vi phạm phụ thuôc ̣ vào độ tuổi của người phạm tôi; Tư vấn và đánh giá về các măt ̣ chủ quan và khách quan của tôi ̣ phạm để đánh giá về mức độ nguy hiểm hành vi phạm tội.
– Tư vấn về thời hạn để được xóa án tích và các trình tự thủ tục để thực hiên việc xóa án tích; luật sư bào chữa, ̣
– Tư vấn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự;
– Tư vấn và giúp khách hàng tìm, phân tích chứng cứ ngoại phạm hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự, phân tích hành vi, vi phạm và lỗi trong tố tụng hình sự từ đó nhằm mục đích minh oan cho khách hàng;
– Tư vấn giúp khách hàng nhận thức rõ được quyền và nghĩa vụ của họ trong điều kiện, hoàn cảnh hiện tại đối với cơ quan tiến hành tố tụng hoặc trước phiên tòa tránh tình trạng bị ép cung, mớm cung, dụ cung nhằm minh oan, miễn hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự;
– Tư vấn và hướng dẫn khách hàng lập thủ tục bồi thường thiệt hại tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm để khắc phục hậu quả do hành vi trái pháp luật của mình gây ra cho người khác trong trường hợp gia đình người bị hại đồng ý hoặc không đồng ý nhận bồi thường;
– Tư vấn nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội, các biện pháp tư vấn áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội, các hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội… và nhiều vấn đề khác.
Vai trò tham gia tố tụng của luật sư hình sự.
Một luật sư hình sự giỏi không chỉ là người có kiến thức chuyên môn mà còn phải hiểu biết sâu sắc về pháp lý, có kinh nghiệm giải quyết những tranh chấp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Đó là người đại diện cho thân chủ khi tham gia các hoạt động tố tụng hình sự.
Có thể xem xét vai trò của luật sư hình sự qua các giai đoạn như sau:
1. Vai trò của luật sư hình sự trong giai đoạn điều tra, truy tố
– Giai đoạn điều tra: thực hiện quyền bào chữa cho bị can, bị cáo, người bị tạm giữ và bảo vệ quyền lợi cho các đối tượng trên, giúp họ tránh các hoạt động xâm phạm bởi các hoạt động sai trái, tiêu cực của cơ ban điều tra như tham gia hỏi cung bị can cùng cơ quan điều tra để tranh việc ép cung, mớm cung gây bất lợi cho bị can, bị cáo.
- Bên cạnh đó, luật sư còn có thể tự mình thu thập chứng cứ, tiến hành xem xét và đánh giá chứng cứ do cơ quan điều tra thu thập để làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án.
– Giai đoạn truy tố: Luật sư tiến hành nghiên cứu hồ sơ, xem xét và đánh giá chứng cứ nhằm đưa ra các nhận định, xây dựng các lập luận hướng giải quyết vụ án để chuẩn bị cho phiên tòa nhằm bảo vệ thân chủ
2. Hoạt động bào chữa của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự
(VBF) - Theo báo cáo của các Đoàn luật sư trong cả nước, chỉ tính trong 02 năm 2010 và 2011, các luật sư đã tham gia bào chữa trong 32234 vụ án hình sự, trong đó có 17348 vụ do thân chủ mời, 14886 vụ theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng. Trong năm 2012, số liệu chưa thống kê chính thức, nhưng số lượng các vụ án có luật sư tham gia ngày càng nhiều. Thực tiễn này cho thấy những đóng góp tích cực của đội ngũ luật sư trong lĩnh vực tố tụng hình sự. Việc luật sư tham gia tố tụng không những bảo đảm tốt hơn quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền được bảo vệ lợi ích hợp pháp của các đương sự mà còn giúp các cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện, sửa chữa những thiếu sót, sai lầm, hạn chế oan sai, làm rõ sự thật khách quan của vụ án.
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động nghề luật sư, hầu hết các luật sư đều nhìn nhận rằng trong suốt quá trình tố tụng điều tra, truy tố, xét xử thì những khó khăn của luật sư tham gia trong giai đoạn điều tra được phản ánh nhiều nhất. Đặc biệt nổi cộm lên là vấn đề luật sư thường hay bị cơ quan điều tra gây khó khăn trong việc cấp Giấy chứng nhận bào chữa (GCNBC), tham gia hỏi cung bị can, tiếp cận hồ sơ vụ án gây ảnh hưởng đến quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra. Mặc dù, Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành, đặc biệt là Thông tư số 70/2011/TT-BCA ngày 10 tháng 10 năm 2011 (Thông tư 70) của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự liên quan đến việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự đã có những quy định cụ thể về quyền bào chữa của luật sư trong các giai đoạn tố tụng hình sự, nhưng vẫn tồn tại những hạn chế ảnh hưởng đến kết quả, chất lượng hoạt động tham gia tố tụng của luật sư, cần phải được khắc phục và tháo gỡ kịp thời.
I. Thực tiễn hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự
1. Việc cấp GCNBC cho luật sư
Theo quy định tại khoản 1 Điều 57 BLTTHS thì “người bào chữa do người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ lựa chọn”, và luật sư là một trong những đối tượng được làm người bào chữa theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 56 BLTTHS. Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 70, khi luật sư được người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ mời hoặc được Đoàn luật sư phân công theo yêu cầu của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án thì luật sư phải làm thủ tục đề nghị cấp GCNBC gửi Cơ quan điều tra đang thụ lý vụ án. Sau khi được Cơ quan điều tra có thẩm quyền cấp GCNBC thì Luật sư mới bắt đầu tham gia tố tụng vụ án hình sự với tư cách là người bào chữa cho thân chủ (người bị tạm giữ, bị can,...).
Cũng theo quy định tại Điều 5 Thông tư 70, thủ tục cấp GCNBC đối với luật sư được tiến hành như sau: Luật sư đề nghị cấp GCNBC và tham gia tố tụng gửi hồ sơ (bao gồm: Bản sao có chứng thực thẻ luật sư; Giấy yêu cầu luật sư; Giấy giới thiệu; Văn bản phân công của Đoàn luật sư trong một số trường hợp) đến Cơ quan điều tra đang thụ lý vụ án. Trong thời hạn 03 ngày (hoặc trong thời hạn 24 giờ đối với trường hợp tạm giữ người) kể từ khi nhận đủ các giấy tờ hợp lệ, Cơ quan điều tra có thẩm quyền phải xem xét, cấp GCNBC để họ thực hiện việc bào chữa, nếu từ chối cấp GCNBC thì phải có văn bản nêu rõ lý do.
Tuy nhiên, trên thực tế ở nhiều địa phương, để được cấp GCNBC, luật sư phải xuất trình đơn yêu cầu của người bị tạm giữ, bị can, thẻ luật sư và cả chứng chỉ hành nghề luật sư. Trong khi đó, người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam thì việc có được đơn yêu cầu nhờ luật sư của họ là điều hết sức khó khăn. Còn đối với đơn yêu cầu luật sư của thân nhân người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam thì phải chờ Cơ quan điều tra xác minh quan hệ, rồi hỏi ý kiến của người bị tạm giữ, bị can mới tiến hành cấp Giấy chứng nhận (điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào “thiện chí” của Cơ quan điều tra).
Thực tiễn cũng cho thấy việc cấp GCNBC trong thời hạn quy định (3 ngày) là rất hiếm mà thường luật sư không có căn cứ để khiếu nại vì toàn bộ việc giao nhận thủ tục giữa luật sư với cơ quan tiến hành tố tụng đều được thực hiện thông qua trao tay trực tiếp mà không có bất kỳ một văn bản nào ghi nhận việc đã giao nhận này; còn nếu luật sư dùng biện pháp chuyển hồ sơ qua đường bưu điện để làm chứng cứ xác định việc đã giao nộp thì cho đến khi quá thời hạn xét cấp GCNBC nếu có khiếu nại thì sẽ được trả lời là người có trách nhiệm chưa nhận được các văn bản này do … bị thất lạc ở đâu đó! Thậm chí có nơi cán bộ điều tra còn dùng biện pháp nghiệp vụ để bị can đang bị tạm giam từ chối luật sư, đó có thể chỉ là lời dọa dẫm nếu mời luật sư thì “chỉ có nặng hơn” hoặc nhiều hình thức khác o ép về tinh thần để bị can từ chối luật sư.
2. Luật sư tham gia lấy lời khai người bị tạm giữ, hỏi cung bị can
Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 BLTTHS, trong giai đoạn điều tra vụ án, luật sư có quyền có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu Điều tra viên đồng ý thì được hỏi người bị tạm giữ, bị can; xem các biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình và các quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa; đề nghị Cơ quan điều tra báo trước về thời gian và địa điểm hỏi cung bị can để có mặt khi hỏi cung bị can; gặp người bị tạm giữ, gặp bị can đang bị tạm giam,… Các quyền này cũng được quy định cụ thể tại Điều 7 Thông tư 70 như sau: Điều tra viên phải giao các quyết định tố tụng liên quan đến người được bào chữa, thông báo cách thức liên lạc của Cơ quan điều tra cho luật sư bào chữa; Điều tra viên phải thông báo về thời gian, địa điểm lấy lời khai người bị tạm giữ, hỏi cung bị can cho người bào chữa trước 24 giờ (trước 48 giờ đối với người ở xa);….và“Khi người bào chữa có văn bản đề nghị Cơ quan điều tra cho gặp người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam thì Cơ quan điều tra làm các thủ tục theo quy định của pháp luật để người bào chữa gặp người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm; nếu từ chối cho gặp phải thông báo cho người bào chữa biết bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối”.
Tuy nhiên, việc luật sư xin được gặp bị can đang bị tạm giam còn gặp nhiều khó khăn. Việc gặp bị can trong giai đoạn điều tra bắt buộc phải có mặt Điều tra viên nên khi luật sư đề nghị được gặp bị can thì thông thường là lần đầu không được đáp ứng, các lần hẹn sau cũng không chắc chắn gặp được vì Điều tra viên lấy lý do bận công việc đột xuất … Nhiều khi Cơ quan Điều tra không thông báo thời gian hỏi cung hoặc đã hẹn ngày nhưng sau đó lại hoãn, đôi khi hoãn nhiều lần nhằm tránh việc luật sư tham dự hỏi cung bị can. Còn việc được gặp người bị tạm giữ đối với luật sư thì chỉ là quyền trong lý thuyết mà thôi.
Luật sư Trần Minh Hùng chuyên gia tư vấn luật trên kênh HTV, VTV, THVL1, ANTV, SCTV1...
Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý- cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề, chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu sợ nguy hiểm, sợ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem lại công bằng cho xã hội.
Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình có nhiều năm kinh nghiệm tranh tụng, tư vấn được rất nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm và thường xuyên cố vấn pháp lý, tư vấn pháp luật trên các Kênh truyền hình uy tín như: Đài Truyền hình TPHCM (HTV), Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Đài truyền hình Vĩnh Long, Truyền hình Công an ANTV, SCTV, THQH, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV Giao Thông, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh Kiên Giang, Truyền hình Quốc Hội, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ đại án Ngân hàng Navibank liên quan Huyền Như và Viettinbank, Vụ cướp 35 tỷ Long Thành - Dầu giây, Chống thi hành công vụ mùa Covid, các vụ Giết Người, Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa Đảo, gây thương tích, tham ô, cố ý làm trái... và các vụ án khác về dân sự, kinh tế, thừa kế, đất đai, lao động, hành chính, doanh nghiệp.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi.
Chúng tôi cùng tư vấn luật và cố vấn pháp lý cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước rất lâu năm.
Trân trọng cảm ơn!.
|