1. Tội trồng cần sa theo quy định của pháp luật hình sự?
Điều 247 Bộ luật hình sự năm 2015,
sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội trồng cây cần sa như sau:
“Điều 247. Tội trồng cây thuốc
phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy
1. Người nào trồng cây thuốc phiện,
cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy thuộc một trong
các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã được giáo dục 02 lần và đã
được tạo điều kiện ổn định cuộc sống;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính
về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi
phạm;
c) Với số lượng từ 500 cây đến dưới
3.000 cây.
2. Phạm tội thuộc một trong các
trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Với số lượng 3.000 cây trở lên;
c) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt
tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
4. Người nào phạm tội thuộc khoản 1
Điều này, nhưng đã tự nguyện phá bỏ, giao nộp cho cơ quan chức năng có thẩm
quyền trước khi thu hoạch, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.”
1. Chủ thể của tội phạm
Những người đủ năng lực chịu trách
nhiệm hình sự về tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại
cây khác có chứa chất ma túy.
2. Mặt khách quan của tội phạm
– Tham khảo Thông tư
17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP hướng dẫn Bộ luật Hình sự 1999:
“1. Tội trồng cây thuốc phiện hoặc
các loại cây khác có chứa chất ma túy (Điều 192).
1.1. “Các loại cây khác có chứa chất
ma túy” là các loại cây có chứa chất gây nghiện, chất hướng thần theo quy định
của Chính phủ, trừ cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa.
1.2. “Trồng cây thuốc phiện, cây
côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy” quy định tại Điều
192 của BLHS là hành vi gieo trồng, chăm bón hoặc thu hoạch các bộ phận của cây
(như lá, hoa, quả, thân cây có chứa chất ma túy).
1.3. Người thực hiện hành vi trồng
cây có chứa chất ma túy chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi đã được áp dụng
đầy đủ cả ba biện pháp: “Đã được giáo dục nhiều lần”, “đã được tạo điều kiện ổn
định cuộc sống” và “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm”.
a) “Đã được giáo dục nhiều lần” là
đã được cơ quan nhà nước, tổ chức, người có trách nhiệm ở địa phương từ hai lần
trở lên vận động, thuyết phục, nhắc nhở về việc không được trồng cây có chứa
chất ma túy hoặc phổ biến đường lối, chính sách, quy định của pháp luật về cấm
trồng cây có chứa chất ma túy. Các biện pháp giáo dục này phải được thể hiện
bằng biên bản. Chỉ bị coi là “đã được giáo dục nhiều lần” nếu việc giáo dục
được thực hiện trước khi bị xử phạt hành chính.
b) “Đã được tạo điều kiện để ổn định
cuộc sống” là đã được hỗ trợ về tiền vốn, kỹ thuật để sản xuất, hỗ trợ giống
cây trồng, vật nuôi hoặc đã được hướng dẫn về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt
cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lương thực… để thay thế các loại cây có chứa
chất ma túy.
c) “Đã bị xử phạt hành chính về hành
vi này mà còn vi phạm” được hiểu là trước đó đã có hành vi trồng cây có chứa
chất ma túy và đã bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền theo quy định của pháp
luật về xử phạt vi phạm hành chính, nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị
xử phạt vi phạm hành chính, mà lại tiếp tục có hành vi trồng cây có chứa chất
ma túy và bị phát hiện. (Theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính
hiện hành thì có hai hình thức xử phạt vi phạm hành chính là cảnh cáo hoặc phạt
tiền).
1.4. Người nào biết người khác gieo
trồng, chăm bón hoặc thu hoạch cây có chứa chất ma túy, đã được áp dụng đầy đủ
cả ba biện pháp: “Giáo dục nhiều lần”, “tạo điều kiện ổn định cuộc sống” và “đã
bị xử phạt hành chính về hành vi này” mà vẫn giúp họ thực hiện một trong các
hành vi đó thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự với vai trò đồng phạm về tội
này.
1.5. Trường hợp người trồng cây có
chứa chất ma túy, đã được áp dụng đầy đủ cả ba biện pháp: “Giáo dục nhiều lần”,
“tạo điều kiện ổn định cuộc sống” và “đã bị xử phạt hành chính” nhưng không
chịu phá bỏ mà bán lại cho người khác thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự
về tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có
chứa chất ma túy theo quy định tại Điều 192 của BLHS. Người mua lại cây có chứa
chất ma túy để tiếp tục chăm sóc thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này
nếu thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm.
Người nào mua bán trái phép cây có
chứa chất ma túy khi cây hoặc các bộ phận của cây có chứa chất ma túy là đối
tượng (chất ma túy) quy định tại Điều 194 của BLHS thì bị truy cứu trách nhiệm
hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy theo Điều 194 của BLHS”.
Danh mục các loại cây khác có chứa
chất ma túy do Chính phủ quy định tại Nghị định 73/2018/NĐ-CP Quy định các danh
mục chất ma túy và tiền chất.
Như vậy, theo giải hướng dẫn nêu
trên, hành vi trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây
khác có chứa chất ma túy được quy định trong điều luật là hành vi hành vi gieo
trồng, chăm bón hoặc thu hoạch các bộ phận của cây (như lá, hoa, quả, thân cây
có chứa chất ma túy).
Hậu quả: Chế độ quản lý của Nhà nước
về việc trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma túy bị xâm phạm
(số lượng từ 500 cây trở lên).
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi
phạm tội và hậu quả: Hành vi trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc
các loại cây khác có chứa chất ma túy và hậu quả quy định của Nhà nước về quản
lý các chất ma túy bị xâm phạm (số lượng từ 500 cây trở lên) xảy ra phải có mối
quan hệ nhân quả với nhau. Trường hợp không có mối quan hệ nhân quả thì không
có tội phạm này xảy ra.
3. Mặt chủ quan của tội phạm
Nội hàm cụm từ “trồng” được quy định
trong điều luật đã thể hiện người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình bị
pháp luật cấm, thấy trước được tác hại của hành vi trồng cây thuốc phiện hoặc
các cây khác có chứa chất ma tuý nhưng vẫn cố tình vi phạm.
4. Khách thể của tội phạm
Khách thể của tội phạm là chế độ
quản lý của Nhà nước về việc trồng cây thuốc phiện hoặc các cây khác có chứa
chất ma túy (việc Nhà nước có chính sách để loại bỏ việc trồng cây thuốc phiện
hoặc các cây khác có chứa chất ma túy).
Đối tượng tác động của tội phạm này
là cây có chứa chất ma tuý như cây thuốc phiện, cây cô ca, cây cần sa…
2.
Phân biệt cây gai dầu và cây cần sa?
Trong thời gian qua, để đạt đến mục
tiêu ngăn chặn tình trạng người dân trồng cây có chứa chất ma túy là mối nguy
hại cho toàn xã hội, Nhà nước đã có sự phối hợp với các cơ quan địa phương để
đẩy mạnh quá trình công tác tuyên truyền, khuyến khích người dân phòng chống
trồng cây có chất ma túy. Tuy nhiên, vì rất nhiều lý do liên quan đến sự nhận
thức và vấn đề lợi nhuận khi trồng cây thì những người dân đặc biệt là người
dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng có kinh tế khó khăn vẫn đang tiếp tục tình trạng
này, một phần do không nhận biết được các loại cây nguy hại như thế nào, một
phần không phân biệt được các loại cây nào có chất ma túy hay không? Vì ngoài
các tính chất là có chất ma túy thì các loại cây này còn có nhiều chức năng
khác dẫn tới việc nhầm lẫn đặc biệt là cây gai dầu và cây cần sa. Theo đó, đã
có rất nhiều nghiên cứu khoa học để phân biệt các loại cây này dựa trên nhiều
tiêu chí khác nhau
Cây cần sa với tên khoa học là
Marijuanna và cây gai dầu tên khoa học là Hemp đều thuộc vào dòng cây canabis
là dòng cây chứa chất kích thích, giữa hai loại cây này cùng thuộc môt dòng họ nên
có rất nhiều điểm tương đồng nên rất khó phân biệt. Chỉ có thể phân biệt hai
loại cây này dưới các tiêu chí như sau:
Thứ nhất, nguồn gốc và hàm lượng
tinh dầu trong cây cần sa và cây gai dầu.
Cây gai dầu xuất hiện và được người
dân trồng trọt từ 8000 năm trước, với mục đích ban đầu chủ yếu là để làm thức
ăn, quần áo, nguyên vật liệu xây dựng. Cây cần sa vốn dĩ là loại cây được lai
tạo với mục đích làm tăng hàm lượng tinh dầu, chủ yếu để làm mục đích chữa trị
vết thương và nấu ăn, giải trí.
Đối với tiêu chí hàm lượng tinh dầu
THC trong họ cây Cannabis bao gồm cả cây gai dầu và cây cần sa chủ yếu gây cho
con người cảm giác ảo giác, kích thích hệ thần kinh trung ương, phân khu
trung tâm, và các nơron thần kinh có liên quan làm cho người sử dụng có cảm giác
sảng khoái tạm thời và hưng phấn trong một thời gian nhất định . Sau khi
sử dụng các loại chất có trong các cây này, nhưng nếu sử dụng trong một
thời gian dài thì nó cũng sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe nhất là
ảnh hưởng đến hệ thần kinh làm cho con người không được tỉnh táo, suy giảm
trí nhớ.
Hàm lượng tiêu chí tinh dầu là một
trong những tiêu chí cơ bản để phân biệt cây gai dầu và cây cần sa vì hai loại
cây này rất khó phân biệt từ hình dáng đến cách trồng trọt.Đối với cây gai dầu
có hàm lượng tinh dầu THC rất thấp chỉ dưới 0,3% và cần sa có hàm lượng tinh
dầu THC cao hơn cây dầu gai từ 0,3% trở lên. Theo đó đối với các dòng cây
canabis có hàm lượng tinh dầu dưới 0,3% thì được xếp vào loại cây gai dầu và
những cây có hàm lượng tinh dầu cao hơn 0,3% thì được xếp vào loại cây cần sa..
Thứ hai, về môi trường nuôi trồng
cây gai dầu và cây cần sa.
Vì cây gai dầu và cây cần sa có cấu
tạo, hàm lượng tinh dầu khác nhau và mục đích sử dụng của hai loại cây khác
nhau nên cách thức trồng cây cũng khác nhau cụ thể như sau: Đối với cây gai
dầu, thường phổ biến ở dưới dạng không có hoa trong suốt cả thời gian sinh
trưởng và thu hoạch, và thường là những cây đực, kích thước cây thường lớn hơn
cây cần sa, sinh trưởng nhanh hơn cây cần sa. Môi trường canh tác của cây gai
dầu thông thường phải được canh tác ở ngoài trời, không gian thoáng mát, có đầy
đủ ánh sáng và nhiệt độ để cây phát triển
Đối với cây cần sa thì môi trường
sinh trưởng của loại cây này thường kén hơn so với cây gai dầu,môi trường sống
cần có nhiều điều kiện để phát triển hơn. Vì có hàm lượng tinh dầu cao nên cây
cần sa phải được trồng trong các môi trường được cung cấp đầy đủ các yếu tố như
ánh sáng, nhiệt độ, không khí. Những yếu tố này ảnh hưởng rất lớn sản lượng và
chất lượng của cây cần sa. Loại cây cần sa này là cây có chứa chất ma tuý được
quy định tại số thứ tự 45, ID thuộc Danh mục I là các chất ma tuý tuyệt đối cấm
sử dụng trong y học và đời sống xã hội; việc sử dụng các chất này trong phân
tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm theo quy định đặc
biệt của cơ quan có thẩm quyền . Những danh mục này được Ban hành kèm theo Nghị
định số 73/2018/NĐ-CP nghị định ban hành ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định
các danh mục chất ma túy và tiền chất. Như vậy hàm lượng chất ma túy của cây
cần sa được xác định rõ ràng và cao hơn cây gai dầu
Thứ hai, về tình trạng viêc trồng
cây gai dầu ở Việt Nam
Hiện nay trên thế giới có nhiều đất
nước và vùng lãnh thổ đã cho hợp pháp việc trồng cây gai dầu, việc trồng cây
gai dầu được phục vụ cho nhiều mục đích trong đời sống, trong công nghiệp,
trong lĩnh vực y tế và nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên trong pháp luật Việt Nam
thì căn cứ vào quy định tại điều 247 Bộ luật hình sự 2015 có sửa đổi bổ sung
năm 2017, quy định về tội trồng cây thuốc phiện, cây cô ca và cây cần sa. Mặc
dù cây gai dầu không thuộc vào các loại cây bị “chỉ điểm” cấm trong điều luật
tại Bộ luật hình sự nhưng theo quy định của pháp luật hiện hành có quy định
thêm về các loại cây khác chứa chất ma túy để mở rộng phạm vi cấm các loại cây
chứa các chất ma túy đang được tự do trồng trọt ở thực tế. Mặt khác, theo quy
định của pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật hình sự thì chưa
có văn bản nào hướng dẫn các loại cây khác chứa chất ma túy phải đáp ứng những
điều kiện gì? Hiện tại theo Thông tư 17/2007 là Thông tư liên tịch của Bộ công
an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ tư pháp quy định về các loại cây khác có
chứa chất ma túy là bao gồm những loại cây giám định ra có chất gây nghiện và
chất hướng thần.Như vậy mặc dù cây gai dầu không được nhắc tên quy định tại
điều luật nhưng nếu cây gai dầu được xác định có chất ma túy thì vẫn thuộc đối
tượng điều chỉnh của Bộ luật hình sự 2015 và thuộc vào trường hợp bị cấm trồng
trọt tại Việt Nam, nếu có hành vi vi phạm thì sẽ bị chịu trách nhiệm theo quy
định của pháp luật.
Theo đó theo quy định của Bộ luật
hình sự 2015 nếu như người nào có hành vi trồng các loại cây có chất ma túy
khác nếu đã được cơ quan chức năng xử phạt hành chính hay đã từng được cơ quan
chức năng tổ chức phổ biến kiến thức, giáo dục tại địa phương hai lần, được cơ
quan chức năng tạo điều kiện chuyển đổi nghề nghiệp ổn định cuộc sống sau khi
không trồng các loại cây này nữa; hoặc trồng với số lượng cây lớn thì có thể bị
xử hình sự với mức phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm tù. Nếu như số lượng cây càng
nhiều và hậu quả càng nghiêm trọng, mức độ vi phạm mang tính chất có tổ chức,
chuyên nghiệp, hay tái phạm nguy hiểm thì mức án tù càng cao theo quy định của
pháp luật. Như vậy, để xác định cây gai dầu có thuộc vào danh mục bị cấm hay
không thì cần có các văn bản công bố về hàm lượng chất ma túy trong cây bởi cơ
quan có thẩm quyền.
3.
Sử dụng cần sa bị phạt như thế nào?
Cho tôi hỏi tại Việt Nam, cần sa, cỏ
Mỹ có phải là chất ma tuý không. Nếu có thì sử dụng những chất này sẽ bị xử
phạt hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào? Xin cảm ơn.
Trả lời:
Việc sử dụng các chất như cần sa hay
cỏ Mỹ (cần sa tổng hợp) đang gây ra những hậu quả đáng lo ngại và hồi chuông
báo động cho người sử dụng, gia đình và xã hội. Cỏ Mỹ có hoạt chất chính là
XLR-11 (hay còn gọi là 5-fluoro-UR-144) còn hoạt chất chính trong cần sa là THC
(viết tắt của delta-9-tetrahydrocannabinol).
Theo quy định tại Nghị định số
73/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định các danh mục chất ma túy và tiền chất đã
ghi nhận XLR-11; cần sa và các chế phẩm từ cần sa là chất ma túy. Trong đó, cần
sa thuộc danh mục các chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng trong y học và đời sống
xã hội; việc sử dụng các chất này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa
học, điều tra tội phạm phải theo quy định đặc biệt của cơ quan của thẩm quyền
(Phần Mục lục, Danh mục IA, STT 45).
Vì là những chất cấm sử dụng trong
đời sống nên nếu sử dụng những chất này, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm,
người sử dụng có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Về xử phạt hành chính, căn cứ theo
khoản 1 Điều 21, Mục 2 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn
xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình về “Vi phạm các
quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy” như sau:
“ 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ
500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy”.
Ngoài ra, còn phải chịu hình thức xử
phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm. Nếu người vi phạm là
người nước ngoài thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử
phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Về truy cứu trách nhiệm hình sự, căn
cứ vào Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì tùy theo tính
chất của hành vi mà người sử dụng có thể bị truy cứu trách nhiệm về “Tội tàng
trữ trái phép chất ma túy” (Điều 249) hoặc “Tội mua bán trái phép chất ma túy”
(Điều 251), cụ thể như sau:
- Tội tàng trữ trái phép chất ma
túy: tùy theo tính chất của hành vi và khối lượng chất ma túy tàng trữ, mức xử
phạt nhẹ nhất là 01 năm tù giam và nặng nhất là tù chung thân. Ngoài ra, người
phạm tội còn có thể phải chịu mức xử phạt bổ sung là phạt tiền từ 5 triệu đồng
đến 500 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc
nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
- Tội mua bán trái phép chất ma túy:
tùy theo tính chất của hành vi và khối lượng chất ma túy được giao dịch, mức xử
phạt nhẹ nhất là 02 năm tù giam và nặng nhất là tử hình. Ngoài ra, người phạm
tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 500 triệu đồng, cấm đảm nhiệm
chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc
tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Luật sư Trần Minh Hùng chuyên gia
tư vấn luật trên kênh HTV, VTV, THVL1, ANTV, SCTV1...
Chúng tôi
là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên
viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm,
kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm
và đạo đức trong nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý-
cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư
bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là
nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư
luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư
thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề,
chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu sợ nguy hiểm, sợ ảnh
hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật
sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp
được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem
lại công bằng cho xã hội.
Luật
sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư
Gia Đình có nhiều năm kinh nghiệm tranh tụng, tư vấn được rất nhiều hãng truyền
thông tin tưởng với nhiều năm và thường xuyên cố vấn pháp lý, tư vấn pháp luật
trên các Kênh truyền hình uy tín như: Đài Truyền hình TPHCM
(HTV), Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Đài truyền hình Vĩnh Long,
Truyền hình Công an ANTV, SCTV, THQH, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam,
Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV Giao Thông, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát
thanh Kiên Giang, Truyền hình Quốc Hội, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi
trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an
nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học
luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường
ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học
uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật
sư bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng
trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ đại án Ngân hàng
Navibank liên quan Huyền Như và Viettinbank, Vụ cướp 35 tỷ Long Thành - Dầu
giây, Chống thi hành công vụ mùa Covid, các vụ Giết Người, Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa
Đảo, gây thương tích, tham ô, cố ý làm trái... và các vụ án khác về dân sự,
kinh tế, thừa kế, đất đai, lao động, hành chính, doanh nghiệp.… luôn mang lại
niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công
lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi.
Chúng tôi
cùng tư vấn luật và cố vấn pháp lý cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước
rất lâu năm.
Trân trọng
cảm ơn!.
|