1.
Thời hiệu thi hành bản án hình sự theo Bộ luật hình sự hiện hành
Về nguyên tắc, các bản án đã có hiệu
lực pháp luật phải được thi hành nghiêm chỉnh, cho nên các các Toà án nhân dân,
Viện Kiểm sát nhân dân và cơ quan Công an phải thực hiện đầy đủ chức năng,
nhiệm vụ của mình và phải phối hợp chặt chẽ với nhau để bảo đảm những người bị
kết án phải thi hành đầy đủ các quyết định của bản án.
Tuy nhiên, trong thực tế, cũng có
một số trường hợp do thiếu sót của các cơ quan thi hành án, có một số bản án bị
bỏ quên hoặc bị thất lạc, không được thi hành. Nếu trong một thời gian dài,
người bị kết án đã làm ăn lương thiện, không phạm tội mới, không trốn tránh
pháp luật, thì không cần thiết phải bắt họ thi hành bản án nữa. Vì vậy, pháp
luật quy định thời hiệu thi hành bản án hình sự là thời hạn bản án có hiệu lực
thi hành, trường hợp khi hết thời hạn đó, nếu chưa thi hành thì không được thi
hành nữa. Ngược lại, nếu trong một thời gian dài, người bị kết án vẫn thực hiện
hành vi phạm tội mới, trốn tránh pháp luật, không ăn năn hối cải nhưng luôn
biệt tích và trốn thoát. Chắc chắn người đó sẽ vẫn bị kết án theo quy định của
Bộ luật này. Quy định đó thể hiện tính nhân đạo của Nhà nước ta đối với người
bị kết án.
Điều 60. Thời hiệu thi hành bản án
1. Thời hiệu thi hành bản án hình sự
là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó người bị kết án,
pháp nhân thương mại bị kết án không phải chấp hành bản án đã tuyên.
Xác định thời hiệu thi hành bản án
hình sự
Theo quy định tại Điều 60 Bộ luật
hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định như sau:
Điều 60. Thời hiệu thi hành bản án
1. Thời hiệu thi hành bản án hình sự
là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó người bị kết án,
pháp nhân thương mại bị kết án không phải chấp hành bản án đã tuyên.
2. Thời hiệu thi hành bản án hình sự
đối với người bị kết án được quy định như sau:
a) 05 năm đối với các trường hợp xử
phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc xử phạt tù từ 03 năm trở xuống;
b) 10 năm đối với các trường hợp xử
phạt tù từ trên 03 năm đến 15 năm;
c) 15 năm đối với các trường hợp xử
phạt tù từ trên 15 năm đến 30 năm;
d) 20 năm đối với các trường hợp xử
phạt tù chung thân hoặc tử hình.
3. Thời hiệu thi hành bản án hình sự
đối với pháp nhân thương mại là 05 năm.
4. Thời hiệu thi hành bản án hình sự
được tính từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật. Nếu trong thời hạn quy định tại
khoản 2 và khoản 3 Điều này, người bị kết án, pháp nhân thương mại bị kết án
lại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì thời hiệu tính lại kể từ ngày thực hiện
hành vi phạm tội mới.
5. Trong thời hạn quy định tại khoản
2 Điều này, người bị kết án cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì
thời hiệu tính lại kể từ ngày người đó ra trình diện hoặc bị bắt giữ.
Theo đó, thời hiệu thi hành bản án
hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó người bị kết
án, pháp nhân thương mại bị kết án không phải chấp hành bản án đã tuyên.
Theo khoản 2 quy định về thời hạn cụ
thể mà ngoài thời hạn đó, bản án hình sự không còn hiệu lực thi hành đối với
người bị kết án. Các thời hạn được xác định ở đây có thể là 05 năm, 10 năm, 15
năm và 20 năm tương ứng với loại và mức hình phạt được áp dụng cho người phạm
tội. Cụ thể, thời hiệu thi hành bản án hình sự được quy định đối với người bị
kểt án như sau:
a) 05 năm đối với các trường hợp xử
phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc xử phạt tù từ 03 năm trở xuống;
b) 10 năm đối với các trường hợp xử
phạt tù từ trên 03 năm đến 15 năm;
2.
Làm giả sổ đỏ bị xử phạt như thế nào?
1.Hành vi làm sổ hồng giả – Sổ đỏ
giả
Những lời quảng cáo về làm giả sổ đỏ
được các đối tượng lừa đảo đăng tải rầm rộ trên mạng xã hội ngày nay; chỉ cần
một thiết bị kết nối được vào mạng; Ta có thể dễ dàng tìm ra các trang web lập
ra để nhận làm giả sổ đỏ; Với cam kết giống thật 100% với giá từ 5 đến 7 triệu
đồng trong thời gian ngắn, chỉ từ 2 đến 3 ngày hoặc nhanh thì trong vòng 24
giờ.
Với trợ giúp hiện đại của công nghệ
và thủ đoạn tinh vi của các đối tượng. Các nhóm lừa đảo đã có thể dễ dàng vượt
mặt các văn phòng công chứng
Hành vi này rất tinh vi nên khi đến
tay nhà đầu tư nhẹ dạ cả tin; Họ đã trót mua vội mà không hề nghiên cứu kĩ;
Cũng vì họ biết được thông tin mảnh đất đó chuẩn bị tăng giá hoặc sắp được đền
bù; Nên mới xảy ra trường hợp 1 mảnh đất có tới 3 – 4 sổ đỏ
2.Xử phạt hành vi vi phạm
Đối với hành vi làm giả sổ đỏ, người
vi phạm có thể chịu những mức phạt sau đây:
Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng,
chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
Điều 12– Vi phạm các quy định về
quản lý và sử dụng con dấu:
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến
10.000.000 đồng đối với hành vi khắc dấu giả hoặc sử dụng con dấu giả.
Điều 15 – Vi phạm quy định về gây
thiệt hại đến tài sản của người khác:
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến
2.000.000 đồng đối với hành vi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm
đoạt tài sản của người khác.
Bộ Luật hình sự năm 2015 sửa đổi
bổ sung năm 2017:
Điều 174 – Tội lừa đảo chiếm đoạt
tài sản:
Người nào bằng thủ đoạn gian dối
chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến 500.000.000
đồng trở lên thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06
tháng đến 20 năm hoặc chung thân.
Người phạm tội còn có thể bị phạt
tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành
nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần
hoặc toàn bộ tài sản.
Điều 208 – Tội làm, tàng trữ, vận
chuyển, lưu hành công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác:
Người nào làm, tàng trữ, vận chuyển,
lưu hành công cụ chuyển nhượng giả hoặc các giấy tờ có giá giả khác có trị giá
tương ứng từ 10.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trở lên thì thì bị phạt tù từ
02 năm đến 20 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng
đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
3.Giải pháp phòng tránh
Nhà đầu tư nên chọn những công ty
bất động sản “sạch”; Không sử dụng các dịch vụ “cò mồi” môi giới không uy tín;
Để tránh việc làm giả sổ đỏ
Nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ thuế
trước bạ, thuế thu nhập; Khi nộp hồ sơ mua bán tại các cơ quan có thẩm quyền;
Ví dụ như văn phòng đăng ký giao dịch đảm bảo nhà đất tại các địa phương; để
xác định rõ nội dung, thẩm định tính chính xác của sổ đỏ.
Việc làm giả sổ đỏ này được coi là
một hình thức lừa đảo chiếm đoạt tài sản khá nghiêm trọng; Chúng ta cần phải
cảnh giác với những đối tượng làm giả sổ đỏ; Để tránh bị thiệt hại về tài sản
và vướng phải rủi ro pháp lý.
4.Cách nhận biết
1. Đối với sổ đỏ ép plastic, khả năng
đó là sổ đỏ giả khá cao nên người mua nên cảnh giác; Do sổ đỏ thường bị làm giả
bằng cách scan lại sách thật rồi in màu; In từng mặt rồi dán lại với nhau nên
thường được cán mỏng để không bị phát hiện; Nếu sờ vào bề mặt sổ đỏ giả sẽ thấy
những phần chữ nổi không có; Mà chỉ có hình ảnh.
2. Cách tốt nhất để kiểm tra sổ đỏ
là thật hay giả là bạn nên đến trực tiếp Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường để được xác minh, chắc chắn là thật.
Luật sư Trần Minh Hùng chuyên gia
tư vấn luật trên kênh HTV, VTV, THVL1, ANTV, SCTV1...
Chúng tôi
là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên
viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm,
kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm
và đạo đức trong nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý-
cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư
bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là
nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư
luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư
thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề,
chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu sợ nguy hiểm, sợ ảnh
hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật
sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp
được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem
lại công bằng cho xã hội.
Luật
sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư
Gia Đình có nhiều năm kinh nghiệm tranh tụng, tư vấn được rất nhiều hãng truyền
thông tin tưởng với nhiều năm và thường xuyên cố vấn pháp lý, tư vấn pháp luật
trên các Kênh truyền hình uy tín như: Đài Truyền hình TPHCM
(HTV), Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Đài truyền hình Vĩnh Long,
Truyền hình Công an ANTV, SCTV, THQH, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam,
Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV Giao Thông, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát
thanh Kiên Giang, Truyền hình Quốc Hội, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi
trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an
nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học
luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường
ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học
uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật
sư bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng
trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ đại án Ngân hàng
Navibank liên quan Huyền Như và Viettinbank, Vụ cướp 35 tỷ Long Thành - Dầu
giây, Chống thi hành công vụ mùa Covid, các vụ Giết Người, Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa
Đảo, gây thương tích, tham ô, cố ý làm trái... và các vụ án khác về dân sự,
kinh tế, thừa kế, đất đai, lao động, hành chính, doanh nghiệp.… luôn mang lại
niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công
lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi.
Chúng tôi
cùng tư vấn luật và cố vấn pháp lý cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước
rất lâu năm.
Trân trọng
cảm ơn!.
|