1. Tội trộm cắp tài sản theo quy định của Bộ
luật Hình sự
Khái niệm tội trộm cắp
tài sản
Tội trộm cắp tài sản
quy định tại Điều 173 BLHS 2015 SĐ, BS 2017.
Tội trộm cắp tài sản
là hành vi lén lút bí mật chiếm đoạt tài sản đang do người khác quản lý trị giá
từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc
một trong các trường hợp sau đây: Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi
chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; đã bị kết án về tội này hoặc về một trong
các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật
này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật
tự, an toàn xã hội; tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và
gia đình họ; tài sản là di vật, cổ vật.
Dấu hiệu pháp lý
* Khách thể của tội
phạm
Tội xâm phạm quyền sở
hữu về tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân.
* Mặt khách quan của
tội phạm
Mặt khách quan của tội
phạm thể hiện ở hành vi trộm cắp tài sản của người khác thuộc một trong các
trường hợp sau:
– Trộm cắp tài sản của
người khác trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên.
– Trộm cắp tài sản của
người khác trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính
về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm.
– Trộm cắp tài sản của
người khác trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị kết án về tội này hoặc về
một trong các tội: Tội cướp tài sản (Điều 168), Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài
sản ( Điều 169), Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170), Tội cướp giật tài sản (Điều
171), Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 172), Tội lừa đảo chiếm đoạt tài
sản (Điều 174), Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175) và Tội sử
dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi
chiếm đoạt tài sản ( Điều 290) của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi
phạm.
– Trộm cắp tài sản của
người khác trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh,
trật tự, an toàn xã hội.
– Trộm cắp tài sản của
người khác trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng tài sản là phương tiện kiếm sống
chính của người bị hại và gia đình họ.
– Trộm cắp tài sản của
người khác trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật.
Tội trộm cắp tài sản
hoàn thành từ thời điểm người phạm tội chuyển dịch được tài sản thoát khỏi sự
quản lý của người quản lý tài sản.
Trên thực tế, việc xác
định thời điểm hoàn thành của tội phạm phụ thuộc vào tính chất tài sản dễ hay
không dễ cất giấu và vị trí nơi để tài sản (nơi để trong người, ngoài sân,
ngoài bãi, dọc đường đi…)
* Mặt chủ quan của tội
phạm
Tội trộm cắp tài sản
được thực hiện với lỗi cố ý. Động cơ phạm tội là vụ lợi.
* Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm
là người có năng lực TNHS, từ đủ 16 tuổi trở lên đối với trường hợp phạm tội
tại khoản 1, 2; từ đủ 14 trở lên đối với trường hợp phạm tội tại khoản 3, 4
Điều 173 BLHS.
Hình phạt
* Khung hình phạt tại
Khoản 1:
Có mức hình phạt là
phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Được áp dụng đối với trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản nêu ở
mặt khách quan.
* Khung hình phạt tại
Khoản 2:
Có mức phạt tù từ hai
năm đến bảy năm. Được áp dụng đối vối một trong các trường hợp phạm tội sau
đây:
+ Có tổ chức;
+ Có tính chất chuyên
nghiệp;
+Chiếm đoạt tài sản
trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
+ Dùng thủ đoạn xảo
quyệt, nguy hiểm;
+ Hành hung để tẩu
thoát;
+Tài sản là bảo vật
quốc gia;
+ Tái phạm nguy hiểm.
* Khung hình phạt tại
Khoản 3:
Có mức phạt tù từ bảy
năm đến mười lăm năm. Được áp dụng đối vói một trong các trường hợp phạm tội
sau đây:
+ Chiếm đoạt tài sản
trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
+ Lợi dụng thiên tai,
dịch bệnh.
* Khung hình phạt tại
Khoản 4:
Có mức phạt tù từ mười
hai đến hai mươi năm. Được áp dụng đối với một trong các trường hợp phạm tội
sau:
+ Chiếm đoạt tài sản
trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
+ Lợi dụng hoàn cảnh
chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
– Hình phạt bổ sung
(khoản 5)
Ngoài việc phải chịu
một trong các hình phạt chính nêu trên, tuỳ từng trường hợp cụ thể, người phạm
tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.
2. Đánh người trộm cắp gây thương tích có bị
truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Hỏi:
Ban đêm 1 tên trộm
vào nhà tôi trộm đồ. Tôi phát hiện được, tên trộm chỉ bỏ chạy chứ
không có hành vi chống cự. Sau đó tôi cột tên trộm lại đánh vì dám vào
nhà tôi trộm đồ, khiến cho tên trộm bị gãy chân. Sau đó giao lên công an
thì tên trộm bị gán tội trộm nhưng nó kiện lại tôi tội cố ý gây
thương tích. Vậy tôi có bị tội không ?
Trả lời:
Đối với hành vi đánh
người là do hành vi sai trái của họ (đột nhập trái phép vào nhà) nhưng không
đồng nghĩa với việc bạn được tự ý đánh họ dẫn tới bị thương nặng. Bạn bắt được
tên trộm thì phải giao nộp cho công an giải quyết, việc tự bạn trói và đánh gãy
chân tên trộm là xâm phạm đến sức khỏe của tên trộm đó. Do đó, với hành vi trên
thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gấy thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác nếu tỷ lệ thương tật của họ từ 11% trở nên
hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định Điều 104, Bộ luật
hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009.
3. Trả lại tài sản trộm cắp có bị phạt tù?
Câu hỏi: Trường hợp
người phạm tội trộm cắp đem tài sản trộm cắp trả lại thì có bị truy cứu trách
nhiệm hình sự (TNHS) không?
Luật sư Gia Đình trả
lời:
Theo quy định tại điều
173 Bộ Luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017), người nào trộm cắp tài
sản của người khác trị giá từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 2
triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp: Đã bị xử phạt vi phạm hành
chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; đã bị kết án về tội này
hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174,
175 và 290 của bộ luật này (tội bắt cóc, lừa đảo hoặc lạm dụng tín nhiệm, sử
dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử nhằm chiếm đoạt tài
sản; công nhiên chiếm đoạt tài sản...) thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3
năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Dấu hiệu của tội trộm
cắp là có hành vi lén lút lấy tài sản của chủ sở hữu, chỉ cần có hành vi dịch
chuyển tài sản khỏi vị trí là đã hoàn thành tội trộm cắp. Mặt khác, theo quy
định của Bộ Luật Tố tụng hình sự, tội trộm cắp tài sản không thuộc trường hợp
khởi tố theo yêu cầu người bị hại nên dù người trộm cắp có trả lại tài sản đã
trộm cắp, được người bị hại rút yêu cầu khởi tố thì người phạm tội vẫn phải
chịu TNHS. Thế nhưng, việc trả lại tài sản đã trộm cắp được coi là một tình
tiết giảm nhẹ TNHS do tự nguyện sửa chữa, khắc phục hậu quả quy định tại điều
51 Bộ Luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017).
Như vậy, việc trả lại
tài sản cho người bị trộm không phải là căn cứ để đình chỉ vụ án, người phạm
tội vẫn phải chịu TNHS và có thể bị phạt tù tùy vào mức độ, tính chất của vụ
án.

Luật sư Trần Minh Hùng chuyên gia
tư vấn luật trên kênh HTV, VTV, THVL1, ANTV, SCTV1...
Chúng tôi
là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên
viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm,
kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm
và đạo đức trong nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý-
cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư
bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là
nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư
luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư
thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề,
chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu sợ nguy hiểm, sợ ảnh
hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật
sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp
được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem
lại công bằng cho xã hội.
Luật
sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư
Gia Đình có nhiều năm kinh nghiệm tranh tụng, tư vấn được rất nhiều hãng truyền
thông tin tưởng với nhiều năm và thường xuyên cố vấn pháp lý, tư vấn pháp luật
trên các Kênh truyền hình uy tín như: Đài Truyền hình TPHCM
(HTV), Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Đài truyền hình Vĩnh Long,
Truyền hình Công an ANTV, SCTV, THQH, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam,
Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV Giao Thông, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát
thanh Kiên Giang, Truyền hình Quốc Hội, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi
trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an
nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học
luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường
ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học
uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật
sư bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng
trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ đại án Ngân hàng
Navibank liên quan Huyền Như và Viettinbank, Vụ cướp 35 tỷ Long Thành - Dầu
giây, Chống thi hành công vụ mùa Covid, các vụ Giết Người, Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa
Đảo, gây thương tích, tham ô, cố ý làm trái... và các vụ án khác về dân sự,
kinh tế, thừa kế, đất đai, lao động, hành chính, doanh nghiệp.… luôn mang lại
niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công
lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi.
Chúng tôi
cùng tư vấn luật và cố vấn pháp lý cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước
rất lâu năm.
Trân trọng
cảm ơn!.
|