1. Mức phạt khi sử dụng bằng giả để làm việc?
Thưa Luật sư, em biết
được một người trong công ty em (chi nhánh tại Bình Dương) chỉ học lớp 12 nhưng
mua bằng đại học giả để xin vào công ty có chi nhánh ở Cần Thơ. Như vậy có tố
cáo được không vì người này đang sử dụng bằng giả để làm việc ?
Cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Hiện nay theo quy định
của pháp luật tại điều 341 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 về
tội sử dụng giấy tờ giả như sau:
1. Người nào làm giả
con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu,
tài liệu, giấy tờ đó thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ
30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm
hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một
trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở
lên;
c) Làm từ 02 đến 05
con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;...
Tội làm giả con dấu
tài liệu của cơ quan tổ chức hiện nay được quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình
sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. So với quy định trước đó trong Bộ luật
hình sự năm 1999, tên điều luật đã được bổ sung cụ thể thành “Tội làm giả con
dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của
cơ quan, tổ chức”. Như vậy tên điều luật đã diễn giải cụ thể và rõ ràng hơn về
hành vi của tội phạm này. Về cấu thành tội phạm của tội này được hiểu như sau:
Về khách thể của tội
phạm:
Đối tượng tác động của
tội này là: con dấu giả, giấy tờ giả, tài liệu giả.
Đối tượng bị xâm phạm
là hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực quản lý hành chính
Nhà nước, cụ thể là là về con dấu, giấy tờ, tài liệu khác.
Con dấu, giấy tờ tài
liệu là đặc trưng của cơ quan tổ chức, được dùng để khẳng định giá trị pháp lý
đối với những văn bản, giấy tờ này. Do vậy làm con dấu, giấy tờ, tài liệu giả
chính là xâm phạm đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức trong lĩnh
vực quản lý hành chính của Nhà nước về con dấu và các loại tài liệu, giấy tờ
này.
Về chủ thể của tội
phạm:
Chủ thể của tội làm
giả con dấu là chủ thể thường chứ không yêu cầu là chủ thể đặc biệt, tức là chỉ
cần là người đủ tuổi, đủ năng lực trách nhiệm hình sự mà thực hiện hành vi phạm
tội thì đều có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này.
Nếu trong trường hợp
người phạm tội là người có chức vụ quyền hạn mà có hành vi làm giả con dấu,
chẳng hạn như là lén lút đưa con dấu, giấy tờ của tổ chức mình cho người khác
làm giả thì sẽ coi là tình tiết tăng nặng lạm dụng chức vụ quyền hạn để phạm
tội.
Người đủ tuổi chịu
trách nhiệm hình sự với tội làm giả con dấu, giấy tờ của cơ quan tổ chức là từ
đủ 16 tuổi trở lên.
Về mặt khách quan của
tội phạm.
+ Về hành vi khách
quan: tội phạm phạm tội làm giả con dấu, giấy tờ, tài liệu của cơ quan tổ chức
có hai hành vi sau:
– Hành vi làm giả con
dấu, tài liệu hoặc giấy tờ của cơ quan, tổ chức:
Về bản chất thì không
có thật thì sẽ không có giả, do vậy con dấu, giấy tờ, tài liệu bị làm giả phải
là con dấu, giấy tờ, tài liệu có thật của cơ quan, tổ chức, và cơ quan, tổ chức
đó cũng phải là cơ quan, tổ chức có thật. Nếu làm con dấu, giấy tờ giả của một
cơ quan tổ chức không hề có thật thì đây sẽ coi là hành vi lừa đảo chứ không
phải làm giả con dấu, giấy tờ, tài liệu.
– Hành vi sử dụng con
dấu, tài liệu, giấy tờ giả nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân.
Nếu người phạm tội mà
chỉ làm giả tài liệu, con dấu của cơ quan, tổ chức mà việc làm giả này không
phải vi mục đích lừa dối người khác thì cũng không thể coi là phạm tội làm giả
con dấu, giấy tờ của cơ quan, tổ chức được. Con dấu, giấy tờ tài liệu giả có
thể được sử dụng vào nhiều mục đích, chẳng hạn như dùng bằng đại học giả để đi
xin việc, để được hưởng mức lương cao hơn; dùng giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất giả để mua bán đất; sử dụng sổ hộ khẩu giả để được giao đất trồng lúa, đất
trồng rừng, mua xe ô tô trong thành phố,…
Khi xác định về hành
vi, nếu người đó chỉ làm giả con dấu thì sẽ xác định là làm “giả con dấu của cơ
quan, tổ chức”, nếu người đó làm giả giấy tờ, tài liệu thì sẽ là “làm giả tài
liệu của cơ quan, tổ chức” chứ không định tội danh đầy đủ như điều luật quy
định.
+ Về hậu quả:
Hậu quả không phải là
yếu tố bắt buộc để cấu thành tội này. Chỉ cần người nào có hành vi làm giả con
dấu, giấy tờ tài liệu của cơ quan, tổ chức và sử dụng con dấu, giấy tờ tài liệu
đó để lừa dối người khác nhằm đạt được mục đích bất hợp pháp của mình thì đều
có thể bị truy cứu về tội này. Nếu việc phạm tội gây hậu quả thực tế thì đây sẽ
được coi là tình tiết định khung hình phạt.
Về mặt chủ quan của
tội phạm.
Tội làm giả con dấu,
giấy tờ, tài liệu của cơ quan tổ chức được thực hiện dưới lỗi cố ý, người phạm
tội biết rõ con dấu, giấy tờ, tài liệu này là giả nhưng vẫn sử dụng chúng để
thực hiện hành vi lừa dối người khác để trục lợi.
Động cơ của việc phạm
tội cũng không phải là yếu tố bắt buộc, tuy nhiên việc xác định động cơ cũng là
điều hết sức quan trọng do nếu người phạm tội thực hiện việc làm giả con dấu,
giấy tờ vì lợi ích vật chất hoặc vì động cơ đê hèn khác thì sẽ khác với người
làm giả con dấu, giấy tờ giả vì mục đích thành tích, chẳng hạn như là làm giả
giấy khen để khoe khoang thì sẽ khác làm giả giấy khen để được ưu tiên khi đi
xin học bổng, xin đi du học nước ngoài…
Như vậy, việc sử
dụng bằng giả được xem là có hành vi “sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ
giả” là một điều cấm. Nhưng để xác định người sử dụng có phải chịu trách
nhiệm hình sự hay không thì phải xem xét mục đích của hành vi, nếu mục
đích đó "nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân” thì phải chịu
trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 342 BLHS.
Nếu như chưa đến mức
bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo
căn cứ khoản 3, khoản 5 điều 16 Nghị định 138/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định
về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.
"Điều 16: Vi phạm
quy định về sử dụng và công khai thông tin cấp văn bằng, chứng chỉ
3. Phạt tiền từ
10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi mua bán, sử dụng văn bằng,
chứng chỉ giả.
5. Hình thức xử phạt
bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi
phạm quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này”.
Như vậy, chị của bạn
sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng do hành vi mua bán văn
bằng giả. Ngoài ra, sẽ bị phạt bổ sung đó là tịch thu tang vật và phương tiện
vi phạm hành chính.
2. Trách nhiệm thuộc về ai khi giấy tờ giả mạo
được công chứng?
Tóm tắt câu hỏi:
A muốn xây nhà trên
mảnh đất X ( mảnh đất đã được A mua lại từ người quen) nhưng vì chưa có giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất nên chính quyền không cho phép xây dựng. A nhờ C
là cò đất giúp đỡ. C đã làm giả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho mảnh đất
X nhưng để tên mình là người đứng tên cùng một số giấy tờ giả mạo cá nhân khác
và sau đó bán mảnh đất X cho D với giá 7 tỷ đồng. C và D ký hợp đồng mua bán và
đã công chứng tại phòng công chứng E. D tiến hành xây nhà trên mảnh đất, khi
xây xong, A phát hiện và giữa A, D xảy ra tranh chấp
Trong trường hợp này,
ai là người chịu trách nhiệm chính đối với vụ việc nêu trên? Phòng công chứng E
có trách nhiệm với vụ việc nêu trên và bị xử phạt hay không? A có được Phòng
công chứng bồi thường thiệt hại hay không?
Luật sư Gia Đình tư
vấn
Các hành vi bị nghiêm
cấm
Khoản 2 Điều 7 Luật
công chứng 2014 quy định nghiêm cấm cá nhân, tổ chức thực hiện các hành vi sau
đây:
– Giả mạo người yêu
cầu công chứng;
– Người yêu cầu công
chứng cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật; sử dụng giấy tờ, văn bản giả
mạo hoặc bị tẩy xóa, sửa chữa trái pháp luật để yêu cầu công chứng;
– Người làm chứng,
người phiên dịch có hành vi gian dối, không trung thực;
– Cản trở hoạt động
công chứng.
Quy định về người yêu
cầu công chứng
Điều 47 Luật công
chứng quy định về người yêu cầu công chứng như sau:
– Người yêu cầu công
chứng là cá nhân phải có năng lực hành vi dân sự.
– Trường hợp người yêu
cầu công chứng là tổ chức thì việc yêu cầu công chứng được thực hiện thông qua
người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của tổ chức đó.
– Người yêu cầu công
chứng phải xuất trình đủ giấy tờ cần thiết liên quan đến việc công chứng và
chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính hợp pháp của các giấy tờ đó.
Xử lý vi phạm đối với
người yêu cầu công chứng
Người yêu cầu công
chứng có hành vi cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật, sử dụng giấy tờ, văn
bản giả mạo, sửa chữa, tẩy xóa giấy tờ, văn bản trái pháp luật hoặc có hành vi
gian dối khác khi yêu cầu công chứng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà
bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây
thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Một số nghĩa vụ của
công chứng viên
Công chứng viên có một
số nghĩa vụ sau đây:
– Tuân thủ các nguyên
tắc hành nghề công chứng;
– Tôn trọng và bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của người yêu cầu công chứng;
– Giải thích cho người
yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa
và hậu quả pháp lý của việc công chứng; trường hợp từ chối yêu cầu công chứng
thì phải giải thích rõ lý do cho người yêu cầu công chứng;
– Giữ bí mật về nội
dung công chứng, trừ trường hợp được người yêu cầu công chứng đồng ý bằng văn
bản hoặc pháp luật có quy định khác;
– Chịu trách nhiệm
trước pháp luật và trước người yêu cầu công chứng về văn bản công chứng của
mình; chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của Văn phòng công chứng mà
mình là công chứng viên hợp danh;
– Chịu sự quản lý của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền, của tổ chức hành nghề công chứng mà mình làm
công chứng viên và tổ chức xã hội – nghề nghiệp của công chứng viên mà mình là
thành viên.
Xem thêm: Quyền và
nghĩa vụ của công chứng viên theo quy định của pháp luật
Xử lý vi phạm đối với
công chứng viên
Công chứng viên vi
phạm quy định của Luật công chứng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị
xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự,
nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Bồi thường, bồi hoàn
trong hoạt động công chứng
Tổ chức hành nghề công
chứng phải bồi thường thiệt hại cho người yêu cầu công chứng và cá nhân, tổ
chức khác do lỗi mà công chứng viên, nhân viên hoặc người phiên dịch là cộng
tác viên của tổ chức mình gây ra trong quá trình công chứng.
Công chứng viên, nhân
viên hoặc người phiên dịch là cộng tác viên gây thiệt hại phải hoàn trả lại một
khoản tiền cho tổ chức hành nghề công chứng đã chi trả khoản tiền bồi thường
cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật; trường hợp không hoàn trả
thì tổ chức hành nghề công chứng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
Đối chiếu với tình
huống của anh/chị
Thứ nhất, về người
chịu trách nhiệm chính
C cố tình làm giả giấy
tờ và đã vi phạm nội dung quy định tại điểm b khoản 2 Điều 7 Luật công chứng.
Cụ thể, điều luật quy định nghiêm cấm người yêu cầu công chứng cung cấp thông
tin, tài liệu sai sự thật; sử dụng giấy tờ, văn bản giả mạo hoặc bị tẩy xóa,
sửa chữa trái pháp luật để yêu cầu công chứng. Do đó, C là người chịu trách
nhiệm chính trong trường hợp trên.
Theo đó, C tùy theo
tính chất, mức độ vi phạm mà bị:
– Xử phạt vi phạm hành
chính theo Điều 12 Nghị định 110/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định
67/2015/NĐ-CP:
+ Phạt tiền từ
3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp thông tin, tài liệu
sai sự thật; sử dụng giấy tờ, văn bản giả mạo để được công chứng hợp đồng, giao
dịch, bản dịch.
+ Phạt tiền từ
7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi làm giả giấy tờ, văn bản
hoặc giả mạo, thuê hoặc nhờ người khác giả mạo người yêu cầu công chứng để được
công chứng hợp đồng, giao dịch; làm giả giấy tờ, văn bản để được công chứng bản
dịch.”
– Hoặc bị truy cứu
trách nhiệm hình sự về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội
sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức (Điều 341 ) hoặc Tội lừa
đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174) Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung
2017 ,…
Thứ hai, về trách
nhiệm của phòng công chứng E
Điểm c Khoản 2 Điều 17
Luật công chứng quy định công chứng viên có nghĩa vụ ” tôn trọng và bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của người yêu cầu công chứng.” Việc công chứng viên xem
xét tính hợp pháp của các loại giấy tờ là biện pháp để thực hiện nghĩa vụ trên.
Do đó, công chứng viên có một phần trách nhiệm trong việc xác định giấy tờ giả
mạo. Vì phải chịu trách nhiệm một phần nên phòng công chứng E cũng bị xử phạt
tùy theo mức độ do mình gây ra.
Trường hợp khi cơ quan
điều tra chứng minh được công chứng viên biết giấy tờ giả mà vẫn chứng thì tùy
vào tính chất mức độ hậu quả hành vi mà bị:
– Xử phạt hành chính
theo Điểm đ khoản 3 Điều 14 Nghị định 110/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi
Nghị định 67/2015/NĐ-CP: Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối
với hành vi công chứng hợp đồng, giao dịch trong trường hợp không có căn cứ xác
định quyền sử dụng, sở hữu riêng đối với tài sản khi tham gia giao dịch;
– Hoặc bị truy cứu
trách nhiệm hình sự về Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo
Khoản 11 Điều 360 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung 2017:
“11. Người nào có chức
vụ, quyền hạn vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng
nhiệm vụ được giao thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc
trường hợp quy định tại các điều 179, 308 và 376 của Bộ luật này, thì bị phạt
cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm:
d) Gây thiệt hại về
tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.”
Thứ ba, về quyền được
hưởng bồi thường thiệt hại của A
C là người chịu trách
nhiệm chính trước pháp luật nên C là người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho
A.
Ngoài ra, Điều 38 Luật
công chứng đã quy định về nghĩa vụ bồi thường thiệt hại của tổ chức hành nghề
công chứng đối với thiệt hại do công chứng viên của tổ chức mình gây ra. Cụ
thể: Tổ chức hành nghề công chứng phải bồi thường thiệt hại cho người yêu cầu
công chứng và cá nhân, tổ chức khác do lỗi mà công chứng viên, nhân viên hoặc
người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức mình gây ra trong quá trình công
chứng.
Do đó, chị A sẽ được
bồi thường một phần thiệt hại từ phòng công chứng E. Đơn vị chịu trách nhiệm
bồi thường là công ty bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp mà Phòng công chứng E đã
mua. Tuy nhiên, thủ tục bồi thường cũng khá khó khăn do bên bảo hiểm luôn yêu
cầu phải đem sự việc ra tòa để xác định mức độ lỗi.
Luật sư Trần Minh Hùng chuyên gia
tư vấn luật trên kênh HTV, VTV, THVL1, ANTV, SCTV1...
Chúng tôi
là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên
viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm,
kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm
và đạo đức trong nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý-
cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư
bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là
nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư
luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư
thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề,
chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu sợ nguy hiểm, sợ ảnh
hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật
sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp
được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem
lại công bằng cho xã hội.
Luật
sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư
Gia Đình có nhiều năm kinh nghiệm tranh tụng, tư vấn được rất nhiều hãng truyền
thông tin tưởng với nhiều năm và thường xuyên cố vấn pháp lý, tư vấn pháp luật
trên các Kênh truyền hình uy tín như: Đài Truyền hình TPHCM
(HTV), Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Đài truyền hình Vĩnh Long,
Truyền hình Công an ANTV, SCTV, THQH, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam,
Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV Giao Thông, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát
thanh Kiên Giang, Truyền hình Quốc Hội, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi
trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an
nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học
luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường
ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học
uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật
sư bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng
trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ đại án Ngân hàng
Navibank liên quan Huyền Như và Viettinbank, Vụ cướp 35 tỷ Long Thành - Dầu
giây, Chống thi hành công vụ mùa Covid, các vụ Giết Người, Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa
Đảo, gây thương tích, tham ô, cố ý làm trái... và các vụ án khác về dân sự,
kinh tế, thừa kế, đất đai, lao động, hành chính, doanh nghiệp.… luôn mang lại
niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công
lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi.
Chúng tôi
cùng tư vấn luật và cố vấn pháp lý cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước
rất lâu năm.
Trân trọng
cảm ơn!.
|