1. Tội chế tạo tàng trữ vận chuyển chiếm
đoạt vật liệu nổ
Chất nổ là chất có khả
năng gây nên phản ứng hóa học nhanh, mạnh, tỏa ra nhiều nhiệt và phát sáng,
đồng thời sinh ra khí và tạo ra tiếng nổ.
Tội chế tạo tàng trữ
vận chuyển chiếm đoạt vật liệu nổ được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015. Đây
là một vấn đề mà nhiều người quan tâm hiện nay về quy định cụ thể về khung hình
phạt.
Quy định về tội chế
tạo tàng trữ vận chuyển chiếm đoạt vật liệu nổ
Theo quy định tại Điều
305 – Bộ luật hình sự năm 2015 về tội chế tạo tàng trữ vận chuyển chiếm đoạt
vật liệu nổ như sau:
“1. Người nào chế tạo,
tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ,
thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một
trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Thuốc nổ các loại
từ 10 kilôgam đến 30 kilôgam hoặc từ 1.000 đến 3.000 nụ xùy hoặc ống nổ; từ
3.000 mét đến dưới 10.000 mét dây cháy chậm, dây nổ;
c) Vận chuyển, mua bán
qua biên giới;
d) Làm chết 01 người
hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn
thương cơ thể 61% trở lên;
đ) Gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi
người từ 31% đến 60%;
e) Gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ
thể của những người này từ 61% đến 121%;
g) Gây thiệt hại về
tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
h) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một
trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Thuốc nổ các loại
từ trên 31 kilôgam đến 100 kilôgam; từ 3.001 đến 10.000 nụ xùy hoặc ống nổ hoặc
từ 10.000 mét đến dưới 30.000 mét dây cháy chậm, dây nổ;
b) Làm chết 02 người;
c) Gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi
người 61% trở lên;
d) Gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ
thể của những người này từ 122% đến 200%;
đ) Gây thiệt hại về
tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
4. Phạm tội thuộc một
trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung
thân:
a) Thuốc nổ các loại
từ 101 kilôgam trở lên; từ 10.001 nụ xuỳ hoặc ống nổ trở lên hoặc từ 30.000 mét
dây cháy chậm, dây nổ trở lên;
b) Làm chết 03 người
trở lên;
c) Gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi
người 61% trở lên;
d) Gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ
thể của những người này 201% trở lên;
đ) Gây thiệt hại về
tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
5. Người phạm tội còn
có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc
cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.”
Bình luận và phân tích
tội chế tạo tàng trữ vận chuyển chiếm đoạt vật liệu nổ
Thứ nhất: Bình luận.
Điều luật quy định sáu
tội phạm gồm:
– Tội chế tạo trái
phép vật liệu nổ.
– Tội tàng trữ trái
phép vật liệu nổ.
– Tội vận chuyến trái
phép vật liệu nổ.
– Tội sử dụng trái
phép vật liệu nổ.
– Tội mua bán trái
phép vật liệu nổ.
– Tội chiếm đoạt trái
phép vật liệu nổ.
Thứ hai: Khái niệm.
– Vật liệu nổ bao gồm
các loại chất nổ (chất nổ là chất có khả năng gây nên phản ứng hóa học nhanh,
mạnh, tỏa ra nhiều nhiệt và phát sáng, đồng thời sinh ra khí và tạo ra tiếng
nổ).
– Chế tạo trái phép
vật liệu nổ là hành vi làm ra, chế biến, pha chế tạo ra vật liệu nổ trái với
quy định của pháp luật.
– Tàng trữ trái phép
vật liệu nổ (xem giải thích tương tự tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử
dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng).
– Vận chuyển trái phép
vật liệu nổ (xem giải thích tương tự tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử
dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng).
– Sử dụng trái phép
vật liệu nổ (xem giải thích tương tự tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử
dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng).
– Mua bán trái phép
vật liệu nổ (xem giải thích tương tự tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử
dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng).
– Chiếm đoạt trái phép
vật liệu nổ (xem giải thích tương tự tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử
dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng).
Thứ ba: Các yếu tố cấu
thành tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm
đoạt vật liệu nổ.
Mặt khách quan:Mặt
khách quan của tội phạm này có các dấu hiệu sau:
– Có hành vi chế tạo
trái phép vật liệu nổ. Được hiểu là hành vi làm (tạo) ra các loại vật liệu nổ
như thuốc súng, thuốc đạn… trái với quy định của pháp luật.
– Có hành vi tàng trữ
trái phép vật liệu nổ. Được hiểu là hành vi cất, giấu, giữ lại… các loại vật
liệu nổ ở một nơi (địa điểm) nhất định như trong nhà, trong cơ quan… trái với
quy định của pháp luật và tránh sự phát hiện của người, cơ quan có thẩm quyền.
– Có hành vi vận
chuyển trái phép vật liệu nổ. Được hiểu là hành vi đưa đi (di chuyển) các loại
vật liệu nổ từ nơi này đến nơi khác trái vối quy định của pháp luật.
– Có hành vi sử dụng
trái phép vật liệu nổ. Được hiểu là hành vi khai thác mục đích sử dụng các loại
vật liệu nổ trái vối quy định của pháp luật (như thuốc nổ để đánh cá).
– Có hành vi mua bán
trái phép vật liệu nổ. Được hiểu là hành vi dùng tiền, vàng hoặc giấy tò có giá
khác để đổi lấy các loại vật liệu nổ hoặc ngược lại trái với quy định của pháp
luật.
– Có hành vi chiếm
đoạt trái phép vật liệu nổ. Được hiểu là hành vi trộm cắp, cướp, lừa đảo, cướp
giật… hoặc dùng các thủ đoạn khác để chiếm đoạt các loại vật liệu nổ thành của
riêng mình.
Khách thể:
Hành vi phạm tội xâm
phạm đến chế độ quản lý vật liệu nổ của Nhà nước.
Mặt chủ quan:
Người phạm tội thực
hiện tội phạm này với lỗi cố ý.
Chủ thể:
Chủ thể của tội phạm
này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.
Thứ tư: về hình phạt.
Mức hình phạt của tội
phạm này được chia thành bốn khung, cụ thể như sau:
– Khung một (khoản 1)
Người nào chế tạo,
tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ,
thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
– Khung hai (khoản 2)
Phạm tội thuộc một
trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Thuốc nổ các loại
từ 10 kilôgam đến 30 kilôgam hoặc từ 1.000 đến 3.000 nụ xùy hoặc ống nổ; từ
3.000 mét đến dưới 10.000 mét dây cháy chậm, dây nổ;
c) Vận chuyển, mua bán
qua biên giới;
d) Làm chết 01 người
hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn
thương cơ thể 61% trở lên;
đ) Gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi
người từ 31% đến 60%;
e) Gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ
thể của những người này từ 61% đến 121%;
g) Gây thiệt hại về
tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
h) Tái phạm nguy hiểm.
– Khung ba (khoản 3)
Phạm tội thuộc một
trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Thuốc nổ các loại
từ trên 31 kilôgam đến 100 kilôgam; từ 3.001 đến 10.000 nụ xùy hoặc ống nổ hoặc
từ 10.000 mét đến dưới 30.000 mét dây cháy chậm, dây nổ;
b) Làm chết 02 người;
c) Gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi
người 61% trở lên;
d) Gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ
thể của những người này từ 122% đến 200%;
đ) Gây thiệt hại về
tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
– Khung bốn (khoản 4)
Phạm tội thuộc một
trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung
thân:
a) Thuốc nổ các loại
từ 101 kilôgam trở lên; từ 10.001 nụ xuỳ hoặc ống nổ trở lên hoặc từ 30.000 mét
dây cháy chậm, dây nổ trở lên;
b) Làm chết 03 người
trở lên;
c) Gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi
người 61% trở lên;
d) Gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ
thể của những người này 201% trở lên;
đ) Gây thiệt hại về
tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
– Hình phạt bổ sung
(khoản 5)
Ngoài việc bị áp dụng
một trong các hình phạt chính nêu trên, tùy từng trường hợp cụ thể, người phạm
tội còn có thể bị:phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản
chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
2. Tạm giữ là gì? Thời hạn tạm giữ là bao lâu?
Tạm giữ là gì?
Căn cứ Điều 117 Bộ
luật Tố tụng hình sự 2015, tạm giữ là biện pháp ngăn chặn do người có thẩm
quyền áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt
trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối
với người bị bắt theo quyết định truy nã.
Trong đó, theo khoản 2
Điều 117, người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ là:
a) Thủ trưởng, Phó Thủ
trưởng Cơ quan điều tra các cấp;
b) Thủ trưởng đơn vị
độc lập cấp trung đoàn và tương đương, Đồn trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy
trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành
phố trực truộc trung ương, Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng Bộ đội biên
phòng, Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng, Đoàn
trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng; Tư
lệnh vùng lực lượng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật lực
lượng Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy
lực lượng Cảnh sát biển; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng;
c) Người chỉ huy tàu
bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.
Bên cạnh đó, quyết định
tạm giữ phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị tạm giữ, lý do tạm
giữ, giờ, ngày bắt đầu và giờ, ngày hết thời hạn tạm giữ và các nội
dung về: Số, ngày, tháng, năm, địa điểm ban hành quyết định; Căn cứ ban hành
quyết định; Nội dung; Họ tên, chức vụ, chữ ký của người ban hành quyết định và
đóng dấu.
Quyết định tạm giữ
phải giao cho người bị tạm giữ. Đồng thời, người thi hành quyết định tạm giữ
phải thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ.
Trong thời hạn 12 giờ
kể từ khi ra quyết định tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải gửi quyết
định tạm giữ kèm theo các tài liệu làm căn cứ tạm giữ cho Viện kiểm sát cùng
cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền.
Nếu xét thấy việc tạm
giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ
quyết định tạm giữ và người ra quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho người
bị tạm giữ.
Thời hạn tạm giữ là
bao lâu?
Điều 118 Bộ luật Tố
tụng hình sự quy định về thời hạn tạm giữ như sau:
- Thời hạn tạm giữ
không quá 03 ngày kể từ khi Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến
hành một số hoạt động điều tra nhận người bị giữ, người bị bắt hoặc áp giải
người bị giữ, người bị bắt về trụ sở của mình hoặc kể từ khi Cơ quan điều tra
ra quyết định tạm giữ người phạm tội tự thú, đầu thú.
- Trường hợp cần
thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ nhưng không quá 03
ngày. Trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ
lần thứ hai nhưng không quá 03 ngày.
Mọi trường hợp gia hạn
tạm giữ đều phải được Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền
phê chuẩn. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận hồ sơ đề nghị gia hạn tạm
giữ, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê
chuẩn.
- Trong khi tạm giữ,
nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao
nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải trả tự do ngay cho người bị
tạm giữ; trường hợp đã gia hạn tạm giữ thì Viện kiểm sát phải trả tự do ngay
cho người bị tạm giữ.
- Thời gian tạm giữ
được trừ vào thời hạn tạm giam. Một ngày tạm giữ được tính bằng một ngày tạm
giam.
Người bị tạm giữ có
quyền gì?
Điều 59 Bộ luật Tố
tụng hình sự quy định:
Người bị tạm giữ là
người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt trong trường hợp phạm tội quả
tang, bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối
với họ đã có quyết định tạm giữ.
Trong đó, người bị tạm
giữ có quyền:
- Được biết lý do mình
bị tạm giữ; nhận quyết định tạm giữ, quyết định gia hạn tạm giữ, quyết định phê
chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ và các quyết định tố tụng khác;
- Được thông báo, giải
thích về quyền và nghĩa vụ của mình;
- Trình bày lời khai,
trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc
buộc phải nhận mình có tội;
- Tự bào chữa, nhờ
người bào chữa;
- Đưa ra chứng cứ, tài
liệu, đồ vật, yêu cầu;
- Trình bày ý kiến về
chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành
tố tụng kiểm tra, đánh giá;
- Khiếu nại quyết
định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng về
việc tạm giữ.
Ngoài ra, người bị tạm
giữ có nghĩa vụ chấp hành quyết định, yêu cầu, hướng dẫn của cơ quan, người có
thẩm quyền quản lý, thi hành tạm giữ; Chấp hành nội quy của cơ sở tạm giữ (theo
khoản 2 Điều 9 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015).
Luật sư Trần Minh Hùng chuyên gia
tư vấn luật trên kênh HTV, VTV, THVL1, ANTV, SCTV1...
Chúng tôi
là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên
viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm,
kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm
và đạo đức trong nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý-
cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư
bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là
nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư
luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư
thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề,
chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu sợ nguy hiểm, sợ ảnh
hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật
sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp
được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem
lại công bằng cho xã hội.
Luật
sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư
Gia Đình có nhiều năm kinh nghiệm tranh tụng, tư vấn được rất nhiều hãng truyền
thông tin tưởng với nhiều năm và thường xuyên cố vấn pháp lý, tư vấn pháp luật
trên các Kênh truyền hình uy tín như: Đài Truyền hình TPHCM
(HTV), Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Đài truyền hình Vĩnh Long,
Truyền hình Công an ANTV, SCTV, THQH, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam,
Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV Giao Thông, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát
thanh Kiên Giang, Truyền hình Quốc Hội, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi
trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an
nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học
luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường
ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học
uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật
sư bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng
trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ đại án Ngân hàng
Navibank liên quan Huyền Như và Viettinbank, Vụ cướp 35 tỷ Long Thành - Dầu
giây, Chống thi hành công vụ mùa Covid, các vụ Giết Người, Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa
Đảo, gây thương tích, tham ô, cố ý làm trái... và các vụ án khác về dân sự,
kinh tế, thừa kế, đất đai, lao động, hành chính, doanh nghiệp.… luôn mang lại
niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công
lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi.
Chúng tôi
cùng tư vấn luật và cố vấn pháp lý cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước
rất lâu năm.
Trân trọng
cảm ơn!.
|