1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Giải quyết tranh chấp
đất đai là hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm giải quyết các bất
đồng, mâu thuẫn giữa các bên để tìm ra các giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp
luật nhằm xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ đất đai.
Theo Điều 203 Luật đất
đai 2013, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai được quy định như sau:
Tranh chấp đất đai đã
được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như
sau:
– Tranh chấp đất đai
mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại
Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án
nhân dân giải quyết;
– Tranh chấp đất đai
mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ
quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai
hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
+ Nộp đơn yêu cầu giải
quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản
3 Điều này;
+ Khởi kiện tại Tòa án
nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
2.
Nguyên nhân của tranh chấp đất đai
1.Sự bất cập trong hệ thống pháp
luật về quản lý đất đai
Hệ thống pháp luật đất đai trong
thời gian dài đã tránh né việc xác định rõ một số vấn đề về quan hệ về đất đai,
dẫn tới tồn đọng số vụ việc cần giải quyết và gây ra sự vận dụng khác nhau giữa
các địa phương khi giải quyết những vấn đề giống nhau.
Từ chỗ pháp luật công nhận nhiều
hình thức sở hữu đất đai (từ trước năm 1980) chuyển sang quy định đất đai thuộc
sở hữu toàn dân, đến sau này quy định cho “quyền sử dụng đất” có gần đầy đủ các
quyền của chủ sở hữu… đã làm cho việc nắm bắt kịp thời các quy định pháp luật
của cán bộ và người dân hạn chế.
Việc hiểu các quy định pháp luật
cũng không đầy đủ và nhất quán, thậm chí vẫn tồn tại quan niệm về chế độ sở hữu
tư nhân về đất đai trong nhân dân.
Các văn bản quy phạm pháp luật về
đất đai rất nhiều và được ban hành ở những thời điểm khác nhau, thiếu đồng bộ,
nặng dấu ấn của cơ chế quản lý hành chính, quan liêu; còn chồng chéo, thiếu
công bằng.
Do vậy, trong đền bù, thu hồi đất,
giải phóng mặt bằng, thường xảy ra tình trạng người hưởng chính sách sau được
lợi hơn người hưởng chính sách trước; cùng một vùng đất, nhưng người thuộc địa
giới hành chính này được lợi hơn người thuộc địa giới hành chính khác; thậm chí
người chây ỳ được lợi hơn người thực hiện nghiêm túc chủ trương, chính sách…
Những năm 1985 về trước, gần như
không có án dân sự nào tranh chấp đất đai mà ngành Tòa án phải thụ lý. Giai
đoạn những năm 2000 – 2005, án dân sự về đất đai xuất hiện rải rác nhưng chưa
nhiều. Phổ biến nhất là từ năm 2010 đến nay, trong đó tranh chấp đất đai giữa
các thành viên trong gia đình, dòng tộc đang trở thành hiện tượng điển hình.
Hệ thống pháp luật về đất đai ở nước
ta hiện nay chưa phản ánh được thực chất những quan hệ đất đai trong thực tiễn,
không đủ đáp ứng cho việc quản lý và giải quyết tranh chấp đất, không xác định
được trách nhiệm của tổ chức, cá nhân về những yếu kém trong quản lý, sử dụng
đất đai. Về vấn đề này, có thể chỉ ra một vài vấn đề cụ thể như:
– “Cơ quan quản lý đất đai được
thành lập thống nhất từ Trung ương đến cơ sở” (Luật Đất đai 2003, Điều 64; 65)
là rất chung chung, mơ hồ. Vì vậy, đội ngũ cán bộ của cơ quan quản lý đất đai
vốn thiếu tính chuyên nghiệp, lại không rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và trách nhiệm.
Trong các nội dung quản lý nhà nước
về đất đai không quy định cụ thể phải quản lý như thế nào, do ai làm và làm như
thế nào.
Điều này tạo cơ hội cho những người
tham gia trong công tác hành chính tự hiểu và tự hành xử theo cách riêng. Do
vậy, họ cũng có thể tận dụng cơ hội để vụ lợi cho mình.
Chương II Luật Đất đai 2003 về
“Quyền của Nhà nước đối với đất đai và quản lý nhà nước về đất đai” không chế
định đủ rõ và đúng mức nghĩa vụ và trách nhiệm của Nhà nước trong lĩnh vực này.
Như vậy, Luật Đất đai đã bỏ qua một nguyên tắc pháp quyền quan trọng: Không chỉ
người dân, mà chính Nhà nước cũng phải thi hành pháp luật, cũng phải chịu trách
nhiệm trước pháp luật.
– Luật thiếu quy định về nội dung và
trách nhiệm điều tra đất đai mà Nhà nước và những người sử dụng đất phải có
trách nhiệm chấp hành. Luật Đất đai cũng thiếu quy định về chế độ thống kê đất
đai như một nghĩa vụ mà tất cả các đối tượng quản lý và sử dụng đất phải thực
hiện.
– Hệ thống pháp luật quy định về
giải quyết khiếu nại, tố cáo thiếu đồng bộ. Luật Khiếu nại, tố cáo và Luật Đất
đai có các quy định không thống nhất trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo
của công dân. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai liên
quan đến thẩm quyền của nhiều cơ quan khác nhau: Bộ Tài nguyên và Môi trường
thực hiện chức năng quản lý đất đai, Bộ Tài chính quản lý chính sách tài chính
về đất đai, Bộ Xây dựng quản lý về nhà ở. Tình trạng này đã gây khó khăn cho
công dân và lúng túng trong việc xác định thẩm quyền tham mưu giải quyết.
– Văn bản quy phạm pháp luật quy
định về việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ lợi ích quốc gia,
lợi ích công cộng, phát triển kinh tế tuy đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần,
nhưng còn nhiều vấn đề chưa được quy định cụ thể, rõ ràng, nhất là xác định
trường hợp được, hoặc không được đền bù, xác định loại đất để đền bù. Mặt khác,
việc thu hồi đất để phục vụ mục đích phát triển kinh tế đã hành chính hóa các
quan hệ thị trường đối với một “hàng hóa đặc biệt” là đất đai và “quyền sử dụng
đất”, trong nhiều trường hợp đã biến Nhà nước thành một người phục vụ vô điều
kiện cho lợi nhuận của các chủ đầu tư.
– Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có
tầm quan trọng quyết định và là cơ sở để giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất.
Nhưng không có một căn cứ chính thức để kiểm tra, đánh giá tính nghiêm túc và
chất lượng của các quy hoạch, và tệ hơn nữa, càng khó “lấy ý kiến và phản hồi
từ phía người dân”. Tình trạng “quy hoạch treo”, “nắn quy hoạch”, “quy hoạch
ảo” diễn ra khá phổ biến.
– Do thiếu sự phân quyền thỏa đáng
giữa những người quản lý đất đai, luật pháp đã phó thác quyền quản lý, quyết
cấp phát đất đai, cũng như quyền sử dụng đất và quyền tài phán quan hệ tài sản
về đất đai vào tay một nhóm cán bộ hành chính ở một vài cấp trong một vài
ngành, qua đó tạo ra cơ hội cho các hành vi tham nhũng.
2. Việc quản lý đất đai còn nhiều
thiếu sót, sơ hở
Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến
tranh chấp đất. Việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước trước
đây ở một số nơi không nghiêm, chưa triệt để và chưa hợp lý, đã dẫn đến tình
trạng xáo canh, cào bằng.
Công tác quản lý đất đai cũng còn
nhiều bất cập, hồ sơ địa chính chưa được quan tâm đúng mức, chưa đầy đủ, không
đủ cơ sở cho việc quản lý đất đai. Công tác quy hoạch sử dụng đất chậm, việc
chỉnh lý biến động đất đai không được theo dõi, cập nhật thường xuyên dẫn đến
việc tham mưu không đầy đủ, thiếu chính xác trong việc quy hoạch, thu hồi đất
và giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai.
Nhiều địa phương chưa có quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất chi tiết, dẫn tới tuỳ tiện trong giao đất, cho thuê, thu
hồi, chuyển mục đích sử dụng đất.
Việc giao đất và cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) tiến hành chậm.
– Hồ sơ địa chính chưa hoàn chỉnh,
đồng bộ, nên thiếu căn cứ pháp lý và thực tế để xác định quyền sử dụng và quản
lý đất đai của tổ chức, cá nhân, đặc biệt là ở những vùng mà quan hệ đất đai
phức tạp và có nhiều biến động. Trong nhiều trường hợp, việc tranh chấp đất đai
lại bắt nguồn từ những tài liệu lịch sử của chế độ cũ để lại. Hơn nữa, việc
giao đất lại không được tiến hành theo một quy trình chặt chẽ, nên hồ sơ đất
đai không đồng bộ và bị thất lạc.
– Quy hoạch sử dụng đất đai chưa đi
vào nề nếp, nên nhiều trường hợp sử dụng đất không hợp lý khó bị phát hiện. Khi
phát hiện thì lại không được xử lý kịp thời. Nhiều địa phương còn có những nhận
thức lệch lạc về chính sách đất đai, quản lý đất đai còn nặng về biện pháp mệnh
lệnh hành chính mà chưa chú ý đến biện pháp quản lý về mặt kinh tế dẫn đến
tranh chấp đất đai ngày càng nhiều.
– Một số nơi ban hành văn bản pháp
lý đất đai không rõ ràng, hoặc chủ trương sai lầm của một số cán bộ đã làm cho
một bộ phận nhân dân hiểu lầm là Nhà nước có chủ trương “trả lại đất cũ”, trả
lại đất ông cha, dẫn đến việc khiếu kiện đòi lại đất ngày càng nhiều.
3. Đất đai ngày càng có giá trị
Việc đất đai ngày càng có giá trị
dẫn đến việc lấn chiếm đất đai diễn ra ngày càng phổ biến nhưng không được phát
hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời;
Đất đai từ chỗ chưa được thừa nhận
có giá trị nay trở thành tài sản có giá trị cao, thậm chí ở nhiều nơi, nhiều
lúc giá đất tăng đột biến; Ngoài ra xuất phát từ vấn đề kinh tế, đồng tiền đã
đưa chuẩn mực đạo đức, đạo lý gia đình, dòng tộc trở nên thứ yếu.
Có thể dẫn chứng nhiều vụ việc: Sau
khi người có tài sản (cha, mẹ, ông, bà…) qua đời, thế hệ con cháu, những người
thân thích trong gia đình, dòng tộc sẵn sàng hủy bỏ thỏa thuận dân sự về tài
sản đất đai trước đó liên quan đến thừa kế. Điều đó dẫn đến rất nhiều hợp đồng
tặng cho tài sản không có hiệu lực.
Từ thành thị đến nông thôn, đất đai
ngày càng có giá nên có những vụ chỉ cần vài chục, vài trăm, thậm chí vài mét
vuông đất, anh em trong nhà cũng kéo nhau ra tòa.
Theo đánh giá của những người làm
công tác xét xử, luân thường, đạo lý ở nhiều gia đình chưa bao giờ rạn nứt nghiêm
trọng như trong thời gian gần đây. Tất cả cũng vì tranh chấp, tranh giành nhau
về đất đai.
4. Nguyên nhân khác
Nhận thức của nhiều người dân về
quan hệ đất đai không phù hợp với quy định của pháp luật. Vẫn còn tồn tại các
phong tục, tập quán truyền thống, hương ước, luật tục về đất đai, thiếu căn cứ
pháp lý đang chi phối sinh hoạt kinh tế – xã hội nhiều địa phương, nhất là ở
những vùng nông thôn, vùng núi.
Vì vậy, khi có xung đột, người dân
không căn cứ vào pháp luật mà chỉ căn cứ vào tập quán để giải quyết, dẫn đến
xung đột. Không ít người dân, không phân biệt được quyền sở hữu và quyền sử
dụng, đồng nhất việc cấp “sổ đỏ” với thừa nhận quyền sở hữu đất đai, nhất là
đất nông nghiệp, đất ở.
Ở Tây Nguyên, đồng bào các tộc người
thiểu số coi đất đai của mình là bất kỳ nơi nào họ đã canh tác, thậm chí là đất
đốt rừng, phá rừng.
Với nhận thức không đúng như vậy,
cùng với sự phức tạp của hệ thống pháp luật về đất đai và sự tăng giá đất trong
nền kinh tế thị trường, nên việc tranh chấp đất đai ngày càng gia tăng và phức
tạp.
Ngoài ra, còn do sự trục lợi của một
số cán bộ có chức, có quyền. Một bộ phận cán bộ, công chức vì vụ lợi, tranh thủ
trong thời gian đương chức đã cố tình vi phạm chính sách pháp luật đất đai để
trục lợi.
Từ việc “ngầm chia chác” đất đai với
nhau hoặc bớt xén đất để bán hoặc làm “quà biếu” để lại những hậu quả nặng nề
và gây ra những bức xúc trong dư luận xã hội.
Ở nông thôn, nhiều vi phạm về đất
đai do cán bộ chính quyền cấp xã, huyện thực hiện như giao đất trái thẩm quyền
hoặc vượt quá thẩm quyền, sai đối tượng, sai thủ tục, vị trí, miễn giảm không
đúng đối tượng.
Nhiều vi phạm phức tạp, liên quan
đến nhiều đối tượng, gây khiếu kiện kéo dài làm mất ổn định trật tự xã hội trở
thành điểm nóng chính trị – xã hội. Có nơi cán bộ, công chức do chia chác đất
đai mà mất đoàn kết nội bộ, có sai phạm nhưng giấu giếm, không xử lý kịp thời
hoặc xử lý không nghiêm minh, gây bất bình và làm giảm lòng tin của nhân dân
vào cơ quan nhà nước, đồng thời gia tăng số lượng vụ án liên quan đến đất tranh
chấp.
Luật sư Trần Minh Hùng chuyên gia tư vấn luật trên kênh HTV, VTV,
THVL1, ANTV, SCTV1...
Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội
ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ
cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng
tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề
nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý- cao quý vì nghề luật
sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư bảo vệ cho những nạn
nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là nghề rất nguy hiểm
và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư luôn gặp nguy hiểm vì
sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư thì phải có tâm, có đạo
đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề, chấp nhận có khăn, hy
sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu sợ nguy hiểm, sợ ảnh hưởng đến công việc, cuộc
sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật sư đúng nghĩa. Niềm vui
của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp được cho thân chủ, đem lại
công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem lại công bằng cho xã
hội.
Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình-
Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình có nhiều năm kinh nghiệm tranh tụng, tư vấn
được rất nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm và thường xuyên cố vấn
pháp lý, tư vấn pháp luật trên các Kênh truyền hình uy tín như: Đài
Truyền hình TPHCM (HTV), Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Đài truyền
hình Vĩnh Long, Truyền hình Công an ANTV, SCTV, THQH, Tư vấn luật trên Đài
tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV Giao Thông, Đài tiếng nói
Việt Nam, Đài phát thanh Kiên Giang, Truyền hình Quốc Hội, Báo Pháp
luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo
Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư
được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa
giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân,
Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông
uy tín. Là Luật sư bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan
trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ
đại án Ngân hàng Navibank liên quan Huyền Như và Viettinbank, Vụ cướp 35 tỷ
Long Thành - Dầu giây, Chống thi hành công vụ mùa Covid, các vụ Giết Người,
Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa Đảo, gây thương tích, tham ô, cố ý làm trái... và các vụ
án khác về dân sự, kinh tế, thừa kế, đất đai, lao động, hành chính, doanh nghiệp.…
luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công
bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi.
Chúng tôi cùng tư vấn luật và cố vấn pháp lý
cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước rất lâu năm.
Trân trọng cảm ơn.
ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VPLS GIA ĐÌNH (Luật sư
Thành Phố)
Trụ sở: 402A
Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, Tp.HCM (Bên cạnh Công chứng số 7)
5/1 Nguyễn
Du, Biên Hòa, Đồng Nai (đối diện tòa án Biên Hòa)
68/147 Trần
Quang Khải, Tân Định, quận 1, TP.HCM
Điện thoại:
028-38779958; Fax: 08-38779958
Luật sư Trần
Minh Hùng: 0972 238006
Email: luatsuthanhpho@gmail.com
http://www.luatsugiadinh.net. vn
http://www.luatsuthanhpho.com
|