1. Quy định cưỡng chế tháo dỡ, phá dỡ công
trình xây dựng vi phạm
a. Trình tự, thủ tục
cưỡng chế tháo dỡ, phá dỡ công trình xây dựng vi phạm
Khoản 4 Điều 12 Luật
xây dựng 2014 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
Xây dựng công trình
không đúng quy hoạch xây dựng, trừ trường hợp có giấy phép xây dựng có thời
hạn; vi phạm chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng; xây dựng công trình không đúng
với giấy phép xây dựng được cấp.
Trình tự, thủ tục xử
phạt và cưỡng chế thực hiện theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính
2012, và Nghị định 166/2013/NĐ-CP như sau:
– Người có thẩm quyền
yêu cầu người có hành vi vi phạm đang diễn ra buộc phải chấm dứt hành vi vi
phạm và lập biên bản vi phạm hành chính thành 02 bản, giao cho người vi phạm
hoặc tổ chức vi phạm giữ 01 bản; nếu hành vi vi phạm vượt quá thẩm quyền xử
phạt thì người lập biên bản chuyển biên bản đến người có thẩm quyền ra quyết
định xử phạt
– Tiến hành xác minh
hành vi vi phạm
– Ra quyết định xử
phạt vi phạm hành chính
– Thi hành quyết định
xử phạt vi phạm hành chính: Trong thời gian 02 ngày làm việc từ ngày ra quyết
định xử phạt thì người có thẩm quyền phải gửi quyết định cho cá nhân, tổ chức,
bị xử phạt, cơ quan khác có liên quan để thi hành. Người vi phạm phải chấp hành
xong quyết định trong thời gian 10 ngày từ ngày nhận quyết định xử phạt
– Nếu người vi phạm
không tự nguyện chấp hành thì tiến hành cưỡng chế. Trước khi tổ chức cưỡng chế
thì phải ra quyết định cưỡng chế gửi đến người vi phạm và các cơ quan cấp trên
để thực hiện.
– Trong trường hợp phá
dỡ công trình xây dựng trái phép hoăc không có giấy phép thì phải gửi đến người
bị cưỡng chế, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tiến hành các biện pháp cưỡng chế
trước ít nhất 05 ngày để phối hợp.
– Nếu trước khi tiến
hành cưỡng chế, người bị cưỡng chế tự nguyện thi hành thì cơ quan chủ trì cưỡng
chế lập biên bản công nhận sự tự nguyện thi hành; nếu cố tình vắng mặt thì cần
phải có đại diện chính quyền địa phương và người chứng kiến để cưỡng chế.
b. Thẩm quyền cưỡng
chế tháo dỡ, phá dỡ công trình xây dựng vi phạm
Về thẩm quyền ban hành
quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng vi phạm: Điều 3 và Điều 76 Nghị
định 139/2017/NĐ-CP quy định Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền buộc tháo dỡ
công trình, phần xây dựng công trình vi phạm.
Đối với công trình xây
dựng thuộc thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng của Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc
Sở Xây dựng thì người có thẩm quyền xử phạt gửi hồ sơ đến Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp huyện để ban hành quyết định cưỡng chế. Trong thời hạn 02 ngày kể từ
ngày nhận được hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định
cưỡng chế phá dỡ.
2. Các biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình
sự
• Thứ nhất, về biện
pháp áp giải dẫn giải
– Áp giải có thể áp
dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị buộc tội.
– Dẫn giải có thể áp
dụng đối với:
+ Người làm chứng
trong trường hợp họ không có mặt theo giấy triệu tập mà không vì lý do bất khả
kháng hoặc không do trở ngại khách quan;
+ Người bị hại trong
trường hợp họ từ chối việc giám định theo quyết định trưng cầu của cơ quan có
thẩm quyền tiến hành tố tụng mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở
ngại khách quan;
+ Người bị tố giác,
người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định
người đó liên quan đến hành vi phạm tội được khởi tố vụ án, đã được triệu tập
mà vẫn vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.
– Điều tra viên, cấp
trưởng của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Kiểm
sát viên, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, Hội đồng xét xử có quyền ra quyết định
áp giải, dẫn giải.
– Quyết định áp giải,
quyết định dẫn giải phải ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của
người bị áp giải, dẫn giải; thời gian, địa điểm người bị áp giải, dẫn giải phải
có mặt và các nội dung khác theo quy định.
– Người thi hành quyết
định áp giải, dẫn giải phải đọc, giải thích quyết định và lập biên bản về việc
áp giải, dẫn giải theo quy định. Cơ quan Công an nhân dân, Quân đội nhân dân có
thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định áp giải, dẫn giải.
– Không được bắt đầu
việc áp giải, dẫn giải người vào ban đêm; không được áp giải, dẫn giải người
già yếu, người bị bệnh nặng có xác nhận của cơ quan y tế.
• Thứ hai, về biện
pháp kê biên tài sản
– Kê biên tài sản chỉ
áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt
tiền hoặc có thể bị tịch thu tài sản hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại.
– Những người có thẩm
quyền bắt bị can, bị cáo để tạm giam, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền ra
lệnh kê biên tài sản. Lệnh kê biên của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều
tra các cấp phải được thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi
hành.
– Chỉ kê biên phần tài
sản tương ứng với mức có thể bị phạt tiền, bị tịch thu hoặc phải bồi thường
thiệt hại. Tài sản bị kê biên được giao cho chủ tài sản hoặc người quản lý hợp
pháp hoặc người thân thích của họ bảo quản. Người được giao bảo quản mà có hành
vi tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu, hủy hoại tài sản bị kê biên
thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.
– Khi tiến hành kê
biên tài sản phải có mặt những người:
+ Bị can, bị cáo hoặc
người đủ 18 tuổi trở lên trong gia đình hoặc người đại diện của bị can, bị cáo;
+ Đại diện chính quyền
xã, phường, thị trấn nơi có tài sản bị kê biên;
+ Người chứng kiến.
– Người tiến hành kê
biên phải lập biên bản, ghi rõ tên và tình trạng từng tài sản bị kê biên. Biên
bản được lập theo quy định, đọc cho những người có mặt nghe và cùng ký tên. Ý
kiến, khiếu nại của những người quy định tại điểm a khoản này liên quan đến
việc kê biên được ghi vào biên bản, có chữ ký xác nhận của họ và của người tiến
hành kê biên.
– Biên bản kê biên
được lập thành bốn bản, trong đó một bản được giao ngay cho người được quy định
tại điểm a khoản này sau khi kê biên xong, một bản giao ngay cho chính quyền
xã, phường, thị trấn nơi có tài sản bị kê biên, một bản gửi cho Viện kiểm sát
cùng cấp và một bản đưa vào hồ sơ vụ án.
• Thứ ba, về biện pháp
phong tỏa tài khoản
– Phong tỏa tài khoản
chỉ áp dụng đối với người bị buộc tội về tội mà Bộ luật hình sự quy định hình
phạt tiền, bị tịch thu tài sản hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại khi có căn
cứ xác định người đó có tài khoản tại tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước.
Phong tỏa tài khoản cũng được áp dụng đối với tài khoản của người khác nếu có
căn cứ cho rằng số tiền trong tài khoản đó liên quan đến hành vi phạm tội của
người bị buộc tội.
– Những người có thẩm
quyền bắt bị can, bị cáo để tạm giam, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền ra
lệnh phong tỏa tài khoản. Lệnh phong tỏa tài khoản của Thủ trưởng, Phó Thủ
trưởng Cơ quan điều tra các cấp phải được thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng
cấp trước khi thi hành.
– Chỉ phong tỏa số
tiền trong tài khoản tương ứng với mức có thể bị phạt tiền, bị tịch thu tài sản
hoặc bồi thường thiệt hại. Người được giao thực hiện lệnh phong tỏa, quản lý
tài khoản bị phong tỏa mà giải tỏa việc phong tỏa tài khoản thì phải chịu trách
nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.
– Khi tiến hành phong
tỏa tài khoản, cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền phải giao quyết định phong
tỏa tài khoản cho tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước đang quản lý tài khoản
của người bị buộc tội hoặc tài khoản của người khác có liên quan đến hành vi
phạm tội của người bị buộc tội. Việc giao, nhận lệnh phong tỏa tài khoản phải
được lập thành biên bản theo quy định.
– Ngay sau khi nhận
được lệnh phong tỏa tài khoản, tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước đang quản
lý tài khoản của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc tài khoản của
người khác có liên quan đến hành vi phạm tội của người bị bắt, bị tạm giữ, bị
can, bị cáo phải thực hiện ngay việc phong tỏa tài khoản và lập biên bản về
việc phong tỏa tài khoản.
– Biên bản về việc
phong tỏa tài khoản được lập thành năm bản, trong đó một bản được giao ngay cho
người bị buộc tội, một bản giao cho người khác có liên quan đến người bị buộc
tội, một bản gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp, một bản đưa vào hồ sơ vụ án, một
bản lưu tại tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước.
• Thứ tư, hủy bỏ biện
pháp kê biên tài sản và phong tỏa tài khoản
– Biện pháp kê biên
tài sản, phong tỏa tài khoản đang áp dụng phải được hủy bỏ khi thuộc một trong
các trường hợp:
+ Đình chỉ điều tra,
đình chỉ vụ án;
+ Đình chỉ điều tra
đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can;
+ Bị cáo được Tòa án
tuyên không có tội;
+ Bị cáo không bị phạt
tiền, tịch thu tài sản và bồi thường thiệt hại.
– Cơ quan điều tra,
Viện kiểm sát, Tòa án hủy bỏ biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản khi
thấy không còn cần thiết. Đối với biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài
khoản trong giai đoạn điều tra, truy tố thì việc hủy bỏ hoặc thay thế phải
thông báo cho Viện kiểm sát trước khi quyết định.
3. Người nhiễm Covid-19 nhập cảnh trái phép bị
xử lý thế nào?
Nhập cảnh trái phép bị
phạt đến 5 triệu đồng
Qua lại biên giới quốc
gia mà không làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh là hành vi nhập cảnh trái phép.
Trong đó, tại điểm a khoản 3 Điều 17 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định:
3. Phạt tiền từ
3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Qua lại biên giới
quốc gia mà không làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định…
Như vậy, mức phạt hành
chính cao nhất với người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam là 05 triệu đồng.
Ngoài ra, trường hợp
người nước ngoài có hành vi nhập cảnh trái phép thì tùy theo mức độ vi phạm có
thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi Việt Nam (theo khoản 9 Điều 17
Nghị định 167).
Nhập cảnh trái phép,
khi nào bị phạt tù?
Điều 347 Bộ luật Hình
sự 2015 quy định, người nào nhập cảnh trái phép, đã bị xử phạt vi phạm hành
chính về hành vi này mà còn vi phạm thì phạm tội vi phạm quy định về xuất cảnh,
nhập cảnh. Theo đó, mức phạt với tội này là phạt tiền từ 05 - 50 triệu đồng
hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Như vậy, Tội vi phạm
quy định về xuất cảnh, nhập cảnh tại Điều 347 chỉ áp dụng khi người thực hiện
hành vi vi phạm đã từng bị phạt hành chính, nếu là lần đầu thực hiện thì không
bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trốn cách ly khi nhập
cảnh bị phạt bao nhiêu tiền?
Hiện nay tình hình
dịch bệnh Covid vẫn đang diễn biến phức tạp trên toàn thế giới. Vì vậy, căn cứ
Hướng dẫn tạm thời về giám sát người nhập cảnh vào Việt Nam ban hành kèm Công
văn 4995/BYT-DP, bất kỳ trường hợp nào nhập cảnh vào Việt Nam đều phải thực
hiện cách ly 14 ngày.
Bên cạnh đó, theo
Quyết định 219/QĐ-BYT, Covid-19 được liệt kê vào danh mục các bệnh truyền nhiễm
nhóm A. Trong đó, mức phạt với hành vi vi phạm quy định về cách ly y tế, cưỡng
chế cách ly y tế tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 117/2020/NĐ-CP được quy định như
sau:
2. Phạt tiền từ
15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không tổ chức cách
ly y tế đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;
b) Từ chối hoặc trốn
tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A đối
tượng kiểm dịch y tế biên giới mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc khi cơ
quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu…
Như vậy, người trốn
cách ly khi nhập cảnh có thể bị phạt tiền đến 20 triệu đồng.
Trốn cách ly khi nhập
cảnh bị phạt đến tù đến 12 năm
Theo khoản 1 Công văn
45/TANDTC-PC, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly bị coi là trường hợp
thực hiện “hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người” quy định tại
điểm c khoản 1 Điều 240 Bộ luật Hình sự về Tội làm lây lan dịch bệnh truyền
nhiễm cho người.
Cụ thể, mức phạt áp
dụng cho người không tuân thủ cách ly làm lây lan dịch bệnh theo quy định của
Điều 240 là phạt tiền từ 50 - 200 triệu đồng hoặc bị phạt tù từ 01 - 05 năm.
Ngoài ra, tùy thuộc
vào hậu quả của hành vi trốn cách ly, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 05 -
10 năm khi dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc làm chết 01 người.
Trường hợp dẫn đến
phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ hoặc làm chết 02
người trở lên thì bị phạt tù từ 10 - 12 năm.
Hình phạt bổ sung của
tội này là phạt tiền từ 20 - 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành
nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm.
Lưu ý: Nếu bị xử lý hình
sự, Cơ quan có thẩm quyền tố tụng là Tòa án sẽ dựa trên các quy định của pháp
luật để đưa ra hình phạt phù hợp.
4. Xử lý hành vi đưa người nhập cảnh trái phép
vào Việt Nam
1. Xử phạt vi phạm
hành chính
Nếu như hành vi vi
phạm pháp luật của cá nhân khi thực hiện chưa đến mức xử lý hình sự thì sẽ bị
xử phạt vi phạm hành chính. Đối với hành vi đưa người nhập cảnh trái phép vào
Việt Nam có thể phải chịu mức phạt sau:
• Phạt tiền từ 15
triệu đến 25 triệu VNĐ: đối với hành vi giúp đỡ, chứa chấp, che giấu, tạo điều
kiện cho người khác đi nước ngoài, ở lại nước ngoài, vào Việt Nam, ở lại Việt
Nam hoặc qua lại biên giới quốc gia trái phép (Điểm a khoản 5 Điều 17 Nghị định
167/2013/NĐ-CP).
• Phạt tiền từu 30
triệu đến 40 triệu VNĐ: đối với hành vi tổ chức, đưa dẫn hoặc môi giới cho
người khác xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam trái phép (điểm đ khoản 6 Điều 17 Nghị
định 167/2013/NĐ-CP).
2. Xử lý hình sự
2.1.Tội tổ chức, môi
giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép
Những cá nhân đưa
người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam có thể phải chịu Tội tổ chức,
môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép quy
định tại Điều 348 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017. Ở đây,
những cá nhân trên đã có hành vi vi phạm pháp luật là: tổ chức cho người khác
nhập cảnh trái phép vào Việt Nam.
Về tổ chức cho người
khác nhập cảnh vào Việt Nam là hành vi đưa người từ ngoài lãnh thổ Việt Nam vào
nội địa mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền. Đây là hành vi có thể
được thực hiện bằng các phương pháp, thủ đoạn, phương tiện khác nhau (như lén
lút không có hộ chiếu hoặc giấy phép của cơ quan có thẩm quyền; có hộ chiếu hay
giấy phép nhưng quá hạn hoặc không có thị thực xuất cảnh; sử dụng hộ chiếu giả
hoặc thị thực giả; theo đường bộ, đường thủy, đường hàng không…)
Khi thực hiện hành vi
này, các cá nhân trên thực hiện một cách cố ý khi họ biết hành vi này vi phạm
pháp luật nhưng họ vẫn thực hiện vì mục đích lợi nhuận.
Vì vậy các cá nhân
trên sẽ phải chịu hình phạt như sau:
Điều 348. Tội tổ chức,
môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép
Người nào vì vụ lợi mà
tổ chức hoặc môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái
phép, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Phạm tội thuộc một
trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Lợi dụng chức vụ,
quyền hạn;
b) Phạm tội 02 lần trở
lên;
c) Đối với từ 05 người
đến 10 người;
d) Có tính chất chuyên
nghiệp;
đ) Thu lợi bất chính
từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
Phạm tội thuộc một
trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Đối với 11 người
trở lên;
b) Thu lợi bất chính
500.000.000 đồng trở lên;
c) Làm chết người.
Người phạm tội còn có
thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức
vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
2.2. Tội làm lây lan
dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người
Do hành vi tổ chức
nhập cảnh trái phép của những cá nhân trên nên đã gây ra bùng phát dịch bệnh
Covid 19 thêm một lần nữa. Vì vậy họ có thể phải chịu Tội làm lây lan dịch bệnh
truyền nhiễm nguy hiểm cho người được quy định tại Điều 240 Bộ luật Hình sự năm
2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.
Bệnh truyền nhiễm là
bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc từ động vật sang người
do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm(khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống bệnh truyền
nhiễm năm 2007). Dịch là sự xuất hiện bệnh truyền nhiễm với số lượng người mắc
bệnh sự tính bình thường trong một khoảng thời gian xác định ở một khu vực nhất
định (Khoản 13 Điều 2 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007).
Hành vi phạm tội này,
những cá nhân trên thực hiện với lỗi vô ý. Khi họ biết được rằng hành vi của
mình nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn thực hiện khi cho rằng hậu quả sẽ không xảy
ra.
Vì vậy họ sẽ phải chịu
hình phạt tương ứng như sau:
Điều 240. Tội làm lây
lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người
Người nào thực hiện
một trong các hành vi sau đây, làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho
người, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ
01 năm đến 05 năm:
a) Đưa ra hoặc cho
phép đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực
vật hoặc vật phẩm khác có khả năng lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người,
trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
b) Đưa vào hoặc cho
phép đưa vào lãnh thổ Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực
vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng lây truyền cho
người;
c) Hành vi khác làm
lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người.
Phạm tội thuộc một
trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Dẫn đến phải công
bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ trưởng
Bộ Y tế;
b) Làm chết người.
Phạm tội thuộc một
trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 12 năm:
a) Dẫn đến phải công
bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ;
b) Làm chết 02 người
trở lên.
Người phạm tội còn có
thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức
vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
5. Người đang đi tù có phải trả nợ không?
Trong thực tế của đời
sống, không phải ai cũng có một khối tài sản cố định phục vụ cho việc làm ăn,
kinh doanh.. Do đó, quan hệ vay tài sản ra đời và trở nên phổ biến. Theo đó,
giữa các bên thỏa thuận về việc cho vay: bên cho vay giao tài sản cho bên vay;
đến hạn trả nợ, bên vay có nghĩa vụ hoàn trả tài sản và phải trả lãi nếu có
thỏa thuận hoặc theo quy định pháp luật. Như vậy, được thỏa thuận và ghi nhận
trong hợp đồng vay, nghĩa vụ trả nợ phải được thực hiện khi đến hạn trả nợ. Tuy
nhiên, không phải hợp đồng vay nào cũng được thực hiện suôn sẻ. Một trong số đó
là trường hợp người vay phải chấp hành hình phạt tù khi chưa thực hiện nghĩa
vụ. Vậy, trường hợp bên vay nếu đi tù thì có phải trả nợ không?
1. Nghĩa vụ trả nợ
Hợp đồng vay tài sản
được quy định trong Bộ Luật dân sự 2015 như sau:
“Điều 463. Hợp đồng
vay tài sản
Hợp đồng vay tài sản
là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay;
khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo
đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật
có quy định.”
Như vậy, đối với Hợp
đồng vay tài sản cần chú ý đến các nội dung sau đây:
a) Đối tượng của hợp
đồng: Tài sản vay
Khoản vay là tiền hay
vật quyết định đến việc thanh toán nợ sau này. Nếu tài sản vay là tiền thì
người vay có nghĩa vụ trả đủ tiền khi đến hạn thanh toán; tài sản là vật thì
phải trả bằng vật cùng loại với số lượng, chất lượng đã thỏa thuận trong Hợp
đồng vay.
b) Thời hạn thực hiện
hợp đồng: Thời hạn thực hiện nghĩa vụ của các bên
Hợp đồng vay gồm hai
loại: Hợp đồng vay không kỳ hạn và hợp đồng vay có kỳ hạn. Cụ thể với từng loại
Hợp đồng, thời hạn thanh toán khoản vay và khoản lãi (nếu có) là khác nhau.
Chính vì vậy đây là điểm cần lưu ý khi thực hiện ký kết hợp đồng vay.
c) Hình thức của hợp
đông vay:
Hình thức của hợp đồng
vay tài sản có thể bằng miệng hoặc bằng văn bản. Hình thức miệng được áp dụng
trong các quan hệ vay với tài sản có giá trị nhỏ, giữ bên vay và cho vay có sự
tin tưởng cao. Phổ biến hơn là hình thức hợp đồng văn bản, các bên sẽ có cơ sở
cho việc thực hiện cũng như giải quyết nhanh chóng các tranh chấp về hợp đồng
vay sau này.
Hợp đồng vay về bản
chất là quan hệ dân sự giữa bên vay và bên cho vay. Đến thời hạn thanh toán,
bên vay vì lý do nào đó không thể thực hiện được ngay nghĩa vụ, có thể thỏa
thuận với bên cho vay về việc giãn nợ; thỏa thuận chậm thanh toán trong một
khoảng thời gian nhất định; Điều này cần được sự đồng ý của bên cho vay. Đối
với việc chậm thanh toán của bên vay, bên cho vay được thanh toán một khoản lãi
từ tài sản thanh toán chậm tương ứng với thời gian thanh toán chậm, tùy vào
thỏa thuận giữa các bên.
2. Đang đi tù có phải
trả nợ không?
Trên thực tế, đã có
nhiều trường hợp bên vay chưa hoàn thành nghĩa vụ thanh toán nợ thì phải đi tù
(chấp hành hình phạt tù). Với trường hợp này, bên vay đang đi tù có phải trả nợ
không?
Đến nay, pháp luật
không có quy định về người đang đi tù bị hạn chế nghĩa vụ dân sự nói chung, và
nghĩa vụ trả nợ nói riêng. Do đó, người đang đi tù nếu không thể thực hiện ngay
nghĩa vụ thanh toán nợ, có thể yêu cầu hoãn thực hiện nghĩa vụ.
a) Hoãn thực hiện
nghĩa vụ trả nợ khi đang đi tù
Theo đó, trường hợp
người vay đang đi tù, chưa thể thực hiện ngay nghĩa vụ trả nợ, có thể thỏa
thuận với bên cho vay là sau khi thi hành ánh hoàn thành sẽ thực hiện nghĩ vụ
trả nợ đó. Thỏa thuận này phải được bên cho vay phải đồng ý thì bên vay mới
được hoãn nghĩa vụ trả nợ. Được quy định tại Bộ Luật dân sự năm 2015 như sau:
“Điều 354. Hoãn thực
hiện nghĩa vụ
1. Khi không thể thực
hiện được nghĩa vụ đúng thời hạn thì bên có nghĩa vụ phải thông báo ngay cho
bên có quyền biết và đề nghị được hoãn việc thực hiện nghĩa vụ.
Trường hợp không thông
báo cho bên có quyền thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại phát sinh,
trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc do nguyên nhân khách quan không thể
thông báo.
2. Bên có nghĩa vụ
được hoãn việc thực hiện nghĩa vụ, nếu được bên có quyền đồng ý. Việc thực hiện
nghĩa vụ khi được hoãn vẫn được coi là thực hiện đúng thời hạn.”
b) Ủy quyền thực hiện
nghĩa vụ trả nợ thông qua bên thứ ba
Trường hợp bên cho vay
không đồng ý thỏa thuận hoãn thực hiện trả nợ thì bên vay không được hoãn nghĩa
vụ thanh toán (Khoản 2). Bên vay có thể thực hiện nghĩa vụ trả nợ bằng cách ủy
quyền thực hiện nghĩa vụ thông qua bên thứ ba. Bên thứ ba được ủy quyền có thể
là người thân, bạn bè của người vay. Nội dung này được quy định như sau:
“Điều 283. Thực hiện
nghĩa vụ thông qua người thứ ba
Khi được bên có quyền
đồng ý, bên có nghĩa vụ có thể ủy quyền cho người thứ ba thay mình thực hiện
nghĩa vụ nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm với bên có quyền, nếu người thứ ba
không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.”
Như vậy, trường hợp
người vay đi tù hay đang phải chấp hành bản án khác thì vẫn phải thực hiện
nghĩa vụ trả nợ. Hoặc tự mình thực hiện, hoặc thực hiện nghĩa vụ thông qua
người thứ ba.
Luật sư Trần Minh Hùng chuyên gia
tư vấn luật trên kênh HTV, VTV, THVL1, ANTV, SCTV1...
Chúng tôi
là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên
viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm,
kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm
và đạo đức trong nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý-
cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư
bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là
nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư
luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư
thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề,
chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu sợ nguy hiểm, sợ ảnh
hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật
sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp
được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem
lại công bằng cho xã hội.
Luật
sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư
Gia Đình có nhiều năm kinh nghiệm tranh tụng, tư vấn được rất nhiều hãng truyền
thông tin tưởng với nhiều năm và thường xuyên cố vấn pháp lý, tư vấn pháp luật
trên các Kênh truyền hình uy tín như: Đài Truyền hình TPHCM
(HTV), Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Đài truyền hình Vĩnh Long,
Truyền hình Công an ANTV, SCTV, THQH, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam,
Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV Giao Thông, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát
thanh Kiên Giang, Truyền hình Quốc Hội, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi
trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an
nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học
luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường
ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học
uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật
sư bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng
trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ đại án Ngân hàng
Navibank liên quan Huyền Như và Viettinbank, Vụ cướp 35 tỷ Long Thành - Dầu
giây, Chống thi hành công vụ mùa Covid, các vụ Giết Người, Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa
Đảo, gây thương tích, tham ô, cố ý làm trái... và các vụ án khác về dân sự,
kinh tế, thừa kế, đất đai, lao động, hành chính, doanh nghiệp.… luôn mang lại
niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công
lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi.
Chúng tôi
cùng tư vấn luật và cố vấn pháp lý cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước
rất lâu năm.
Trân trọng
cảm ơn!.
|