1.
Tranh chấp hợp đồng thương mại
Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa
do một bên không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.
Tóm tắt câu hỏi:
X là một công ty chuyên kinh doanh
trang thiết bị văn phòng ở một tỉnh miền núi yêu cầu Y là công ty kinh doanh
cùng mặt hàng giao cho X 100 bộ bàn ghế văn phòng có kiểu dáng như X đã từng
mua của Y theo những hợp đồng trước đã ký kết và thực hiện xong vào 1 ngày xác
định qua 1 bức thư mà trong đó không nói đến giá cả, chất lượng, điểm giao hàng
và phương thức thanh toán. Y không trả lời và không giao hàng. X đòi khởi kiện
và dẫn chứng: trong hợp đồng trước đã có nói tới điều khoản ” Y sẵn sàng cung
cấp những mặt hàng được ghi trong hợp đồng này vào bất cứ thời điểm nào khi
nhận được yêu cầu cụ thể của X với điều kiện X phải trả thêm cho mỗi đơn vị
hàng hóa 0,1% giá cả của đơn vị hàng hóa đó trong lần giao hàng theo hợp đồng
này”, Y lập luận hợp đồng nói trên đã chấm dứt vào thời điểm giao hàng lần cuối
cùng theo hợp đồng đó và hợp đồng này chỉ lập ra trong các lần mua bán đó. Y
cùng cho rằng điều khoản mà X dẫn chiếu rất mập mờ không thể hiện ý chí cụ thể
các điểm chính của việc mua bán như giá cả, chất lượng, phương thức thanh
toán…X cho rằng mình đã trả thêm 0,1% nên có quyền đòi hỏi như vậy. tranh chấp
nói trên được khởi kiện ra tòa, vậy ai sẽ là người thắng kiện, trách nhiệm của
bên vi phạm sẽ như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 24 Luật
Thương mại 2005 về Hình thức hợp đồng mua bán hàng hoá
1. Hợp đồng mua bán hàng hoá được
thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.
2. Đối với các loại hợp đồng mua bán
hàng hoá mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo
các quy định đó.
Theo quy định này thì hình thức hợp
đồng mua bán hàng hóa có thể là: bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi
cụ thể. Vậy việc X gửi cho Y 1 bức thư yêu cầu về việc giao hàng hóa thì coi như
hành vi đề nghị giao kết hợp đồng.
Y không trả lời lại đề nghị giao kết
hợp đồng của X. Điều 404 Khoản 2 “Bộ luật dân sự 2015” : “Hợp đồng dân sự cũng
xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im
lặng, nếu có thoả thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết”.
Tuy nhiên, cũng không thể chỉ dựa
vào sự im lặng để kết luận về việc hợp đồng có được giao kết không. Mà xét
trong thực tiễn vụ việc này giữa Công ty X và Công ty Y đã từng kí kết và thực
hiện hoạt động mua bán bàn ghế văn phòng nhiều lần trước
”Công ty X yêu cầu Y là công ty kinh
doanh cùng mặt hàng giao cho X 100 bộ bàn ghế văn phòng có kiểu dáng như X đã
từng mua của Y theo những hợp đồng trước đã ký kết và thực hiện xong vào 1 ngày
xác định qua 1 bức thư mà trong đó không nói đến giá cả, chất lượng, điểm giao
hàng và phương thức thanh toán”.
Hơn nữa trong hợp đồng trước đã có
nói tới điều khoản “ Y sẵn sàng cung cấp những mặt hàng được ghi trong hợp đồng
này vào bất cứ thời điểm nào khi nhận được yêu cầu cụ thể của X với điều kiện X
phải trả thêm cho mỗi đơn vị hàng hóa 0,1% giá cả của đơn vị hàng hóa đó trong
lần giao hàng theo hợp đồng này“
Như vậy,có thể thấy rằng trong yêu
cầumà công ty X gửi cho công ty Y có các nội dung về mặt hàng, số lượng hàng
hóa. Nhưng không nói đến vấn đề giá cả, chất lượng, địa điểm và phương thức
giao hàng. Tuy nhiên giữa hai bên đã có thói quen trong hoạt động thương mại
được thiết lập.
Trừ trường hợp có thoả thuận khác,
các bên được coi là mặc nhiên áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại đã
được thiết lập giữa các bên đó mà các bên đã biết hoặc phải biết nhưng không
được trái với quy định của pháp luật. ( Điều 12 Luật Thương mại)
Như vậy, trong yêu cầu mà X đưa ra
thì những vấn đề về giá cả, chất lượng, địa điểm và phương thức giao hàng có
thể coi là được thực hiện theo thói quen thương mại giữa hai bên và sự im lặng
của Y làm cho X sẽ hiểu là hàng vẫn sẽ được giao như những hợp đồng trước đó.
Vậy Y lập luận hợp đồng nói trên đã
chấm dứt vào thời điểm giao hàng lần cuối cùng theo hợp đồng đó và hợp đồng này
chỉ lập ra trong các lần mua bán đó. Y cũng cho rằng điều khoản mà X dẫn chiếu
rất mập mờ không thể hiện ý chí cụ thể các điểm chính của việc mua bán như giá
cả, chất lượng, phương thức thanh toán.
Với những căn cứ nêu trên thì có thể
thấy rằng lập luận của Y sẽ là không hợp lý, không có căn cứ pháp luật và không
được chấp nhận khi giải quyết tranh chấp.
Khi các bên đưa tranh chấp nêu trên
ra Tòa án thì Tòa án sẽ căn cứ vào quy định của Luật Thương mại 2005 mà đưa ra
bản án buộc bên vi phạm hợp đồng – bên Y thực hiện các nghĩa vụ sau:
Thứ nhất, Bên vi phạm sẽ phải chịu
một trong các loại chế tài trong thương mại (Điều 292 Luật Thương Mại )
– Buộc thực hiện đúng hợp đồng.
-Tạm ngừng thực hiện hợp đồng.
– Đình chỉ thực hiện hợp đồng.
– Huỷ bỏ hợp đồng.
– Các biện pháp khác do các bên thoả
thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế
mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc
tế.
Thứ hai, bên vi phạm có thể bị phạt
vi phạm hợp đồng nếu có căn cứ tại Điều 300 Luật Thương Mại “Phạt vi phạm là
việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp
đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy
định tại Điều 294 của Luật này”.
Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ
hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong
hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ
trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này.
Thứ ba, bên vi phạm sẽ phải bồi
thường thiệt hại cho bên kia nếu có căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường
thiệt hại.
1. Bồi thường thiệt hại là việc bên
vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị
vi phạm.
2. Giá trị bồi thường thiệt hại bao
gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi
phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu
không có hành vi vi phạm.
Điều 303. Căn cứ phát sinh trách
nhiệm bồi thường thiệt hại
Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm
quy định tại Điều 294 của Luật này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh
khi có đủ các yếu tố sau đây:
1. Có hành vi vi phạm hợp đồng;
2. Có thiệt hại thực tế;
2.
Giải quyết tranh chấp tín dụng
1. TÍN DỤNG VÀ TRANH CHẤP TÍN DỤNG
1.1. Hợp đồng tín dụng
Khoản 14, Điều 4 về "Giải thích
từ ngữ", Luật các Tổ chức tín dụng (TCTD) năm 2010 quy định "Cấp tín
dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền thao nguyên
tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao
thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác". Các
nghiệp vụ cấp tín dụng khác như tái chiết khấu, ứng trước, mua có bảo lưu quyền
truy đòi (trừ các khoản mua có kỳ hạn) công cụ chuyển phát hành thẻ tín dụng,
nhượng và giấy tờ có giá khác. Dưới đây gọi là tín dụng và hợp đồng tín dụng
thay vì cấp tín dụng và hợp đồng cấp tín dụng không chính xác theo quy định của
pháp luật hiện hành (vì trước đây gọi sai riêng hợp đồng cho vay là hợp đồng
tín dụng, nên đã buộc phải gọi hợp đồng tín dụng nói chung là hợp đồng cấp tín
dụng).
Đối với các TCTD, hợp đồng bảo lãnh
ngân hàng được điều chỉnh theo quy định riêng của pháp luật ngân hàng đối với
bảo lãnh ngân hàng, đồng thời theo quy định chung tại điều 335 về "Bảo
lãnh", Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015. Các quan hệ tín dụng khác ngoài hợp
đồng cho vay và bảo lãnh ngân hàng như chiết khấu, cho thuê tài chính, bao
thanh toán thì không được quy định trong BLDS năm 2015, mà chủ yếu được hướng
dẫn bằng các văn bản dưới luật. Trường hợp TCTD cấp tín dụng không đúng với quy
định của luật thì có thể bị vô hiệu theo quy định tại Điều 124 về "Giao
dịch dân sự vô hiệu do giả tạo", BLDS năm 2015. Chẳng hạn như việc cấp tín
dụng cho vay dưới hình thức đặt cọc hàng trăm, thậm chí hàng nghìn tỷ đồng để
mua, thuê nhà như đã xảy ra trong vụ án tại Ngân hàng Xây dựng.
1.2. Tranh chấp tín dụng
Tranh chấp tín dụng được hiểu là
tranh chấp về các hợp đồng tín dụng gồm hợp đồng cho vay, chiết khấu, cho thuê
tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các hợp đồng tín dụng khác.
Đối với hợp đồng cho vay, thì tranh
chấp có thể là nợ gốc, nợ lãi, lãi suất, về mọi vấn đề liên quan đến hợp đồng
cho vay như điều kiện vay, mục đích sử dụng vốn vay, hình thức bảo đảm, giá trị
tài sản bảo đảm, phương thức trả nợ và các nội dung khác. Tuy nhiên, trên thực
tế hợp đồng cho vay nói riêng, hợp đồng tín dụng nói chung, thường xảy ra các
tranh chấp giống nhau tập trung vào số nợ gốc, các loại lãi suất, phí và việc xử
lý tài sản bảo đảm.
Đối với các TCTD thì hợp đồng cho
vay được điều chỉnh theo các quy định riêng của pháp luật ngân hàng đối với hợp
đồng tín dụng, đồng thời theo quy định chung tại Điều 463 về “Hợp đồng vay tài
sản”, BLDS năm 2015.
Riêng đối với hợp đồng bảo lãnh ngân
hàng, khi các TCTD phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trả nợ thay, thì sẽ chuyển
sang ghi nợ cho bên được bảo lãnh, do đó trở thành nghĩa vụ như đối với một hợp
đồng cho vay. Khi đó lãi suất đối với nợ gốc trong hạn, lãi suất đối với nợ gốc
quá hạn, lãi suất đối với nợ lãi quá hạn và lãi suất đối với khoản nợ chậm thi
hành án sẽ được xử lý hoàn toàn giống với hợp đồng cho vay của các TCTD.
Trường hợp hợp đồng tín dụng vô hiệu
thì hậu quả pháp lý là không tính lãi cho vay hay phí bảo lãnh theo quy định
tại Điều 131 về “Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu”, BLDS năm 2015.
1.3. Tranh chấp bảo đảm tín dụng
Ngoài ra, quan hệ tín dụng thường
gắn với tài sản bảo đảm tín dụng, nên cũng thường xảy ra tranh chấp về việc bảo
quản, thu giữ và xử lý tài sản bảo đảm. Điều 292 về “Biện pháp bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ”, BLDS năm 2015 quy định có 9 bên pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
bao gồm: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lưu
quyền sở hữu, bảo lãnh, tín chấp và cầm giữ tài sản. Việc bảo lãnh có thể là
bảo lãnh ngân hàng hoặc bảo lãnh của pháp nhân hay cá nhân khác.
Tuy nhiên trong quan hệ tín dụng thì
chỉ liên quan đến 5 biện pháp bảo đảm là cầm cố, thế chấp, ký quỹ, bảo lãnh và
tín chấp và cũng được gọi là các hợp đồng bảo đảm. Hợp đồng tín dụng không liên
quan trực tiếp đến 3 biện pháp ký cược, bảo lưu quyền sở hữu và cầm giữ tài
sản. Riêng biện pháp đặt cọc, có thể áp dụng trong quan hệ tín dụng tuy nhiên
gần như không xuất hiện trên thực tế.
Vì bảo lãnh ngân hàng là một biện
pháp bảo đảm nhưng đồng thời cũng là một hợp đồng tín dụng, nên có thể lại sử
dụng các biện pháp bảo đảm khác như ký quỹ, cầm cố, thế chấp để bảo đảm nghĩa
vụ trả nợ trong quan hệ giữa các bên.
1.4. Mối quan hệ giữa tín dụng và
bảo đảm
Trường hợp chỉ có tranh chấp về hợp
đồng bảo đảm, không có tranh chấp về tín dụng, thì vẫn phải khởi kiện giải
quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, chứ không khởi kiện độc lập hợp đồng bảo
đảm, vì tín dụng là hợp đồng chính, bảo đảm là hợp đồng phụ. Hay nói cách khác,
hợp đồng bảo đảm phụ thuộc vào hợp đồng tín dụng vì là một bộ phận của hợp đồng
tín dụng.
Dù tín dụng là hợp đồng chính, nhưng
nếu bị vô hiệu thì không dẫn đến việc vô hiệu hợp đồng bảo đảm là hợp đồng phụ
theo quy định tại khoản 2, Điều 407 về “Hợp đồng vô hiệu”, BLDS năm 2015.
2. CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP TÍN DỤNG
2.1. Phương thức giải quyết tranh
chấp
Cũng giống như các loại tranh chấp
hợp đồng khác, các tranh chấp tín dụng có thể là tranh chấp dân sự hoặc tranh
chấp kinh doanh, thương mại, đều có thể giải quyết bằng các phương thức thương
lượng, hòa giải, trọng tài và tòa án theo quy định của pháp luật. Không có quy
định cụ thể của pháp luật về việc giải quyết tranh chấp bằng thương lượng.
Việc giải quyết tranh chấp bằng hòa
giải được thực hiện theo quy định của Nghị định 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017
của Chính phủ về hòa giải thương mại
2.2. Giải quyết tranh chấp bằng
trọng tài
Riêng với phương thức giải quyết
tranh chấp bằng trọng tài thì áp dụng đối với trường hợp các bên thỏa thuận
giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đối với tranh chấp giữa các bên phát sinh
từ hoạt động thương mại hoặc ít nhất một bên có hoạt động thương mại và tranh
chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết tranh chấp bằng
trọng tài theo quy định tại Điều 2 về “Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của
trọng tài”, Luật Trọng tài thương mại năm 2010.
Cho đến nay, chưa có quy định nào
bắt buộc phải giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài, mà chỉ là quy định các bên
có thể lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài như Luật thương mại năm
2005, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, Luật các Công cụ chuyển nhượng năm 2006, Luật
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010, Luật doanh nghiệp năm 2014, Luật Đầu
tư năm 2014, Bộ luật hàng hải năm 205, v.v...
Tranh chấp được giải quyết bằng
trọng tài nếu các bên có thỏa thuận trọng tài và thỏa thuận trọng tài có thể
được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp theo quy định tại khoản 1, Điều 5
về “Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài”, Luật Trọng tài thương mại
năm 2010.
Kết hợp các điều kiện trên thì thực
chất chỉ có duy nhất một trường hợp giải quyết bằng trọng tài, đó là lý do các
bên thỏa thuận đối với tranh chấp trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương
mại. Như vậy tranh chấp hợp đồng cho vay tiêu dùng của các TCTD cũng được giải
quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận.
Các bên có thể chỉ thoả thuận giải
quyết tranh chấp bằng Trọng tài mà không cần phải ghi chính xác tên của Trung
tâm Trọng tài thương mại trên thực tế. Trường hợp các bên vừa có thoả thuận
giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài, vừa có thoả thuận giải quyết tranh chấp
bằng Toà án thì có quyền khởi kiện ra trước một trong hai bên Trọng tài hoặc
Toà án giải quyết theo quy định tại khoản 4, Điều 2 về “Xác định thẩm quyền
giải quyết tranh chấp giữa Trọng tài, Toà án theo quy định Luật Trọng tài
thương mại”, Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP ngày 20/3/2014 của Hội đồng Thẩm phán,
TANDTC “Hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Trọng tài thương mại”.
Nếu hợp đồng tín dụng có tài sản bảo
đảm của bên thứ ba, thì chỉ giải quyết được bằng Trọng tài khi tất cả các bên
có thoả thuận giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài.
2.3. Giải quyết tranh chấp bằng Toà
án:
Tranh chấp tín dụng được giải quyết
tại Toà án thì thuộc quyền giải quyết của Toà nhân dân huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh theo quy định tại điểm a và b, khoản 1, Điều 33 về “Thẩm
quyền của TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh”, Bộ luật tố tụng Dân
sự (BLTTDS) năm 2004, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011 và điểm a và b, khoản
1, Điều 35 về “Thẩm quyền của TAND cấp huyện”, BLTTDS năm 2015, trừ trường hợp
có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan
đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án, cơ quan có thẩm quyền của nước
ngoài.
Việc giải quyết tranh chấp bằng Toà
án không phụ thuộc vào việc thoả thuận của các bên. Luật quy định, Toà án nơi
bị đơn cư trú, làm việc, hoặc có trụ sở có thẩm quyền giải quyết, trừ trường
hợp các bên có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Toá án nơi cư
trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn giải quyết tranh chấp theo quy
định tại điểm b, khoản 1, Điều 39 về “Thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ”,
BLTTDS năm 2015.
Riêng đối với Toà kinh tế thì khác
với thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trọng tài là chỉ giải quyết tranh chấp
phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng
ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận, theo quy định tại khoản 1,
Điều 30 về “Những tranh chấp kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết
của Toà án”, BLTTDS năm 2015.
3.
Tòa án hay Trọng tài giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh doanh
Câu hỏi tình huống Tòa án hay trọng
tài giải quyết tranh chấp trong hợp đồng kinh doanh:
Doanh nghiệp A có trụ sở tại Việt
Nam ký kết 1 hợp đồng mua bán hàng hóa với doanh nghiệp B có trụ sở tại
Singapore, Trong hợp đồng các bên thỏa thuận như sau: ” Mọi tranh chấp phát
sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết bằng các biện pháp
thương lượng, nếu bất thành, tranh chấp sẽ được giải quyết bằng Trung tâm trọng
tài quốc tế Việt Nam theo quy tắc tố tụng trọng tài của UNCITRAL có hiệu lực
tại thời điểm đó. Nếu các bên không đồng ý với phán quyết của trọng tài thì
tranh chấp sẽ được giải quyết chung thẩm tại Tòa án có thẩm quyền của Việt Nam.
Như vậy:
1) Thỏa thuận trên có phải là ” thỏa
thuận trọng tài” hay không? Giải thích?
2) Giả sử khi có tranh chấp hợp
đồng, doanh nghiệp B nên lựa chọn Tòa án hay Trọng tài thương mại giải quyết?
Nêu không gửi đơn kiện lên trọng tài như đã thỏa thuận mà gửi lên Toa án nhân
dân TP. Hà Nội nơi có trụ sở của doanh nghiệp A. Tòa án nhân dân TP. Hà Nội thì
có được giải quyết không?
Trả lời:
1. Thỏa thuận trên có phải là “thỏa
thuận trọng tài” hay không?
Khoản 2 Điều 3 Luật Trọng tài thương
mại 2010 quy định:
2. Thoả thuận trọng tài là thoả
thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát
sinh hoặc đã phát sinh.
Theo quy định trên thì thỏa thuận
trọng tài được hình thành dựa trên ý chí tự nguyện của các bên, có sự thống
nhất giữa ý chí (mong muốn bên trong) và sự thể hiện ý chí (hình thức bên
ngoài) về việc sử dụng hình thức trọng tài để giải quyết tranh chấp. Điều này
được đưa ra xuất phát từ bản chất của sự thỏa thuận. Các bên lựa chọn Trọng tài
để giải quyết tranh chấp nếu có phát sinh. Do đó đối với trường hợp của bạn,
đây là thỏa thuận trọng tài, thỏa thuận này có thể được lập trước hoặc sau khi
xảy ra tranh chấp theo quy định tại Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010. “1.
Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài.
Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.”
2. Tòa án có thẩm quyền giải quyết
hay không?
Theo quy định tại Điều 6 Luật trọng
tài 2010 “Toà án từ chối thụ lý trong trường hợp có thoả thuận trọng tài
Trong trường hợp các bên tranh chấp
đã có thoả thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Toà án thì Toà án phải từ
chối thụ lý, trừ trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu hoặc thoả thuận trọng
tài không thể thực hiện được.”
Và “Điều 18. Thoả thuận trọng tài vô
hiệu
1. Tranh chấp phát sinh trong các
lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài quy định tại Điều 2 của Luật này.
2. Người xác lập thoả thuận trọng
tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
3. Người xác lập thoả thuận trọng
tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự.
4. Hình thức của thoả thuận trọng
tài không phù hợp với quy định tại Điều 16 của Luật này.
5. Một trong các bên bị lừa dối, đe
doạ, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên
bố thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu.
6. Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều
cấm của pháp luật.”
Theo quy định trên nghĩa là khi đã
có thỏa thuận thì việc giải quyết tranh chấp thuộc thẩm quyền của TTTM, nếu một
trong các bên khởi kiện ra Tòa thì Tòa án phải từ chối thụ lý, chỉ khi thỏa
thuận này không có hiệu lực thì mới thuộc thẩm quyền của Tòa án. Theo quy định
trên, Tòa án chỉ thụ lý đơn khởi kiện trong trường hợp đã có thỏa thuận trọng
tài nhưng thỏa thuận này vô hiệu hoặc không thể thực hiện được. Như vậy, ngoài
trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu quy định tại Điều 18 Luật TTTM 2010 thì
thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được cũng được xem là một trường hợp
thỏa thuận trọng tài không có hiệu lực. Vấn đề này được quy định tại Khoản
3,4,5 Điều 43 Luật TTTM 2010, đặc biệt Điều 4 Nghị quyết 01/2014 của Hội đồng
thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quy định cụ thể, thỏa thuận trọng tài không
thể thực hiện được là thỏa thuận trọng tài thuộc một trong 5 trường hợp:
+ Các bên đã có thỏa thuận giải
quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài cụ thể nhưng Trung tâm trọng tài
này đã chấm dứt hoạt động mà không có tổ chức trọng tài kế thừa và các bên
không thỏa thuận được việc lựa chọn Trung tâm trọng tài khác để giải quyết
tranh chấp;
+ Các bên đã có thỏa thuận cụ thể về
việc lực chọn Trọng tài viên trọng tài vụ việc nhưng tại thời điểm xảy ra tranh
chấp, vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà Trọng tài viên không
thể tham gia giải quyết tranh chấp hoặc Trung tâm trọng tài, Tòa án không thể
tìm được Trọng tài viên như các bên thỏa thuận và các bên không thỏa thuận được
việc lựa chọn Trọng tài viên khác thay thế;
+ Các bên đã có thỏa thuận cụ thể về
việc lựa chọn Trọng tài viên trọng tài vụ việc, nhưng tại thời điểm xảy ra
tranh chấp, Trọng tài viên từ chối việc được chỉ định hoặc Trung tâm trọng tài
từ chối việc chỉ định Trọng tài viên và các bên không thỏa thuận được việc lựa
chọn Trọng tài viên khác để thay thế;
+ Các bên có thỏa thuận giải quyết
tại một trung tâm trọng tài nhưng lại thỏa thuận áp dụng Quy tắc tố tụng của
Trung tâm trọng tài khác với Quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài đã thỏa
thuận và điều lệ của Trung tâm trọng tài do các bên lựa chọn để giải quyết
tranh chấp không cho phép áp dụng Quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài khác
và các bên không thỏa thuận được về việc lựa chọn Quy tắc tố tụng trọng tài
thay thế;
+ Nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ và
người tiêu dùng có điều khoản về thỏa thuận trọng tài được ghi nhận trong các
điều kiện chung về cung cấp hàng hóa, dịch vụ do nhà cung cấp soạn sẵn quy định
tại Điều 17 Luật TTTM 2010 nhưng khi phát sinh tranh chấp người tiêu dùng không
đồng ý lựa chọn Trọng tài giải quyết tranh chấp.
4.
Rủi ro khi giải quyết tranh chấp hợp đồng tại tòa án
Rủi ro khi giải quyết tranh chấp hợp
đồng tại tòa án
Khi phát sinh tranh chấp, nếu các
bên không thương lượng, hòa giải thành công và không có cơ hội giải quyết tranh
chấp tại trọng tài thương mại, các bên phải đưa vụ việc ra tòa án theo thủ tục
tố tụng dân sự. Nhưng ở đó, có nhiều rủi ro pháp lý sẽ bủa vây nguyên đơn.
* Rủi ro bị từ chối thụ lý đơn kiện
vì lý do hết thời hiệu khởi kiện
Điều 429 BLDS năm 2015 quy định:
“Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự là
03 năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, các chủ
thể khác bị xâm phạm”. Không ít rủi ro pháp lý đã diễn ra trong thực tế liên
quan đến điều khoản này, bởi các nguyên nhân sau:
Thứ nhất, người Việt thường cả nể
nhau trong kinh doanh và vì vậy thường không quyết định khởi kiện ngay khi đối
tác vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Văn hóa người Việt cũng quan niệm “vô phúc đáo
tụng đình” nên rất dè dặt khi khởi kiện. Chỉ khi diễn biến vụ việc đi quá
ngưỡng chịu đựng của bên bị xâm hại, họ mới quyết định khởi kiện và khi đó, có
thể đã quá thời hạn hai năm.
Thứ hai, nhiều người Việt quan niệm
“công lý không có thời hạn” và không ý thức được rằng sau hai năm, nếu họ không
khởi kiện thì sẽ mất khả năng đòi lại quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Thứ ba, ngay cả trong trường hợp một
doanh nhân có tinh thần sẵn sàng khởi kiện và hiểu được hết nội dung của điều
luật nêu trên, thì không phải lúc nào cũng dễ dàng xác định được chính xác thời
điểm nào quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại; điều thường xảy ra khi
nghĩa vụ hợp đồng được thực thi thành nhiều đợt; khiếm khuyết của sản phẩm khó
phát hiện ngay. Thời điểm lợi ích bị xâm hại cũng khó xác định đối với các vụ
án yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại theo hợp đồng.
* Rủi ro trong xác minh, củng cố
chứng cứ vụ án dân sự
Khi phát sinh tranh chấp hợp đồng,
nghĩa vụ chứng minh thuộc về nguyên đơn. Việc xác minh, củng cố chứng cứ nhằm
tìm ra sự thật là một việc khó khăn nói chung và liên quan đến tất cả các chủ
thể tiến hành tố tụng, tham gia tố tụng; nhưng công việc này càng khó khăn với
nguyên đơn – vốn không có quyền lực nhà nước để buộc một chủ thể nào đó cung
cấp tài liệu, chứng cứ liên quan. Mà chứng cứ vụ án thì nằm rải rác ở nhiều chủ
thể liên quan, trong đó nhiều chứng cứ do bên bị đơn nắm giữ và vì do có lợi
ích đối kháng, nên bị đơn sẽ tìm cách né tránh cung cấp các chứng cứ có lợi cho
nguyên đơn.
Bởi vậy, các hệ thống pháp luật tố
tụng dân sự trên thế giới, trong đó có BLTTDS năm 2015 của Việt Nam, đều quy
định tòa án có trách nhiệm giúp đỡ các đương sự thu thập chứng cứ vụ án dân sự.
Tuy nhiên, thực tiễn tố tụng ở Việt
Nam cho thấy, tòa án chưa được trao đầy đủ công cụ, sức mạnh cần thiết để hoàn
thành bổn phận trợ giúp này. Bởi Điều 308 BLHS năm 1999 hiện nay chỉ mới quy
định trách nhiệm hình sự đối với hành vi từ chối cung cấp tài liệu (một loại
chứng cứ bằng văn bản), trong khi chứng cứ vụ án dân sự còn bao gồm nhiều loại
khác.
Và ngay cả việc từ chối cung cấp tài
liệu, BLTTDS năm 2015 lại tự giới hạn khả năng trừng phạt thêm một lần nữa.
Theo đó, người không thi hành quyết định của tòa án về việc cung cấp chứng cứ
sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt tiền (khoản 1); việc truy cứu trách nhiệm hình sự còn
tùy theo mức độ vi phạm. Hay nói cách khác, việc chống lại quyết định có hiệu
lực của tòa án không tự động áp dụng Điều 304, Điều 308 BLHS năm 1999.
* Rủi ro từ khai man, tạo chứng cứ
giả
Thực tiễn tố tụng dân sự cho thấy,
các đương sự có thể khai báo gian dối, tạo chứng cứ giả mạo gây khó khăn cho
tòa án khi tìm hiểu sự thực, dẫn tới kết quả xét xử bị sai lệch. Để hạn chế
hiện tượng này, BLHS năm 1999 đã quy định trách nhiệm hình sự đối với hành vi
“thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, huỷ, làm hư hỏng các tài liệu, vật chứng của vụ
án hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm làm sai lệch nội dung hồ sơ vụ án” (Điều
300) và hành vi “khai gian dối hoặc cung cấp những tài liệu mà mình biết rõ là
sai sự thật” (Điều 307).
Tuy nhiên, hai tội danh nêu trên chỉ
áp dụng đối với “Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Toà
án, nhân viên tư pháp khác, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương
sự” (Điều 300) và “người giám định, người phiên dịch, người làm chứng” (Điều
307) mà không áp dụng khi bản thân đương sự có hành vi này.
Việc không truy cứu trách nhiệm hình
sự đối với hai nhóm hành vi nêu tại Điều 300 và Điều 307 đối với bị can, bị cáo
trong các vụ án hình sự là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với nguyên tắc “một người
không bị buộc đưa ra lời khai buộc tội (hình sự) lại chính mình”, nhưng sự mở
rộng để áp dụng máy móc nguyên tắc này sang các vụ án dân sự là không phù hợp
và dẫn đến đương sự trong các vụ án dân sự đã lạm dụng thực hiện hai nhóm hành
vi nêu trên mà không phải chịu trách nhiệm hình sự nào. Điều này giải thích tại
sao trong các vụ án dân sự ở Việt Nam, đương sự không ngại khai báo gian dối,
nhất là trong các vụ án có giá trị tranh chấp lớn.
Không hiếm trường hợp, các bên tranh
chấp hợp đồng đã ngụy tạo các giấy biên nhận, giấy giao nhận hàng hóa, nợ viết
tay và giả mạo chữ ký của đối tác. Sở dĩ hiện tượng ngụy tạo này xảy ra nhiều,
vì Điều 266 BLHS năm 1999 chỉ quy định về: “Tội sửa chữa, sử dụng giấy chứng
nhận và các tài liệu của cơ quan, tổ chức” mà không hề quy định tội sửa chữa,
sử dụng giấy xác nhận giả của cá nhân; Điều 267 quy định tội làm giả con dấu,
tài liệu của cơ quan tổ chức mà không bao gồm hành vi làm giả giấy tờ của cá
nhân. Theo ngôn từ của Điều 266, chỉ có giấy tờ của cơ quan nhà nước mới được
chú trọng, còn giấy tờ, con dấu của doanh nghiệp chưa được đề cập trực tiếp:
“Người nào sửa chữa, làm sai lệch nội dung hộ chiếu, thị thực, hộ khẩu, hộ tịch
hoặc các loại giấy chứng nhận và tài liệu khác của cơ quan, tổ chức và sử dụng
giấy tờ đó thực hiện hành vi trái pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị
xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt
tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm
hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”.
Hành vi khai man, sửa chữa, thêm bớt
làm sai lệch chứng cứ trong các vụ án dân sự thường được pháp luật hình sự trên
thế giới coi là hành vi phỉ báng tòa án và áp dụng trách nhiệm hình sự đối với
nhóm hành vi này.
- Rủi ro sau khi thắng kiện
Khi một hợp đồng xảy ra tranh chấp,
các “khổ chủ” phải trải qua rất nhiều công đoạn, với rất nhiều rủi ro pháp lý,
họ có thể thắng kiện. Nhưng từ khi thắng kiện, với bản án có hiệu lực pháp luật
trong tay đến khi thu hồi được tài sản, bù đắp được tổn thất còn là một quảng
đường khá xa. Trước khi đi vào phân tích chi tiết, chúng ta có thể hình dung
tổng quan về bức tranh này qua kết quả khảo sát của Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố tại Hội thảo “Luật thi hành án dân sự – Góc nhìn
từ doanh nghiệp” do VCCI phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức tại Hà Nội ngày
10/3/2014. “Đó là, tỷ lệ thành công khi thuê “xã hội đen” thu hồi nợ cao đến
90% và thời gian chỉ từ 15 đến 30 ngày, trong khi đó nếu sử dụng phương án khởi
kiện tại tòa và cơ quan thi hành án, thì hiệu quả thu hồi chỉ khoảng 50% và
thời gian kéo dài tới… 400 ngày.…
Khi sử dụng phương án khởi kiện tại
tòa án và cơ quan thi hành án, chủ nợ phải bỏ ra khoản chi phí bằng 20 – 30%
khoản nợ nhưng chưa kể tiền lót tay và các khoản chi phí không chính thức khác.
Còn nếu sử dụng “xã hội đen”, chi phí bỏ ra khoảng chiếm 40 – 70% khoản nợ, và
không có chi phí phụ nào. Còn với một phương án thu nợ khác là thuê các dịch vụ
thu nợ hợp pháp, thì thời gian trung bình khoảng 60 – 90 ngày, tỷ lệ thành công
70 – 80%’’.
* Rủi ro từ vi phạm thời hạn luật
định trong công tác thi hành án
Cũng tại hội thảo nêu trên, có ý
kiến nhận định rằng, một trong những nguyên nhân căn bản của chất lượng thi
hành án còn kém hiệu quả là do hệ thống pháp luật còn thiếu chặt chẽ, nhiều chế
tài mơ hồ, rườm rà. Còn theo một ý kiến khác, thì: “khuyết điểm lớn nhất của
Luật Thi hành án là nhiều thủ tục không có thời hạn xác định…”; “việc vi phạm
thời hạn luật định trong công tác thi hành án diễn ra rất phổ biến nhưng lại
thiếu chế tài xử lý. Chính điều này đã làm cho không ít doanh nghiệp chịu thiệt
hại nặng nề do thu hồi nợ chậm và phát sinh nhiều chi phí phụ”.
Sự rườm rà trong Luật Thi hành án
dân sự còn liên quan trực tiếp đến khởi động việc thi hành án, làm dừng và thay
đổi nội dung bản án, quyết định của tòa án. Riêng tòa án phải ra tới 12 loại
văn bản, trong đó có tới 17 quyết định về thi hành án dân sự.
Ngoài ra, còn có rủi ro từ nghĩa vụ
bên được thi hành án phải xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi
hành án, nhất là việc xác minh tại các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức
tín dụng… và cung cấp cho cơ quan thi hành án. Đây là điều khó vì việc xác minh
điều kiện thi hành án của một doanh nghiệp hiện nay là điều dường như không thể
hoặc phải tốn rất nhiều chi phí “mua tin”.
* Rủi ro do bên thua kiện đã tẩu tán
tài sản trước thời điểm nộp đơn khởi kiện
Hiện nay, trong hệ thống pháp luật
Việt Nam, chỉ trong vụ án hình sự hoặc trong thủ tục giải quyết phá sản doanh
nghiệp mới có các quy định ngăn chặn việc tẩu tán tài sản trước khi khởi tố vụ
án hình sự hoặc trước khi mở thủ tục phá sản doanh nghiệp. Còn trong BLDS,
BLTTDS, Luật Trọng tài thương mại năm 2010 đều chưa có quy định ngăn chặn việc
tẩu tán tài sản trước khi đơn khởi kiện được thụ lý. Bởi vậy, nếu một trong các
bên đối tác của hợp đồng có ý đồ gian lận, thì họ có thể tẩu tán tài sản trước
cả khi tòa án thụ lý đơn khởi kiện và nguyên đơn vô phương ngăn chặn việc tẩu
tán này. Bởi theo quy định hiện hành, chỉ sau khi nộp đơn, nguyên đơn mới có
quyền yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, bao gồm biện pháp ngăn
chặn tẩu tán tài sản, nhằm bảo đảm thi hành án khi thắng kiện. Còn đối với giao
dịch nhằm tẩu tán tài sản liền trước khi nguyên đơn nộp đơn khởi kiện yêu cầu
tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng thì vẫn được pháp luật Việt Nam thừa nhận
giá trị pháp lý. Bởi vậy, nếu bị đơn nhanh tay tẩu tán hết tài sản, trước khi
nguyên đơn yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, thì khi nguyên đơn
thắng kiện, bản án có hiệu lực pháp luật, tài sản của bị đơn đã không còn gì
đáng giá để có thể trả nợ cho nguyên đơn; nguyên đơn thắng kiện, mất chi phí,
thời gian theo đuổi vụ kiện, nhưng không thu hồi được bất kỳ tài sản nào.
* Rủi ro do sự vênh nhau giữa các
văn bản pháp luật
Trong một số trường hợp, một hợp
đồng liên quan đến một tài sản đồng bộ, nhưng các văn bản pháp luật khác nhau
đưa ra các hướng giải quyết khác nhau dẫn tới tình trạng không thể xử lý được
tài sản liên quan. Một trong số này là sự vênh nhau giữa quy định về thời điểm
thay đổi quyền sở hữu nhà theo Luật Nhà ở năm 2014 và thời điểm thay đổi quyền
sử dụng đất ở theo Luật Đất đai năm 2013. Luật Nhà ở trọng “dung” (nội dung) và
lấy mốc là thời điểm hoàn thành hợp đồng chuyển quyền, tặng cho, góp vốn; trong
khi Luật Đất đai lại trọng “thức” (hình thức) lại lấy mốc là hoàn thành thủ tục
đăng ký vào sổ địa chính.
Cụ thể, khoản 1 và khoản 2 Điều 12
Luật Nhà ở năm 2014 quy định: “Thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở là kể từ
thời điểm bên mua, bên thuê mua đã thanh toán đủ tiền mua, tiền thuê mua và đã
nhận bàn giao nhà ở, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Trường hợp góp
vốn, tặng cho, đổi nhà ở thì thời điểm chuyển quyền sở hữu là kể từ thời điểm
bên nhận góp vốn, bên nhận tặng cho, bên nhận đổi nhận bàn giao nhà ở từ bên
góp vốn, bên tặng cho, bên đổi nhà ở”.
Trong khi đó, khoản 1 và khoản 7
Điều 95 Luật Đất đai năm 2013 quy định: “1. Đăng ký đất đai là bắt buộc đối với
người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý; đăng ký quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu.
…
7. Việc đăng ký đất đai, tài sản gắn
liền với đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào Sổ địa chính”.
Chính sự vênh nhau về thời điểm
chuyển quyền sở hữu nên trong thực tế có thể diễn ra trường hợp: B nhận chuyển
nhượng nhà gắn liền với đất ở từ A và trên cơ sở hợp đồng chuyển nhượng này, B
dùng tài sản là căn nhà gắn liền với quyền sử dụng đất để thế chấp vay vốn ngân
hàng C, hoặc chuyển nhượng tiếp cho D mà trước đó chưa làm thủ tục đăng ký đất
đai vào sổ địa chính. Khi đến hạn, B không trả được nợ; dẫn tới khi ngân hàng C
làm thủ tục phát mãi căn nhà này thì cơ quan thi hành án từ chối cưỡng chế thi
hành vì lý do: nhà đã thuộc sở hữu của B theo quy định của Điều 12 Luật Nhà ở
năm 2014, nhưng quyền sử dụng đất thì vẫn thuộc sở hữu của A; và chỉ có thể
cưỡng chế được khi A và B phối hợp với nhau để hoàn tất nốt thủ tục đăng ký đất
đai theo khoản 7 Điều 95. Do không còn lợi ích liên quan, A không có lý do gì
phải phối hợp với B; B thì sẽ bị phát mãi nhà và đất nên cũng không có động lực
phối hợp với A.
*Chi phí kiện tụng lớn hơn lợi ích
được bù đắp
Khác với các hệ thống pháp luật tiên
tiến trên thế giới, hiện nay, BLDS và BLTTDS của Việt Nam xây dựng dựa trên
nguyên tắc: bên thắng kiện chỉ được trả lại những gì mình đáng được hưởng nếu
không có tranh chấp xảy ra, chưa tính đến bù đắp những phí tổn không đáng có mà
bên thắng kiện đáng lẽ không phải gánh chịu nếu không có tranh chấp xảy ra.
Điều này dẫn tới, trong nhiều trường hợp nguyên đơn thắng kiện, nhưng tính về
tổng thể vẫn hao tài, thiệt thân.
Khi thắng kiện, người thắng kiện chỉ
được nhận lại giá trị tương ứng với giá trị tranh chấp. Nhưng để thắng kiện,
thân chủ ít khi tự mình bỏ ra thời gian hai năm theo đuổi các cấp xét xử, mà
thường phải thuê luật sư. Trong trường hợp thân chủ là người có kiến thức pháp
lý và có đủ thời gian để tự mình trực tiếp theo đuổi vụ kiện, thì tiền công lao
động của họ tương ứng với thù lao luật sư nêu trên cũng sẽ không được tòa án
tính đến để bù đắp.
Điều này có nghĩa, ngay cả trong
trường hợp thắng kiện, một khi tranh chấp xảy ra, người thắng kiện vẫn bị tổn
thất không đáng có, bị mất đi gián tiếp ước tính từ 10% – 30% giá trị tranh
chấp từ chi phí kiện tụng.
Điều này lý giải cho hiện trạng thường
thấy ở Việt Nam, là nếu giá trị tranh chấp dưới 20 triệu – dưới mức sàn chi phí
thuê luật sư – thì ít ai khởi kiện, mà sẽ từ bỏ quyền đòi nợ, nếu như các
phương thức phi tố tụng không có hiệu quả.
Để bảo đảm công bằng, răn đe kẻ chây
ỳ và khuyến khích bên làm ăn chính đáng khởi kiện các vụ án, thì các hệ thống
pháp luật tiên tiến trên thế giới thường buộc bên thua kiện phải gánh chịu chi
phí luật sư, kiện tụng cho bên thắng kiện. Do vậy, dù giá trị tranh chấp rất
nhỏ thì các đối tác cũng không dám chây ỳ, vì nếu để xảy ra kiện tụng thì bên
chây ỳ sẽ phải gánh chịu phí luật sư lớn hơn rất nhiều lần giá trị tranh chấp.
Hay nói cách khác, khoản phí luật sư này làm cho bên chây ỳ phải đối mặt với
rủi ro rất lớn nếu thua kiện.
Còn ở Việt Nam, những kẻ chây ỳ gần
như không phải trả giá gì đáng kể khi thua kiện, ngoài án phí – vốn ít có ý
nghĩa răn đe nếu giá trị tranh chấp nhỏ.
- Các khuyến nghị chính sách
Phân tích ở phần trên cho thấy, hiện
tượng bội tín không chỉ liên quan bản thân luật hợp đồng, mà còn liên quan đến
một loạt các chế định liên quan: thời hiệu khởi kiện ngắn, thiếu vắng chế tài
hình sự đối với kẻ không trung thực, hiệu quả thi hành án thấp, chi phí kiện
tụng không được bù đắp…
Bổ sung chế tài hình sự, sửa đổi các
tội danh liên quan đến hành vi giả mạo chứng cứ, khai báo gian dối
BLHS năm 1985 và BLHS năm 1999 chưa
chú trọng thích đáng đến việc bảo vệ tư hữu nói chung và bảo vệ chống lại các
hành vi xâm hại công lý trong tố tụng dân sự. Sự tụt hậu này cần được khắc phục
để bảo đảm công lý, duy trì quyền uy cho tòa án trong tố tụng dân sự, và trực
tiếp trừng phạt những hành vi gian dối, phỉ báng tòa án.
Cụ thể, Dự thảo BLHS sửa đổi cần
điều chỉnh như sau:
* Sửa đổi, bổ sung Điều 266 BLHS năm
1999/ Điều 353 Dự thảo sửa đổi BLHS
Bổ sung tài liệu của doanh nghiệp,
cá nhân vào đối tượng bị xâm hại của hành vi phạm tội vào Điều 266 BLHS năm
1999/ Điều 353 Dự thảo sửa đổi BLHS. Theo đó Điều 266/ Điều 353 Dự thảo sửa đổi
BLHS cần đổi thành: “Tội sửa chữa, sử dụng con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ
chức, doanh nghiệp, cá nhân” và nội dung cần sửa đổi tương ứng thành: “Người
nào sửa chữa, làm sai lệch nội dung hộ chiếu, thị thực, hộ khẩu, hộ tịch hoặc
các loại giấy chứng nhận và tài liệu khác của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp,
cá nhân và sử dụng giấy tờ đó thực hiện hành vi trái pháp luật gây hậu quả
nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì
bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo
không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”.
* Bổ sung tội danh “Vi phạm lời khai
tuyên thệ tại phiên tòa dân sự, trọng tài thương mại, hành chính”
Để chống lại việc các đương sự có
thể khai báo gian dối, tạo chứng cứ giả mạo trong tố tụng dân sự, tố tụng hành
chính gây khó khăn cho tòa án khi tìm hiểu sự thực, dẫn tới kết quả xét xử bị
sai lệch; đồng thời bảo đảm nguyên tắc “một người không bị buộc đưa ra lời khai
buộc tội lại chính mình” trong tố tụng hình sự, cần bổ sung Điều 396 vào Dự
thảo sửa đổi BLHS tội danh “Vi phạm lời khai tuyên thệ tại phiên tòa dân sự,
trọng tài thương mại, hành chính”. Theo đó: “Người nào được tòa án, tòa trọng
tài yêu cầu thực hiện lời khai tuyên thệ mà cố tình khai gian dối mà biết rõ là
sai sự thật thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt
tù từ ba tháng đến một năm”.
Thay đổi nguyên tắc, mốc tính thời
hiệu khởi kiện hợp đồng trong BLDS
Hiện nay, thời hiệu khởi kiện về hợp
đồng ngắn, chỉ là hai năm, nên có nhiều điểm không phù hợp với tập quán kinh
doanh ở Việt Nam, góp phần khuyến khích sự chây ỳ, vì nếu họ chây ỳ sau hai năm
và không bị khởi kiện thì họ đã thành công, tự động được miễn trừ nghĩa vụ thực
hiện nghĩa vụ hợp đồng theo Điều 429 BLDS năm 2015, vì bên bị vi phạm hết quyền
khởi kiện.
* Không chỉ kéo dài thời hiệu nói
chung, Điều 429 cần phải thay đổi dựa vào ba nguyên tắc:
Thứ nhất, cần giảm bớt gánh nặng,
rủi ro cho bên có quyền; gia tăng cơ hội áp dụng chế tài với kẻ chây ỳ, vi phạm
hợp đồng. Bởi vậy, cần quy định mốc khách quan “khi quyền và lợi ích hợp pháp
của cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác bị xâm hại” sang mốc nguyên đơn ý thức
được sự xâm hại này.
Thứ hai, khi bên có quyền chưa từ bỏ
quyền, thì cần được hiểu là quyền vẫn thuộc về họ; họ vẫn còn quyền khởi kiện.
Triết lý này đã được áp dụng rộng rãi trong các hệ thống pháp luật tiên tiến;
trong công pháp quốc tế khi xem xét thụ đắc lãnh thổ theo thời hiệu.
Thứ ba, thời hiệu khởi kiện vẫn được
duy trì để bảo đảm an toàn pháp lý (legal peace); nhưng phải đặt trong mối
tương quan với lợi ích của bên có quyền.
Bổ sung bên thua kiện phải chịu phí
luật sư, chi phí nhắc nợ, xác nhận nợ và Luật Chi phí tố tụng
Hiện nay, khi một bên chây ỳ không
thực hiện nghĩa vụ dân sự hoặc có tranh chấp về lợi ích tư, nếu bị khởi kiện ra
tòa và bị thua kiện, thì họ chỉ phải thực hiện nghĩa vụ vốn dĩ thuộc về họ, trả
lại những gì không thuộc về họ mà không phải chịu tổn thất nào đáng kể ngoài án
phí. Trong khi nguyên đơn phải mất rất nhiều công sức bắt đầu từ những giấy tờ
nhắc nợ, đàm phán, thương lượng… đặc biệt là chi phí luật sư. Theo chúng tôi,
nên xây dựng Pháp lệnh Án phí, lệ phí tòa án thành luật, mang tên “Luật Chi phí
tố tụng” trong đó:
– Mở rộng phạm vi áp dụng sang cả tố
tụng trọng tài, trừ khi Luật Trọng tài thương mại có quy định khác;
– Ấn định chi phí bên thua kiện phải
trả cho mỗi thông báo yêu cầu thực hiện nghĩa vụ từ bên thắng kiện;
– Yêu cầu bên thua kiện trong tố
tụng dân sự, tố tụng trọng tài thương mại phải chịu chi phí luật sư; cách tính
tương tự như án phí, nhưng mức tối thiểu phải từ 15 triệu VND khi tranh chấp
được giải quyết tại thành phố trực thuộc trung ương; từ 10 triệu đối với các
địa bàn còn lại.
Bổ sung các giải pháp chống tẩu tán
tài sản
Để bảo đảm thi hành án sau khi có
kết quả giải quyết tranh chấp dân sự, Chương III BLTTDS (Thẩm quyền của tòa án)
cần phải bổ sung các giải pháp chống tẩu tán tài sản tương tự như trong thủ tục
phá sản (theo Luật Phá sản doanh nghiệp năm 2014) và trao cho tòa án thẩm quyền
tuyên bố vô hiệu những giao dịch nhằm tẩu tán tài sản trong thủ tục tố tụng dân
sự.
Nếu Điều 59 Luật Phá sản doanh
nghiệp năm 2014 áp dụng chế tài tuyên bố vô hiệu đối với các giao dịch trong
vòng 6 và 18 tháng trước ngày tòa án mở thủ tục phá sản, thì trong tranh chấp
dân sự, kinh doanh thương mại, cần lấy mốc là thời điểm tòa án, tòa trọng tài
thụ lý đơn khởi kiện.
Theo chúng tôi, nên chia hành vi tẩu
tán thành hai nhóm tùy theo mức độ rõ ràng của dấu hiệu tẩu tán tài sản. Đối
với nhóm có dấu hiệu rõ ràng thì phạm vi bị tuyên bố vô hiệu mở rộng đối với
các giao dịch có dấu hiệu tẩu tán là 18 tháng; đối với nhóm chưa có dấu hiệu rõ
ràng là 06 tháng trước ngày tòa án sơ thẩm, tòa trọng tài thụ lý vụ việc.
Xã hội hóa hoạt động thi hành án
Từ những thành công của chủ trương
xã hội hóa hoạt động công chứng, chúng ta thấy, xã hội hóa hoạt động thi hành
án là hoàn toàn cần thiết và cấp bách để tạo nên cơ chế cạnh tranh trong hoạt
động này, loại bỏ tham nhũng, trì trệ trong công tác thi hành án hiện nay. Để
xã hội hóa hoạt động thi hành án, cần thực hiện một số giải pháp sau:
– Sửa đổi Luật Thi hành án dân sự,
cho phép áp dụng rộng rãi chế định thừa phát lại. Không nên tách thành luật
thừa phát lại riêng mà ngược lại, cần quy định trong một luật chung để nếu có
sự bất bình đẳng giữa thừa phát lại và cơ quan thi hành án dân sự hiện nay, thì
sự bất bình đẳng đó khó bị che giấu.
– Khắc phục sự thiếu hợp lý giữa cơ
quan thi hành án với văn phòng thừa phát lại: Cần trao cho văn phòng thừa phát
lại tất cả các quyền mà cơ quan thi hành án hiện có. Lúc đó, cơ quan thi hành
án dân sự sẽ phải thay đổi từ thái độ “bề trên” thành một chủ thể phải tham gia
cạnh tranh, tìm kiếm khách hàng trong cùng một khuôn khổ pháp luật và quyền
năng giống nhau.
– Việc thi hành án có thể liên quan
đế nhiều chủ thể, nhiều bất động sản tại nhiều địa phương khác nhau, vì vậy cần
loại bỏ rào cản về địa hạt đối với hoạt động thi hành án của các văn phòng thừa
phát lại (hoặc văn phòng thi hành án). Bên cạnh đó, giải pháp này còn góp phần
loại bỏ những tiêu cực liên quan đến phân định địa hạt tống đạt giấy tờ giữa
các văn phòng thừa phát lại; tạo ra sự cạnh tranh lớn hơn; cho phép hình thành
những thương hiệu thừa phát lại mạnh, có chi nhánh trên toàn quốc
Luật sư Trần Minh Hùng chuyên gia
tư vấn luật trên kênh HTV, VTV, THVL1, ANTV, SCTV1...
Chúng tôi
là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên
viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm,
kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm
và đạo đức trong nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý-
cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư
bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là
nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư
luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư
thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề,
chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu sợ nguy hiểm, sợ ảnh
hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật
sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp
được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem
lại công bằng cho xã hội.
Luật
sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư
Gia Đình có nhiều năm kinh nghiệm tranh tụng, tư vấn được rất nhiều hãng truyền
thông tin tưởng với nhiều năm và thường xuyên cố vấn pháp lý, tư vấn pháp luật
trên các Kênh truyền hình uy tín như: Đài Truyền hình TPHCM
(HTV), Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Đài truyền hình Vĩnh Long,
Truyền hình Công an ANTV, SCTV, THQH, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam,
Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV Giao Thông, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát
thanh Kiên Giang, Truyền hình Quốc Hội, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi
trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an
nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học
luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường
ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học
uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật
sư bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng
trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ đại án Ngân hàng
Navibank liên quan Huyền Như và Viettinbank, Vụ cướp 35 tỷ Long Thành - Dầu
giây, Chống thi hành công vụ mùa Covid, các vụ Giết Người, Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa
Đảo, gây thương tích, tham ô, cố ý làm trái... và các vụ án khác về dân sự,
kinh tế, thừa kế, đất đai, lao động, hành chính, doanh nghiệp.… luôn mang lại
niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công
lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi.
Chúng tôi
cùng tư vấn luật và cố vấn pháp lý cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước
rất lâu năm.
Trân trọng
cảm ơn!.
|