1.
Đình công là gì ? Khái niệm đình công hợp pháp, đình công bất hợp pháp ?
1. Đình công là gì ?
Đình công là sự ngừng bộ phận hoặc
toàn bộ quá trình sản xuất, dịch vụ do tập thể những người lao động cùng nhau
tiến hành với yêu sách người sử dụng lao động phải thực hiện đúng nghĩa vụ của
mình trong quan hệ lao động hoặc làm thoả mãn những yêu sách và các vấn đề phát
sinh trong quan hệ lao động.
Nội dung khái niệm đình công:
Đình công là một trong những quyền
cơ bản của người lao động được pháp luật quy định. Quyển đình công do tập thể
người lao động quyết định thông qua tổ chức công đoàn trong trường hợp người
lao động không nhất trí với quyết định của hội đồng trọng tài lao động về giải
quyết tranh chấp lao động tập thể và cũng không lựa chọn việc yêu cầu toà án
giải quyết. Việc đình công do Ban chấp hành Công đoàn cơ sở quyết định sau khi
tổ chức lấy ý kiến của tập thể lao động bằng bỏ phiếu kín hoặc lấy chữ kí và
phải được quá nửa tập thể lao động tán thành. Ban chấp hành Công đoàn làm bản
yêu cầu của cuộc đình công, cử đại diện, nhiều nhất là ba người để trao bản yêu
cầu này cho người sử dụng lao động, đồng thời, gửi thông báo đình công cho cơ
quan lao động cấp tỉnh và cho Liên đoàn lao động cấp tỉnh.
Đình công tuân theo những điều kiện,
trình tự, thủ tục do pháp luật quy định là đình công hợp pháp. Các cuộc đình
công không phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể, vượt ra ngoài phạm vi quan
hệ lao động; vượt ra ngoài phạm vi doanh nghiệp; không theo đúng trình tự, thủ
tục quy định được coi là đình công bất hợp pháp.
Chính phủ quy định các doanh nghiệp
phục vụ công cộng, doanh nghiệp thiết yếu cho nền kinh tế quốc dân hoặc an ninh
quốc phòng bị cấm đình công. Thủ tướng Chính phủ có quyền quyết định hoãn hoặc
ngừng cuộc đình công nếu thấy cuộc đình công đó có nguy cơ nghiêm trọng cho nền
kinh tế quốc dân hoặc an toàn công cộng.
Pháp luật nghiêm cấm các hành vi bạo
lực, làm tổn hại máy móc, thiết bị, tài sản của doanh nghiệp, các hành vi xâm
phạm trật tự an toàn công cộng trong khi đình công.
2. Đình công bất hợp pháp là gì ?
Đình công bất hợp pháp là đình công
thiếu một trong các điều kiện đình công hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Nội dung khái niệm về đình công bất
hợp pháp:
Quan điểm về đình công bất hợp pháp
ở các nước cũng khác nhau. Ở Việt Nam, những cuộc đình công không do công đoàn
lãnh đạo, không phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể... là đình công bất
hợp pháp (Xf. Đình công hợp pháp).
Việc kết luận cuộc đình công là bất
hợp pháp thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra đình công
theo yêu cầu của tập thể lao động, người sử dụng lao động hoặc các cơ quan, tổ
chức có thẩm quyền. Khi có quyết định của toà án về cuộc đình công là bất hợp
pháp, tập thể người lao động phải ngừng đình công. Trong một số trường hợp (ví
dụ: tập thể lao động không thực hiện đúng thủ tục đình công và người sử dụng
lao động có lỗi...), người lao động tham gia đình công dù không có đủ cơ sở
pháp lí vẫn có thể được giải quyết một phần tiền lương và các quyền lợi khác.
3. Đình công hợp pháp là gì ?
Đình công hợp pháp là đình công tuân
thủ các quy định của pháp luật.
Nội dung khái niệm về đình công hợp
pháp:
Nhìn chung, pháp luật các nước hầu
hết đều thừa nhận đình công với tính cách là quyền của người lao động cũng chỉ
thừa nhận những cuộc đình công hợp pháp, tuy phạm vi đình công hợp pháp cũng
khác nhau theo pháp luật của từng nước, căn cứ vào các quy định về đối tượng,
mục đích, phạm vi, thời điểm, người lãnh đạo, thủ tục tiến hành... đình công.
Theo pháp luật Việt Nam, đình công
hợp pháp khi có đủ các điều kiện sau: 1) Phát sinh từ tranh chấp lao động tập
thể, trong phạm vi quan hệ lao động; 2) Do người lao động trong cùng doanh
nghiệp tự nguyện tiến hành trong phạm vi doanh nghiệp đó; 3) Trong trường hợp
tập thể người lao động không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp lao
động của hội đồng trọng tài lao động nhưng không khởi kiện ra toà án; 4) Do Ban
chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc Công đoàn lâm thời lãnh đạo theo thủ tục luật
định; 5) Không vi phạm quy định về cấm, hoãn, ngừng đình công.
Việc kết luận tính hợp pháp của cuộc
đình công thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra đình công
theo yêu cầu của tập thể người lao động. người sử dụng lao động và các cơ quan,
tổ chức hữu quan. Việc phán quyết cuộc đình công là hợp pháp của toà án căn cứ
vào lỗi của người sử dụng lao động (nếu có) để giải quyết quyền lợi cho người
lao động theo quy định của pháp luật.
2.
Trình tự giải quyết tranh chấp lao động tập thể
Các tranh chấp lao động tập thể đều
có thể được giải quyết tại cơ sở theo trình tự thủ tục sau:
– Trình tự hoà giải tranh chấp lao
động tập thể được thực hiện theo quy định tại Điều 201 của Bộ luật Lao động năm
2012. Biên bản hòa giải phải nêu rõ loại tranh chấp lao động tập thể.
– Trong trường hợp hoà giải không
thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa
giải thành thì thực hiện theo quy định sau đây:
+) Đối với tranh chấp lao động tập
thể về quyền các bên có quyền yêu cầu Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện giải
quyết;
+) Đối với tranh chấp lao động tập
thể về lợi ích các bên có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết.
– Trong trường hợp hết thời hạn giải
quyết theo quy định tại khoản 2 Điều 201 của Bộ luật Lao động mà hoà giải viên
lao động không tiến hành hoà giải thì các bên có quyền gửiđơn yêu cầuChủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể
từ khi nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xác định loại tranh chấp về quyền hoặc lợi
ích.
Trường hợp là tranh chấp lao động
tập thể về quyền thì tiến hành giải quyết theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều
này và Điều 205 của Bộ luật Lao động.
Trường hợp là tranh chấp lao động
tập thể về lợi ích thì hướng dẫn ngay các bên yêu cầu giải quyết tranh chấp
theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 204 Bộ luật Lao động.
Ngoài ra, đối với mỗi loại tranh
chấp lao động tập thể (về quyền hoặc về lợi ích), trình tự thủ tục giải quyết
có thể khác nhau:
1. Tranh chấp lao động tập thể về
quyền
Tranh chấp lao động tập thể về quyềnlà
tranh chấp giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động phát sinh từ việc
giải thích và thực hiện khác nhau quy định của pháp luật về lao động, thoả ước
lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và thoả thuận hợp pháp khác.
1.1. Thẩm quyền giải quyết
– Hoà giải viên lao động;
– Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện,
quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Chủ tịch Uỷ ban nhân
dân cấp huyện).
– Toà án nhân dân.
1.2. Trình tự thủ tục giải quyết
Tranh chấp lao động tập thể về quyền
giải quyết bởi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện theo thủ tục sau:
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc,
kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể về
quyền, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải tiến hành giải quyết tranh chấp
lao động.
– Tại phiên họp giải quyết tranh
chấp lao động phải có đại diện của hai bên tranh chấp. Trường hợp cần thiết,
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện mời đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan
tham dự phiên họp.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện
căn cứ vào pháp luật về lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động
đã được đăng ký và các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác để xem xét giải quyết
tranh chấp lao động.
– Trong trường hợp các bên không
đồng ý với quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc quá thời hạn
mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không giải quyết thì các bên có quyền yêu
cầu Tòa án giải quyết.
2. Tranh chấp lao động tập thể về
lợi ích
Tranh chấp lao động tập thể về lợi
íchlà tranh chấp lao động phát sinh từ việc tập thể lao động yêu cầu xác lập
các điều kiện lao động mới so với quy định của pháp luật về lao động, thoả ước
lao động tập thể, nội quy lao động hoặc các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác
trong quá trình thương lượng giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.
2.1. Thẩm quyền giải quyết
– Hoà giải viên lao động;
– Hội đồng trọng tài lao động
2.2. Trình tự thủ tục giải quyết
Tranh chấp lao động tập thể về lợi
ích giải quyết bởi Hội đồng trọng tài lao động theo thủ tục sau:
– Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể
từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết, Hội đồng trọng tài lao động phải kết
thúc việc hòa giải.
– Tại phiên họp của Hội đồng trọng
tài lao động phải có đại diện của hai bên tranh chấp. Trường hợp cần thiết, Hội
đồng trọng tài lao động mời đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
tham dự phiên họp.
Hội đồng trọng tài lao động có trách
nhiệm hỗ trợ các bên tự thương lượng, trường hợp hai bên không thương lượng
được thì Hội đồng trọng tài lao động đưa ra phương án để hai bên xem xét.
Trong trường hợp hai bên tự thỏa
thuận được hoặc chấp nhận phương án hòa giải thì Hội đồng trọng tài lao động
lập biên bản hoà giải thành đồng thời ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của
các bên.
Trường hợp hai bên không thỏa thuận
được hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn
vắng mặt không có lý do chính đáng thì Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản
hoà giải không thành.
Biên bản có chữ ký của các bên có
mặt, của Chủ tịch và Thư ký Hội đồng trọng tài lao động.
Bản sao biên bản hoà giải thành hoặc
hoà giải không thành phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn 01
ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản.
– Sau thời hạn 05 ngày, kể từ ngày
Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải thành mà một trong các bên
không thực hiện thỏa thuận đã đạt được thì tập thể lao động có quyền tiến hành
các thủ tục để đình công.
Trong trường hợp Hội đồng trọng tài
lao động lập biên bản hòa giải không thành thì sau thời hạn 03 ngày, tập thể
lao động có quyền tiến hành các thủ tục để đình công.
Đình công là sự ngừng việc tạm thời,
tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá
trình giải quyết tranh chấp lao động. Việc đình công chỉ được tiến hành đối với
các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích và sau thời hạn quy định tại khoản 3
Điều 206 của Bộ luật này. Trình tự, thủ tục đình công bao gồm 3 bước: (i) Lấy ý
kiến tập thể lao động; (ii) Ra quyết định đình công; (iii) Tiến hành đình công.
3. Thời hiệu yêu cầu giải quyết
Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh
chấp lao động tập thể về quyền là 01 năm kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi
bên tranh chấp cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
Luật sư Trần Minh Hùng chuyên gia tư vấn luật trên kênh HTV, VTV,
THVL1, ANTV, SCTV1...
Chúng tôi là hãng luật tổng
hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên
có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết
rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong
nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý- cao quý vì nghề
luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư bảo vệ cho những
nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là nghề rất nguy
hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư luôn gặp nguy
hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư thì phải có tâm,
có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề, chấp nhận có
khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu sợ nguy hiểm, sợ ảnh hưởng đến công
việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật sư đúng nghĩa.
Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp được cho thân chủ,
đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem lại công bằng cho xã
hội.
Luật sư Trần Minh Hùng
Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình có nhiều
năm kinh nghiệm tranh tụng, tư vấn được rất nhiều hãng truyền thông tin tưởng
với nhiều năm và thường xuyên cố vấn pháp lý, tư vấn pháp luật trên các Kênh
truyền hình uy tín như: Đài Truyền hình TPHCM (HTV), Đài truyền hình
Việt Nam (VTV), Đài truyền hình Vĩnh Long, Truyền hình Công an ANTV, SCTV,
THQH, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV
Giao Thông, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh Kiên Giang, Truyền hình
Quốc Hội, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp
luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên
cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho
nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với
trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật
cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư bào chữa, tư vấn cho
nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin,
người dân quan tâm như vụ đại án Ngân hàng Navibank liên quan Huyền Như và
Viettinbank, Vụ cướp 35 tỷ Long Thành - Dầu giây, Chống thi hành công vụ mùa
Covid, các vụ Giết Người, Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa Đảo, gây thương tích, tham ô, cố
ý làm trái... và các vụ án khác về dân sự, kinh tế, thừa kế, đất đai, lao động,
hành chính, doanh nghiệp.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự
đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội
của luật sư chúng tôi.
Chúng tôi cùng tư vấn luật
và cố vấn pháp lý cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước rất lâu năm.
Trân trọng cảm ơn.
ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VPLS GIA
ĐÌNH (Luật sư Thành Phố)
Trụ sở: 402A
Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, Tp.HCM (Bên cạnh Công chứng số 7)
5/1 Nguyễn Du,
Biên Hòa, Đồng Nai (đối diện tòa án Biên Hòa)
68/147 Trần
Quang Khải, Tân Định, quận 1, TP.HCM
Điện thoại:
028-38779958; Fax: 08-38779958
Luật sư Trần
Minh Hùng: 0972 238006
Email: luatsuthanhpho@gmail.com
http://www.luatsugiadinh.net.
vn
http://www.luatsuthanhpho.com
|