1. Cách giải quyết khi có tranh chấp về tiền
lương?
Tôi làm ở công ty tư
nhân, có quyết định tiếp nhận, có hợp đồng lao động, nhưng trong hợp đồng lao
động không ghi số tiền lương cụ thể. Lương của tôi 8.000.000đồng /tháng. Tôi
phải làm gì để đòi lương của mình khi có tranh chấp về tiền lương? Xin trân
trọng cảm ơn. (Thái Quang Trung, Email: trungxdbd@gmail.com).
Căn cứ khoản 1 điều 29
Bộ luật lao động năm 1994 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006, 2007 quy
định:
“1- Hợp đồng lao động
phải có những nội dung chủ yếu sau đây: công việc phải làm, thời giờ làm việc,
thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương, địa điểm làm việc, thời hạn hợp đồng, điều kiện
về an toàn lao động, vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội đối với người lao
động.
2- Trong trường hợp
một phần hoặc toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động quy định quyền lợi của
người lao động thấp hơn mức được quy định trong pháp luật lao động, thoả ước
lao động tập thể, nội quy lao động đang áp dụng trong doanh nghiệp hoặc hạn chế
các quyền khác của người lao động thì một phần hoặc toàn bộ nội dung đó phải
được sửa đổi, bổ sung.
3- Trong trường hợp
phát hiện hợp đồng lao động có nội dung quy định tại khoản 2 Điều này, thì
Thanh tra lao động hướng dẫn và yêu cầu các bên sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Nếu các bên không sửa đổi, bổ sung thì Thanh tra lao động có quyền buộc huỷ bỏ
các nội dung đó; quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên được giải quyết theo
quy định của pháp luật."
Như vậy tiền lương là
một trong những nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động. Nếu các bên không thỏa
thuận trong hợp đồng thì phải được bổ sung để hoàn chỉnh hợp đồng. Trong trường
hợp hai bên có tranh chấp về tiền lương thì bạn phải có căn cứ về việc bạn được
trả lương hàng tháng là 8.000.000 đồng như lời chứng của các nhân viên khác, sổ
trả lương, bảng sao kê trả lương của Ngân hàng… Trước khi khởi kiện bạn phải
làm đơn đề nghị hòa giải tranh chấp lao động. Trong trường hợp Hội đồng hòa
giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên hòa giải không thành hoặc không giải
quyết trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu hòa giải
thì bạn có quyền khởi kiện đến Tòa án nơi Công ty bạn có trụ sở để được giải
quyết.
2. Người lao động cần làm gì khi công ty nợ
lương?
Tiền lương có ý nghĩa
quan trọng đối với cuộc sống của người lao động. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác
nhau mà tình trạng nợ lương người lao động vẫn diễn ra phổ biến, đặc biệt trong
bối cảnh dịch bệnh hiện nay. Vậy người lao động phải làm gì khi công ty nợ
lương?
Công ty có nghĩa vụ
trả lương đầy đủ, đúng hạn
Tiền lương ảnh hưởng
trực tiếp tới cuộc sống hằng ngày của người lao động, do đó phải đảm bảo người
lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng hạn. Nội dung này được ghi
nhận cụ thể tại Điều 94 Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019:
Người sử dụng lao động
phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người
lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả
lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
Tuy nhiên, cũng có
trường hợp người sử dụng lao động được phép chậm lương người lao động, đó là vì
lý do bất khả kháng mà đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương
đúng hạn. Khi đó doanh nghiệp chỉ được chậm lương không quá 30 ngày.
Căn cứ khoản 4 Điều 97
BLLĐ năm 2019, nếu chậm lương từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động
phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số
tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân
hàng nơi mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả
lương.
Cần làm gì khi công ty
nợ lương?
Khi không được trả
lương hoặc được trả nhưng không đủ, không đúng thời hạn, người lao động có thể
sử dụng một trong các cách sau đây để đòi lại quyền lợi chính đáng của mình.
Cách 1: Gửi yêu cầu
trực tiếp đến ban lãnh đạo công ty yêu cầu giải quyết tiền lương
Hợp đồng lao động là
sự thỏa thuận của các bên, do đó, mọi vấn đề phát sinh trong trong quan hệ lao
động đều có thể giải quyết bằng thỏa thuận.
Nếu hai bên có thể tìm
được tiếng nói chung và công ty đồng ý giải quyết quyền lợi cho người lao động
thì đây là cách tối ưu, nhanh chóng và ít tốn kém nhất. Tuy nhiên, nếu công ty
đã cố tình không trả lương thì việc giải quyết sẽ trở nên khá khó khăn.
Cách 2: Khiếu nại tới
Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Căn cứ Điều 15 Nghị
định 24/2018/NĐ-CP, việc khiếu nại tới Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ
được tiếp nhận sau khi đã tiến hành khiếu nại lần đầu tới người sử dụng lao
động mà không được giải quyết hoặc không đồng ý với quyết định giải quyết đó.
Thời hạn thụ lý: 07
ngày làm việc kể từ ngày kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền.
Thời hạn giải quyết:
Không quá 45 ngày (vụ việc phức tạp không quá 60 ngày), kể từ ngày thụ lý; Ở
vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá
60 ngày (vụ việc phức tạp không quá 90 ngày), kể từ ngày thụ lý.
Nếu khiếu nại lần hai
không được giải quyết đúng thời hạn hoặc không đồng ý với quyết định giải quyết
đó thì người lao động có quyền khởi kiện vụ án tại Tòa án theo thủ tục tố tụng
hành chính (theo điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định 24).
Cách 3: Hòa giải thông
qua Hòa giải viên lao động
Theo khoản 1 Điều 190
BLLĐ năm 2019, thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động giải quyết là 06 tháng
kể từ ngày phát hiện quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
Thời hạn giải quyết:
05 ngày làm việc kể từ ngày hòa giải viên lao động nhận được yêu cầu giải quyết
tranh chấp từ người lao động (căn cứ Điều 188 BLLĐ năm 2019).
Tại phiên họp hòa
giải, người lao động phải có mặt hoặc ủy quyền cho người khác tham gia. Tại
đây, các bên sẽ thống nhất phương án giải quyết với nhau. Trường hợp không thỏa
thuận được, người lao động có thể xem xét phương án mà hòa giải viên lao động
đưa ra.
Trường hợp hòa giải
không thành hoặc thành nhưng người sử dụng lao động không thực hiện hoặc hết
thời hạn giải quyết thì người lao động có thể yêu cầu Hội đồng trọng tài lao
động hoặc Tòa án giải quyết
Cách 4: Giải quyết bởi
Hội đồng trọng tài lao động
Theo Điều 189 BLLĐ năm
2019, cách này được tiến hành sau khi đã trải qua bước hòa giải thông qua Hòa
giải viên lao động. Đồng thời chỉ giải quyết tranh chấp bằng Hội đồng trọng tài
lao động khi cả hai bên đồng ý lựa chọn.
Thời hiệu yêu cầu: 09
tháng kể từ ngày phát hiện ra quyền và lợi ích hợp pháp bị vi phạm.
Khi yêu cầu Hội đồng
trọng tài lao động giải quyết tranh chấp, các bên không được đồng thời yêu cầu
Tòa án giải quyết.
Thời hạn giải quyết:
30 ngày kể từ ngày Ban trọng tài lao động được thành lập.
Quyết định của Ban
trọng tài lao động về việc giải quyết tranh chấp sẽ được gửi cho các bên.
Trường hợp một bên không thi hành quyết định này thì bên còn lại có quyền yêu
cầu Tòa án giải quyết.
Cách 5: Khởi kiện tại
Tòa án
Theo quy định tại
khoản 1 Điều 188 BLLĐ năm 2019, tranh chấp về tiền lương bắt buộc phải trải qua
thủ tục hòa giải bởi Hòa giải viên Lao động, sau đó mới được khởi kiện tại Tòa
án.
Căn cứ khoản 3 Điều
190 BLLĐ năm 2019, thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp là 01 năm kể
từ ngày phát hiện quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
Người lao động gửi đơn
khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở và thực
hiện các thủ tục tố tụng dân sự theo hướng dẫn của Tòa án.
3. Chậm trả lương cho nhân viên có phải bồi
thường?
Doanh nghiệp thường
đưa chốt vào một ngày cụ thể để trả lương cho nhân viên. Nhưng có những trường
hợp vô tình hoặc cố ý doanh nghiệp trả chậm lương. Vậy chậm trả tiền lương cho
nhân viên có phải bồi thường hay chịu trách nhiệm gì không?
Tiền lương là gì?
Tiền lương là khoản
tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc
theo thỏa thuận. Tùy theo quy định của từng công ty, doanh nghiệp mà hình thức
trả lương và thời gian trả lương cũng khác nhau. Nhưng sau khi kết thúc một
tháng làm việc thì người sử dụng lao động phải trả lương cho người lao động
theo quy định. Vậy pháp luật quy định như thế nào về nguyên tắc trả lương cho
người lao động? Trường hợp chậm trả lương cho người lao động có bị phạt không?
Nguyên tắc trả lương
cho người lao động
Theo Điều 96 Bộ luật
Lao động 2012 quy định về nguyên tắc trả lương cho người lao động thì người lao
động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.
Trường hợp đặc biệt
không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử
dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi
suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả
lương.
Và theo khoản 2 Điều
24 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định:
“Trường hợp đặc biệt
do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động
đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng thời hạn theo
thỏa thuận trong hợp đồng lao động thì không được trả chậm quá 01 tháng. Việc
người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động do trả lương chậm được
quy định như sau:
a) Nếu thời gian trả
lương chậm dưới 15 ngày thì không phải trả thêm;
b) Nếu thời gian trả
lương chậm từ 15 ngày trở lên thì phải trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng số
tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương. Khi Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam không quy định trần lãi suất thì được tính theo lãi suất huy động
tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng của ngân hàng thương mại, nơi doanh nghiệp, cơ quan
mở tài khoản giao dịch thông báo tại thời điểm trả lương.”
Mức xử lý người sử
dụng lao động chậm trả lương cho người lao động
Nếu người sử dụng lao
động không đưa ra lý do quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định 05/2015/NĐ-CP
thì việc công ty chậm trả lương 5 ngày phải bồi thường cho người lao động,
ngoài việc phải trả đủ lương còn phải trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng lãi
suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả
lương.
Nếu công ty có lí do
chính đáng quy định tại Khoản 2 Điều 24 Nghị định 05/2015/NĐ-CP thì không phải
trả thêm khoản bồi thường. Nhưng nếu đến ngày thứ 15 kể từ ngày trả lương hàng
tháng, công ty vẫn chưa trả lương thì người sử dụng lao động phải bồi thường
cho người lao động theo điểm b Khoản 2 Điều 24 Nghị định 05/2015/NĐ-CP.
Ngoài ra, người sử
dụng lao động sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Khoản 3 Điều 13 Nghị
định 88/2015/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 95/2013/NĐ-CP về hành vi trả lương
không đúng hạn cho người lao động theo một trong các mức sau đây:
– Từ 5.000.000 đồng
đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
– Từ 10.000.000 đồng
đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
– Từ 20.000.000 đồng
đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
– Từ 30.000.000 đồng
đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
– Từ 40.000.000 đồng
đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Biện pháp khắc phục
hậu quả
Buộc trả đủ tiền lương
cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao
động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng
thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.
4. Chậm trả lương cho nhân viên bao nhiêu ngày
thì phải bồi thường?
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ.
“Bộ luật lao động
2019”
Nghị định
05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ
luật lao động.
Nghị định
88/2015/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 95/2013/NĐ-CP.
1. Quy định về thời
hạn trả lương
Theo các quy định pháp
luật hiện hành, về nguyên tắc pháp luật quy định người lao động được trả lương
trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn. Điều 96 “Bộ luật lao động 2019” quy định về
nguyên tắc trả lương như sau:
“Người lao động được
trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.
Trường hợp đặc biệt
không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử
dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi
suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả
lương.”
Điều này được hướng
dẫn bởi Điều 24 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số nội dung của Bộ luật lao động.
“1. Người lao động
được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.
2. Trường hợp đặc biệt
do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động
đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng thời hạn theo
thỏa thuận trong hợp đồng lao động thì không được trả chậm quá 01 tháng.”
Như vậy, theo quy định
nêu trên thì nguyên tắc trả lương cho người lao động phải đầy đủ và đúng thời
hạn, Trường hợp đặc biệt do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác
mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả
lương đúng thời hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động thì không được trả
chậm quá 01 tháng.
2. Chậm trả lương nhân
viên có phải bồi thường không?
Theo Điều 96 “Bộ luật
lao động 2019” và Điều 24 Nghị định 05/2015/NĐ-CP thì việc chậm trả lương nhân
và vấn đề bồi thường được xác định như sau:
“2. Trường hợp đặc
biệt do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao
động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng thời hạn
theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động thì không được trả chậm quá 01 tháng.
Việc người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động do trả lương chậm
được quy định như sau:
a) Nếu thời gian trả
lương chậm dưới 15 ngày thì không phải trả thêm;
b) Nếu thời gian trả
lương chậm từ 15 ngày trở lên thì phải trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng số
tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương. Khi Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam không quy định trần lãi suất thì được tính theo lãi suất huy động
tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng của ngân hàng thương mại, nơi doanh nghiệp, cơ quan
mở tài khoản giao dịch thông báo tại thời điểm trả lương.”
Như vậy, Trường hợp
đặc biệt do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng
lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng thời
hạn, mà trả lương chậm dưới 15 ngày thì không phải trả thêm.
Trường hợp đặc biệt do
thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã
tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng thời hạn, mà trả
lương chậm từ 15 ngày trở lên (không được quá 01 tháng) thì phải trả thêm.
Mức trả thêm = Số tiền
trả chậm x lãi suất (%). Trong đó: Lãi suất ở đây được xác định như sau:
– Lãi suất trần huy
động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm
trả lương;
– Trường hợp không quy
định trần lãi suất thì được tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01
tháng của ngân hàng thương mại, nơi doanh nghiệp, cơ quan mở tài khoản giao dịch
thông báo tại thời điểm trả lương.
3. Mức phạt khi công
ty chậm trả lương
Khoản 10 Điều 1 Nghị
định 88/2015/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định về mức phạt
khi công ty chậm trả lương như sau:
Phạt tiền người sử
dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn; trả lương
thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý
nhà nước về lao động cấp huyện; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm
giờ, tiền lương làm việc ban đêm, tiền lương ngừng việc cho người lao động theo
quy định của pháp luật; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy
định của pháp luật; trả lương không đúng quy định cho người lao động khi tạm
thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động,
trong thời gian tạm đình chỉ công việc, trong thời gian đình công, những ngày
người lao động chưa nghỉ hàng năm theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng
đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng
đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng
đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
Xem thêm: Quyền và
nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong việc trả lương
d) Từ 30.000.000 đồng
đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 40.000.000 đồng
đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Hơn nữa, biện pháp
khắc phục hậu quả đối với hành vi nêu trên còn phải buộc trả đủ tiền lương cộng
với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động
tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương
mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.
4. Quyền đơn phương
chấm dứt hợp đồng khi công ty chậm trả lương
Ngoài ra, “Bộ luật lao
động 2019” còn quy định môt trong những lí do chính đáng theo quy định của pháp
luật mà người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động tại điểm
b, khoản 1 Điều 37 khi:
“b) Không được trả
lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng
lao động;”
5. Tư vấn đòi lại tiền lương sau khi thôi việc
?
Thưa luật sư, Tôi là
một nhân viên hkp. Nhưng vi công việc tôi vô ý không dập cầu dao ở phòng trực
(thông báo về nội quy không dập cầu dao phạt 5 triêụ).
Khi bắt tôi phạm
lỗi chủ đầu tư khách sạn đuổi tôi ngay lập tức và không trả tôi lương
đến nay đã 2 tháng mà không liên lạc khi tôi liên lạc với nhân sự của
khách sạn thì họ bảo trừ tiền lương và ngày nghỉ bù phép.Tôi không
có hợp đồng hay quyết định nghỉ việc, nhưng tôi được biết khách sạn
đã làm quyết nghỉ việc và đã khai giảm bảo hiểm xã hội (BHXH) mà
không gửi quyết định đó đến tôi. Trường hợp trên tôi phải giải quyết
thế nào mong luật sư giúp đỡ!
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn
đã gửi câu hỏi tới thư mục tư vấn của công ty chúng tôi, với câu hỏi của bạn
chúng tôi xin trả lời như sau:
Khoản 1 điều 122 Bộ
luật lao động năm 2019 số 45/2019/QH14 quy định:
Điều 122. Nguyên tắc,
trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động
1. Việc xử lý kỷ luật
lao động được quy định như sau:
a) Người sử dụng lao
động phải chứng minh được lỗi của người lao động;
b) Phải có sự tham gia
của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý
kỷ luật là thành viên;
c) Người lao động phải
có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao
động bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của
người đại diện theo pháp luật;
d) Việc xử lý kỷ luật
lao động phải được ghi thành biên bản.
Điều 127 Bộ luật lao
động năm 2019 số 45/2019/QH14 quy định:
Điều 127. Các hành vi
bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao độn
1. Xâm phạm sức khỏe,
danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động.
2. Phạt tiền, cắt
lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.
3. Xử lý kỷ luật lao
động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội
quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc
pháp luật về lao động không có quy định.
Điều 126 Bộ luật lao
động năm 2019 số 45/2019/QH14 quy định:
"Điều 126. Áp
dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải
Hình thức xử lý kỷ
luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau
đây:
1. Người lao động có
hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong
phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm
quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại
nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi
ích của người sử dụng lao động;
2. Người lao động bị
xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá
kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.
Tái phạm là trường hợp
người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ
luật theo quy định tại Điều 127 của Bộ luật này;
3. Người lao động tự ý
bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà
không có lý do chính đáng.
Các trường hợp được
coi là có lý do chính đáng bao gồm: thiên tai, hoả hoạn, bản thân, thân nhân bị
ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp
khác được quy định trong nội quy lao động."
Căn cứ theo những quy
định pháp luật trên thì khách sạn nơi bạn làm việc đã vi phạm pháp luật về nội
quy lao động như: không có biên bản xử lý kỷ luật; xử lý kỷ luật bằng hình thức
phạt tiền, cắt lương; áp dụng hình thức sa thải không đúng quy định... Trong
trường hợp này, bạn có thể tới hòa giải viên lao động để yêu cầu được giải
quyết hoặc bạn có thể yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc của mình.
Trên đây là những tư
vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công
ty chúng tôi.
Luật sư Trần Minh Hùng chuyên gia tư vấn luật trên kênh HTV, VTV,
THVL1, ANTV, SCTV1...
Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội
ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ
cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng
tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề
nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý- cao quý vì nghề luật
sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư bảo vệ cho những nạn
nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là nghề rất nguy hiểm
và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư luôn gặp nguy hiểm vì
sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư thì phải có tâm, có đạo
đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề, chấp nhận có khăn, hy
sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu sợ nguy hiểm, sợ ảnh hưởng đến công việc, cuộc
sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật sư đúng nghĩa. Niềm vui
của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp được cho thân chủ, đem lại
công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem lại công bằng cho xã
hội.
Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình-
Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình có nhiều năm kinh nghiệm tranh tụng, tư vấn
được rất nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm và thường xuyên cố vấn
pháp lý, tư vấn pháp luật trên các Kênh truyền hình uy tín như: Đài
Truyền hình TPHCM (HTV), Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Đài truyền
hình Vĩnh Long, Truyền hình Công an ANTV, SCTV, THQH, Tư vấn luật trên Đài
tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV Giao Thông, Đài tiếng nói
Việt Nam, Đài phát thanh Kiên Giang, Truyền hình Quốc Hội, Báo Pháp
luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo
Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư
được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa
giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân,
Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông
uy tín. Là Luật sư bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan
trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ
đại án Ngân hàng Navibank liên quan Huyền Như và Viettinbank, Vụ cướp 35 tỷ
Long Thành - Dầu giây, Chống thi hành công vụ mùa Covid, các vụ Giết Người,
Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa Đảo, gây thương tích, tham ô, cố ý làm trái... và các vụ
án khác về dân sự, kinh tế, thừa kế, đất đai, lao động, hành chính, doanh
nghiệp.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự
công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi.
Chúng tôi cùng tư vấn luật và cố vấn pháp lý
cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước rất lâu năm.
Trân trọng cảm ơn!.
|