1. Tình trạng hôn nhân trầm trọng là gì?
Biểu hiện của tình
trạng hôn nhân trầm trọng
Theo quy định của Luật
Hôn nhân gia đình năm 2014, căn cứ để ly hôn theo yêu cầu của một bên là việc
vợ/chồng có hành bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của
vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không
thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. Vậy thế nào là tình trạng
hôn nhân trầm trọng? Cùng tham khảo những biểu hiện dưới đây.
Tình trạng hôn nhân
trầm trọng
Về tình cảm
Hai vợ chồng không còn
tình cảm với nhau, không còn thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau. Hôn
nhân xuất phát từ sự tự nguyện, từ tình cảm, tình yêu chân thành mà hai bên
dành cho nhau. Khi cuộc sống hôn nhân mà cả hai bên không còn tình cảm với
nhau, không có bất kì sự tôn trọng, quan tâm nhau thì tình trạng của cuộc hôn
nhân này nên được xem xét.
Người nào chỉ biết bổn
phận của người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống.
Vợ chồng chỉ biết đến cuộc sống riêng của mình mà không chia sẻ đến người còn
lại. Trong bất kì cuộc hôn nhân nào, sự lạnh nhạt, thờ ơ của hai bên là điều
thực sự đáng sợ.
Vợ chồng đã được bà
con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.
Những biểu hiện về mặt tình cảm của hai vợ chồng đã được những người thân nhắc
nhở nhưng vẫn không có tiến triển khả quan, vẫn không thể hàn gắn, khắc phục
được.
Về hành vi
Vợ hoặc chồng luôn có
hành vi ngược đãi, hành hạ nhau. Luật Phòng chống bạo lực gia đình quy định một
số hành vi sau đây:
• Hành vi đánh đập
hoặc cố ý xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng.
• Lăng mạ hoặc hành vi
cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau.
• Cưỡng ép lao động
quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành
viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính,…
Việc hành hạ, ngược
đãi nhau của vợ chồng đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức,
đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần. Có thể thấy rằng hành vi hành hạ, ngược
đãi vợ/chồng là một hành vi sai trái, việc diễn ra hành vi này cho thấy những
mâu thuẫn, bất đồng giữa hai vợ chồng khó có thể giải quyết êm xuôi.
Sự chung thủy
Một trong những biểu
hiện để đánh giá liệu tình trạng hôn nhân đã đến mức trầm trọng, cuộc sống hôn
nhân của vợ chồng có còn hạnh phúc hay không đó chính là sự chung thủy. Khi còn
đủ yêu thương, đủ trân trọng và mong muốn vun đắp tổ ấm gia đình thì sẽ không
có chuyện phản bội nhau.
Không chung thủy thể
hiện ở chỗ vợ/chồng có hành vi ngoại tình, chung sống như vợ chồng với một
người khác mặc dù mình đang có gia đình. Tuy họ đã được người còn lại hoặc bà
con thân thích hay cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có
quan hệ ngoại tình. Khi một bên có hành vi ngoại tình, điều này chứng tỏ tình
cảm vợ chồng thực sự đã rạn nứt, bị phá vỡ bởi một người thứ ba. Lúc này, vợ
chồng cũng cần cân nhắc về cuộc sống hôn nhân của mình liệu có thể tiếp tục
được hay không.
Sự chung thủy
Vậy, khi nào thì tình
trạng hôn nhân đã trầm trọng, cuộc sống hôn nhân không thể kéo dài được? Có
phải nếu có những biểu hiện nêu trên thì cuộc sống hôn nhân của vợ chồng đã tan
vỡ?
Để xác định tình trạng
hôn nhân trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài thì phải căn cứ vào những
cơ sở sau:
• Tình trạng hiện tại
của vợ chồng đã có những biểu hiện về tình cảm, về hành vi, sự thủy chung đã đề
cập ở trên chưa?
• Thời gian, mức độ
diễn ra tình trạng này như thế nào? Việc vợ chồng thờ ơ, bỏ mặc nhau hay có
hành vi đánh đập, ngược đãi có diễn ra nhiều lần không? Vợ chồng đã thực sự tìm
cách nói chuyện, giải quyết nhưng không thể khắc phục được tình trạng này.
• Nếu thực tế cho thấy
đã được nhắc nhở, hoà giải nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình
hay vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau. Những hành vi ngược đãi, hành hạ,
xúc phạm nhau vẫn liên tục xảy ra thì đây chính là căn cứ để nhận định rằng đời
sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được.
Như vậy, nếu thực sự
cuộc hôn nhân không hạnh phúc, vợ chồng không tôn trọng nhau, không tạo điều
kiện cho nhau cùng phát triển thì bản thân vợ chồng cần suy nghĩ nghiêm túc về
cuộc hôn nhân này. Khi không thể hàn gắn, níu kéo, hãy buông tay để cho nhau cơ
hội để tìm được một nửa thực sự phù hợp với mình.
2. Thế nào được coi là mâu thuận vợ chồng
không thể kéo dài thêm?
Tóm tắt câu hỏi:
Hiện tôi lấy chồng gần
8 năm , vợ chồng tôi có 1 cháu gái 6 tuổi. Gia đình tôi lúc nào cũng lục đục đủ
chuyện. Gia đình anh ấy ở quê còn gia đình tôi ở thành phố Quy Nhơn. Từ khi
cưới nhau tài chính của ai người đó tự giữ và chi tiêu. Khi tôi có bầu và sinh
em bé anh ấy chả giúp ích được gì về tiền bạc tự tôi phải lo còn không thì nhờ
ba mẹ tôi. Thời gian tôi ở nhà nuôi con anh ấy chỉ gửi tiền về đúng 1 lần rồi
sau đó nói đủ lý do và ko gửi, khi tôi ẫm con vào sống ở Vũng Tàu cùng anh
ấy(chồng tôi làm việc tại Vũng Tàu), mỗi tháng ảnh đưa tôi 3 triệu đủ để đi chợ
tiền thuê nhà nuôi con bao nhiêu đó ko đủ vào đâu(Lương cúng của anh ấy 6 triệu,
đi công tác có khi lương lên tới 15 triệu tùy tháng). Nhưng từ khi tôi đi làm
trở lại cho tới nay tôi đều lo hết chuyện mọi chuyện từ học hành ăn uống sữa…
cho con và chi phí cho tôi, anh ấy chỉ thỉnh thoảng dẫn mẹ con tôi đi ăn sáng
uống cafe hay lâu lâu mua cho cái này cái kia chút ít có gọi là (Hiện chúng tôi
đang sinh sống tại Quy Nhơn sống cùng ba má tôi và anh ấy chạy xe tải, xe này
do vay ngân hàng và mượn người thân anh ấy chở hàng hóa và làm dịch vụ âm thanh
ánh sáng tổ chức sự kiện cùng với cậu của anh ấy). Nhưng chưa bao giò anh ấy
đưa tiền cho tôi nắm giữ, anh ấy nói tiền anh ấy làm ra mắc mớ gì tôi phải giữ
rắc rối. Nhưng hiện nay tôi ko biết anh ấy làm ăn như thé nào trả nợ hết chưa
hay là có dư chút ít gì ko, tôi hoàn toàn ko biết, tiền ăn ở nhà ba má tôi ko
lấy 1 đồng nhưng có vẻ anh ấy ko biết điều, tôi ở nhà chồng ko được coi trọng
mặc dù là dâu trưởng nhưng ko được tham gia vào bất kỳ cái gì, vì bên đó họ
nghĩ tôi ko làm ra tiền và tiền bạc chính là anh ấy anh ấy nắm. Tôi thật sự rất
tuyệt vọng ko biết nên sống tiếp với chồng hay là nên li dị vì tôi biết dù có
thế nào đi nữa tiền chồng tôi làm ra tôi vẫn không biết và ko bao giờ nắm giữ
dù 1 đồng, như vậy nếu ảnh có đi đâu làm gì tôi đều như người mù. Con tôi tôi
tự đẻ tự nuôi lớn cho ăn học chỉ mình tôi , thiệt sự tôi rất bế tắt mong luật
sư có thể tư vấn dùm tôi. Có thể bao nhiêu đây tôi nói ko hết ý mình nhưng đó
cũng là một phần nào về cuộc sống của tôi hiện nay ?
Luật sư Gia Đình tư
vấn:
1. Cơ sở pháp lý:
Luật hôn nhân và gia
đình năm 2014
2. Nội dung tư vấn:
Căn cứ vào quy định
của pháp luật theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về quan hệ vợ chồng như
sau:
Điều 17. Bình đẳng về
quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng
Vợ, chồng bình đẳng
với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc
thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật
này và các luật khác có liên quan.
Điều 19. Tình nghĩa vợ
chồng
1. Vợ chồng có nghĩa
vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng
nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.
2. Vợ chồng có nghĩa
vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu
cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh
tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác.
Trong trường hợp câu
hỏi của chị, chị cần xem xét xem có khả năng duy trì mối quan hệ hôn nhân này
hay không? Nếu đã xem xét, cân nhắc và muốn đưa đến quyết định ly hôn thì chị
có thể làm thủ tục ly hôn theo quy định của pháp luật.
Quyền yêu cầu giải
quyết ly hôn được áp dụng như sau:
+ Vợ, chồng hoặc cả
hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
+ Cha, mẹ, người thân
thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do
bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành
vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây
ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
+ Chồng không có quyền
yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con
dưới 12 tháng tuổi.
Bạn có thể dựa vào các
nội dung quy định chung nêu trên để giải quyết mâu thuẫn giữa hai vợ chồng. Nếu
tình trạng hôn nhân rơi vào tình trạng mâu thuẫn trầm trọng thì bạn phải chứng
minh để làm căn cứ yêu cầu ly hôn.
3. Mục đích hôn nhân không đạt được theo quy
định pháp luật mới nhất
Câu hỏi:
Vợ chồng tôi kết hôn
được 7 năm nay, chúng tôi sống với nhau khá hạnh phúc cho đến khi chồng tôi
phải đi làm xa nhà. Đời sống tình cảm thiếu thốn và anh ấy không có thời gian
dành cho gia đình. Tôi không thể tiếp tục sống với hoàn cảnh thế này nên quyết
định ly hôn đơn phương. Vì vậy, Văn Phòng Luật Sư Gia Đình cho tôi hỏi tôi có
thể viết đơn ly hôn đơn phương với lý do như thế nào để Tòa án giải quyết đơn
ly hôn đơn phương của tôi.
Trả lời:
Trường hợp của chị Văn
Phòng Luật Sư Gia Đình tư vấn như sau:
Ly hôn đơn phương khi
nào được chấp nhận?
Theo quy định tại Điều
56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì chị sẽ được đơn phương ly hôn nếu thuộc
một trong các trường hợp sau:
1. Khi vợ hoặc chồng
yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly
hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm
nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng
trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt
được.
2. Trong trường hợp vợ
hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải
quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có
yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải
quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình
làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.
Như chị đã trình bày
thì nếu chị chứng minh được chồng chị vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ, làm
cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài,
mục đích hôn nhân không đạt được thì chị có thể làm đơn đơn phương ly hôn để
chấm dứt quan hệ hôn nhân.
Thế nào là tình trạng
trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được
Hướng dẫn cụ thể tại
mục số 8 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP thì:
Được coi là tình trạng
của vợ chồng trầm trọng khi:
– Vợ, chồng không
thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận
người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được
bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.
– Vợ hoặc chồng luôn
có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi
khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân
thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.
– Vợ chồng không chung
thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc
bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn
tiếp tục có quan hệ ngoại tình;
Để có cơ sở nhận định
đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được, thì phải căn cứ vào tình
trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng như hướng dẫn tại điểm a.1
mục 8 này. Nếu thực tế cho thấy đã được nhắc nhở, hoà giải nhiều lần, nhưng vẫn
tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc
vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau, thì có căn cứ để nhận
định rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được.
Mục đích của hôn nhân
không đạt được là không có tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và
quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng;
không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ,
tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt.”
Chị có thể dựa vào quy
định trên để tìm ra lý do tình trạng hôn nhân trầm trọng, mục đích hôn nhân
không đạt được để đưa ra lý do trong đơn đơn phương ly hôn, yêu cầu được Tòa án
giải quyết.
4. Có được ly hôn khi chồng (vợ) khi mất tích
nhiều năm?
Luật sư Gia Đình cho
tôi hỏi: Chúng tôi cưới nhau 15 năm. Đến năm 2007 thì chồng tôi nói là cho đi
làm ăn xa để kiếm thêm thu nhâp và đến nay chưa về, không có tin tức. Lúc đi
thì nói là đi vào Nam nhưng tôi và gia đình đã tìm kiếm và thông báo nhiều lần
nhưng vẫn không có thông tin. Nay tôi muốn ly hôn có được không khi chồng tôi
chưa có thông tin gì ?
Rất mong nhận được trả
lời của Luật sư:
Trả lời: (câu trả lời
mang tính chất tham khảo)
Chào bạn, Văn Phòng
Luật Sư Gia Đình xin được tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, trường hợp
của bạn có được ly hôn hay không?
– Theo khoản 2 Điều 56
Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định: Trong trường hợp vợ hoặc chồng của
người bị tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì được tòa án giải quyết cho
ly hôn.
Như vậy, Trong trường
hợp của bạn, chồng bạn không có mặt nên bạn có thể tiến hành ly hôn theo yêu
cầu của một bên và chồng bạn phải được Tòa án tuyên bố mất tích. Và theo quy
định tại Điều 78 Bộ luật dân sự năm 2005, khi một người biệt tích hai năm liền
trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy
định của pháp luật tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc
người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên
quan, toà án có thể tuyên bố người đó mất tích.
– Thời hạn hai năm
được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó. Nếu không xác định
được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của
tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng.
Thứ hai, thủ tục tuyên
bố mất tích:
– Trong trường hợp của
bạn, tuy chồng bạn đi làm ăn xa không có tin tức gì từ 8 năm trước nhưng để có
thể yêu cầu tòa án tuyên bố chồng bạn mất tích thì bạn cần làm đầy đủ các thủ tục
thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Nếu đáp ứng các
điều kiện thỏa mãn yêu cầu trên mà vẫn không có thông tin xác thực về việc
chồng bạn còn sống hay đã chết thì bạn có thể yêu cầu tòa án tuyên bố chồng bạn
mất tích; sau đó làm thủ tục yêu cầu tòa án cho ly hôn với người mất tích.
– Theo Điều 330 Bộ
Luật tố tụng dân sự, thủ tục yêu cầu Tòa án tuyên bố mất tích bao gồm:
+ Đơn yêu cầu tòa án
tuyên bố mất tích gồm các nội dung sau: Ngày, tháng, năm viết đơn; tên toà án
có thẩm quyền giải quyết đơn; tên, địa chỉ của người yêu cầu; những vấn đề cụ
thể yêu cầu toà án giải quyết và lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu toà
án giải quyết việc dân sự đó; tên, địa chỉ của những người có liên quan đến
việc giải quyết đơn yêu cầu, nếu có; các thông tin khác mà người yêu cầu xét
thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu… Người yêu cầu là cá nhân phải ký
tên hoặc điểm chỉ vào phần cuối đơn.
+ Gửi kèm theo đơn yêu
cầu là chứng cứ để chứng minh người bị yêu cầu tuyên bố mất tích đã biệt tích
hai năm liền trở lên mà không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống
hoặc đã chết và chứng minh cho việc người yêu cầu đã áp dụng đầy đủ các biện
pháp thông báo tìm kiếm. Trong trường hợp trước đó đã có quyết định của toà án
thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú thì phải có bản sao quyết định
đó.
Thứ ba, thủ tục ly
hôn:
* Cơ quan thực hiện:
– Căn cứ theo điểm a
khoản 1 điều 35 BTTDS thì nguyên đơn phải nộp đơn xin đơn phương ly hôn tại Tòa
án nơi bị đơn cư trú
* Thủ tục, hồ sơ đơn
phương ly hôn gồm:
– Giấy chứng nhận đăng
ký kết hôn (bản chính);
– Chứng minh nhân dân
hoặc hộ chiếu của vợ và chồng (nguyên đơn và bị đơn) (bản sao có chứng thực);
– Giấy khai sinh của
các con (bản sao có chứng thực);
– Bản sao Hộ khẩu
thường trú, tạm trú của nguyên đơn và bị đơn;
– Đơn xin ly hôn (Theo
mẫu)
– Các giấy tờ chứng
minh về tài sản: Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở…
* Thời hạn giải quyết
đơn phương ly hôn
Trường hợp vợ hoặc
chồng đơn phương xin ly hôn, theo quy định của Điều 179 Bộ luật Tố tụng dân sự
thì thời gian chuẩn bị xét xử vụ án ly hôn tối đa là 04 tháng, nếu vụ án có
tính chất phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì được gia hạn nhưng không quá
02 tháng. Trong thời hạn 01 tháng kế từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử,
Tòa án phải mở phiên tòa; trong trường hợp có lý do chính đáng, thời hạn này là
02 tháng. Trong thực tế, thời gian giải quyết vụ án Ly hôn có thể ngắn hơn hoặc
kéo dài hơn thời gian mà luật qui định tùy thuộc vào tính chất của từng vụ án.
Như vậy, trong trường
hợp này, bạn phải tiến hành thủ tục tuyên bố chồng bạn mất tích. Sau khi tuyên
bố mất tích sau đó bạn có thể làm thủ tục ly hôn theo yêu cầu của một bên. Tình
huống này áp dụng như trên nếu là vợ mất tích.
5. Chưa chuyển khẩu về nhà chồng có được ly
hôn đơn phương?
Câu hỏi: Tôi lấy chồng
từ năm 2015 nhưng hộ khẩu vẫn ở nhà bố mẹ đẻ, chưa chuyển về nhà chồng. Bây giờ
tôi muốn ly hôn đơn phương có được không?".
Văn Phòng Luật Sư Gia
Đình tư vấn:
Khoản 1 điều 56 Luật
Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một
bên như sau: Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại tòa không thành
thì tòa giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo
lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho
hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục
đích của hôn nhân không đạt được.
Theo đó, trường hợp
bạn ly hôn đơn phương thì tòa án sẽ dựa vào các căn cứ: hành vi bạo lực gia
đình; hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ vợ, chồng; tình trạng và mục
đích hôn nhân để giải quyết. Vì vậy mà bạn không ở chung sổ hộ khẩu với chồng
thì hoàn toàn có quyền yêu cầu ly hôn đơn phương và được giải quyết nếu có các
căn cứ nêu trên.
Việc ly hôn không phụ
thuộc vào hộ khẩu chung hay riêng, hộ khẩu chỉ là căn cứ để xác định đúng tòa
án có thẩm quyền giải quyết khi bạn nộp đơn.
Luật sư Trần Minh Hùng chuyên gia tư vấn luật trên kênh HTV, VTV,
THVL1, ANTV, SCTV1...
Chúng tôi là hãng luật tổng
hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên
có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết
rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong
nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý- cao quý vì nghề
luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư bảo vệ cho những
nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là nghề rất nguy
hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư luôn gặp nguy
hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư thì phải có tâm,
có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề, chấp nhận có
khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu sợ nguy hiểm, sợ ảnh hưởng đến công
việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật sư đúng nghĩa.
Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp được cho thân chủ,
đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem lại công bằng cho xã
hội.
Luật sư Trần Minh Hùng
Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình có nhiều
năm kinh nghiệm tranh tụng, tư vấn được rất nhiều hãng truyền thông tin tưởng
với nhiều năm và thường xuyên cố vấn pháp lý, tư vấn pháp luật trên các Kênh
truyền hình uy tín như: Đài Truyền hình TPHCM (HTV), Đài truyền hình
Việt Nam (VTV), Đài truyền hình Vĩnh Long, Truyền hình Công an ANTV, SCTV,
THQH, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV
Giao Thông, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh Kiên Giang, Truyền hình
Quốc Hội, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp
luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên
cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho
nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với
trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật
cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư bào chữa, tư vấn cho
nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin,
người dân quan tâm như vụ đại án Ngân hàng Navibank liên quan Huyền Như và
Viettinbank, Vụ cướp 35 tỷ Long Thành - Dầu giây, Chống thi hành công vụ mùa
Covid, các vụ Giết Người, Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa Đảo, gây thương tích, tham ô, cố
ý làm trái... và các vụ án khác về dân sự, kinh tế, thừa kế, đất đai, lao động,
hành chính, doanh nghiệp.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự
đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội
của luật sư chúng tôi.
Chúng tôi cùng tư vấn luật
và cố vấn pháp lý cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước rất lâu năm.
Trân trọng cảm ơn.
ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VPLS GIA
ĐÌNH (Luật sư Thành Phố)
Trụ sở: 402A
Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, Tp.HCM (Bên cạnh Công chứng số 7)
5/1 Nguyễn Du,
Biên Hòa, Đồng Nai (đối diện tòa án Biên Hòa)
68/147 Trần
Quang Khải, Tân Định, quận 1, TP.HCM
Điện thoại:
028-38779958; Fax: 08-38779958
Luật sư Trần
Minh Hùng: 0972 238006
Email: luatsuthanhpho@gmail.com
http://www.luatsugiadinh.net.
vn
http://www.luatsuthanhpho.com
|