1. Con cái sau khi ly hôn thuận tình sẽ ra sao?
Quy định về ly hôn thuận tình
Theo Điều 55 quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014,
Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.
Vậy, ly hôn thuận tình là khi cả vợ và chồng cùng tự nguyện yêu cầu được ly hôn.
Quyền nuôi con khi ly hôn thuận tình
Với ly hôn thuận tình, thường đã có thỏa thuận trước về vấn đề ai là người chăm sóc con cái. Khi đã có thỏa thuận của hai bên, Tòa án công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận về quyền nuôi con cái. Nếu không có thỏa thuận trước hoặc không đi đến sự đồng ý từ cả 2 bên, thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết ai là bên có quyền trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ cấp dưỡng…
Vậy, sau khi vợ chồng nộp đơn xin ly hôn/ đơn ly hôn theo mẫu đơn xin ly hôn thì vấn đề con cái/ quyền nuôi con được Tòa án giải quyết như thế nào trong trường hợp không có thỏa thuận trước. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:
Độ tuổi của con Mẹ Cha Tòa án quyết định
1. Dưới 36 tháng
2. Dưới 07 tuổi – –
3. Từ đủ 07 tuổi đến nhỏ hơn 18 tuổi – –
(xem xét nguyện vọng của con)
Con cái dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ những trường hợp sau:
Người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con
Cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con
Trong trường hợp Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi con sau ly hôn, sẽ ăn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, cụ thể dựa trên 3 yếu tố sau:
Điều kiện về vật chất Điều kiện về tinh thần Nguyện vọng của con
(chỉ áp dụng với con từ đủ 7 tuổi trở lên)
– Chỗ ở ổn định
– Điều kiện sinh hoạt
– Điều kiện học tập
– Thu nhập hàng tháng
– Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con (có xét đến thời gian làm việc của bố và mẹ)
– Tình yêu thương dành cho con
– Đạo đức, trình độ học vấn của bố mẹ
– Mong muốn của con được ở với ai
Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng quy định:
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
2. Các vấn đề pháp lý liên quan đến ly hôn
I. Căn cứ ly hôn:
Việc ly hôn của hai vợ chồng có thể do vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng yêu cầu Tòa án giải quyết.
1. Thuận tình ly hôn theo Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.
2. Ly hôn theo yêu cầu của một bên theo Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
2.1 TH1:
Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2.2 TH2:
Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
2.3 TH3:
Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.
II. Giải quyết việc nuôi con và nghĩa vụ cấp dưỡng:
Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì quyền nuôi con và nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ được quy định cụ thể như sau:
Điều 81.Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1.Sau khi ly hôn
Sau khi ly hôn cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2.Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con:
Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3.Con dưới 36 tháng tuổi
Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Điều 83. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.
2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1.Thẩm quyền
Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Căn cứ
Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Nguyện vọng của con
Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
4. Người giám hộ
Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
III. Về chia tài sản khi ly hôn
Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn
Thứ nhất:
• TH1:
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.
• TH2
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.
Thứ hai:
Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
Thứ ba:
Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
Thứ tư:
Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.
Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
Thứ năm:
Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Thứ sáu:
Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này.
Điều 60. Giải quyết quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba khi ly hôn
Một là,
Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác.
Hai là,
Trong trường hợp có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ tài sản thì áp dụng quy định tại các điều 27, 37 và 45 của Luật này và quy định của Bộ luật dân sự để giải quyết.
Theo nguyên tắc:
Theo nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn, các bên có quyền tự thỏa thuận với nhau về phần tài sản, quy định như vậy nhằm hạn chế những tranh chấp của vợ, chồng khi phải ly hôn. Nhiều trường hợp chỉ vì tranh chấp về tài sản mà việc ly hôn của họ trở nên phức tạp, con cái của họ chịu nhiều áp lực hơn.
Tuy nhiên:
Tòa án sẽ giải quyết việc chia tài sản chung của các bên khi họ yêu cầu, về nguyên tắc tài sản chung sẽ chia đôi nhưng có xem xét đến hoàn cảnh công sức đóng góp của mỗi bên vào việc duy trì và phát triển tài sản này. Việc chia tài sản phải bảo vệ lợi ích hợp pháp của vợ và các con chưa thành niên, hoặc đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi sống mình.
Việc chia tài sản của vợ, chồng có thể chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị, vậy bên nào nhận phần hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được nhận thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.
Về nghĩa vụ thanh toán:
Vợ chồng phải có nghĩa vụ thanh toán khoản nợ chung. Các bên có thể tự thỏa thuận nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ giải quyết. Trường hợp vợ chồng có khoản nợ riêng khi giải quyết Tòa án sẽ xem xét nghĩa vụ của từng người.
Kết luận:
Hiện nay, tình trạng ly hôn diễn ra với số lượng lớn nếu như có sự thuận tình của vợ chồng thì việc giải quyết sẽ giải quyết thuận lợi hơn. Song việc ly hôn đơn phương diễn ra nhiều dẫn đến tình trạng không thỏa thuận được về con cái, tài sản đã làm việc ly hôn của vợ chồng trở nên căng thẳng và phức tạp. Để tránh tình trạng tranh chấp xảy ra khi ly hôn bạn có thể liên hệ đến công ty chúng tôi để được tư vấn bởi các Luật sư có kinh nghiệm sẽ giúp bạn có giải pháp tối ưu, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bạn khi ly hôn.
Luật sư Trần Minh Hùng chuyên gia tư vấn luật trên kênh HTV, VTV, THVL1, ANTV, SCTV1...
Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý- cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề, chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu sợ nguy hiểm, sợ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem lại công bằng cho xã hội.
Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình có nhiều năm kinh nghiệm tranh tụng, tư vấn được rất nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm và thường xuyên cố vấn pháp lý, tư vấn pháp luật trên các Kênh truyền hình uy tín như: Đài Truyền hình TPHCM (HTV), Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Đài truyền hình Vĩnh Long, Truyền hình Công an ANTV, SCTV, THQH, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV Giao Thông, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh Kiên Giang, Truyền hình Quốc Hội, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ đại án Ngân hàng Navibank liên quan Huyền Như và Viettinbank, Vụ cướp 35 tỷ Long Thành - Dầu giây, Chống thi hành công vụ mùa Covid, các vụ Giết Người, Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa Đảo, gây thương tích, tham ô, cố ý làm trái... và các vụ án khác về dân sự, kinh tế, thừa kế, đất đai, lao động, hành chính, doanh nghiệp.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi.
Chúng tôi cùng tư vấn luật và cố vấn pháp lý cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước rất lâu năm.
Trân trọng cảm ơn!.
|