Luật sư Gia Đình tư vấn về quy định của giám hộ
1.
Luật sư Gia Đình tổng
hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi xuất thân trong các gia đình chuyên về ngành
luật, hoạt động trong lĩnh vực pháp luật, luật gia, thạc sỹ, tiến sỹ, chuyên
viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm,
kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm
và đạo đức trong nghề nghiệp. Luật sư Gia Đình đang mở rộng và luôn nỗ lực hoàn
thiện nhiều loại hình dịch vụ đa dạng trong khu vực, trong nước và trên thế
giới nhằm mang lại cho khách hàng của mình những dịch vụ tư vấn hoàn hảo nhất.
2. Tên Luật sư Gia Đình không có nghĩa là chúng tôi chỉ chuyên về
gia đình mà tên Luật sư Gia Đình là do Văn phòng luật sư chúng tôi bao gồm các
luật sư xuất thân từ các gia đình có truyền thống hành nghề luật sư, yêu và đam
mê nghề luật nên ý tưởng manh nha của các luật sư sáng lập đặt tên là Văn phòng
luật sư Gia Đình.
3. Luật
sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng luật sư Gia Đình được nhiều hãng truyền
thông tin tưởng với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hỗ trợ và tư vấn pháp
luật miễn phí trên Đài tiếng nói Bình Dương, Đài truyền hình Bình Dương, Tư vấn
pháp luật online, Tư vấn trên VOV Giao Thông – Đài tiếng nói Việt Nam, Đài
truyền hình cáp VTC, Báo pháp luật TP.HCM, Báo đời sống và pháp luật, báo Đời
sống và tuổi trẻ, Báo Soha, Kênh 14, Một thế giới, Báo tin tức Viêt nam– Các
tạp chí như Tiếp Thị Gia Đình, Báo điện tử, báo Infonet, VTC NEW, Báo Mới, Báo
gia đình Việt nam… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng.
Chúng tôi chuyên
tư vấn và thực hiện dịch vụ tại các tỉnh khắp trên cả nước như tư vấn tại Bình
Dương, TP.HCM, đồng nai, Long An, Vũng
Tàu, Hà Nội, Nha Trang, biên hòa, Đà Nẵng, Vinh…
Giám hộ là việc cá nhân, tổ chức (sau đây gọi chung là người giám hộ) được pháp luật quy định hoặc được cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự (sau đây gọi chung là người được giám hộ).
2. Người được giám hộ bao gồm:
+ Người chưa thành niên không còn cha, mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu;
+ Người mất năng lực hành vi dân sự.
3. Người chưa đủ mười lăm tuổi, người được quy định tại mục 2 trên đây phải có người giám hộ.
4. Một người có thể giám hộ cho nhiều người, nhưng một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp người giám hộ là cha, mẹ hoặc ông, bà theo quy định về giám hộ đương nhiên.
Điều kiện của cá nhân làm người giám hộ
Cá nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
+ Có tư cách đạo đức tốt; không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác;
+ Có điều kiện cần thiết bảo đảm thực hiện việc giám hộ.
Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên
Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên mà không còn cả cha và mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cả cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu, được xác định như sau:
+ Trong trường hợp anh ruột, chị ruột không có thoả thuận khác thì anh cả hoặc chị cả là người giám hộ của em chưa thành niên; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh, chị tiếp theo là người giám hộ;
+ Trong trường hợp không có anh ruột, chị ruột hoặc anh ruột, chị ruột không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ; nếu không có ai trong số những người thân thích này có đủ điều kiện làm người giám hộ thì bác, chú, cậu, cô, dì là người giám hộ.
Người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự
+ Trong trường hợp vợ mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.
+ Trong trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo là người giám hộ.
+ Trong trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ.
Cử người giám hộ
Trong trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự không có người giám hộ đương nhiên theo quy định thì ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người được giám hộ có trách nhiệm cử người giám hộ hoặc đề nghị một tổ chức đảm nhận việc giám hộ.
+ Việc cử người giám hộ phải được lập thành văn bản, trong đó ghi rõ lý do cử người giám hộ, quyền, nghĩa vụ cụ thể của người giám hộ, tình trạng tài sản của người được giám hộ.
+ Việc cử người giám hộ phải được sự đồng ý của người được cử làm người giám hộ.
Nghĩa vụ của người giám hộ
1. Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ chưa đủ mười lăm tuổi
Người giám hộ của người chưa đủ mười lăm tuổi có các nghĩa vụ sau đây:
+ Chăm sóc, giáo dục người được giám hộ;
+ Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người chưa đủ mười lăm tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự;
+ Quản lý tài sản của người được giám hộ;
+ Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
2. Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi
Người giám hộ của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có các nghĩa vụ sau đây:
+ Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự;
+ Quản lý tài sản của người được giám hộ;
+ Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
3. Nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ mất năng lực hành vi dân sự
Người giám hộ của người mất năng lực hành vi dân sự có các nghĩa vụ sau đây:
+ Chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ;
+ Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự;
+ Quản lý tài sản của người được giám hộ;
+ Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
Quyền của người giám hộ
Người giám hộ có các quyền sau đây:
+ Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu cần thiết của người được giám hộ;
+ Được thanh toán các chi phí cần thiết cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ;
+ Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
Quản lý tài sản của người được giám hộ
+ Người giám hộ có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình.
+ Người giám hộ được thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ. Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và các giao dịch khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
+ Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác.
+ Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
Thay đổi người giám hộ
+ Người giám hộ được thay đổi trong các trường hợp sau đây:
- Người giám hộ không còn đủ các điều kiện quy định;
- Người giám hộ là cá nhân chết hoặc bị Toà án tuyên bố mất tích, tổ chức làm giám hộ chấm dứt hoạt động;
- Người giám hộ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ giám hộ;
- Người giám hộ đề nghị được thay đổi và có người khác nhận làm giám hộ.
+ Trong trường hợp thay đổi người giám hộ đương nhiên thì những người khác được quy định là người giám hộ đương nhiên; nếu không có người giám hộ đương nhiên thì việc cử người giám hộ được thực hiện việc cử người giám hộ theo quy định.
+ Thủ tục thay đổi người giám hộ được cử được thực hiện theo quy định.
LIÊN HỆ:
ĐOÀN LUẬT SƯ TP.HCM – VPLS GIA ĐÌNH
Địa chỉ:
402A Nguyễn Văn Luông, Phường 12, Quận 6,
TP. HCM (bên cạnh Phòng công chứng số 7).
68/147 Trần Quang Khải, phường Tân Định,
quận 1, TP.HCM (vào hẻm bên cạnh trường tiểu học Trần Quang
Khải tới Trung tâm sinh hoạt khu phố 5, rẽ trái đi thẳng)
Luật sư Trần Minh Hùng - ĐT: 0972238006
ĐT: 08: 38779958; Fax:
08.38779958
Email: vanphongluatsugiadinh@gmail.com;
luatsuthanhpho@gmail.com
Webside: http://www.luatsugiadinh.net.vn
|