Những người nói, cung cấp không tin đúng sự thật, trong
trường hợp của Huy nếu họ cung cấp không thật có thể bị xử lý bằng các hình
thức sau:
Về hình sự:
Điều 121: Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của
người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc
phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ một năm đến ba năm:
a) Phạm tội nhiều lần;
b) Đối với nhiều người;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh
cho mình.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm
hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 122 Tội vu khống
1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa
đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của
người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có
thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt
tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị
phạt tù từ một năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với nhiều người;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm
sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;
đ) Đối với người thi hành công vụ;
e) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc
biệt nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng
đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc
nhất định từ một năm đến năm năm.
về trách nhiệm dân sự:
Bộ luật dân sự 2005
Điều 25. Bảo vệ quyền nhân thân
Khi quyền
nhân thân của cá nhân bị xâm phạm thì người đó có quyền:
1. Tự mình
cải chính;
2. Yêu cầu
người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm
chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai;
3. Yêu cầu
người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm
bồi thường thiệt hại.
iều 37. Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy
tín
Danh dự,
nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
Điều 38. Quyền bí mật đời tư
1. Quyền bí
mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
2. Việc thu
thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng
ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười
lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại
diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp thu thập, công bố thông tin, tư liệu
theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
3. Thư tín,
điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được bảo
đảm an toàn và bí mật.
Việc kiểm
soát thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá
nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết
định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
về xử phạt hành chính đối với báo chí:
Nghị định 159/2014NĐ-CP nghị định quy định về xử phạt vi
phạm hành chính tròng báo chí, xuất bản.
Điều 9. Vi phạm quy định về cung cấp
thông tin cho báo chí và sử dụng thông tin của cơ quan báo chí
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến
5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
đ) Cung cấp thông tin không trung thực, sai sự thật cho báo chí.
Điều 8. Vi phạm quy định về nội dung
thông tin.
4. Phạt
tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau
đây:
b) Đăng, phát
thông tin xuyên tạc, vu khống nhằm xúc phạm danh dự, uy tín của tổ chức, danh
dự, nhân phẩm của cá nhân.
Điều 20. Vi phạm quy định về nội dung
xuất bản phẩm
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
b) Vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan,
tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
Ngoài ra,
Theo Điều 6 Luật báo chí và Điều 4 Nghị
định 51/2012/NĐ-CP, nếu nhà báo/cơ quan báo chí đưa tin sai sự thật, xuyên tạc,
vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì phải
đăng, phát sóng lời cải chính, xin lỗi của cơ quan báo chí, của tác giả đối với
người bị ảnh hưởng bởi bài báo đó; hoặc khi có kết luận của cơ quan có thẩm
quyền kết luận nội dung thông tin báo chí đưa là sai sự thật thì cơ quan báo
chí cũng phải đăng tải quyết định này.
Về cá nhân nhà báo thì cũng sẽ phải xin
lỗi người bị xâm hại trên chính tờ báo đã đăng tin, tương tự như đối với cơ
quan báo chí. Ngoài ra, nếu qua điều tra, xác minh thấy rằng nội dung thông tin
của nhà báo và cả các cá nhân cung cấp thông tin cho nhà báo là sai sự thật dẫn
đến việc xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác thì có thể xử lý về tội “vu
khống” theo Điều 122 Bộ luật Hình sự hoặc điều 121 Tội làm nhục người khác như
anh trình bày ở trên.
LUẬT SƯ TRẦN MINH HÙNG |