TẠI SAO BẠN PHẢI CẦN LUẬT SƯ CHO DOANH NGHIỆP, MUỐN THÀNH CÔNG VÀ TRÁNH RỦI RO BẠN PHẢI CÓ LUẬT SƯ RIÊNG.
Sự cần thiết phải có luật sư doanh nghiệp:
* Trong bối cảnh môi trường pháp lý kinh doanh thay đổi từng ngày, các quan hệ kinh doanh thương mại ngày càng phức tạp. Nhu cầu về trình độ nhận thức pháp lý của doanh nghiệp ngày càng cao. Đồng thời, trước tình hình cạnh tranh khốc liệt trong giai đoạn kinh tế khủng hoảng, doanh nhân phải dành trọn tài năng, tâm trí và thời gian cho các chiến lược kinh doanh nhằm vươn lên và phát triển. Do đó, tự tìm hiểu các quy định pháp lý liên quan đối với doanh nhân là điều không thể. Tổ chức phòng pháp chế là gánh nặng cho chi phí.
* Lợi ích của luật sư doanh nghiệp:
Ông bà ta thường nói: “ĐỪNG ĐỂ MẤT BÒ MỚI LO LÀM CHUỒNG”, vì vậy doanh nghiệp cần phải có “Luật sư doanh nghiệp” để đem lại những lợi ích:
* Phòng ngừa, hạn chế những rủi ro pháp lý cho doanh nghiệp:
– Tranh chấp nội bộ: tranh chấp lao động đối với nhân viên, tranh chấp giữa các thành viên/cổ đông góp vốn, nhân viên bán hàng chiếm đoạt tài sản công ty…
– Tranh chấp bên ngoài: hợp đồng kinh tế, tranh chấp về nợ (khó đòi) với đối tác/khách hàng…
– Tranh chấp với cơ quan nhà nước: thuế, bảo hiểm xã hội, vi phạm hành chính…
* Tư vấn, hỗ trợ và soạn thảo các văn bản liên quan đến mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
* Một nhân viên pháp lý không thể chuyên nghiệp bằng một đội ngũ luật sư thực thụ. Với chi phí hợp lý, doanh nghiệp có một ê kíp trợ giúp pháp lý giàu kinh nghiệm thực tiễn trên thương trường.
Thứ nhất.Về kinh nghiệm: Các nhân viên pháp lý bị giới hạn kinh nghiệm trong phạm vi những công việc quen thuộc hàng ngày. Khi phát sinh những vấn đề phức tạp hoặc vấn đề mới thì không tránh khỏi sự lúng túng và khó đưa ra một giải pháp tối ưu, phù hợp thực tiển. Trong khi đó, là một luật sư chuyên nghiệp, thường xuyên tiếp xúc, giải quyết những vụ án, vụ việc thuộc nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, luật sư có thể giúp doanh nghiệp đưa ra giải pháp một cách nhanh chóng, chính xác nhất;
Thứ hai. Nhân viên hành chính/pháp lý bị giới hạn bởi chính đặc thù mối quan hệ trong doanh nghiệp: Nghề luật là một nghề đòi hỏi tính độc lập trong suy nghĩ và hành động. Yêu cầu này đã trở thành một nguyên tắc quy định trong Luật luật sư và Quy tắc đạo đức nghề nghiệp.
Tuy nhiên, mối quan hệ trong doanh nghiệp là mối quan hệ cấp trên – cấp dưới; mệnh lệnh – phục tùng. Trách nhiệm của cấp dưới là chấp hành và triển khai thực hiện các mệnh lệnh. Trong các vấn đề về quản lý, điều hành hay trong các thương vụ về hợp tác, kinh doanh, đầu tư..., ít nhân viên nào có đủ tự tin để đưa ra một quan điểm pháp lý trái ngược với chủ trương của lãnh đạo nếu chưa chắc chắn sẽ được lắng nghe hay có thể làm cấp trên nổi giận.
Hạn chế này khá phổ biến và vô hình trung đã giảm thiểu vai trò, chức năng của nhân viên pháp lý. Là một trong những nguyên nhân làm phát sinh tranh chấp, thiệt hại không đáng có cho các doanh nghiệp
Khác với các nhân viên của Công ty, Luật sư tư vấn làm việc với tư cách là một đối tác của doanh nghiệp. Trách nhiệm của chúng tôi là đưa ra những lời khuyên pháp lý để doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện nhất, lường trước những thiệt hại, rủi ro pháp lý; biện pháp phòng tránh và những giải pháp tối ưu.
Thứ ba. Sự tôn trọng của đối tác và cơ quan chức năng: Với tính chất là một cá nhân/tổ chức hành nghề chuyên nghiệp, luật sư thường nhận được sự tôn trọng và hợp tác hơn so với nhân viên pháp lý. Do vậy, hiệu quả công việc sẽ cao hơn, giảm thiểu thời gian, chi phí cho doanh nghiệp.
Thứ tư, Không bị ràng buộc bởi quan hệ lao động: Sử dụng pháp lý thường xuyên của luật sư, doanh nghiệp có thể chủ động ngưng sử dụng dịch vụ bất cứ khi nào theo quy định trong Hợp đồng cung cấp dịch vụ. Hoàn toàn không bị ràng buộc về thời hạn và trình tự, thủ tục chấm dứt hợp đồng như trong quan hệ lao động.
Thứ năm. Chi phí thấp, hiệu quả cao, dịch vụ chuyên nghiệp: Sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật thường xuyên của chúng tôi, với một khoản phí hàng tháng, có thể chỉ bằng ½ mức lương của một nhân viên pháp lý, quý doanh nghiệp đã có một dịch vụ tư vấn pháp luật chuyên nghiệp, hiệu quả và đảm bảo bí mật thông tin.
Là một luật sư đã từng có thời gian nhiều năm làm Giám đốc Hành chính – Nhân sự, hơn ai hết, tôi thẩu hiểu những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp. Do vậy sự tư vấn của tôi không chỉ phù hợp pháp luật mà còn bám sát thực tế hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, tôi luôn sẵn sàng trao đổi, chia sẻ. những kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị hành chính - nhân sự, nếu quý doanh nghiệp có nhu cầu.
Nội dung dịch vụ:
2. Tư vấn về pháp luật hành chính, lao động, dân sự, kinh doanh, thương mại....;
3. Tư vấn, soạn thảo, thẩm định các loại hợp đồng và văn bản mang tính pháp lý;
4. Tư vấn bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ;
5. Tư vấn giải quyết tranh chấp trong và ngoài doanh nghiệp;
6. Tư vấn giải pháp xử lý nợ khó đòi;
7. Tư vấn thành lập, thay đổi, mua bán...
8. Tư vấn các vấn đề pháp lý khác phát sinh trong hoạt động kinh doanh;
9. Cung cấp văn bản pháp luật theo yêu cầu;
10. Tư vấn soạn thảo, ban hành, triển khai thực hiện nội quy, quy chế và các văn bản quản lý nội bộ doanh nghiệp;
11. Tư vấn xây dựng cơ cấu tổ chức; chức năng nhiệm vụ các phòng ban; mô tả công việc, định biên nhân sự;
12. Tư vấn xây dựng hệ thống đánh giá nhân viên; quy trình điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, kỷ luật v.v...;
13.Tư vấn xây dựng bảng lương, thưởng và các chế độ cho người lao động;
14. Tư vấn giải quyết các chính sách về lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp; an toàn, vệ sinh lao động, phòng cháy, chữa cháy v.v…;
15. Tư vấn tổ chức thực hiện công tác văn thư lưu trữ, soạn thảo văn bản, quản lý văn bản đi, đến…;
16.Tư vấn về việc phổ biến, hướng dẫn các chế độ, chính sách, văn bản pháp luật;
18. Tư vấn xây dựng văn hóa doanh nghiệp;
19. Tư vấn thực hiện các chính sách khác về lao động;
|