Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sau một thời gian hoạt động đang ngày càng trở nên phổ biến, tuy nhiên, sau khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp các vấn đề như tài sản cố định, công nợ, hàng hóa hay các vấn đề về giấy tờ liên quan đến công ty sau khi đã chuyển đổi khiến các doanh nghiệp băn khoăn và gặp nhiều rắc rối. với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực doanh nghiệp, công ty luật toàn quốc đưa ra những điểm lưu ý khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
1. Nội dung chủ yếu của giấy đề nghị chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
Đối với các doanh nghiệp khi muốn chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, giấy đề nghị chuyển đổi trong bộ hồ sơ bắt buộc phải có tối thiểu các nội dung sau:
- Tên công ty được chuyển đổi;
- Tên công ty chuyển đổi (nếu công ty dự định thay đổi tên khi chuyển đổi);
- Địa chỉ trụ sở chính, số điện thoại, số fax, địa chỉ giao dịch thư điện tử (nếu có);
- Ngành, nghề kinh doanh;
- Vốn điều lệ hiện hành và vốn điều lệ sau khi huy động thêm vốn góp, hoặc cổ phần;
- Hình thức chuyển đổi;Họ và tên, địa chỉ thường trú, số chứng minh nhân dân, hoặc số hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của công ty;Phần vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh; số cổ phần của cổ đông sáng lập, loại cổ phần, mệnh giá cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại đối với công ty cổ phần.Họ, tên, chữ ký, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; của chủ sở hữu công ty hoặc người đại diện theo uỷ quyền của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; của thành viên hoặc người đại diện theo uỷ quyền của thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; của cổ đông sáng lập hoặc người đại diện theo uỷ quyền của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần; của thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh.
2. Những điểm lưu ý khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thông thường sẽ dẫn đến việc đổi lại con dấu pháp nhân.
- Doanh nghiệp cần lưu ý hoàn thiện sổ sách kế toán, thuế, và các tài liệu nội bộ đóng theo con dấu cũ cho hợp lệ, vì khi nhận dấu mới doanh nghiệp sẽ phải trả con dấu cũ để hủy. Khi đó những tài liệu trước đó cần đến con dấu cũ sẽ không có để đóng dấu hợp lệ.
- Về vấn đề công nợ, tài sản cố định theo luật qui định thì các cá thể kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân phải cam kết chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả các khoản nợ chưa thanh toán của doanh nghiệp tư nhân và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn trước khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
- Bản thân doanh nghiệp cần nắm bắt các quy định hoạt động, quyền lợi của loại hình công ty muốn chuyển đổi để xác định rằng mong muốn chuyển đổi của mình có phù hợp hay không rồi mới quyết định. Tránh hiện tượng mong muốn chuyển đổi chỉ vì xu hướng tâm lý nhất thời.
- Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng cần lưu ý về mặt quy trình, thủ tục, điều kiện chuyển đổi loại hình doanh nghiệp để chủ động hơn trong việc tiến hành chuyển đổi.
- Cuối cùng sau khi hoàn tất đầy đủ các thủ tục sau khi quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, bạn cũng nên phải tiến hành thực hiện thủ tục cấp đổi con dấu và thực hiện công văn nhằm thông váo đến các cơ quan quản lý thuế về việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp của công ty mình.
3. Dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh tại Công ty luật Toàn Quốc
- Tư vấn thay đổi hợp lý nhất cho quý khách về các điều kiện cần thiết để kinh doanh hiệu quả đúng pháp luật
- Soạn thảo hồ sơ theo đúng mẫu
- Nộp và sửa hồ sơ nếu có sai sót
- Nhận kết quả và tiến hành khắc dấu công ty khách hàng
- Báo cáo, thông báo về thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh trên phương tiện thông tin của Sở kế hoạch và đầu tư
- Đăng ký sử dụng mẫu dấu (nếu có)
|