|
Luật sư tư vấn xử lý hành vi đưa người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam |
1. Xử phạt vi phạm hành chính
Nếu như hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân khi thực hiện chưa đến mức xử lý hình sự thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Đối với hành vi đưa người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam có thể phải chịu mức phạt sau:
• Phạt tiền từ 15 triệu đến 25 triệu VNĐ: đối với hành vi giúp đỡ, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người khác đi nước ngoài, ở lại nước ngoài, vào Việt Nam, ở lại Việt Nam hoặc qua lại biên giới quốc gia trái phép (Điểm a khoản 5 Điều 17 Nghị định 167/2013/NĐ-CP).
• Phạt tiền từu 30 triệu đến 40 triệu VNĐ: đối với hành vi tổ chức, đưa dẫn hoặc môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam trái phép (điểm đ khoản 6 Điều 17 Nghị định 167/2013/NĐ-CP).
2. Xử lý hình sự
2.1.Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép
Những cá nhân đưa người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam có thể phải chịu Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép quy định tại Điều 348 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017. Ở đây, những cá nhân trên đã có hành vi vi phạm pháp luật là: tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép vào Việt Nam. |
Luật sư tư vấn tội chế tạo tàng trữ vận chuyển chiếm đoạt vật liệu nổ |
Tội chế tạo tàng trữ vận chuyển chiếm đoạt vật liệu nổ được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015. Đây là một vấn đề mà nhiều người quan tâm hiện nay về quy định cụ thể về khung hình phạt.
Theo quy định tại Điều 305 – Bộ luật hình sự năm 2015 về tội chế tạo tàng trữ vận chuyển chiếm đoạt vật liệu nổ như sau:
“1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm: |
Luật sư tư vấn xử lý khi giấy tờ giả mạo được công chứng |
Khoản 2 Điều 7 Luật công chứng 2014 quy định nghiêm cấm cá nhân, tổ chức thực hiện các hành vi sau đây:
– Giả mạo người yêu cầu công chứng;
– Người yêu cầu công chứng cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật; sử dụng giấy tờ, văn bản giả mạo hoặc bị tẩy xóa, sửa chữa trái pháp luật để yêu cầu công chứng;
– Người làm chứng, người phiên dịch có hành vi gian dối, không trung thực;
– Cản trở hoạt động công chứng. |
Luật sư tư vấn tội làm giả văn bằng, chứng chỉ theo luật hình sự |
Ngoài quy định về xử phạt hành chính, người thực hiện hành vi làm giả bằng cấp, chứng chỉ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Cụ thể, Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức như sau:
Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức thì bị phạt tiền từ 30 - 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
- Có tổ chức;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
- Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
- Thu lợi bất chính từ 10 đến dưới 50 triệu đồng;
- Tái phạm nguy hiểm. |
Luật sư bào chữa bắt cóc con ruột có bị truy cứu trách nhiệm hình sự |
Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:"1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi. 2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. 3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó" (Điều 82 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014). |
Luật sư tư vấn xử lý hành vi đánh vợ |
Khoản 1, điều 2 Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007 quy định như sau:
“Điều 2. Các hành vi bạo lực gia đình
1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
…”
Như vậy, hành vi mà võ sư đánh đập, chửi bới vợ mình như trong clip được chia sẻ trên mạng xã hội là hành vi bạo lực gia đình. Và trong Điểm h Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 cũng quy định rõ, Cấm: h) Bạo lực gia đình; |
Luật sư tư vấn xử phạt tội trộm cắp tài sản theo luật Hình sự |
- Trộm cắp tài sản của người khác trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
– Trộm cắp tài sản của người khác trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
– Trộm cắp tài sản của người khác trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật.
Tội trộm cắp tài sản hoàn thành từ thời điểm người phạm tội chuyển dịch được tài sản thoát khỏi sự quản lý của người quản lý tài sản. |
Luật sư bào chữa xử phạt hành vi quấy rối tình dục, gạ tình |
Mặc dù những hành vi này không đến mức bị chịu trách nhiệm hình sự về các tội như hiếp dâm, cưỡng dâm hay dâm ô người dưới 16 tuổi...nhưng những hành vi này có thể bị xử lý hành chính theo Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ- CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình: |
Luật sư tranh tụng xử lý hành vi đe dọa tống tiền |
heo các thông tin mà bạn cung cấp, người đó có thể bị truy cứu trách nhiệm về Tội cưỡng đoạt tài sản theo quy định tại Điều 170 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Đặc trưng cơ bản của tội này là người phạm tội đã có hành vi uy hiếp tinh thần của người có trách nhiệm về tài sản bằng những thủ đoạn đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác làm cho người có trách nhiệm về tài sản lo sợ mà phải giao tài sản cho người phạm tội.
Điều 170. Tội cưỡng đoạt tài sản
1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; |
Luật sư tư vấn việc cấu thành tội mua bán phụ nữ |
Điều 119 luật hình sự năm 1999 quy định tội mua bán phụ nữ :
1. Người nào mua bán phụ nữ thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến hai mươi năm:
a) Mua bán phụ nữ vì mục đích mại dâm;
b) Có tổ chức;
c) Có tính chất chuyên nghiệp;
d) Để đưa ra nước ngoài;
đ) Mua bán nhiều người;
e) Mua bán nhiều lần. |
Luật sư tranh tụng hành vi làm sổ hồng giả sổ đỏ giả |
Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
Điều 12– Vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng con dấu:
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi khắc dấu giả hoặc sử dụng con dấu giả.
Điều 15 – Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác:
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác.
Bộ Luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017:
Điều 174 – Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng trở lên thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 20 năm hoặc chung thân. |
Luật sư tư vấn tội trồng cần sa theo quy định của pháp luật hình sự |
“Điều 247. Tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy
1. Người nào trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã được giáo dục 02 lần và đã được tạo điều kiện ổn định cuộc sống;
b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; |
Luật sư tư vấn xử phạt tẩu tán tài sản nhằm trốn nghĩa vụ trả nợ |
Theo như thông tin bạn cung cấp thì ông A đã vay tiền của ông B.Khi ông A đang bị bắt giữ thì đã cố tình chuyển 1 khách sạn X của mình sang cho em trai. Có thể thấy rằng hành vi của ông A là hành vi tẩu tán tài sản.
Pháp luật quy định :”Việc chuyển quyền sở hữu đối với bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký quyền sở hữu”.
Điều 121 BLDS 2015 quy định:” Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan. |
Luật sư tư vấn truy cứu trách nhiệm hình sự tội đập phá tài sản |
Đập phá tài sản của người khác là hành vi có thể gây hư hỏng tài sản, khiến tài sản không thể sử dụng bình thường hoặc mất giá trị sử dụng, không dùng được nữa.
Do vậy, đập phá tài sản của người khác được xếp vào một trong những hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác.
Tùy vào tính chất, mức độ vi phạm mà người thực hiện hành vi đập phá tài sản của người khác có thể bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.
Đập phá tài sản của người khác có thể phạt tù đến 20 năm
Như đã nêu trên, đập phá tài sản của người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản. |
Luật sư tư vấn đồng phạm tội đánh bạc công nghệ cao. |
Điều 285 Bộ Luật hình sự 2015 quy định:
1. Người nào sản xuất, mua bán, trao đổi, tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm có tính năng tấn công mạng máy tính, viễn thông, phương tiện điện tử để sử dụng vào mục đích trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Có tính chất chuyên nghiệp;
d) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
đ) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm. |