|
Khi nào hợp đồng thế chấp vô hiệu? |
Hợp đồng thế chấp vô hiệu là vấn đề được nhiều người quan tâm, đặc biệt là những người thế chấp tài sản vay vốn ngân hàng, tín dụng, vay vốn cho bên thứ ba….
Ngày nay, việc giao kết hợp đồng thế chấp bằng bất động sản nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với ngân hàng và/hoặc các tổ chức tín dụng khác diễn ra phổ biến. Mặc dù, việc thế chấp tài sản là bất động sản phải được công chứng/chứng thực mới phát sinh hiệu lực pháp luật, tuy nhiên thực tiễn cho thấy, có nhiều trường hợp hợp đồng thế chấp bất động sản, mặc dù đã được công chứng/chứng thực nhưng vẫn vô hiệu. |
Luật sư tư vấn tranh chấp vay ngân hàng |
Hoạt động vay vốn ngân hàng là kênh huy động vốn chính và chủ yếu tại thị trường Việt Nam. Việc vay vốn thường được bảo đảm chính bằng bất động sản như thế chấp đất đai, thế chấp nhà ở, thế chấp tài sản gắn liền với đất… Ngoài ra, việc vay vốn còn được bảo đảm bằng việc cầm cố giấy tờ có giá, thế chấp hàng hoá luân chuyển, cầm số số tiết kiệm (thẻ tiết kiệm)….
Trong trường hợp phát sinh tranh chấp, dẫn đến ngân hàng thu hồi nợ trước hạn, xử lý tài sản bảo đảm, bên đi vay và bên bảo đảm luôn cần có sự tư vấn, trợ giúp từ luật sư nhằm đảm bảo việc thanh toán, tất toán, xử lý tài sản là hợp pháp, bảo vệ tối đa quyền lợi của mình.
VPLS GIA ĐÌNH với các luật sư giàu kinh nghiệm trong hoạt động xử lý nợ ngân hàng, sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý liên quan đến hoạt động xử lý nợ ngân hàng với các hoạt động chính như:
|
Đổi tiền lẻ dịp tết có bị phạt không? |
TRẢ LỜI CÂU HỎI
(V/v đổi tiền mới, tiền lẻ dịp cận tết)
Đổi tiền lẻ kiếm lời dịp Tết Nguyên đán có bị phạt hay không? Càng gần đến Tết Nguyên đán dịch vụ đổi tiền lẻ lại nở rộ. Vậy cho hỏi liệu đổi tiền mới, tiền lẻ có bị xử phạt không?
Trả lời:
Thời điểm cuối năm, càng gần đến Tết nguyên đán, dịch vụ đổi tiền lẻ, tiền mới lại liên tục nở rộ, thậm chí rao bán rầm rộ trên các diễn đàn, các trang mạng xã hội nhằm thu hút nhiều lượt tương tác hơn. Các hành vi rao bán tiền trên mạng, thu đổi tiền mới, tiền lẻ trái phép của các cá nhân, tổ chức khác nhằm hưởng chênh lệch, kiếm lời là những hành vi vi phạm pháp luật. Theo đó, hành vi này sẽ xâm phạm đến trật tự xã hội và các hoạt động tài chính ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước. |
Về vụ án kinh doanh, thương mại tranh chấp hợp đồng tín dụng |
Quyết định giám đốc thẩm 01/2017/KDTM-GĐT về vụ án kinh doanh, thương mại tranh chấp hợp đồng tín dụng
NGÀY HIỆU LỰC: 15/02/2018
CƠ SỞ CÔNG BỐ ÁN LỆ: Quyết định 299/QĐ-CA năm 2017
VỊ TRÍ NỘI DUNG ÁN LỆ: Đoạn 4 phần “Nhận định của Tòa án”
HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
ÁN LỆ SỐ 11/2017/AL VỀ CÔNG NHẬN HỢP ĐỒNG THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT MÀ TRÊN ĐẤT CÓ TÀI SẢN KHÔNG THUỘC SỞ HỮU CỦA BÊN THẾ CHẤP
|
Luật sư tư vấn hợp đồng thế chấp |
HỢP ĐỒNG THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
VÀ TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT
(Số: ……………./HĐTCQSDĐ&TSGLVĐ)
Hôm nay, ngày …. tháng …… năm …, Tại ………………………………………………… Chúng tôi gồm có:
BÊN THẾ CHẤP (BÊN A):
a) Trường hợp là cá nhân:
Ông/bà: ……………………………………………………………………… Năm sinh:………………………
CMND số: …………………… Ngày cấp ……………….. Nơi cấp: …………………………………………
Hộ khẩu: ………………………………………………………………………………………………………….
Địa chỉ:.…………………………………………………………………………………………………………...
Điện thoại: ………………………………………………………………………………………………………..
Là chủ sở hữu quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (nếu có):
……………………………………………………………………………………………………………………..
b) Trường hợp là đồng chủ sở hữu: |
Án lệ số 43/2021/AL về hiệu lực của hợp đồng thế chấp trong trường hợp tài sản thế chấp là nhà đất nhưng chưa thanh toán đủ tiền cho bên bán |
Án lệ số 43/2021/AL về hiệu lực của hợp đồng thế chấp trong trường hợp tài sản thế chấp là nhà đất nhưng chưa thanh toán đủ tiền cho bên bán
BÙI THỊ HUÊ (Thẩm phán TAND quận Cầu Giấy, Hà Nội) - Án lệ số 43/2021/AL về hiệu lực của hợp đồng thế chấp trong trường hợp tài sản thế chấp là nhà đất do bên thế chấp nhận chuyển nhượng của người khác nhưng chưa thanh toán đủ tiền cho bên bán được Hội đồng Thẩm phán TANDTC thông qua ngày 24/2/2021 và được công bố theo Quyết định số 42/QĐ-CA ngày 12 /3/2021 của Chánh án TANDTC.
Nguồn án lệ:
Quyết định giám đốc thẩm số 01/2019/KDTM-GĐT ngày 11/01/2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án kinh doanh thương mại “Tranh chấp hợp đồng tín dụng” tại Thành phố Hồ Chí Minh giữa nguyên đơn là Ngân hàng A với bị đơn là bà Nguyền Thị L; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Phạm Thị Kim H, ông Dương Quốc K.
Vị trí nội dung án lệ: |
Tư vấn xử lý tranh chấp tài sản thế chấp tại ngân hàng? |
1. Tư vấn xử lý tranh chấp tài sản thế chấp tại ngân hàng?
Thưa luật sư, Tôi có một vấn đề mong luật sư giải đáp:
1. Ngày 26/10/2011 Ngân hàng có cho KH A vay 500trd - mục đích vay BSVLĐ - thời hạn vay 12 tháng .
2. Hiện tại KH đã vắng mặt nơi cư trú, Ngân hàng tiến hành khởi kiện và tìm kiếm người vắng mặt nơi cư trú theo quy định;
3. Tài sản thế chấp hiện tại đang bị tranh chấp. |
Quy định của pháp luật về công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản? |
Quy định của pháp luật về công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản?
Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, thì thế chấp được hiểu là việc một bên (gọi là bên thế chấp) dùng tài sản của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp. Việc thế chấp phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Trong trường hợp pháp luật có quy định thì văn bản thế chấp phải được công chứng, chứng thực hoặc đăng ký.
Theo quy định tại Điều 47 Luật Công chứng thì việc công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản được thực hiện như sau: |
Ngân hàng để lộ thông tin khách hàng bị xử phạt thế nào? |
Trách nhiệm hành chính
Hành vi để lộ thông tin khách hàng, nhân viên ngân hàng sẽ bị xử phạt hành chính theo điều 46 Nghị định 98/2020:
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
.................
Chuyển giao thông tin của người tiêu dùng cho bên thứ ba khi chưa có sự đồng ý của người tiêu dùng theo quy định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”
Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định tại khoản 1 Điều này đối với trường hợp thông tin có liên quan là thông tin thuộc về bí mật cá nhân của người tiêu dùng.
Trách nhiệm hình sự |
Luật sư tư vấn luật liên quan đến vi phạm trong lĩnh vực ngân hàng |
Điều 206. Tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây gây thiệt hại cho người khác về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Cấp tín dụng cho trường hợp không được cấp tín dụng, trừ trường hợp cấp dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng;
|
Xác định lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường và việc trả lãi trên số tiền phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại |
Án lệ số 09/2016/AL về xác định lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường và việc trả lãi trên số tiền phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại
Án lệ số 09/2016/AL được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 17 tháng 10 năm 2016 và được công bố theo Quyết định số 698/QĐ-CA ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. |
Luật sư tư vấn thủ tục mua bán nhà đất tại ngân hàng |
Thế chấp tài sản vay vốn ngân hàng là việc bên vay vốn dùng tài sản là bất động sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ đối với bên cho vay. Tài sản đang được thế chấp sẽ bị hạn chế quyền sử dụng, định đoạt trừ khi được sự đồng ý của bên cho vay. Cụ thể như sau: Được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất đã thế chấp nếu được bên nhận thế chấp đồng ý.
Như vậy, về nguyên tắc, có thể nhận chuyển nhượng căn nhà đang thế chấp ở ngân hàng và làm thủ tục đăng ký sang tên quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất nếu được ngân hàng đồng ý.
Việc chuyển nhượng có thể thực hiện theo một trong các trường hợp sau:
|
DI HỌA ĐỐI VỚI QUYỀN THẾ CHẤP NHÀ ĐẤT |
DI HỌA ĐỐI VỚI QUYỀN THẾ CHẤP NHÀ ĐẤT
Với chế độ sở hữu toàn dân về đất đai trong Hiến pháp, từ chỗ pháp luật cấm tiệt việc mua bán, chuyển nhượng và thế chấp đất đai, đến khi cho phép từng phần và mở rộng gần như hết cỡ, đã để lại những di chứng và tai họa đối với các quyền về đất đai, trong đó có quyền thế chấp nhà đất.
Không được thế chấp
Điều 14, Hiến pháp năm 1959 quy định “Nhà nước chiếu theo pháp luật bảo hộ quyền sở hữu về ruộng đất và các tư liệu sản xuất khác của nông dân.” Trong khi bản Hiến pháp này vẫn còn nguyên hiệu lực, nhưng quyền sở hữu tư nhân về đất đai thì đã bị hủy bỏ hoàn toàn bằng quy định tại điểm d, khoản 2, Mục III “Quyền và trách nhiệm của người sử dụng đất”, Quyết định số 201-HĐCP/QĐ ngày 01-7-1980 của Hội đồng Chính phủ về việc Thống nhất quản lý ruộng đất và tăng cường công tác quản lý ruộng đất trong cả nước: “Không được phát canh thu tô, cho thuê, cầm cố hoặc bán nhượng đất dưới bất cứ hình thức nào”. Có thể coi Quyết định này chính là “Luật” đất đai đầu tiên của nước CHXHCN Việt Nam, xóa bỏ Luật Cải cách ruộng đất năm 1953 của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. |
Nợ Tiền Sử Dụng Đất Có Thế Chấp Ngân Hàng Được Không? |
Thế chấp tài sản là việc một bên (gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (gọi là bên nhận thế chấp).
Điều 168 Luật đất đai 2013 quy định:
Điều 168. Thời điểm được thực hiện các quyền của người sử dụng đất.
1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận. Đối với trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được thực hiện quyền sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất; trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Trường hợp người sử dụng đất được chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện xong nghĩa vụ tài chính trước khi thực hiện các quyền.
2. Thời điểm người thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc cho thuê; chuyển nhượng quyền sử dụng đất đồng thời chuyển nhượng toàn bộ dự án đối với dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê sau khi có Giấy chứng nhận và có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 194 của Luật này.
Căn cứ quy định trên, để thực hiện được quyền thế chấp quyền sử dụng đất bạn cần thực hiện xong nghĩa vụ tài chính (xóa nợ trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).
Tại khỏan 2 Điều 12 Thông tư 76/2014/TT-BTC có quy định về Thanh tóan nợ tiền sử dụng đất như sau:
2. Thanh toán nợ tiền sử dụng đất:
a) Khi thanh toán nợ tiền sử dụng đất, hộ gia đình, cá nhân đến cơ quan thuế kê khai thanh toán nợ theo mẫu quy định tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư này, cơ quan thuế căn cứ vào sổ theo dõi nợ để làm thủ tục thanh toán nợ cho hộ gia đình, cá nhân.
Trường hợp sau 5 năm kể từ ngày ghi nợ trên Giấy chứng nhận, hộ gia đình, cá nhân mới thanh toán nợ hoặc trong thời hạn 5 năm mà chưa thanh toán hết nợ thì số tiền sử dụng đất còn nợ đối với từng loại diện tích trong hạn mức và ngoài hạn mức được quy đổi ra tỷ lệ (%) chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính và hộ gia đình, cá nhân phải nộp tiền sử dụng đất với phần diện tích này như sau:
Tiền sử dụng đất phải nộp bằng (=) tiền sử dụng đất còn nợ chia (:) cho tổng số tiền sử dụng đất được tính theo giá đất tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận nhân (x) với tiền sử dụng đất xác định lại theo giá đất tại thời điểm trả nợ.
b) Sau khi người sử dụng đất đã hoàn thành việc thanh toán nợ, căn cứ sổ theo dõi nợ, cơ quan thuế xác nhận theo Mẫu quy định tại Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này để người sử dụng đất đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường) làm thủ tục xóa nợ tiền sử dụng đất trên Giấy chứng nhận.
Sau khi thanh toán nợ tiền sử dụng đất và nhận được xác nhận của cơ quan thuế, bạn sẽ chuẩn bị một bộ hồsơ gửi tới văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất để thực hiện thủ tục xóa ghi nợ tiền sử dụng đất trên Giấy chứng nhận, gồm các loại giấy tờ sau:
+ Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK ban hành kèm theo Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 15/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính;
+ Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;
+ Chứng từ về việc nộp nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp Giấy chứng nhận đã cấp có ghi nợ hoặc chậm nộp nghĩa vụ tài chính..
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật đất đai trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số: 0972238006 để được giải đáp. Trân trọng./.
2. Một số hạn chế của chế định thế chấp quyền đòi nợ theo quy định hiện hành ?
Ngày nay hợp đồng giao dịch bảo đảm có đối tượng là khoản tiền rất phổ biến. Thế chấp quyền đòi nợ với những ưu điểm không thể phủ nhận ngày càng được các bên lựa chọn trong các giao dịch thương mại, nhất là trong khuôn khổ các hợp đồng tín dụng. Thế chấp khoản phải thu (doanh thu), thế chấp khoản cho vay, thế chấp tiền thuê nhà hay thế chấp quyền đòi nợ phát sinh từ L/C hàng xuất là một vài ví dụ về thế chấp quyền đòi nợ.
Mặc dù ra đời từ khá sớm, song chế định pháp lý này vẫn còn ít nhiều xa lạ với không ít doanh nghiệp Việt Nam. Trong khuôn khổ của bài viết, tác giả
xin phác thảo các nét lớn của biện pháp giao dịch bảo đảm này, đồng thời chỉ ra một số điểm hạn chế của pháp luật thực định và đề xuất một số giải pháp thực tiễn cho doanh nghiệp.
Quyền đòi nợ là một dạng của quyền yêu cầu quy định tại các điều từ Điều 309 đến Điều 314 của Bộ luật Dân sự. Quyền đòi nợ là một loại quyền tài sản có đối tượng là một khoản nợ, tức là một khoản tiền. Quyền đòi nợ được liệt kê tại Điều 322 của Bộ luật này như một trong số các quyền tài sản có thể dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự1. Không chỉ là đối tượng của giao dịch bảo đảm, quyền đòi nợ còn được mua, bán theo quy định tại Điều 449 về mua bán quyền tài sản.
Pháp luật thực định không đưa ra một định nghĩa cụ thể về quyền đòi nợ. Trước đây, Thông tư số 04/2007/TT-BTP ngày 17/5/2007 của Bộ Tư pháp hướng dẫn về thẩm quyền, trình tự và thủ tục đăng ký, cung cấp thông tin về hợp đồng mua trả chậm, trả dần, hợp đồng thuê tài sản, hồ sơ cho thuê tài chính và hợp đồng chuyển giao đã định nghĩa quyền đòi nợ theo hướng liệt kê gồm quyền đòi nợ phát sinh từ hợp đồng vay, hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng dịch vụ hoặc phát sinh từ các căn cứ hợp pháp khác 3. Song, danh sách này đã bị hủy bỏ bởi Thông tư số 05/2011/TT-BTP của Bộ Tư pháp ngày 16/02/2011 hướng dẫn một số vấn đề về đăng ký, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án theo phương thức trực tiếp, bưu điện, fax, thư điện tử tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp.
>> Tham khảo dịch vụ liên quan: Dịch vụ luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp tại tòa án.
3. Người mượn sổ đỏ thế chấp ngân hàng mà không trả được nợ thì giải quyết như thế nào ?
Chào Luật sư, em có câu hỏi như sau: mẹ em có cho bác (là chị gái bố em) mượn bìa đỏ để bác thế chấp vay ngân hàng. Và mẹ e là bên có tài sản đảm bảo cho món vay đó từ năm 2013. Đến tháng 10/2017 bác không có khả năng trả nợ, nên món vay đến hiện tại đã chuyển sang nợ xấu.
Nhưng hiện em đang muốn kiện phía ngân hàng và bên vay (là bác em). Vì em thắc mắc những vấn đề sau:
1. Mẹ em chỉ ký hồ sơ thế chấp lần đầu tiên năm 2013. Từ suốt mấy năm nay không được ký giấy tờ gì mà sao món vay đấy vẫn được tự động đảo và vay lại như vậy. Mà tháng 3/2017 cán bộ ngân hàng có mang đến nhà và cho mẹ em ký vào 1 biên bản đánh giá lại giá trị tài sản, việc làm đó có sai phạm gì không.
2. Bác em vay với mục đích kinh doanh nhà hàng, nhưng nhà hàng đã dừng hoạt động từ tháng 11/2016, đến 30/3 và 5/4/2017 vẫn có 02 giấy nhận nợ , là giải ngân món vay mới (với tổng giá trị vay là 730 triệu), như vậy có sai phạm gì không ạ ? Ở đây em muốn hỏi: nếu nhà em đâm đơn kiện thì có khả năng thắng không ạ ?
Em chân thành xin cảm ơn !
Luật sư trả lời:
Thế chấp là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia. Người thế chấp sẽ sử dụng tài sản của mình để bảo đảm cho giao dịch của người khác. Nếu người có nghĩa vụ không thực hiện được nghĩa vụ thì người thế chấp sẽ phải thực hiện nghĩa vụ đó bằng chính tài sản đã thế chấp.
"Điều 317. Thế chấp tài sản
1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).
2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp."
Việc xử lý tài sản thế chấp được quy định tại Điều 303 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:
"Điều 303. Phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp
1. Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau đây:
a) Bán đấu giá tài sản;
b) Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;
c) Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;
d) Phương thức khác.
2. Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều này thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác".
Với những thông tin quý khách cung cấp, chúng tôi chưa thể khuyến khích quý khách thực hiện quyền khởi kiện của mình bởi mẹ quý khách đã ký các giấy tờ gì vẫn chưa rõ. Hiện tại, chúng tôi chỉ có thể khuyên quý khách về gia đình xác nhận lại các thông tin sau:
- Mẹ quý khách ký hợp đồng chế chấp cho khoản vay bao nhiêu? Khoản vay đó khi nào hết hạn?
- Nội dung thế chấp có điểm gì kéo dài thời hạn hay không?
- Ngoài hợp đồng thế chấp, mẹ quý khách có ký hợp đồng hay giấy tờ gì khác không? Giấy tờ đó là giấy tờ gì?
Bên cạnh đó, quý khách cần thu thập các hợp đồng, giấy tờ kèm theo nội dung câu hỏi nêu trên. Tiếp đó, quý khách cần liên hệ với bác gái và ngân hàng để xác định nghĩa vụ của mẹ quý khách. Sau khi đã xác minh được các thông tin, quý khách liên hệ trực tiếp 0972238006 để được tư vân trực tiếp, kịp thời. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.
4. Hợp đồng thế chấp tài sản bảo đảm thực hiện trả nợ ?
Thưa Luật sư tôi có một số vấn đề mong luật sư giải đáp như sau: Ngày 17/3/2013 Ông Nguyễn Văn A vay Quỹ tín dụng X 50.000.000 đ kỳ hạn 12 tháng, tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất, đến nay đã quá hạn.
Ngày 20/5/2014 Ông A làm giấy cam kết trả nợ Quỹ tín dụng X trong đó có nội dung “ gia đình tôi cam kết đến ngày 30/5/2014 sẽ trả hết gốc và lãi nếu đến kỳ hạn trên gia đình tôi không thực hiện đúng cam kết gia đình tôi đồng ý ủy quyền cho người đại diện Quỹ tín dụng X làm người đại diện gia đình tôi bán tài sản đã thế chấp để trả nợ cho Quỹ tín dụng và ký vào các giấy tờ liên quan đến bán tài sản…” Văn bản này đã được UBND xã chứng thực.
1.Tính pháp lý bản cam kết? Căn cứ bản cam kết trả nợ của khách hàng Quỹ tín dụng X có được tự ý bán tài sản không?
2.Hợp đồng thế chấp tài sản giữa Ông A và Quỹ tín dụng X có chứng thực UBND xã nhưng chưa đăng ký giao dịch bảo đảm, nếu khởi kiện ra tòa án Hợp đồng thế chấp có bị tuyên vô hiệu do vi phạm hình thức không?
Tôi xin cảm ơn!
|
Luật Sư Tư Vấn Tranh Chấp Ngân Hàng |
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn đã thế chấp quyền sử dụng đất của mình cho Ngân hàng để vay số tiền trị giá 500 triệu đồng. Trong hợp đồng thế chấp này có thỏa thuận về thời hạn thực hiện việc trả nợ là 36 tháng. Đây là một trong các căn cứ phát sinh nghĩa vụ theo quy định tại Điều 275 Bộ luật dân sự.
“Điều 275. Căn cứ phát sinh nghĩa vụ
Nghĩa vụ phát sinh từ căn cứ sau đây:
1. Hợp đồng.
2. Hành vi pháp lý đơn phương.
3. Thực hiện công việc không có ủy quyền.
4. Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
5. Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật.
6. Căn cứ khác do pháp luật quy định.”
Do đó, kể từ thời điểm bạn vi phạm nghĩa vụ trả nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp và Ngân hàng không đồng ý gia hạn thời gian thực hiện việc trả nợ của bạn thì Ngân hàng đã có quyền khởi kiện bạn ra Tòa án nhân dân để yêu cầu Tòa án giải quyết. Trường hợp Tòa án đã ra bản án buộc bạn thực hiện nghĩa vụ với Ngân hàng mà bạn không tự nguyện thực hiện thì Ngân hàng có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án tiến hành kiểm kê tài sản đã thế chấp để thực hiện nghĩa vụ. |