Điều 58. Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa
1. Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can. Trong trường hợp bắt người theo quy định tại Điều 81 và Điều 82 của Bộ luật này thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi có quyết định tạm giữ. Trong trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia, thì Viện trưởng Viện kiểm sát quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.
2. Người bào chữa có quyền:
A) Có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu Điều tra viên đồng ý thì được hỏi người bị tạm giữ, bị can và có mặt trong những hoạt động điều tra khác; xem các biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình và các quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa;
B) Đề nghị Cơ quan điều tra báo trước về thời gian và địa điểm hỏi cung bị can để có mặt khi hỏi cung bị can;
C) Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này;
D) Thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa từ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người thân thích của những người này hoặc từ cơ quan, tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nếu không thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác;
Đ) Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
E) Gặp người bị tạm giữ; gặp bị can, bị cáo đang bị tạm giam;
G) Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa sau khi kết thúc điều tra theo quy định của pháp luật;
H) Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên toà;
I) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
K) Kháng cáo bản án, quyết định của Toà án nếu bị cáo là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất quy định tại điểm b khoản 2 Điều 57 của Bộ luật này.
3. Người bào chữa có nghĩa vụ:
A) Sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định người bị tạm giữ, bị can, bị cáo vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.
Tùy theo mỗi giai đoạn tố tụng, khi thu thập được tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án, thì người bào chữa có trách nhiệm giao cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. Việc giao nhận các tài liệu, đồ vật đó giữa người bào chữa và cơ quan tiến hành tố tụng phải được lập biên bản theo quy định tại Điều 95 của Bộ luật này;
B) Giúp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ;
C) Không được từ chối bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo mà mình đã đảm nhận bào chữa, nếu không có lý do chính đáng;
D) Tôn trọng sự thật và pháp luật; không được mua chuộc, cưỡng ép hoặc xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật;
Đ) Có mặt theo giấy triệu tập của Toà án;
E) Không được tiết lộ bí mật điều tra mà mình biết được khi thực hiện việc bào chữa; không được sử dụng tài liệu đã ghi chép, sao chụp trong hồ sơ vụ án vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.
4. Người bào chữa làm trái pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị thu hồi giấy chứng nhận người bào chữa, xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
+ Các vụ án vụ án về các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người (các vụ án giết người, đe doạ giết người, gây thương tích, các vụ án về hiếp dâm, cưỡng dâm….);
+ Các vụ án về tội phạm xâm phạm sở hữu (các vụ án cướp tài sản, cưỡng đoạt tài sản, cướp giật, trộm cắp, lừa đảo chiếm đoạt tài sản….);
+ Các vụ án về tham ô, nhận hối lộ….;
+ Các vụ án về ma tuý …;
+ Luật sư tham gia từ giai đoạn điều tra, tuy tố, xét xử tại cơ quan tiến hành tố tụng các cấp (Cấp sơ thẩm, phúc thẩm);
+ Luật sư bào chữa giai đoạn Giám đốc thẩm và Tái thẩm: Đây là các thủ tục đặc biệt dùng để xem xét lại vụ án do có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong quá trình xử lý vụ án (giám đốc thẩm) hoặc có phát sinh tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án đã được tuyên mà khi xét xử tòa đã không biết có tình tiết đó (tái thẩm).
2. Quy trình thực hiện của luật sư bào chữa vụ án hình sự được tiến hành theo các bước như sau:
Bước 1: Tiếp nhận thông tin và hồ sơ vụ việc ( Quyết định khởi tố bị can, vụ án, giấy tờ liên quan…) từ bị can, bị cáo, người thân, người đại diện khác của bị can, bị cáo.
Bước 2: Xác định về điều kiện, thẩm quyền giải quyết, thời gian thực hiện và phân công luật sư tham gia tố tụng.
Bước 3: Thu thập chứng cứ, tài liệu và các điều kiện chứng minh khác theo quy định pháp luật nhằm phục vụ công tác tham gia tố tụng bào chữa cho bị can, bị cáo của luật sư.
Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ tham gia tố tụng gửi các cơ quan tiến hành tố tụng và triển khai nghiên cứu hồ sơ vụ án.
Bước 5. Luật sư tham gia tố tụng tại cơ quan tiến hành tố tụng theo nhiệm vụ đã phân công nhằm bào chữa cho bị can, bị cáo trong vụ án hình sự.
Luật sư riêng cho các cá nhân, tổ chức.
- Luật sư biện hộ, Bào chữa, Đại diện pháp luật cho các Cá nhân, Tổ chức và Doanh nghiệp theo các quy định của Pháp luật.
- Luật sư vấn pháp luật, cung cấp hệ thống văn bản pháp luật thường xuyên cho các cá nhân, tổ chức và Doanh nghiệp.
- Thẩm định pháp lý các hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp, thanh tra giám sát hoạt động của bộ máy tổ chức doanh nghiệp theo ủy quyền.
- Tham gia đàm phán thương thảo quyền lợi của Khách hàng, Tranh tụng tại tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng theo yêu cầu.
- Thẩm định tư cách pháp lý, thông tin kinh doanh, và các hoạt động khác của các đối tác của Khách hàng theo yêu cầu.
- Đại diện cho khách hàng để thực hiện các thủ tục hành chính với các cơ quan Nhà nước theo đúng các quy định của pháp luật.
- VĂN PHÒNG LUẬT SƯ DRAGON
- Luật sư Nguyễn Minh Long – Email: dragonlawfirm@gmail.com – Điện thoại: 098 301 9109
{tab=LUẬT SƯ TRANH TỤNG VỤ ÁN DÂN SỰ – DOANH NGHIỆP}
LUẬT SƯ THAM GIA TRANH TỤNG TẠI TÒA CÁC VỤ ÁN LIÊN QUAN ĐẾN DÂN SỰ – DOANH NGHIỆP
A- Luật sư tranh tụng giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp
Với đội ngũ luật sư nhiều kinh nghiệm, Công ty luật Dragon cung cấp dịch vụ luật sư tranh tụng nhằm giải quyết các tranh chấp phát sinh nội bộ doanh nghiệp.
Các tranh chấp thường xảy ra trong nội bộ doanh nghiệp:
- Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
- Tranh chấp giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
Nội dung công việc chúng tôi tiến hành:
– Tiếp nhận thông tin về vụ việc, rà soát hệ thống văn bản nội bộ doanh nghiệp có liên quan đến vụ việc;
– Lên phương án tư vấn, phương án đại diện giải quyết các tranh chấp;
– Dự thảo hợp đồng dịch vụ và tiến hành ký kết;
– Làm việc với khách hàng, thống nhất phương án làm việc, giải quyết các tranh chấp bất đồng.
– Đại diện khách hàng khởi kiện, tham gia tố tụng tại Tòa án.
– Thực hiện các công việc khác có liên quan.
B- Luật sư tranh tụng vụ án Kinh doanh – Thương mại
Công ty luật Dragon tư vấn và tham gia giải quyết các tranh chấp cũng như các yêu cầu của khách hàng trong các hoạt động kinh doanh – thương mại như sau:
1. Các tranh chấp trong kinh doanh – thương mại:
Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận, như:
– Mua bán hàng hoá; Cung ứng dịch vụ; Phân phối; Đại diện, đại lý; Ký gửi;
– Thuê, cho thuê, thuê mua; Xây dựng;
– Tư vấn, kỹ thuật; Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa;
– Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển;
– Mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác; Đầu tư, tài chính, ngân hàng; Bảo hiểm; Thăm dò, khai thác.
– Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận;
– Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty;
Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định.
2. Các yêu cầu trong hoạt động kinh doanh – thương mại:
Yêu cầu liên quan đến việc Trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết các vụ tranh chấp theo quy định của pháp luật về Trọng tài thương mại;
Yêu cầu công nhận hoặc không công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định kinh doanh, thương mại của Toà án nước ngoài;
Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định kinh doanh, thương mại của Trọng tài nước ngoài; Các yêu cầu khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định.
C – Luật sư tranh tụng vụ án Lao động
1. Những tranh chấp về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án.
1.1. Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động mà Hội đồng hoà giải lao động cơ sở, hoà giải viên lao động của cơ quan quản lý nhà nước về lao động quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoà giải không thành hoặc không giải quyết trong thời hạn do pháp luật quy định, trừ các tranh chấp sau đây không nhất thiết phải qua hoà giải tại cơ sở:
a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
b) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động và người sử dụng lao động; về trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về lao động;
đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp xuất khẩu lao động.
1.2. Tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động đã được Hội đồng trọng tài lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết mà tập thể lao động hoặc người sử dụng lao động không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài lao động, bao gồm:
a) Về quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác;
b) Về việc thực hiện thoả ước lao động tập thể;
c) Về quyền thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn.
1.3. Các tranh chấp khác về lao động mà pháp luật có quy định.
2. Những yêu cầu về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án
2.1. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định lao động của Toà án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định lao động của Toà án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.
2.2. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định lao động của Trọng tài nước ngoài.
2.3. Các yêu cầu khác về lao động mà pháp luật có quy định.
D- Luật sư tranh tụng luật đất đai
Dịch vụ tranh tụng vụ án đất đai:
Tranh chấp trong các dự án bất động sản;
Giải quyết tranh chấp trong thừa kế liên quan đến đất;
Thủ tục cho tặng đất;
Tranh chấp trong việc hợp đồng mua bán đất và tài sản gắn liền với đất;
Tư vấn thủ tục mua bán thanh lý nhà đất;
Đại diện xin giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ);
Đại diện nộp lệ phí trước bạ và các nghĩa vụ tài chính;
Tranh chấp trong đất đai và đền bù giải phóng mặt bằng;
E- Luật sư tranh tụng vụ án dân sự
1. Các tranh chấp về dân sự:
– Tranh chấp về quốc tịch;
– Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản;
– Tranh chấp về hợp đồng dân sự;
– Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ;
– Tranh chấp về thừa kế tài sản;
– Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng;
– Tranh chấp về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất;
– Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí;
Các tranh chấp khác về dân sự mà pháp luật có quy định.
2. Các yêu cầu về dân sự:
– Yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
– Yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó;
– Yêu cầu tuyên bố hoặc huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích;
– Yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết;
– Yêu cầu công nhận hoặc không nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định về dân sự của Toà án nước ngoài;
Các yêu cầu khác về dân sự mà pháp luật có quy định.