Khai nhận di sản thừa kế là một thủ tục cần thiết sau khi mở thừa kế, đây là một trong những thủ tục khá phức tạp có nhiều giai đoạn và nhiều bước thực hiện. Trong đó người được hưởng di sản thừa kế (hoặc người nhận ủy quyền của người được hưởng di sản thừa kế), tiến hành các thủ tục luật định để chuyển dịch quyền sở hữu tài sản từ người để lại di sản cho người được hưởng di sản.
Việc khai nhận di sản thừa kế chỉ phát sinh sau khi người để lại di sản đã mất và được thực hiện qua hai trường hợp là:
✔ Khai nhận di sản thừa kế theo di chúc (người mất có để lại di chúc)
✔ Khai nhận di sản thừa kế theo pháp luật (nếu không có di chúc).
Tuy nhiên dù khai nhận di sản thừa kế theo trường hợp nào thì người khai nhận di sản thừa kế cũng phải thực hiện các thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo đúng trình tự và thủ tục của pháp luật.
Bước 1: Lập văn bản khai nhận di sản thừa kế
Trình tự thực hiện:
✔ Những người được hưởng di sản thừa liên hệ với phòng công chứng để lập thông báo về việc khai nhận di sản.
✔ Niêm yết công khai thông báo mở thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại UBND phường, xã nơi có di sản hoặc nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản trong vòng 30 ngày.
✔ Nếu sau thời gian niêm yết không có tranh chấp hay khiếu nại, người được hưởng di sản tiến hành khai nhận di sản tại phòng công chứng.
Thành phần hồ sơ:
1. Hồ sơ pháp lý của những người được hưởng thừa kế gồm:
✔ CMND hoặc hộ chiếu (bản chính kèm bản sao) của từng người.
✔ Hộ khẩu (bản chính kèm bản sao).
✔ Giấy đăng ký kết hôn, giấy xác nhận hôn nhân thực tế hoặc xác nhận tình trạng hôn nhân của vợ hoặc chồng người để lại di sản (bản chính kèm bản sao)
✔ Hợp đồng ủy quyền (bản chính kèm bản sao), giấy ủy quyền (nếu xác lập giao dịch thông qua người đại diện).
✔ Giấy khai sinh, Giấy xác nhận con nuôi; bản án, sơ yếu lý lịch, các giấy tờ khác (bản chính kèm bản sao) chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người thừa kế.
2. Hồ sơ pháp lý của người để lại thừa kế như:
✔ Giấy chứng tử (bản chính kèm bản sao) của người để lại di sản, giấy báo tử, bản án tuyên bố đã chết (bản chính kèm bản sao).
✔ Di chúc (nếu có)
3. Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu di sản như:
✔ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
✔ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở
✔ Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất ở do UBND cấp
✔ Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình trên đất
✔ Các loại giấy tờ khác về nhà ở (bản chính kèm bản sao)
Bước 2: Thực hiện các nghĩa vụ tài chính khi khai nhận thừa kế
Trình tự thực hiện: Người được hưởng di sản liên hệ Chi cục thuế quận, huyện nơi có di sản làm thủ tục đóng thuế và phí trước bạ.
Thành phần hồ sơ:
✔ Bản chính giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu di sản như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất ở do UBND cấp, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình trên đất, các loại giấy tờ khác về nhà ở.
✔ Bản chính văn bản khai nhận di sản đã được công chứng.
✔ Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (theo mẫu): 02 bản
✔ Tờ khai lệ phí trước bạ (theo mẫu): 02 bản
✔ Các giấy tờ cá nhân (như mục khai nhận di sản) (02 bản sao chứng thực)
Bước 3: Sang tên cho người nhận di sản thừa kế (đăng bộ)
Trình tự thực hiện:
– Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ UBND quận, huyện nơi có di sản.
– Cán bộ tiếp nhận hồ sơ ghi phiếu hẹn, nhận phiếu biên nhận có hẹn ngày giải quyết.
Thành phần hồ sơ:
– Bản chính giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu di sản như:
✔ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
✔ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở
✔ Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất ở do UBND cấp
✔ Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình trên đất, các loại giấy tờ khác về nhà ở.
– Văn bản khai nhận di sản thừa kế có chứng nhận của phòng công chứng.
– Các giấy tờ cá nhân (như mục khai nhận di sản).
– Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (theo mẫu): 02 bản
– Tờ khai lệ phí trước bạ (theo mẫu): 02 bả |