|
Thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố |
Thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
1. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định:
a) Quyết định khởi tố vụ án hình sự;
b) Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;
c) Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
2. Trường hợp vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng. Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn quy định tại khoản này thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền có thể gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng. |
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH |
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH
- Khiếu nại hành chính là gì?
Khiếu nại là một trong các quyền cơ bản của công dân được quy đinh trong Hiến pháp. Khiếu nại hành chính thực chất là sự phản ứng của công dân, tổ chức trước hành vi công vụ trái pháp luật gây thiệt hại hoặc bị họ cho rằng gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ.
Khiếu nại hành chính phát sinh khi cá nhân/ tổ chức không đồng ý với Quyết định/ hành vi của Cơ quan hành chính nhà nước và có yêu cầu khiếu nại chính cơ quan ban hành Quyết định hoặc thực hiện hành vi hành chính đó phải giải quyết xem xét lại tính hợp pháp của Quyết định hành chính hay hành vi hành chính của Cơ quan Nhà nước và được Tòa thụ lý theo quy định của pháp luật. |
Luật sư tư vấn thời hiệu khiếu nại là bao nhiêu ngày? |
Thời hiệu khiếu nại là gì ? Cách tính thời hiệu như thế nào ?
Thời hiệu khiếu nại là thời hạn do pháp luật quy định mà khi hết thời hạn đó chủ thể mất quyền khiếu nại đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. Như vậy, việc nhận biết quy định thời hiệu là yếu tố cơ bản và tiên quyết trong việc giải quyết tranh chấp pháp lý. Bài viết phân tích chi tiết về vấn đề này:
1. Quy định về thời hiệu khiếu nại
Thời hiệu khiếu nại theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 (sửa đổi, bổ sung năm 2004); Luật khiếu nại tố cáo năm 2011 là 90 ngày đối với khiếu nại lần đầu. Lần tiếp theo kể từ ngày nhận được giải quyết khiếu nại lần đầu trong thời hạn 30 ngày, riêng ở địa bàn Vùng sâu, xa đi lại khó khăn thì thời hạn trên là 45 ngày. Trường hợp vụ việc có tính chất phức tạp ở miền núi vùng sâu, vùng xa thì thời hạn là 60 ngày. |
Luật sư tư vấn quy trình giải quyết khiếu nại |
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu tại cấp tỉnh
Trình tự thực hiện |
Bước 1: Thụ lý giải quyết khiếu nại
1. Nghiên cứu và xem xét thụ lý khiếu nại
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết mà không thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 11 của Luật Khiếu nại 2011 thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý giải quyết. |
|
Luật sư tư vấn khiếu nại về đất đai |
Thủ tục khiếu nại đất đai: Những hướng dẫn chi tiết.
2. Điều kiện thực hiện quyền khiếu nại đất đai
2.1. Điều kiện thực hiện quyền khiếu nại theo thủ tục khiếu nại lần đầu
Để thực hiện quyền khiếu nại đất đai phải có đủ điều kiện sau:
- Người khiếu nại tự mình thực hiện thì phải là người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất chịu sự tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại; |
THỦ TỤC THỰC HIỆN QUYỀN KHIẾU NẠI CỦA CÔNG DÂN |
Quyền khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân, được Hiến pháp, pháp luật ghi nhận và bảo đảm thực hiện, tạo cơ sở pháp lý cho công dân thực hiện quyền cư bản của mình. Quyền khiếu nại của công dân trong Hiến pháp 2013 được thể hiện tại Điều 30, theo đó: “Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân”.
Theo Luật khiếu nại 2011, khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật khiếu nại 2011 quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính Nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Tức là khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại có thể thực hiện quyền khiếu nại với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại theo quy định pháp luật. |
Tư vấn cách viết đơn khởi kiện đúng luật 2021 |
Cách xác định thẩm quyền giải quyết của tòa án
Mỗi khi phát sinh những tranh chấp. Chúng ta thường nghĩ đến việc khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết. Tuy nhiên không phải tất cả những vấn đề xảy ra trong cuộc sống chúng ta đều có thể khởi kiện.
Theo quy định của Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015, những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án được quy định cụ thể và rõ ràng:
Xác định thẩm quyền theo vụ việc
- Tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân.
- Tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản.
- Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự, vay tiền….
- Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 30 của Bộ luật này.
- Tranh chấp về thừa kế tài sản.
- Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
- Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính không đúng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, trừ trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại được giải quyết trong vụ án hành chính.
- Tranh chấp về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước theo quy định của Luật tài nguyên nước.
- Tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai;
- Tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng.
- Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật về báo chí.
- Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.
- Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
- Tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, thanh toán phí tổn đăng ký mua tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
- Các tranh chấp khác về dân sự, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, tòa án còn có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp, yêu cầu liên quan đến Hôn nhân gia đình, ly hôn, quan hệ vợ chồng, Kinh doanh thương mại, Lao động…
Xác định thẩm quyền giải quyết theo cấp.
Việc xác định tòa án cấp Huyện hay tòa án cấp Tỉnh là đơn vị có thẩm quyền giải quyết là một trong những yếu tố quan trọng. Bởi vì nếu như xác định sai thẩm quyền tòa án giải quyết sẽ không được thụ lý và trả lại.
Thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp Huyện.
Căn cứ theo quy định tại Điều 35 BLTTDS 2015
Tòa án Nhân dân cấp Huyện có thẩm quyền xét xử sơ thẩm những tranh chấp sau đây:
- Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;
- Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
- Tranh chấp về lao động
Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:
- Yêu cầu về dân sự tại Điều 27 trừ yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam. ;
- Yêu cầu về hôn nhân và gia đình trừ yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam
- Yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 31 của Bộ luật này;
- Yêu cầu về lao động quy định tại khoản 1 và khoản 5 Điều 33 của Bộ luật này.
- Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.
Thẩm quyền giải quyết của Tòa án Nhân dân cấp Tỉnh.
Căn cứ Điều 37 BLTTDS 2015
- Tòa án Nhân dân cấp Tỉnh có thẩm quyền xét xử sơ thẩm những tranh chấp sau đây:
- Tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 35 của Bộ luật này
- Tòa án nhân dân cấp Tỉnh giải quyết những tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án trừ những tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp Huyện.
- Cùng với đó, ngoài những yêu cầu dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp Huyện thì Tòa án Tỉnh được xác định có thẩm quyền giải quyết.
- Bên cạnh đó, Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật này mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện.
Xác định thẩm quyền theo lãnh thổ.
Bên cạnh việc xác định thẩm quyền giải quyết theo cấp, chúng ta cũng cần xác định thẩm quyền giải quyết theo lãnh thổ ví dụ như đã xác định được tranh chấp thuộc thẩm quyền của Tòa án Huyện nhưng Huyện nào có thẩm quyền thụ lý? Huyện nơi bị đơn cư trú hay nơi nào khác?
Căn cứ quy định tại Điều 39 BLTTDS 2015
- Đối với những tranh chấp dân sự, thẩm quyền tòa án theo lãnh thổ được xác định là nơi cư trú, nơi làm việc đối với cá nhân hoặc nơi đặt trụ sở của bị đơn nếu trường hợp là tổ chức.
- Các bên có thể thỏa thuận với nhau bằng văn bản về việc yêu cầu tòa án nơi cư trú của nguyên đơn giải quyết tranh chấp.
- Đối với tranh chấp liên quan đến bất động sản thì tòa án nơi có bất động sản đó có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.
- Đối với những yêu cầu dân sự thì thẩm quyền theo lãnh thổ được xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều 39 BLTTDS 2015.
|
Dịch vụ luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai |
1. Dịch vụ luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai
Để giải quyết vướng mắc về khởi kiện tranh chấp đất đai nhanh chóng, bạn có thể liên hệ với luật sư đất đai của chúng tôi theo hình thức trực tiếp, qua điện thoại hoặc qua Email. Tại đây mọi vướng mắc về thủ tục, quy trình, điều kiện và thời gian về Khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai sẽ được luật sư, luật gia của chúng tôi giải đáp cụ thể và nhanh chóng.
Nếu bạn có vướng mắc về pháp luật đất đai và thủ tục liên quan có thể tham khảo quy trình tư vấn về Khởi kiện tranh chấp đất đai theo các bước sau đây để hiểu rõ hơn và có phương án giải quyết phù hợp. |
Luật sư tư vấn về khiếu nại tố cáo đất đai |
Giải quyết khiếu nại, khiếu kiện, tố cáo về Đất đai được quy định, hướng dẫn chi tiết tại Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013, Luật sư Luật sư Gia Đình tư vấn và cung cấp dịch vụ về Đất đai như sau:
1. Tư vấn Giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về đất đai
- Người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai.
- Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính. |
Luật sư tư vấn thủ tục khiếu nại 2019/2020 |
Thủ tục khiếu nại đất đai 2019: Những hướng dẫn chi tiết n
2. Điều kiện thực hiện quyền khiếu nại đất đai
2.1. Điều kiện thực hiện quyền khiếu nại theo thủ tục khiếu nại lần đầu
Để thực hiện quyền khiếu nại đất đai phải có đủ điều kiện sau: |
Luật sư chuyên khiếu nại khởi kiện về nhà đất |
1. Khiếu nại, khởi kiện về đất đai là gì?
Khiếu nại, khiếu kiện, khởi kiện là một trong những quyền của công dân, cơ quan tổ chức…được thực hiện nằm bảo vệ quyền và nghĩa vụ chính đáng của mình, của tổ chức khi cho rằng có hành vi vi phạm pháp luật. Hiện nay, các khiếu nại và khởi kiện theo luật tố tụng hành chính và luật tố dân sự khá nhiều và thường xuyên. Trong đó, các vụ tranh chấp đất đai bao gồm những khiếu nại đất đai, khởi kiện hay khiếu kiện đất đai hiện nay rất phổ biến.
Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được các quy định về vấn đề khiếu nại đất đai là gì, khiếu kiện là gì, khởi kiện là gì, những quy trình, thủ tục, thời hiệu, cách viết đơn, nộp đơn khiếu nại, đơn khiếu kiện đất đai như thế nào... cho đúng quy định. Do đó, trang thông tin nhà đất hôm nay sẽ chia sẻ với bạn đọc các vấn đề pháp lý được pháp luật quy định về khiếu nại đất đai là gì, khiếu kiện - khởi kiện tranh chấp đất đai là gì, thủ tục, trình thủ giải quyết tranh chấp đất đai hiện hành nhằm giúp bạn đọc nắm rõ quy trình kiện tụng tranh chấp đất đai rõ nhất.
Các phương thức giải quyết tranh chấp đất đai
Khiếu nại đất đai là gì? |
Tư vấn giải quyết khiếu nại trong tố tụng hình sự |
Thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại đối với Thẩm phán, Thẩm tra viên, Phó Chánh án và Chánh án Tòa án
1. Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Thẩm phán, Thẩm tra viên, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực trước khi mở phiên tòa do Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh án Tòa án quân sự khu vực giải quyết trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại. |
Luật Sư Giỏi Chuyên Soạn Đơn Khởi Kiện Và Khiếu Nại |
“Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.”
Đơn khởi kiện là một văn bản chuyển tải nội dung yêu cầu (hay còn gọi là nội dung khởi kiện) của người khởi kiện đối với người bị kiện gửi tới Tòa án để cơ quan này xem xét, giải quyết theo thủ tục và trình tự do pháp luật quy định. |