|
Luật sư giỏi chuyên về tranh chấp dân sự tại tphcm |
Đội ngũ luật sư chuyên giải quyết tranh chấp đất đai nhà ở chuyên đảm nhận:
- Thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (QSDĐ) lần đầu.
- Cấp đổi Giấy chứng nhận, cấp lại Giấy chứng nhận do bị mất, cháy hoặc thay đổi nội dung khác trên Giấy chứng nhận QSDĐ.
- Đăng ký biến động trên Giấy chứng nhận và đính chính sai sót Giấy chứng nhận (bổ sung chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, thay đổi số chứng minh nhân dân, thay đổi diện tích đất,…).
- Đăng ký sang tên Giấy chứng nhận (do chuyển nhượng, tách thửa, hợp thửa, tặng cho, khai nhận di sản, góp vốn kinh doanh, đấu giá,..).
- Thủ tục xin Giấy phép xây dựng nhà ở, công trình; điều chỉnh, gia hạn giấy phép xây dựng.
- Thủ tục hoàn công xây dựng nhà ở, công trình xây dựng.
- Chuyển mục đích sử dụng đất (từ đất nông nghiệp, đất lúa lên đất thổ cư,…), thực hiện các thủ tục thuế liên quan.
- Thủ tục tách thửa đất, hợp thửa đất (đối với các thửa đất đủ điều kiện về diện tích, vị trí,… theo Quyết định của UBND thành phố hoặc UBND tỉnh).
|
Xây nhà làm nứt nhà bên cạnh phải làm sao? |
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
Về nguyên tắc bồi thường thiệt hại được nêu tại Điều 585 Bộ luật Dân sự:
- Thiệt hại phải là thiệt hại thực tế và thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ, kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường, phương thức bồi thường 01 lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Người phải bồi thường có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
- Nếu mức bồi thường không phù hợp với thực tế, bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
|
Luật sư giỏi chuyên tranh chấp dân sự |
1. Thế nào là giải quyết tranh chấp?
Giải quyết tranh chấp được hiểu là khi xảy tranh chấp giữa các cá nhân với nhau, giữa cá nhân với tổ chức hoặc giữa tổ chức với nhau thì sẽ phải lựa chọn các phương thức để xem xét và quyết định xử lý các tranh chấp như: dân sự, hôn nhân, lao động, kinh doanh… Dựa trên các tài liệu, chứng cứ có trong vụ tranh chấp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.Thế nào là giải quyết tranh chấp?
Giải quyết tranh chấp theo pháp luật Việt Nam là quá trình giải quyết các vấn đề tranh chấp giữa các bên bằng cách áp dụng các quy định pháp luật hiện hành tại Việt Nam. Quá trình này có thể được thực hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau, tùy thuộc vào tính chất và mức độ phức tạp của tranh chấp.
|
Điểm mới cần chú ý khi xử lý giải quyết các vụ, việc về họ, hụi, biêu, phường. |
Điểm mới cần chú ý khi xử lý giải quyết các vụ, việc về họ, hụi, biêu, phường. 4/12/2019 7:01:32 AMNgày 19/02/2019, Chính phủ ban hành Nghị định 19/2019/NĐ-CP (viết tắt là Nghị định 19) thay thế Nghị định số 144/2006/NĐ-CP ngày 27/11/2006 (viết tắt là Nghị định 144) về họ, hụi, biêu, phường. Nghị định 19 quy định một số điểm mới khắc phục hạn chế, bất cập của Nghị định 144, là cơ sở pháp lý cho các cơ quan pháp luật giải quyết những khó khăn, vướng mắc về về họ, hụi, biêu, phường xảy ra trong thời gian qua. Nghị định 19 chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/4/2019, trong đó quy định một số điểm mới đáng chú ý sau:
Một là, điều kiện tham gia quan hệ họ: Điều 5, điều 6 Nghị định 19 quy định điều kiện là thành viên, là chủ họ trong quan hệ họ. Theo đó, điều kiện đối với thành viên: “là người đủ 18 tuổi trở lên và không thuộc trường hợp mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Đối với người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu có tài sản riêng có thể là thành viên của dây họ nhưng phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý”. Điều kiện đối với chủ họ: “là người đủ 18 tuổi trở lên và không thuộc trường hợp mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; phải được hơn một nửa tổng số thành viên bầu (trừ tường hợp các thành viên có thỏa thuận khác)”. |
Tại sao nên chọn VPLS GIA ĐÌNH là đơn vị đại diện giải quyết tranh chấp đất đai |
1. Tại sao nên chọn chúng tôi là đơn vị đại diện giải quyết tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai là một hiện tượng xảy ra phổ biến trong xã hội. Đặc biệt, khi đất đai trở thành một loại hàng hóa đặc biệt có giá trị lớn thì tranh chấp đất đai có xu hướng ngày càng gia tăng cả về số lượng cũng như mức độ phức tạp. Trong những năm qua, Toà án nhân dân đã giải quyết thành công một số lượng lớn các vụ tranh chấp về đất đai, chất lượng giải quyết ngày càng cao, phần nào bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức xã hội và công dân. |
Tư vấn giải quyết tranh chấp dân sự |
Tư vấn giải quyết tranh chấp dân sự
Việt Nam trong những năm gần đây đang có sự phát triển rất nhanh về kinh tế, văn hóa, xã hội. Theo đó, các tranh chấp mâu thuẫn giữa các chủ thể trong xã hội cũng ngày một gia tăng, điển hỉnh là các tranh chấp, mâu thuẫn về dân sự. Đáp ứng nhu cầu mong muốn được Tư vấn giải quyết tranh chấp dân sự, VPLS GIA ĐÌNH xin được hỗ trợ quý khách hàng thông qua bài viết sau đây.
Trước khi Tư vấn giải quyết tranh chấp dân sự, cũng tìm hiểu Tranh chấp dân sự là gì?
Tranh chấp dân sự là những tranh chấp xảy ra giữa các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự về các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản được pháp luật bảo vệ.
Tranh chấp dân sự vấn đề pháp lý rất rộng, bao gồm: Tranh chấp quyền sở hữu tài sản, tranh chấp quyền thừa kế, tranh chấp về vay nợ cá nhân, tranh chấp hợp đồng dân sự, tranh chấp tiền đặt cọc, tranh chấp về ủy quyền và đại diện thay mặt thực hiện các giao dịch dân sự cho đến các yêu cầu về dân sự được Tòa án giải quyết như: Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, Yêu cầu tuyên bố người mất năng lực hành vi dân sự, Yêu cầu tuyên bố người mất tích,… |
Luật sư cho việt kiều/người nước ngoài |
Liên quan đến lĩnh vực giải quyết tranh chấp đất đai – nhà ở, chúng tôi có kinh nghiệm giải quyết và xử lý những công việc:
Giải quyết Tranh chấp đất đai về xác định ai là người sở hữu, sử dụng hợp pháp đất đai, nhà ở;
Giải quyết Tranh chấp đất đai về xác định quyền và nghĩa vụ các bên trong Hợp đồng chuyển nhựợng, chuyển đổi, tặng cho, thế chấp đất đai, nhà ở;
Giải quyết tranh chấp thừa kế, tranh chấp tài sản chung là đất đai, nhà ở;
Giải quyết tranh chấp đòi đất đai, nhà ở;
|
Tranh tụng và giải quyết tranh chấp |
Tranh tụng và giải quyết tranh chấp
Tranh tụng và giải quyết tranh chấp
Trong bất cứ xã hội nào thì mọi quan hệ xã hội đều có khả năng bị xâm hại dù là trong việc kinh doanh, quyền sở hữu hay thậm chí liên quan đến nhân thân điều này làm quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong các quan hệ không được bảo đảm. Để hạn chế những rủi ro này mỗi cá nhân, doanh nghiệp hoặc tổ chức đều phải tìm hiểu hoặc buộc phải biết chính xác quyền lợi, nghĩa vụ của mình khi tham gia các quan hệ xã hội, các giao dịch cũng như trong quá trình làm việc với các cơ quan Nhà nước. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể nắm bắt được hết những quy chuẩn pháp luật để có thể đưa ra cách ứng xử đúng đắn, giải pháp chính xác và quan trọng hơn nữa là không vi phạm pháp luật nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. |
Yếu tố nước ngoài là gì ? Quy định pháp luật về yếu tố nước ngoài ? |
Thuật ngữ của tư pháp quốc tế, dùng để chỉ những yếu tố cấu thành của quan hệ pháp luật mà những yếu tố đó có liên quan đến nước ngoài.
Trong lịch sử phát triển của ngành tư pháp quốc tế, các yếu tố nước ngoài được hình thành xuất phát từ sự giao lưu tự nhiên trong đời sống dân sự và thương mại giữa các chủ thể là pháp nhân và cá nhân của các quốc gia khắc nhau (ví dụ: công dân nước A đi du lịch ở nước B hoặc kết hôn với công dân của nước C; các doanh nghiệp của nước X kí kết các hợp đồng thương mại với những doanh nghiệp của nước Y hoặc tham gia đầu tư vốn trực tiếp vào lãnh thổ của nước Y và ngược lại...). Chính sự giao lưu có xu hướng ngày càng mở rộng như vậy giữa các quốc gia trong đời sống sinh hoạt quốc tế đã hình thành nên những quan hệ pháp luật đặc thù - gọi là quan hệ tư pháp quốc tế. Đặc trưng cơ bản của những quan hệ pháp luật này là các yếu tố cấu thành của quan hệ pháp luật đó có liên quan đến nước ngoài. |
Luật sư tư vấn tranh chấp dân sự tài sản có yếu tố nước ngoài với việt kiều |
1. Đơn khởi kiện
Đơn khởi kiện là hình thức biểu đạt yêu cầu của bạn đến Tòa án. Với tính chất là cơ sở pháp lý quan trọng để tòa án xem xét quyết định thụ lý vụ án dân sự, vì vậy, đơn khởi kiện phải tuân thủ các quy định của pháp luật về hình thức và nội dung theo quy định tại Điều 189 Bộ Luật TTDS năm 2015. Đơn khởi kiện có thể viết tay hoặc đánh máy nhưng phải có các nội dung chính sau:
+ Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
+ Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
+ Tên, nơi cư trú, làm việc của bạn (người khởi kiện). Trong phần này cần lưu ý, nếu địa chỉ thường trú (ghi trên CMND và sổ hộ khẩu) khác với địa chỉ đang cư trú thì cần ghi rõ cả hai địa chỉ (Địa chỉ đăng ký thường trú và địa chỉ liên lạc), tránh trường hợp thông báo, triệu tập của Tòa án bị thất lạc, không liên hệ được.
|
Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự mới |
Thứ nhất, chủ thể phải có quyền khởi kiện.
Theo Điều 186 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về quyền khởi kiện vụ án: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.”
Và Điều 187 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định:
“1. Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án về hôn nhân và gia đình theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. |
Luật sư chuyên giải quyết tranh chấp cho người nước ngoài |
Một số tranh chấp điển hình mà VPLS GIA ĐÌNH tham gia và tư vấn thường xuyên:
- Tư vấn giải quyết tranh chấp đặt cọc, thế chấp, chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn, di chúc, thừa kế nhà đất.
- Tư vấn giải quyết tranh chấp về định giá, đấu giá, môi giới, sàn giao dịch tài sản.
- Tư vấn giải quyết tranh chấp về chứng khoán, các hoạt động tài chính, tín dụng.
- Tư vấn giải quyết tranh chấp trong hoạt động xây dựng, thương mại điện tử, sở hữu trí tuệ.
- Tư vấn giải quyết tranh chấp giữa các thành viên, cổ đông, nhóm cổ đông trong công ty và tranh chấp về quyền quản lý, điều hành công ty.
- Tư vấn giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư, kinh doanh, thương mại tại Việt Nam.
|
Tư vấn thừa kế có yếu tố nước ngoài |
Trong điều kiện hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ, nhiều quan hệ thừa kế vượt ra khỏi phạm vi của quốc gia, đó là những quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài. Đây là một trong những chế định quan trọng của tư pháp quốc tế và cũng là một quan hệ phức tạp, gắn bó với nhiều hệ thống pháp luật. Chính vì vậy, việc xác định luật áp dụng là một trong những vấn đề quan trọng trong tư pháp quốc tế Việt Nam và các nước. Tại Việt Nam, những quy định về pháp luật áp dụng cho quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài tập trung tại Bộ luật Dân sự 2005 (BLDS 2005).
1. Quy định của Bộ luật Dân sự 2005 về luật áp dụng cho quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài
Quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự (theo nghĩa rộng) có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài. |
Luật sư Tranh Chấp Dân Sự Có Yếu Tố Nước Ngoài |
Theo quy định tại Điều 758 thì: “Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài”.
Những tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài là những tranh chấp dân sự phát sinh từ các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Thường những tranh chấp đó liên quan đến một bên các chủ thể là người nước ngoài, hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài, hoặc tài sản ở nước ngoài... |