|
Tư vấn đất đai sau khi chồng mất, vợ bán có cần sự đồng ý của các con |
Căn cứ theo quy định tại Điều 33, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về tài sản chung của vợ chồng như sau:
– Tài sản chung của vợ, chồng sẽ bao gồm toàn bộ khối tài sản được hình thành dựa trên công sức của vợ, chồng tạo ra, các nguồn thu nhập do lao động, thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh, tài sản có được từ hoa lợi, lợi tức mà được hình thành phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng và có kể đến một số nguồn thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân trừ một số trường hợp đó là vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc từ các tài sản đã được chia. Ngoài ra còn có tài sản mà vợ chồng được xác định đó là tài sản được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung hoặc một số khối tài sản khác mà vợ chồng có thỏa thuận là tài sản chung.
– Tài sản chung của vợ chồng được hình thành, sử dụng nhằm mục đích đảm bảo cho nhu cầu thiết yếu của gia đình cũng như nhằm mục đích thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng và được sở hữu hợp nhất trong gia đình, cuộc sống vợ chồng.
– Nếu trong trường hợp mà xét tất cả các yếu tố cũng không thể tìm được căn cứ xác minh rằng khối tài sản mà vợ, chồng đang có thuộc quyền sở hữu riêng của ai hay là thuộc sở hữu chung của hai vợ chồng thì khối tài sản này sẽ được xác định là tài sản chung của hai vợ chồng.
Trường hợp nếu khối tài sản chung của vợ chồng mà một trong hai bên vợ, chồng mất đi thì tài sản sẽ được chia theo nguyên tắc đối với việc người còn lại sẽ chỉ được định đoạt đối với phần tài sản của mình. Còn phần của người chết sẽ được chia theo chia thừa kế tương tự như trường hợp đối với phần tài sản riêng của vợ, chồng. Trong trường hợp một bên vợ, chồng chết đi mà khi phân chia di sản thừa kế |
Luật sư bào chữa quyền hưởng thừa kế trẻ sơ sinh |
Căn cứ theo Điều 613 Bộ luật Dân sự 2015, người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.
Dựa vào quy định trên, trẻ sơ sinh vẫn có quyền hưởng thừa kế.
Trong trường hợp người để lại di sản chết không có di chúc để lại hoặc di chúc không hợp pháp, phần di sản sẽ được phân chia theo pháp luật. |
Luật sư bào chữa thời hiệu khởi kiện chia thừa kế là bao lâu? |
Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.
2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. |
Luật sư tư vấn Điều kiện thừa kế đất nhưng không được chuyển nhượng. |
Trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.
Thứ hai, đối với phần đất mà nội dung nội dung ghi là sẽ cho các bạn ở, quản lý với điều kiện không được chuyển nhượng, cầm cố… Nếu đúng theo ý nguyện của ông bà bạn theo di chúc thì bố mẹ bạn không được chuyển nhượng thửa đất đó. Tuy nhiên, pháp luật không cho phép những điều kiện khi tặng cho, thừa kế làm hạn chế quyền sở hữu, sử dụng của người nhận tài sản/di sản. Vì vậy, việc ông bà bạn để lại di sản thừa kế cho các con nhưng lại hạn chế quyền chuyển nhượng tài sản của các con có thể không được chấp nhận. Do đó, sau khi làm thủ tục phân chia di sản thừa kế và sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, những người thừa hưởng phần di sản này vẫn có thể thực hiện các quyền chuyển nhượng, chuyển đổi tặng cho với những tài sản không phải di sản thừa kế. |
Luật sư tư vấn khởi kiện chia thừa kế tại tphcm |
Tư vấn trực tiếp tại trụ sở Công ty (Quý khách hàng có thể liên hệ qua số hotline để đặt lịch hẹn Luật sư tư vấn trực tiếp);
- Tư vấn qua điện thoại, email, zalo, facebook hoặc các hình thức tương tự khác;
- Tư vấn qua khung chat
(Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn ảnh: Internet)
1. Tư vấn, hỗ trợ giải quyết các tranh chấp liên quan đến dân sự: |
Luật sư tranh tụng thủ tục khởi kiện vụ án thừa kế nhà đất |
Để giúp người dân nắm được quy định về khởi kiện, Văn Phòng Luật Sư Gia Đình đã tóm tắt quy định về hồ sơ, thủ tục khởi kiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, cụ thể:
Bước 1: Nộp đơn khởi kiện
* Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện
Căn cứ Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, người khởi kiện chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, gồm:
- Đơn khởi kiện theo mẫu.
- Chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân.
- Tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm.
Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.
* Nộp đơn khởi kiện
Theo khoản 1 Điều 35, khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, người khởi kiện nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện:
- Nếu không có thỏa thuận về chọn Tòa án giải quyết thì nộp tại Tòa án nhân dân nơi bị đơn cư trú, làm việc nếu bị đơn là cá nhân.
- Nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn nếu các đương sự tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản.
* Hình thức nộp đơn |
Giải quyết tranh chấp về thừa kế tài sản hiện nay được pháp luật quy định như thế nào? |
Câu hỏi: Giải quyết tranh chấp về thừa kế tài sản hiện nay được pháp luật quy định như thế nào?
Trả lời: Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của VPLS GIA ĐÌNH. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thừa kế di sản là quyền lợi hợp pháp của người thừa kế đối với tài sản do người chết để lại, bao gồm cả thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp việc phân chia di sản thừa kế làm phát sinh các tranh chấp do sự mâu thuẫn, bất đồng quan điểm giữa những người thừa kế hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khác. |
Luật sư tư vấn cho nhập hộ khẩu có được chia tài sản |
Khoản 1 điều 24 Luật Cư trú 2006 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú năm 2013 quy định cụ thể: "Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân". Vì vậy, việc có tên trong sổ hộ khẩu chỉ có ý nghĩa quản lý hành chính, xác định nơi thường trú của công dân chứ không ảnh hưởng đến quyền sở hữu tài sản của công dân. |
Tư vấn tranh chấp đất giữa các thành viên trong gia đình về phân chia di sản thừa kế |
Điều 100 Luật Đất Đai 2013 quy định:
"1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các laoi jgiấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất , quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:
a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;
e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế đọ cũ cấp cho người sử ndụng đất; |
Tư vấn Có được quyền thừa kế khi tài sản không có di chúc |
LUẬT chia tài sản thừa kế không có di chúc được áp dụng khi: Nếu ông bà, cha mẹ, vợ chồng qua đời(chết đi) KHÔNG CÓ để lại “di chúc” thì phần di sản thừa kế của người chết sẽ được phân chia đều cho những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015. Tuy nhiên thực tế việc phân chia thừa kế này rất dễ phát sinh tranh chấp khi giữa các thành viên trong gia đình khi tài sản là nhà đất có giá trị lớn, do nhiều yếu tố khác cần xem xét thêm các điều kiện quyền, việc thỏa thuận và hiệu lực yêu cầu khởi kiện |
Tư vấn quyền được hưởng thừa kế tại Việt Nam của Việt kiều |
Việt kiều có được hưởng thừa kế tại Việt Nam hay không?
Căn cứ theo quy định tại điểm đ Khoản 1 Điều 169 Luật đất đai 2013 về nhận quyền sử dụng đất :
“1. Người nhận quyền sử dụng đất được quy định như sau:
…
đ) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở;”. |
Tư vấn giải quyết tranh chấp thừa kế của con cùng cha khác mẹ? |
Thế nào là con cùng cha khác mẹ?
- Con cùng cha khác mẹ là những người được sinh ra bởi cùng một người cha, nhưng khác mẹ.
- Căn cứ đầu tiên để xác định những người cùng cha khác mẹ là quan hệ cha mẹ con của mỗi người. Việc xác định quan hệ cha mẹ con dựa trên sự kiện sinh đẻ, quan hệ hôn nhân và huyết thống.
- Sau đó mới xác định được quan hệ con cùng cha khác mẹ. Con cùng cha khác mẹ có vị trí như anh em ruột được hưởng thừa kế theo quy định pháp luật.
2. Quy định về thừa kế theo pháp luật
Xác định chính xác hàng thừa kế là căn cứ quan trọng để phân chia di sản thừa kế theo pháp luật. Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy địnhcác hàng THỪA KẾ như sau:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Theo đó, trong trường hợp không có di chúc, vấn đề thừa kế được giải quyết theo pháp luật thì con cùng cha khác mẹ sẽ vẫn được “nhận thừa kế” quyền sử dụng đất của người cha với tư cách là con ruột của người để lại di sản. Tức họ vẫn được chia tài sản. |
Con dâu, con rể con riêng có được hưởng thừa kế hay không? |
Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, những người hưởng di sản thừa kế được chia thành 3 nhóm sau đây:
- Hàng thứ 1 gồm vợ chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, con đẻ, con nuôi
- Hàng thứ 2 gồm ông bà nội ngoại, anh chị em ruột, cháu ruột gọi người chết là ông bà nội ngoại.
- Hàng thứ 3 gồm cụ nội ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì ruột, cháu ruột gọi người chết là bác, chú, cậu, cô, dì, ruột, chắt ruột gọi người chết là cụ nội, cụ ngoại. |
Kỷ phần thừa kế? Thừa kế theo di chúc ? thừa kế cho Việt Kiều? |
“Kỷ phần thừa kế” là một cụm từ khá xa lạ đối với nhiều người. Các văn bản quy phạm pháp luật hiện nay cũng không chính thức nhắc đến cụm từ này. Tuy nhiên, trong đời sống, đôi khi chúng ta vẫn bắt gặp một số văn bản do người dân tự lập (nhất là thời gian trước năm 1990) như “Văn bản phân chia kỷ phần thừa kế”, “Đơn kiện đòi kỷ phần thừa kế”.v.v…
Vậy kỷ phần thừa kế là gì? Thực ra khá đơn giản, kỷ phần thừa kế là phần thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, mà theo quy định của pháp luật.
Thừa kế theo di chúc là việc dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người khác còn sống theo ý chícủa người đó trước khi chết được thể hiện trong di chúc. Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình.
Tuy nhiên, nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người dân, pháp luật có quy định về những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc.
Cụ thể, Bộ Luật Dân sự năm 2015 đã quy định về vấn đề này như sau: |
Thủ tục hưởng thừa kế của người ở nước ngoài |
1. Thừa kế có yếu tố nước ngoài
Hưởng thừa kế của người đang ở nược ngoài ngày nay rất phổ biến,
Các trường hợp thừa kế có yếu tố nước ngoài bao gồm:
- Người để lại tài sản là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
- Người thừa kế tài sản là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
- Tài sản thừa kế ở nước ngoài
|