|
Vẽ cờ Tổ quốc lên mái nhà sai tỉ lệ có bị phạt không? Hướng dẫn vẽ cờ tổ quốc lên mái nhà đúng tỉ lệ theo quy định? |
Vẽ cờ Tổ quốc lên mái nhà sai tỉ lệ có bị phạt không? Hướng dẫn vẽ cờ tổ quốc lên mái nhà đúng tỉ lệ theo quy định?
Trend vẽ cờ Tổ quốc lên mái nhà là một trào lưu ý nghĩa được lan tỏa trên cộng đồng mạng tại Việt Nam trong thời gian qua.
Người dân vẽ lá cờ Tổ quốc lên mái nhà để chào mừng các dịp quan trọng như kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9. Đây được xem là hành động thể hiện lòng yêu nước và nhận được sự tương tác tích cực từ cộng đồng mạng.
Theo quy định pháp luật hiện nay thì chưa có quy định cụ thể về việc xử phạt đối với hành vi vẽ cờ tổ quốc sai tỉ lệ. |
Luật sư tư vấn hành vi lừa đảo trên mạng, online |
Kính gửi luật sư nội dung như sau:
Gần đây xuất hiện nhiều chiêu trò lừa đảo việc nhẹ lương cao như đính đá tranh online, bóc tỏi... hướng đến các bạn học sinh, sinh viên trong giai đoạn nghỉ hè. Cụ thể đối tượng sẽ yêu cầu nạn nhân gửi cọc số tiền từ 2-300 ngàn để nhận sản phẩm về làm, sau đó sẽ trả lương và cọc sau khi hoàn thành công việc. Tuy nhiên sau khi hoàn thành thì không nhận được tiền, tiền mất tật mang, thậm chí phụ huynh phản ánh nhiều em học sinh còn không tin mình bị lừa.
Câu hỏi:
1. Thưa luật sư, hành vi trên có phải là chiếm đoạt tài sản không? Bị xử phạt như thế nào?
Những vụ việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã và đang diễn ra rất phổ biến, bủa vây người lao động. Nhiều nạn nhân, trong đó có không ít là người trẻ, bị lừa số tiền từ vài trăm ngàn đồng cho đến tiền tỉ. Hình thức chủ yếu là các đối tượng này tuyển người lao động làm việc thời vụ với lời hứa hẹn việc nhẹ lương cao, làm việc tại nhà, không phải đặt cọc tiền cùng các công việc như: Chốt đơn trực tuyến, mẫu chụp áo dài, cộng tác viên tăng tương tác bán hàng, dịch thuật hay lồng tiếng thu âm cho các chương trình…Đối tượng thường sử dụng nhiều số điện thoại, tài khoản mạng xã hội đánh vào ham muốn nhanh kiếm được tiền của nạn nhân. Và đặc biệt, trong quá trình lừa đảo, các đối tượng liên tục dồn ép nạn nhân khiến họ bị ảnh hưởng tâm lý, rơi vào trạng thái hoang mang, lo lắng và sợ rằng sẽ không lấy lại được số tiền buộc nạn nhân phải tiếp tục chuyển tiền. Khi số tiền nạp lên đến giá trị lớn, đối tượng lừa đảo đưa ra nhiều lý do rất khó tin như tài khoản bị đóng băng; hệ thống lỗi... để trì hoãn việc rút tiền, từ đó chiếm đoạt hoàn toàn tài sản của nạn nhân. |
Luật sư tư vấn tham gia giao thông đánh nhau bị xử lý thế nào? |
1/. Xin chào luật sư, thưa luật sáng 13.7 vừa qua, trên địa bàn phường Tân An xảy ra vụ va chạm giữa xe beng chở vật liệu xây dựng và ô tô đang trên đường đi rước dâu. Sau va chạm, chú rể rời khỏi ô tô rước dâu, lao ra đường đuổi theo tài xế xe ben. Chú rể sau đó đã đấm, đá vào vùng đầu tài xế xe ben. Khi tài xế xe ben vùng ra được và bỏ chạy, chú rể cùng một số người khác vẫn đuổi theo. Hiện tại cơ quan công an đã vào cuộc điều tra và xác minh vụ việc. Thưa luật sư, dưới góc độ pháp lý chúng ta có thể nhìn nhận vụ việc này như thế nào ạ?
Thời gian gần đây liên tục xuất hiện các vụ giải quyết mâu thuẫn do va chạm giao thông một cách cực đoan, thiếu kiềm chế. Không ít trường hợp nạn nhân bị bất ngờ tấn công một cách vô lý và không biết phải ứng xử sao cho phù hợp. Đối với trường hợp trên, rõ ràng việc va chạm giao thông, nếu biết kiềm chế, nó chỉ là sự việc rất nhỏ, nhưng ứng xử không phù hợp có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc. Thực tế, hiện tượng dùng vũ lực giải quyết va chạm giao thông thể hiện “văn hóa tham gia giao thông” của một bộ phận người dân rất đáng báo động. Thay vì nhẹ nhàng giải quyết mâu thuẫn do va chạm giao thông hoặc gọi cho cơ quan chức năng đến giải quyết, không ít người đã quyết mâu thuẫn theo cách cực đoan. Việc này có thể dẫn tới hậu quả đau lòng là các vụ án hình sự như giết người, cố ý gây thương tích, gây rối trật tự công cộng... Khi tham gia giao thông, nếu có va chạm, các bên cần bình tĩnh, nhẹ nhàng giải quyết. Nếu vụ va chạm giao thông khiến một trong các bên không kiềm chế được cảm xúc, có hành vi xâm phạm tài sản, sức khỏe, tính mạng, uy tín, danh dự, nhân phẩm hoặc vụ việc nghiêm trọng, phức tạp…, tốt nhất người dân nên gọi điện báo cho cơ quan chức năng để can thiệp kịp thời. Người dân cũng cần lưu ý, vi phạm giao thông dẫn tới va chạm chỉ là lỗi hành chính và trách nhiệm bồi thường trên cơ sở lỗi của mỗi bên. Nhưng nếu từ lỗi vi phạm hành chính mà có hành vi xâm phạm tài sản, sức khỏe, tính mạng, uy tín, danh dự, nhân phẩm của người khác thì tùy tính chất, mức độ và hậu quả của hành vi mà hành vi này sẽ phải chịu thêm trách nhiệm pháp lý khác. |
Luật sư tư vấn bào chữa tội gây rối trật tự công cộng |
Chào bạn, Ban biên tập xin giải đáp như sau:
1. Tội gây rối trật tự công cộng xử lý như thế nào?
Theo quy định tại Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 thì tội gây rối trật tự công cộng sẽ bị xử lý theo khung hình phạt như sau:
- Khung cơ bản:
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. |
Luật sư giỏi chuyên tư vấn bào chữa tội vận chuyền tiền |
Căn cứ Điều 189 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội “Vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới” như sau:
Người nào vận chuyển qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng hoặc dưới 100 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; Vật phạm pháp là di vật, cổ vật.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 1 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm: Có tổ chức; Vật phạm pháp trị giá từ 300 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng; Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; Phạm tội 02 lần trở lên; Tái phạm nguy hiểm. |
Điều kiện để được giảm chấp hành hình phạt tù là gì? |
Theo quy định tại Bộ luật hìnhb sự hiện hành thì hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó.Như vậy, có thể hiểu rằng hình phạt tù là hình phạt mà người phạm tội bị tước quyền tự do của con người, buộc người bị kết án phải cách ly khỏi cuộc sống bình thường của xã hội, sống trong môi trường riêng biệt có sự kiểm soát chặt chẽ bởi trại giam.
Căn cứ theo Điều 38 và Điều 39 Bộ luật hình sự quy định cụ thể về một số trường hợp về hình phạt tù thì có 3 loại hình phạt cho người phạm tội và bị kết án hình sự như sau:
Tù có thời hạn |
Luật sư tư vấn thả rông chó mèo không xích rọ mõm phóng uế bừa bãi |
1. Hành vi chó thả rông, không đeo rọ mõm cho chó, rồi xích giữ chó, không khó để chúng ta có thể bắt gặp ở nơi công cộng đặc biệt là các địa phương. Theo quy định của pháp luật thì hành vi này sẽ bị sử phạt xử phạt như thế nào ?Theo ông luật đã có nhưng chúng ta đã mạnh tay với việc xử phạt chưa và vì sao ?
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định 04/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y thì hành vi không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng . |
Nhà bên cạnh xây nhà làm nứt nhà phải làm sao? |
Bị hàng xóm xây nhà làm nứt tường nhà mình, người dân có quyền yêu cầu thừa phát lại đến lập vi bằng rồi cung cấp chứng cứ này cho tòa án, để đòi bồi thường thiệt hại.
Nhà hàng xóm đang xây nhà làm nứt tường nhà tôi. Ban đầu chỉ có vết nứt nhẹ, chồng tôi đã qua nói chuyện đề nghị họ chú ý hơn. Thế nhưng gần đây lại xuất hiện thêm nhiều vết nứt khác, kéo dài cả nửa mét. |
Luật sư tư vấn hát karaoke kẹo kéo bị phạt không? |
Nghị định 144/2021 có quy định về việc xử phạt vi phạm tiếng ồn tại khu dân cư, tuy nhiên, trong các cuộc đối thoại giữa lãnh đạo các địa phương từ cấp phường, quận đến Tp, thì người vấn nạn karaoke loa kẹo kéo vẫn được phản ánh rất nhiều. Trả lời người dân, đại diện các địa phương luôn khẳng định rằng, các quy định pháp luật của chúng ta hiện nay chưa rõ ràng khiến họ khó khăn trong việc xử phạt.
Luật sư có nhận định như thế nào về vấn đề trên ạ? Chúng ta có nên "luật hóa" karaoke loa kẹo kéo bằng những quy định rõ ràng hơn, hoặc cần 1 đạo luật cấm triệt để hình thức này như kiểu đo nồng độ cồn ko ạ?
Trả lời: |
Tư vấn mua bán sử dụng pháo có phạm luật? |
Ghi nhận trong 3 tháng cuối năm 2023, tình trạng vận chuyển trái phép pháo nổ để mua bán, sử dụng trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới có chiều hướng gia tăng. Lượng tang vật thu được của các vụ việc bị phát hiện lên đến hàng tấn pháo.
1. Hành vi vận chuyển, mua bán pháo nổ trái phép bị xử lý theo pháp luật thế nào?
2. Luật sư có đề xuất gì để phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép pháo nổ qua biên giới, cửa khẩu, vùng biển, đặc biệt là trước nhiều thủ đoạn tinh vi mới của tội phạm?
Trả lời:
Câu 1:
Căn cứ theo quy định pháp luật. Hành vi nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển pháo nổ là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm.
Tùy theo mức độ vi phạm của người vi phạm sẽ có các biện pháp chế tài khác nhau. Trường hợp có hành vi trao đổi, cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố pháo hoa nổ, pháo hoa nhập lậu hoặc thuốc pháo có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng theo quy định tại Khoản 3 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Đối với các cá nhân có hành vi tàng trữ, vận chuyển trái phép pháo, thuốc pháo hoặc nguyên liệu, phụ kiện để sản xuất pháo có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng theo quy định tại Khoản 4, Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Mức xử phạt vi phạm hành chính trên được áp dụng đối với cá nhân có hành vi vi phạm, đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp hai lần đối với cá nhân. Ngoài bị phạt tiền, người vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung gồm tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, tước quyền sử dụng giấy phép, đồng thời buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả. |
Mức phạt xe quá tải quy định thể nào? |
Mức phạt quá tải 10% đến 30%, 50%, 100%, 150% và cách tính % quá tải
Ngày càng tăng cường hoạt động vận tải đồng nghĩa với việc gia tăng áp lực đối với hạ tầng đường bộ. Để duy trì sự an toàn và bền vững của hệ thống giao thông, các biện pháp kiểm soát trọng lượng phương tiện cơ giới đóng một vai trò quan trọng. Mức phạt quá tải 10% đến 30%, 30% đến 50%, 100%, 150% đã được áp dụng nhằm giải quyết vấn đề này. Bài viết này sẽ trình bày chi tiết liên quan đến mức phạt này.
Mức phạt quá tải là gì |
Sự khác nhau giữa lý lịch tư pháp số 1 và lý lịch tư pháp số 2 |
Phân biệt Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2
Theo quy định pháp luật hiện hành, hiện tại có hai loại Phiếu lý lịch tư pháp là Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2. Vậy hai loại Phiếu lý lịch tư pháp này được phân biệt như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ điều này. |
Cảnh sát giao thông có được mặc thường phục khi xử lý vi phạm? |
Căn cứ theo điểm a, b Khoản 1 Khoản 2 Điều 11 Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định về trang phục của Cảnh sát giao thông như sau:
“1. Trang phục của Cảnh sát giao thông
a) Cảnh sát giao thông khi tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm sử dụng trang phục Cảnh sát, đeo số hiệu Công an nhân dân theo quy định của Bộ Công an. Khi kiểm soát vào buổi tối, ban đêm hoặc ban ngày trong điều kiện thời tiết sương mù, thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn phải mặc áo phản quang;
b) Trường hợp kiểm soát thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, được bố trí một bộ phận Cảnh sát giao thông mặc thường phục để vận hành, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, giám sát tình hình trật tự, an toàn giao thông, phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và hành vi vi phạm pháp luật khác. Khi phát hiện vi phạm phải thông báo ngay cho bộ phận tuần tra, kiểm soát công khai để tiến hành kiểm soát, xử lý theo quy định của pháp luật.” |
Pháp luật hiện nay quy định thế nào về hành vi bạo lực trong gia đình? |
1. Pháp luật hiện nay quy định thế nào về hành vi bạo lực trong gia đình?
2. Rõ ràng quy định pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình rất cụ thể, tuy nhiên việc tố giác để xử lý hành vi này dường như khá khó khăn, thậm chí cả những người trong cuộc như chính người vợ bị bạo hành cũng đôi khi chỉ chọn im lặng?
Trả lời:
Câu 1: Luật phòng chống bạo lực gia đình 2022 quy định các hành vi bạo lực gia đình là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
“a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, đe dọa hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng; |
Luật sư tư vấn về sa thải người lao động đúng luật |
Xử lý kỷ luật lao động (Đối với trường hợp của công ty khi phát hiện nhân viên công ty nhận tiền của đối tác - có chứng cứ chứng minh từ năm 2021)
Hiện nay, theo Điều 124, Bộ luật Lao động quy định 04 hình thức xử lý kỷ luật, thấp nhất là khiển trách và cao nhất là sa thải. Đối với chế tài, biên pháp xử lý kỷ luật là sa thải được quy định tại Điều 125 Bộ luật Lao động năm 2019. Trong đó, sa thải là hình thức kỷ luật nặng nhất được áp dụng đối với người lao động có hành vi vi phạm ở mức độ lỗi nặng, dẫn đến người sử dụng lao động thấy rằng không thể tiếp tục sử dụng người lao động và doanh nghiệp có quyền loại người lao động ra khỏi đơn vị bằng cách chấm dứt hợp đồng lao động. |