|
Thẩm quyền hòa giải tranh chấp đất đai |
Thẩm quyền hòa giải tranh chấp đất đai.
Việc hòa giải tranh chấp đất đai trong một số trường hợp được coi là bắt buộc để làm điều kiện cho thủ tục khởi kiện tranh chấp đất. Một số trường hợp khác các bên muốn hòa giải chỉ nhằm mục đích ngồi lại thương lượng với sự góp mặt của bên thứ ba. Vì vậy, tùy vào mục đích của bên có tranh chấp mà thẩm quyền hòa giải tranh chấp đất đai có thể được chia thành hai loại:
Hòa giải cơ sở về tranh chấp đất đai.
Đây chính là loại hòa giải không bắt buộc theo quy định pháp luật được quy định tại Luật hòa giải cơ sở năm 2013. Trường hợp người tham gia hòa giải không nhằm mục đích phục vụ cho việc khởi kiện tranh chấp đất đai thì có thể áp dụng thủ tục này. Theo đó, thẩm quyền hòa giải tranh chấp đất đai trong trường hợp này sẽ thuộc về Hòa giải viên cơ sở thuộc các tổ hòa giải được tổ chức trong phạm vi thôn, tổ dân phố như: |
Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán nhà đất |
Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán nhà đất
Thời gian gần đây tranh chấp về hợp đồng mua bán bất động sản diễn ra khá nhiều. Vậy khi muốn giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán nhà đất thì cần tiến hành thực hiện những thủ tục nào?
1. Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán nhà đất:
Căn cứ theo quy định hiện nay thì thủ tục khởi kiện về hợp đồng mua bán nhà đất được thực hiện như sau: |
Luật sư giỏi chuyên tư vấn đất đai |
Trợ giúp pháp lý thực hiện hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai là một trong những tranh chấp phổ biến tại Việt Nam, nhiều vụ việc có tính chất phức tạp, kéo dài bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Điều này ảnh hưởng tới tình hình ổn định an ninh, chính trị, phát triển kinh tế - xã hội và chi phí, thời gian của các bên tranh chấp.
Trong thời gian qua, trợ giúp pháp lý đã góp phần làm tốt công tác giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp về đất đai. Điển hình, có những vụ việc phức tạp kéo dài nhiều năm không giải quyết được, người dân tưởng chừng như bỏ cuộc nhưng khi được Trợ giúp viên pháp lý (TGVPL) tham gia trợ giúp thì vụ việc được giải quyết thành công hơn cả mong đợi, như vụ việc tranh chấp tài sản thừa kế do TGVPL Ngô Thị Lý - Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh Ninh Bình thực hiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị đơn Nguyễn Thị H. là một minh hoạ. |
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP RANH GIỚI THỬA ĐẤT LIỀN KỀ |
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP RANH GIỚI THỬA ĐẤT LIỀN KỀ
Trong quá trình sử dụng đất, ranh giới đất giữa các hộ gia đình, cá nhân có thể bị sai lệch dẫn đến các tranh chấp không mong muốn, vì vậy mỗi hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất mà gặp phải tình trạng này thì có thể liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết hoặc hỏi ý kiến tư vấn từ Luật sư.
- QUY ĐỊNH VỀ VIỆC XÁC ĐỊNH RANH GIỚI BẤT ĐỘNG SẢN LIỀN KỀ
Theo Bộ luật Dân sự 2015 ranh giới giữa các bất động sản liền kề được quy định tại Điều 175 như sau:
Thứ nhất, việc xác định ranh giới sẽ dựa trên thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ngoài ra có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp giữa các hộ liền kề. |
Tư vấn tranh chấp đất đai và thừa kế |
Thông báo rút kinh nghiệm về vụ án “Tranh chấp thừa kế tài sản”
1. Nội dung vụ án và quá trình giải quyết
Vợ chồng cụ Nguyễn Văn A và cụ Đàm Thị B sinh được 05 người con là ông Nguyễn Văn C, ông Nguyễn Văn D, ông Nguyễn Văn E (chết năm 1990, không có vợ con), ông Nguyễn Văn G và bà Nguyễn Thị H. Ngoài ra, cụ Nguyễn Văn A còn chung sống như vợ chồng với cụ Đàm Thị P và sinh được 01 người con là bà Nguyễn Thị T. Cụ A chết năm 1978, cụ B chết năm 1998, không để lại di chúc. Di sản hai cụ để lại là quyền sử dụng hai thửa đất 122 và 235 tại thôn Y, xã Đ, huyện G, tỉnh B. Sau khi hai cụ chết, ông Nguyễn Văn D cùng vợ và các con sinh sống trên hai thửa đất trên. Ngày 02/01/2002, Ủy ban nhân dân huyện G cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN) đối với hai thửa đất 122 và 235 với tổng diện tích 732m2 cho hộ ông Nguyễn Văn D, song quá trình kê khai làm thủ tục cấp GCN, không được sự đồng ý của ông C và ông G. Năm 2012, vợ chồng ông D làm 01 ngôi nhà cấp 4 và ở trên thửa 235, còn ngôi nhà 5 gian trên thửa 122 giao lại cho ông C quản lý. Do không thỏa thuận được việc chia di sản thừa kế nên ông C và ông G khởi kiện yêu cầu Tòa án chia di sản thừa kế đối với quyền sử dụng đất tại thửa 122, thửa 235 và yêu cầu hủy GCN do Ủy ban nhân dân huyện G cấp đối với thửa 122, thửa 235 cho hộ ông Nguyễn Văn D. |
Luật sư chuyên sâu về đất đai |
Luật sư chuyên sâu lĩnh vực luật đất đai, nhà ở VPLS GIA ĐÌNH với luật sư chuyên nghiệp, tận tâm và giàu kinh nghiệm thực tiễn, sẽ tư vấn và đưa ra giải pháp hiệu quả nhất, bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho quý khách. Công ty Luật TNHH Đức An xin trân trọng cung cấp tới quý khách hàng dịch vụ tư vấn, đại diện thực hiện thủ tục hành chính liên quan đến đất đai, Luật sư giải quyết tranh chấp liên quan đến đất đai, Luật sư bảo vệ người khiếu nại, Luật sư bảo vệ nguyên đơn khởi kiện hành chính quyết định hành chính, hành vi hành chính đất đai.
|
Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp ranh giới các thửa đất liền kề |
Thủ tục hòa giải hiện nay được quy định tại điều 202 Luật đất đai 2013, như sau:
• Các bên tranh chấp không thể tự hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản để hòa giải.
• Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việp Nam cấp xã, tổ chức thành viên của Mặt trận, tổ chức xã hội khác tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình. Việc hòa giải tranh này tại được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã, được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp |
Luật sư tư vấn pháp luật đất đai tại bình tân, bình chánh, quận 9, quận 12,thủ đức |
Luật sư tư vấn về trường hợp mẫu thuẫn gia đình dẫn đến tranh chấp đất đai khi đã được tặng cho, nội dung tư vấn như sau:
1. Đất đai được tặng cho phát sinh tranh chấp giải quyết thế nào?
Câu hỏi: Kính thưa Luật sư! Tôi tên L M T, sự việc tranh chấp đất đai này xảy ra bên dòng họ cùa vợ tôi, hiện giờ tôi rất rối trí, không biết phài giải quyết thế nào cho hợp tình hợp lý nữa,rất mong nhận được sự giúp đỡ của quý Luật sư !! |
Luật sư tranh tụng ký hiệu trên Sổ đỏ và bản đồ địa chính |
Trong Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng), nhất là trong bản đồ địa chính hoặc mảnh trích đo địa chính có ghi nhiều ký hiệu khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ giúp người dân nắm rõ ký hiệu trên Sổ đỏ và bản đồ địa chính.
Dù có nhiều loại ký hiệu nhưng điều mà người dân quan tâm nhất là ký hiệu về các loại đất. Theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, mục đích sử dụng đất ghi thống nhất với sổ địa chính bằng tên gọi cụ thể.
Căn cứ Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 75/2014/TT-BTNMT, ký hiệu các loại đất được thể hiện trong
bản đồ địa chính |
Luật sư tư vấn điều kiến pháp lý để dự án đất nền được bán |
1) Có giấy tờ về quyền sử dụng đất, hồ sơ dự án, thiết kế bản vẽ thi công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải có Giấy phép xây dựng, giấy tờ về nghiệm thu việc hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương ứng theo tiến độ dự án;
2) Chủ đầu tư dự án phải hoàn thành việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng gồm các công trình dịch vụ, công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 đã được phê duyệt; đảm bảo kết nối với hệ thống hạ tầng chung của khu vực trước khi thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người dân tự xây dựng nhà ở; đảm bảo cung cấp các dịch vụ thiết yếu gồm cấp điện, cấp nước, thoát nước, thu gom rác thải;
3) Chủ đầu tư phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai của dự án gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; thuế, phí, lệ phí liên quan đến đất đai (nếu có);
4) Không có tranh chấp về quyền sử dụng đất; không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
5) Phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện; |
Luật sư chuyên đại diện ủy quyền trong các cụ án đất đai |
Dịch vụ Luật sư đại diện giải quyết tranh chấp đất đai tại Công ty Luật Minh Gia được Luật sư thực hiện nhằm giải quyết mọi vướng mắc của cá nhân, tổ chức quy định pháp luật. Tại Luật sư Gia Đình, mọi vấn đề tranh chấp đất đai của bạn sẽ được chúng tôi giải đáp, đại diện thực hiện công việc theo yêu cầu.
1. Tại sao nên chọn Luật sư là đơn vị đại diện giải quyết tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai là một hiện tượng xảy ra phổ biến trong xã hội. Đặc biệt, khi đất đai trở thành một loại hàng hóa đặc biệt có giá trị lớn thì tranh chấp đất đai có xu hướng ngày càng gia tăng cả về số lượng cũng như mức độ phức tạp. Trong những năm qua, Toà án nhân dân đã giải quyết thành công một số lượng lớn các vụ tranh chấp về đất đai, chất lượng giải quyết ngày càng cao, phần nào bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức xã hội và công dân. |
Luật sư tư vấn xử lý việc xây nhà gây nứt tường, làm hỏng nhà hàng xóm? |
Quy tắc chung của pháp luật về việc xây dựng nhà và bồi thường khi gây thiệt hại
Tại Điều 174 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng như sau:
“Điều 174. Nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng
Khi xây dựng công trình, chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản phải tuân theo pháp luật về xây dựng, bảo đảm an toàn, không được xây vượt quá độ cao, khoảng cách mà pháp luật về xây dựng quy định và không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, người có quyền khác đối với tài sản là bất động sản liền kề và xung quanh”.
Và theo Điều 605 bộ luật dân sự 2015 có quy định về Bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công t rình xây dựng khác gây ra như sau:
“Điều 605. Bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra
Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác.
Khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường”.
Như vậy chủ sở hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác. Khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì phải có trách nhiệm bồi thường.
Theo đó, Bộ luật Dân sự yêu cầu chủ sở hữu công trình đang xây dựng phải bồi thường trong trường hợp làm nứt tường nhà hàng xóm. Nếu người thi công xây dựng cũng có lỗi thì phải liên đới bồi thường. Hiện Bộ luật Dân sự không quy định cụ thể về mức bồi thường, do đó, các bên có thể thỏa thuận để thống nhất mức bồi thường, dựa vào thiệt hại thực tế.
|
Tư vấn tranh chấp thừa kế đất đai với việt kiều |
1. Theo thông tin bạn nêu thì di sản của ông bà bạn để lại đã hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế nên chỉ có thể thỏa thuận chia tài sản chung hoặc thỏa thuận chia thừa kế. Nếu không thỏa thuận được việc chia thừa kế hoặc thỏa thuận chia tài sản chung thì có tranh chấp Tòa án cũng không giải quyết nữa (thời hiệu khởi kiện tranh chấp thừa kế đối với nhà ở mà người có di sản chết trước 10/9/1990 là đến ngày 10/3/2003). Bạn có thể tham khảo quy định tại Điều 36 Pháp lệnh thừa kế năm 1990; Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của HĐTP TAND tối cao để biết thêm chi tiết;
2. Theo quy định của pháp luật thì di chúc miệng chỉ hợp pháp nếu người có di sản thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt hai người làm chứng, sau đó hai người làm chứng đến cơ quan có thẩm quyền để chứng thực nội dung (cuối cùng vẫn là văn bản có chứng thực). Di chúc miệng chỉ có giá trị nếu tuân thủ các thủ tục trên và người có di sản chết trong thời hạn 03 tháng kể từ khi di chúc được lập. Do vậy, di chúc miệng mà ông bà bạn công bố nếu không được ghi chép lại và chứng thực thì sẽ không có hiệu lực;
3. Nay đã hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế đối với di sản mà ông bà bạn để lại nên nhà đất đó chỉ có thể được cấp GCN QSD đất cho các con nêu các con, cháu cùng đồng ý thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế. Nếu không thực hiện được thủ tục khai nhận di sản thừa kế (các con của ông bà và vợ con của những người cô, chú đã chết đều phải ký văn bản hoặc ủy quyền cho người khác ký văn bản) thì ai đang sử dụng nhà đất được tiếp tục sử dụng và không được cấp GCN. Nếu có tranh chấp thừa kế thì Tòa án cũng không thụ lý.
4. Nếu có người sống chung như vợ chồng trước ngày 01/03/1987 thì đương nhiên được công nhận là hôn nhân hợp pháp mà không cần phải đăng ký kết hôn. Bạn có thể xem các quy định tại mục 3 Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH 10 ngày 09/6/2000 của Quốc Hội và Thông tư số 01/2001/TT-BTP hướng dẫn nghị quyết số 35 để biết thêm chi tiết.
"a) Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03 tháng 01 năm 1987, ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn; trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì được Tòa án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000;
b) Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03 tháng 01 năm 1987 đến ngày 01 tháng 01 năm 2001, mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực cho đến ngày 01 tháng 01 năm 2003; trong thời hạn này mà họ không đăng ký kết hôn, nhưng có yêu cầu ly hôn thì Tòa án áp dụng các quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết.
Từ sau ngày 01 tháng 01 năm 2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng;
c) Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 trở đi, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 của Nghị quyết này, nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, đều không được pháp luật công nhận là vợ chồng; nếu có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì Tòa án áp dụng khoản 2 và khoản 3 Điều 17 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết."
|
Luật sư chuyên tư vấn luật đất đai tại tphcm |
Luật sư tư vấn
1. Hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai
Thành phần hồ sơ khởi kiện phải đầy đủ các giấy tờ sau:
+ Đơn khởi kiện tranh chấp đất đai.
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản gốc + bản photo có chứng thực).
+ Biên bản hòa giải không thành của cơ quan ủy ban nhân dân xã.
+ Chứng minh thư nhân dân người khởi kiện (bản gốc + bản photo có chứng thực).
+ Sổ hộ khẩu gia đình (bản gốc + bản photo có chứng thực).
+ Giấy tờ chứng minh việc đo đạc đất đai của chính quyền địa phương |
|
Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai cần biết |
Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai cần biết |
Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.
về cơ bản tranh chấp đất đai được chia thành ba dạng như sau:
- Tranh chấp về quyền sử dụng đất
- Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất
- Tranh chấp về mục đích sử dụng đất |
|