|
Định tội danh đối với hành vi mua bán, tàng trữ, sử dụng trái phép chất độc để thực hiện tội phạm |
Định tội danh đối với hành vi mua bán, tàng trữ, sử dụng trái phép chất độc để thực hiện tội phạm
Thiếu tá HOÀNG ĐÌNH DUYÊN (Cục Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng) -
Chất độc nói chung, chất độc Xyanua nói riêng là chất độc rất nguy hiểm đối với sức khỏe và tính mạng của con người, sinh vật, gây ảnh hưởng lớn đến môi trường xung quanh, là chất có khả năng hủy hoại môi trường sống. Vì vậy, Nhà nước quản lý chất độc rất chặt chẽ và chỉ những cơ quan, tổ chức nào được phép mới được quyền sản xuất, tàng trữ, sử dụng, vận chuyển hoặc mua bán chất độc. Luật Quản lý chất độc năm 2007 là Luật chuyên ngành quy định về hoạt động hóa chất, an toàn trong hoạt động hóa chất, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động hóa chất, quản lý nhà nước về hoạt động hóa chất. Nghị định 113/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất. |
Thủ tục mời luật sư bào chữa vụ án hình sự |
Tìm được luật sư giỏi về hình sự là điều rất quan trọng đối với các bị can, bị cáo, bị hại…trong các vụ án hình sự. Việc có được một luật sư giỏi sẽ ảnh hưởng lớn đến việc quyết định có bị kết án hay không, mức án nặng hay nhẹ, mức bồi thường cao hay thấp, có bị oan sai hay không, có bỏ lọt tội phạm hay không… đồng thời là cơ sở đảm bảo cao nhất để bản chất vụ án và các tình tiết khách quan của vụ án được làm sáng tỏ.Luật sư Giỏi về Hình sự
Một luật sư giỏi về hình sự sẽ có cái nhìn, sự phán đoán đồng thời bằng kinh nghiệm của mình, họ sẽ phát hiện những mâu thuẫn, những tình tiết cần phải làm sáng tỏ của vụ án.
LUẬT SƯ GIỎI VỀ HÌNH SỰ |
Luật sư tư vấn chuyên bào chữa án hình sự |
Các vụ án về các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người (các vụ án giết người, đe doạ giết người, cố ý gây thương tích, các vụ án về hiếp dâm, cưỡng dâm….);
+ Các vụ án về tội phạm xâm phạm sở hữu (các vụ án cướp tài sản, cưỡng đoạt tài sản, cướp giật, trộm cắp, lừa đảo chiếm đoạt tài sản….);
+ Các vụ án về tham ô, nhận hối lộ….;
+ Các tội phạm về môi trường
+ Các vụ án về ma tuý …; |
Luật sư tư vấn tội hủy hoại tài sản |
Tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản là một trong các Tội xâm phạm quyền sở hữu hiện nay được quy định tại Điều 178 Bộ Luật Hình Sự 2015.
Tội hủy hoại tài sản gồm hai hành vi phạm tội độc lập. Theo đó, người phạm tội có hành vi tác động vào tài sản thuộc sở hữu của người khác, làm cho tài sản đó bị mất giá trị sử dụng (hành vi hủy hoại tài sản) hoặc làm giảm đáng kể giá trị sử dụng của tài sản (hành vi làm hư hỏng tài sản).
Tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản tùy vào tính chất, mức độ thiệt hại có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc nghiêm trọng hơn là bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thỏa mãn các dấu hiệu được quy định trong Điều 178 Bộ luật Hình sự năm 2015. |
Luật sư tư vấn tội đánh người trộm cắp gây thương tích |
Đối với hành vi đánh người là do hành vi sai trái của họ (đột nhập trái phép vào nhà) nhưng không đồng nghĩa với việc bạn được tự ý đánh họ dẫn tới bị thương nặng. Bạn bắt được tên trộm thì phải giao nộp cho công an giải quyết, việc tự bạn trói và đánh gãy chân tên trộm là xâm phạm đến sức khỏe của tên trộm đó. Do đó, với hành vi trên thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gấy thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nếu tỷ lệ thương tật của họ từ 11% trở nên hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định Điều 104, Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009. |
Luật sư bào chữa tội quay lén clip nhạy cảm |
Hành vi đăng tải clip cá nhân có nội dung đồi trụy, trái đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục sẽ bị xử phạt lên đến 50 triệu đồng được quy định tại điểm b khoản 4 Điều 66 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện như sau:
“4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
b) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa, lưu trữ, sử dụng thông tin, dịch vụ có nội dung cờ bạc, lô đề hoặc phục vụ chơi cờ bạc, lô đề; dâm ô đồi trụy, mê tín dị đoan, trái đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.” |
Luật sư bào chữa tội đánh tráo trẻ em sơ sinh |
Tội đánh tráo người dưới 01 tuổi là quy định mới trong quy định của pháp luật, người có hành vi đánh tráo người dưới 1 tuổi này có thể bị phạt đến 50.000.000 đồng hoặc phạt tù lên đến bảy năm, tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội.Từ ngày 1/7/2016 khi Bộ luật Hình sự năm 2015 có hiệu lực thì tội đánh tráo người dưới 1 tuổi sẽ bị xử lý như sau.
Điều 152 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định:
"1. Người nào đánh tráo người dưới 01 tuổi này với người dưới 01 tuổi khác, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm. |
Luật sư tranh tụng trách nhiệm bồi thường dân sự khi hủy hoại tài sản |
1. Quy định pháp Luật về hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản người khác:
Căn cứ theo điều 178, Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định như sau:
Điều 178. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, tài sản là di vật, cổ hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa hoặc tài sản trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại. |
Luật sư tư vấn trách nhiệm hình sự tội lừa đảo qua mạng |
Lừa đảo trên 2 triệu bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Dưới góc độ pháp lý, lừa đảo qua mạng được xếp vào một trong các hành vi dùng thủ đoạn gian dối để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác.
Cụ thể, dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội.
Với trường hợp lừa đảo qua mạng, thủ đoạn gian dối thường là những câu chuyện bịa đặt được đăng tải trên mạng, thậm chí là cố tình lừa dối tình cảm người khác hoặc giả mạo người có chức vụ, quyền hạn…nhằm mục đích khiến người bị lừa tin tưởng và giao tài sản cho người lừa đảo. |
Luật sư tư vấn xử phạt tội trộm cắp tài sản rồi bỏ trốn |
“1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Tái phạm nguy hiểm; d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; đ) Hành hung để tẩu thoát; e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng; g) Gây hậu quả nghiêm trọng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân: a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng”. |
Luật sư bào chữa tội trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng theo luật hình sự |
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
1. Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau ly ôn; từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa anh, chị, em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu theo quy định của pháp luật
2. Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật
Ngoài ra hành vi này còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự |
Luật sư bào chữa về tội làm giả giấy tờ, tài liệu |
Điều 17. Đồng phạm
1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm. |
Luật sư tranh tụng gây thương tích dưới 11% thì có bị khởi tố hình sự ? |
Thứ nhất, Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về Tội Cố ý gây thương tích hoặc hây tổn hại cho sức khỏe của người khác sẽ bị xử lý như sau:
- Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này như: dùng hung khí nguy hiểm; dùng hóa chất nguy hiểm; phạm tội đối với 02 người trở lên;…thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm. |
Mượn nhà thế chấp nhưng không đủ khả năng trả có bị truy cứu hình sự? |
Xét trường hợp, Bên A và Bên B không lập hợp đồng cho mượn căn nhà, khi đến hạn thanh toán nợ mà Bên A không có khả năng thanh toán thì không đủ dấu hiệu để truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản (Điều 175 BLHS 2015) |
Luật sư tư vấn Sử dụng thuốc lắc có bị xử lý hình sự không? |
Thuốc lắc là tên gọi của loại chất ma túy tổng hợp tên Ecstasy-xtc-mdma dẫn xuất từ Amphetamine.
Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 (sau đây gọi là "Bộ luật Hình sự năm 2015") không quy định về tội sử dụng trái phép chất ma túy mà chỉ có các tội như: Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 254); Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 255); Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 256); Tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 257); Tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 258).
Khoản 1 Điều 21 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định: "1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy."
Như vậy, người chỉ có hành vi sử dụng trái phép chất ma túysẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sựmà chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính với một trong hai hình phạt là: phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền (từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng). Tuy nhiên, nếu hành vi sử dụng trái phép chất ma túy mà kèm theohành vi khác được mô tả trong Bộ luật Hình sự thì phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi đó. |