|
Các hình thức trả lương cho người lao động mới nhất 2023 |
Theo luật lao động hiện hành hiện nay thì tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận. Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. |
Có bao nhiêu loại tranh chấp lao động? Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động được quy định thế nào? |
Có bao nhiêu loại tranh chấp lao động?
Căn cứ vào Điều 179 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Tranh chấp lao động
1. Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động. Các loại tranh chấp lao động bao gồm:
a) Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động; giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại;
b) Tranh chấp lao động tập thể về quyền hoặc về lợi ích giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động.
2. Tranh chấp lao động tập thể về quyền là tranh chấp giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động phát sinh trong trường hợp sau đây:
a) Có sự khác nhau trong việc hiểu và thực hiện quy định của thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và thỏa thuận hợp pháp khác;
b) Có sự khác nhau trong việc hiểu và thực hiện quy định của pháp luật về lao động;
c) Khi người sử dụng lao động có hành vi phân biệt đối xử đối với người lao động, thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động vì lý do thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động; can thiệp, thao túng tổ chức đại diện người lao động; vi phạm nghĩa vụ về thương lượng thiện chí.
3. Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích bao gồm:
a) Tranh chấp lao động phát sinh trong quá trình thương lượng tập thể;
b) Khi một bên từ chối thương lượng hoặc không tiến hành thương lượng trong thời hạn theo quy định của pháp luật. |
Hướng dẫn thủ tục rút tiền bảo hiểm xã hội 1 lần năm 2022 |
Thủ tục hưởng bảo hiểm xã hội một lần là một nhu cầu của người lao động khi không có khả năng tiếp tục tham gia đóng bảo hiểm xã hội. Luật sư Gia Đình tư vấn các quy định pháp luật bảo hiểm xã hội mới nhất về thủ tục rút bảo hiểm xã hội một lần cũng như các vấn đề pháp lý liên quan khác: |
Theo quy định của pháp luật thì mức lương tối thiểu một giờ đối với người lao động là bao nhiêu? |
1. Theo quy định của pháp luật thì mức lương tối thiểu một giờ đối với người lao động là bao nhiêu?
Mức lương tối thiểu giờ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo giờ, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc trong một giờ và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu giờ. Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, cụ thể mức lương tối thiểu là:
+ Vùng I: 4.680.000 đồng/tháng tương đương 22.500 đồng/giờ;
+ Vùng II: 4.160.000 đồng/tháng tương đương 20.000 đồng/giờ; |
Án lệ số 20/2018/AL về xác lập quan hệ hợp đồng lao động sau khi hết thời gian thử việc |
Án lệ số 20/2018/AL về xác lập quan hệ hợp đồng lao động sau khi hết thời gian thử việc
Nguồn án lệ:
Quyết định giám đốc thẩm số 01/2017/LĐ-GĐT ngày 09-8-2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án lao động “Tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động” tại tỉnh Bình Thuận giữa nguyên đơn là ông Trần Công T với bị đơn là Công ty trách nhiệm hữu hạn L (đại diện theo pháp luật là ông H). |
Chấm dứt hợp đồng lao động do không được trả lương đầy đủ đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động |
Chấm dứt hợp đồng lao động do không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động
Người gửi:
Anh T làm việc tại Công ty................, loại hợp đồng có xác định thời hạn, làm công việc kỹ thuật viên vi tính, tại quận 4 với mức lương là 3.500.000đ được trả vào ngày 30 hàng tháng. Tuy nhiên, công ty thường xuyên trả lương cho anh T trễ hơn so với thoả thuận trong hợp đồng lao động. Do đó, qua 04 tháng làm việc, anh T quyết định gửi đơn xin nghỉ việc. Việc anh T chấm dứt hợp đồng lao động có đúng quy định pháp luật không? Vì sao?
Câu trả lời
Theo điểm b khoản 1 Điều 5, điểm a khoản 1 Điều 3 Nghị định số 157/2018/NĐ-CP |
THẨM QUYỀN KÝ KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP |
Doanh nghiệp, Công ty là một tổ chức có nhiều chủ thể như chủ sở hữu Công ty, Người sử dụng lao động, Người lao động….Một Công ty cổ phần thì mọi vị trí đều có thể thuê thì kể cả Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty….Như vậy ai sẽ là chủ thể ký kết Hợp đồng lao động với tất cả mọi người lao động trong Công ty này.
Khi giao kết hợp đồng lao động phải bảo đảm rằng các giao kết này là có hiệu lực. Về nguyên tắc, người không có thẩm quyền đại diện kí kết hợp đồng lao động sẽ không làm phát sinh trách nhiệm của Doanh nghiệp đối với người lao động. Ngược lại, người lao động không thuộc đối tượng có thẩm quyền ký kết hợp đồng lao động thì hợp đồng lao động đã ký kết với người sử dụng lao động sẽ vô hiệu. Do vậy, trước khi ký kết hợp đồng lao động, điều quan trọng tối thiểu cần chú ý tới chính là người có thẩm quyền ký kết hợp đồng lao động. Nhất là đối với doanh nghiệp, chủ thể nào có thẩm quyền ký hợp đồng lao động với người lao động? Đây cũng là một vướng mắc trong các doanh nghiệp hiện nay. |
Luật sư tư vấn luật lao động/tư vấn tranh chấp lao động |
1. Bộ luật dân sự và Bộ luật hình sự
Bộ luật dân sự và Bộ luật hình sự quy định nhóm người dưới 18 tuổi là "người chưa thành niên" nhưng lại có giới hạn về độ tuổi của người chưa thành niên khác nhau.
1.1 Bộ luật dân sự
Điều 21 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về người chưa thành niên và các quy định về người chưa thành niên khi tham gia các giao dịch dân sự, cụ thể như sau: |
Luật sư tư vấn tranh chấp lao động mùa covid |
1. Đối với người lao động (NLĐ) có hợp đồng lao động (HĐLĐ)
Căn cứ Điểm c Khoản 1 Điều 38 Bộ luật lao động 2012 và Điểm a Khoản 2 Điều 12 Nghị định 05/2015/NĐ-CP thì người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ với NLĐ nếu bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc. Nhưng phải báo cho người lao động biết trước:
- Ít nhất 45 ngày nếu là HĐLĐ không xác định thời hạn;
- Ít nhất 30 ngày nếu là HĐLĐ xác định thời hạn; |