Như vậy, mọi người, bất kể ở trong nước hay nước ngoài, đều được quyền thừa kế di sản. Trường hợp là tổ chức thì chỉ hưởng thừa kế theo di chúc và tổ chức ấy phải còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Tuy nhiên trường hợp di sản là nhà, đất thì pháp luật có một số phân biệt giữa công dân Việt Nam và “Việt kiều”.
Việt kiều là cách gọi nôm na để chỉ:“3. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài; 4. Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.” (Điều 3, luật Quốc tịch 2008).
Vậy Việt kiều được hưởng thừa kế là nhà đất như thế nào?
Khoản 1, Điều 28 và Điều 44 Luật Đất Đai 2024 quy định như sau: “h) Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam được mua, thuê mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở, nhận quyền sử dụng đất ở trong dự án phát triển nhà ở; nhận thừa kế quyền sử dụng đất ở và các loại đất khác trong cùng thửa đất có nhà ở theo quy định của pháp luật về dân sự; nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở từ những người thuộc hàng thừa kế theo quy định của pháp luật về dân sự;”
Như vậy, Việt kiều chỉ được nhận thừa kế quyền sử dụng đất ở và các loại đất khác trong cùng thửa đất có nhà ở. Trường hợp di sản không phải là đất ở, đất khác mà trên đất không có nhà, đất lúa, đất nông nghiệp… thì không được hưởng. Trong trường hợp này, Việt kiều chỉ được hưởng giá trị phần thừa kế này mà thôi. Tức phần di sản được hưởng được qui thành tiền (bằng cách thỏa thuận giữa các đồng thừa kế, chuyển nhượng…)
LS TRẦN MINH HÙNG CHUYÊN TƯ VẤN PHÁP LUẬT NHÀ ĐẤT TRÊN HTV